Ngày Nay số 368

SỐ368 (14 - 21/3/2024) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ TRANG 2-3

Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024 Một đêm thao thức Gần 23 giờ đêm 6/3, một nhóm Zalo của những người bạn thân nháo nhác hỏi nhau vì sao không vào được Facebook. Một nhóm, hai nhóm, rồi ba, bốn nhóm Zalo khác cũng náo loạn vì nhiều người tưởng bị hack Facebook. Một sự cố toàn cầu củamột trangxãhộimàkhiến hàng triệungười phấpphỏng, lo lắng. Vào lúc sắp về khuya, khung giờ đáng ra phải chìm sâu vào giấc ngủ, một lượng người không nhỏ vẫn dán mắt vào màn hình, bất ngờ lo âu, sốt sắng, sợ hãi… Có người bần thần vì sợ sắp mất một điều gì đó vô cùng quan trọng. Mạng xã hội (MXH) trong đời sống hiện nay dường như đã trở thànhmột phầnkhông thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người dành hàng giờ đồng hồ để chuyển đổi liên tụcgiữacácứngdụng, cố gắng cập nhật những gì đang diễn ra trong vòng kết nối riêng tưvà cả thếgiới rộng lớn xung quanh. Người ta nói chuyện với nhau qua mạng, hỏi han nhau qua mạng, động viên nhau qua mạng… Chưa bao giờ, việcmời bạn bè và gia đình tham dự bữa tiệc sinh nhật hay mời cưới, thậm chí thông báo hiếu, hỉ có thể nhanh chóng đến thế chỉ bằngmột bài chia sẻ nhỏ. Mạng xã hội cũng là cách mà conngười ngày nay, từgià đến trẻ kết nối và chia sẻ cuộc sốngcủamìnhvớingười khác. Khắp các con phố, không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ đi chơi, đi uống cà phê với nhau trong cùng một không gian, mỗi người cầm trên tay một chiếc điện thoại và lướt Facebook, Zalo, TikTok, đăng ảnh… Thay vì chuyện trò hỏi thăm nhau, tâm sự, chia sẻ cùng nhau thì tất cả “cắm mặt”vào thế giới ảo. Theo TS chuyên gia tâm lý Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành công, chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực của MXH như giúp mọi người cập nhật được những tin tức hàng ngày, lưu giữ những kỷ niệm đẹp được ghi lại bằng những bức ảnh hay video thú vị. Đó cũng là nơi giao lưu kết bạn, trò chuyện học hỏi vô cùng hiệu quả, kết nối những con người chưa từng quen biết nhưng vì cùng chung sở thích, đam mê mà rút ngắn khoảng cách, mang con người lại gần nhau hơn. Facebook được nhiều bạn trẻ sử dụng để tìm kiếm thông tin học tập với những bài chia sẻ hay, của người dùng, đáp ứng bất cứ thứ gì mà người dùng đang tìm kiếm. Sức hấp dẫn của MXH được xây dựng dựa vào hành vi thói quen của người dùng, gọi nôm na là thao túng tâm lý người “mạng xã hội, sắp tới là trí tuệ nhân tạo (AI) luôn gây “nghiện” khủng khiếp vì nó khuyến khích sự khám phá của con người. Facebook, AI còn có “tài năng” theo dõi tâm lý, hành vi, thói quen bổ ích, những trích dẫn, kinh nghiệm học tập vô cùng lý thú. Nhiều bạn còn tận dụng tài khoản của mình để kinh doanh, vừa mang lại nguồn thu nhập vừa học hỏi được nhiều kinh nghiệm bán hàng qua mạng. Thao túng tâm lý người dùng “Mụcđíchbanđầucủacác trangMXH là nhật ký cá nhân, thể hiện bản thân, là cánh cửa để mọi người có thể tìm hiểu quan điểm sống, phong cách sống của người khác. Mọi người có cơ hội khám phá bản thân và tự do thể hiện bản thân trên Facebook, Instagram hay TikTok… Thế nhưng, kết quả của việc dành nhiều thời gian kết nối với mạng xã hội sẽ khiến bạn xa dần cuộc sống thực”, TS Vũ Việt Anh chia sẻ. Theo TS Vũ Việt Anh, VIỆT ĐAN Mạng xã hội dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống như Zalo, Facebook, Instagram... Trừ những người làm việc, bán hàng trên nền tảng mạng xã hội, số còn lại “lướt” mạng giải trí như một phản xạ, thậm chí không có chủ đích. TSVũViệt Anh. Cẩn trọng với năng lượng từ mạng xã hội NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ

Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024 chơi… Ai có hình tròn chưa đều, chưa tròn trịa sẽ tự nhìn vào đó để điều chỉnh và thay đổi để cuộc sống hạnh phúc hơn”, TSVũViệt Anh cho biết. TS Vũ Việt Anh đưa lời khuyên:“Phải hiểu rằngmạng xã hội chỉ là công cụ kết nối, phục vụ cuộc sống, đừngbiến nó thành kẻ điều khiển vô hình và chi phối đời sống của mình”. Ông nói thêm: “Hãy làm sao để cuộc sống của bạn trở nên sinh động mỗi ngày, với đời sống tinh thần phong phú và hạnh phúc. Tăng cường giao tiếp, tương tác với người thân, bạn bè, tăng cường chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm của mình trực tiếp thay vì viết status trên Facebook, nó giúp giải tỏa căng thẳng rất nhanh, đem đến cho chúng ta cảm giác vui vẻ và được hỗ trợ. Cố gắng tham gia các hoạt động tập thể, tạo niềm vui và sự gắn kết. Tham gia các hoạt động cộng đồng, chăm chỉ tập thể dục thường xuyên thay vì ngồi lì ở nhà lướt mạng sẽ giúp con người giải phóng endorphins – hormone, nhận lại cảm giác hạnh phúc, giảm stress, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cường sức khỏe tổng thể. Và điều quan trọng hơn, đó là phải ngủ đủ giấc. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe tinh thần, giúp bạn tỉnh táo, tập trung và cải thiện tâm trạng”. n đổi thói quen sinh hoạt của mọi người, phổ biến nhất là thức đêm không ngủ. Điều này gây rối loạngiấc ngủ, thay đổi sinh lý, sức khỏe tinh thần, cả nòi giống. Chấm dứt lối sống lười biếng Theo TS Vũ Việt Anh, thời đại công nghệ 4.0 không thể không sử dụng công nghệ. Việc trải nghiệm MXH là một cách để không bị tụt hậu, cập nhập nhanh chóng các thông tin xã hội. Nhưng chìm sâu vàoMXH, dànhquánhiều thời gian giải trí vào thế giới ảo, con người trở nên lười biếng, ngại hoạt động, ngại giao tiếp với thế giới bên ngoài. Phải làm sao giới hạn được thời gian sử dụng MXH, đồng thời dịch chuyển năng lượng tích cực sang những hoạt động lành mạnh khác để sức khỏe, tinh thần ổn định. Muốn thay đổi thói quen phải làm sao thay đổi được nhận thức, tự nhận thức tự khắc thay đổi hành vi lối sống. Phải tăng cường các buổi nói chuyện, chia sẻ… để mọi người tự nhận thức, tự điều chỉnh. “Tôi đã có rất nhiều buổi nói chuyện với học sinh, với các bạn lứa tuổi dậy thì, với nhiều cơ quan, đoàn thể tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng… Chúng tôi thường hướng dẫn mọi người vẽ vòng tròn hạnh phúc, trong vòng tròn đó tự chia ra thời gian cho gia đình, chobạnbè, chohọc hành, vui dùng, khiến mọi người bị cuốn vào đó, không cưỡng lại được”. Đa số mọi người “nghiện” MXHvì chỉ cầnvài động tác với tay lấy điện thoại, vàomạng là được thỏamãn nhu cầu giải trí mà đôi khi không cần có mục đích cụ thể cho công việc hay gia tăng sự kết nối…Việc lướt Instagram, Facebook… trong nhiều giờ có vẻ chỉ là vô ích, nhưng những tác động ngắn hạn và dài hạn lên não bộ của người dùng lại cho thấy điều ngược lại. TS Việt Anh phân tích, đầu tiên, khi sa đà vào MXH, giữa nhiều luồng thông tin đa chiều, người dùng sẽ mất tập trung, căng thẳng, stress, lo âu… Có một hiệu ứng được gọi là “áp lực ngang hàng” ảnh hưởng rất tiêu cực đến giới trẻ. Khi vào mạng quá nhiều, người ta có tâm lý so sánh nhau, ngờ vực nhau, tự ti về bản thân, nảy sinh suy nghĩ tiêu cực không bằng bạn bằng bè, nhiều người không còn muốn phấn đấu nữa… Rồi fake news (tin giả) tràn lan, hiệu ứng Momo, thử thách Cá voi xanh (Blue Whale Challenge) dạy trẻ em tự tửquaYouTube…lànhững mặt trái khủng khiếpmàMXH đemđến. “Việt Nam đang là một trong những quốc gia dùng internet lớn hàng đầu châu Á. Tỉ lệ người dân chuyển đổi từ mua sắm truyền thống sang mua sắm trên mạng ở các nước lân cận thường chiếmdưới 30%, riêng tại Việt Nam lên đến 46%... Chúng ta đang trao đổi, mua bán qua mạng vô cùng đông đảo. Đã có thống kê người Việt Nam dànhhơn2 tiếngđồnghồvào Facebook, đó là con số trung bình, rất nhiều người vào Facebook từ 7-10 giờ đồng hồ…MXHđangdần làmthay Đểđiện thoại xa tầmvới để cómột giấc ngủ sâuđúngnghĩa. “xấu” Phải hiểu rằng mạng xã hội chỉ là công cụ kết nối, phục vụ cuộc sống, đừng biến nó thành kẻ điều khiển vô hình và chi phối đời sống của mình. TS Vũ Việt Anh NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ

Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024 không gian ảo hay ở ngoài đời thực. Để nổi tiếng, nhiều người hướng đến việc sáng tạo những nội dung gây sốc, hình ảnh phản cảm, lan truyền thông tin sai sự thật, tạo chiêu trò bất chấp để câu view khiến hình ảnh của họ trở nên xấu xí. Một trong những ví dụ của hiện tượng này có thể kể đến vụ việc của TikToker Hứa Quốc Anh, cá nhân này đã lồng ghép hình ảnh quốc kỳ và vua Thái Lan trong video quay ở Angkor Wat (Campuchia) bất chấp sự nhắc nhở mạnh mẽ của cộng đồng mạng. Hành động của Hứa Quốc Anh không chỉ cho thấy sự thiếu hiểu biết về kiến thức văn hóa, lịch sử mà phần nào chỉ ra những chiêu trò núp bóng công việc sáng tạo để chiếm dụng văn hóa và trục lợi. Sau khi nắm được thông tin, Sở Văn hóa & Thể thao TP.HCM đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM xác minh, có buổi làm việc và xử phạt hành chính về hành vi cung xã hội khi coi việc sử dụng mạng xã hội như là hoạt động tối quan trọng trong cuộc sống, luôn có nhu cầu đăng nhập, sử dụng và dành quá nhiều thời gian và nỗ lực của mình cho mục đích này và việc này ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động xã hội, học tập, công việc, các mối quan hệ cá nhân, sức khỏe và tâm lý”, PGS.TS Bùi Thu Hương nhấn mạnh. Thật giả khó lường Khác với các thập niên trước, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội mang đến tiềm năng và cơ hội cho những người sáng tạo nội dung, tạo ra một nhóm không cần được định danh là ngôi sao nhưng vẫn có thể sở hữu hàng triệu người theo dõi, kéo theo đó là mức thu nhập khủng, sự hưởng ứng của đám đông và các nhãn hàng. Điều này khiến ngày càng có nhiều người muốn “chen chân” vào vị trí trên, tạo ra sự ồn ào, nhốn nháo bởi các chiêu trò để “nổi tiếng bằng được” bất chấp “Cơn nghiện” mới Khái niệm “nghiện mạng xã hội” (Social media addiction) bắt đầu được chú ý trong vài năm trở lại đây, song hành cùng sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội có tính toàn cầu như Facebook, X (Twitter), Instagram, TikTok… Nghiện mạng xã hội được nhận diện là một hiện tượng trong đó cá nhân sử dụng mạng xã hội một cách quá mức và không kiểm soát được, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và cuộc sống hàng ngày. Theo các chuyên gia, mặc dù mạng xã hội có thể mang lại nhiều giá trị về kết nối và thông tin nhưng kèm theo đó là các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm cảm giác cô đơn, ghen tị, lo âu, trầm cảm, trong một số trường hợp dẫn đến nghiện mạng xã hội. Dù không được công nhận là một rối loạn tâm thần chính thức trong nhiều hệ thống phân loại bệnh, nghiện mạng xã hội đang được coi là một vấn đề ngày càng tăng trên thế giới. Tại Việt Nam, dựa trên một thống kê từ Google cho thấy tính đến giữa năm 2023, có khoảng 79% người dân dùng mạng internet và có tài khoản trên mạng xã hội. Thời lượng trung bình người Việt dành cho mạng xã hội là 2 giờ 52 phút/ngày và gần 45%người dùng ở độ tuổi 18 - 34 gắn bó với mạng xã hội từ khi thức dậy cho tới lúc đi ngủ. Hiện tượng này phản ánh xu hướng chung trên toàn cầu, nhất là trong bối cảnh đất nước có tỷ lệ người dùng internet và mạng xã hội cao trên thế giới như Việt Nam. Theo đó, nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực về sức khỏe tâm thần như tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu, cô đơn… Nghiện mạng xã hội cũng góp phần làm suy giảm sức khỏe thể chất của giới trẻ khi gây ra những rối loạn về giấc ngủ và bệnh tật do thiếu vận động. Một ảnh hưởng khác có thể kể đến là sự giảm hiệu suất công việc, học tập của cá nhân do mất tập trung. Nhận định về chứng nghiện mạng xã hội, đặc biệt đối với người trẻ, PGS. TS Bùi Thu Hương (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Sống trong một thế giới chịu sự chi phối ngày càng nhiều của công nghệ, “trực tuyến” hay “đang ở trên mạng” 24/7 đã trở thành tiêu chuẩn mới đối với thế hệ trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc họ không tắt điện thoại thông minh kể cả lúc đi ngủ và liên tục kiểm tra điện thoại. Một trong những lý do thúc đẩy người sử dụng điện thoại thông minh trẻ tuổi làm vậy chính là mạng xã hội”. Cần nhấn mạnh rằng mức độ sử dụng mạng xã hội ở mức bình thường hay quámức không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với các dấu hiệu bệnh lý. Có thể thấy nhiều người dành nhiều giờ sử dụng mạng xã hội hàng ngày vì nhiều lý do nhưng không hề nghiện.“Một người được cho là có biểu hiện nghiện mạng Sau hơn một thập kỷ phát triển bùng nổ, loại hình nền tảng trực tuyến mạng xã hội cho thấy nhiều tác động đối với đời sống, đặc biệt là giới trẻ. NGUYỆT LINH SỐNG CÙNGMẠNG XÃ HỘI: Trăm mối tơ vò Gắnbó vớimạng xãhội vàđiện thoại thôngminh trở thànhhìnhảnhquen thuộc củagiới trẻ. Tínhđếngiữanăm2023, cókhoảng79%người dândùngmạng internet vàcótài khoảntrên mạngxãhội. Thời lượng trungbìnhngườiViệt dànhchomạngxãhội là2giờ52phút/ngàyvà gần45%người dùngở độtuổi 18-34gắnbóvới mạngxãhội từkhi thức dậychotới lúcđi ngủ. NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ

Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024 cấp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân… Trườnghợpnói trên chỉ là phần nổi của làn sóng nhốn nháo, nhiều tai tiếng của các cá nhân sáng tạo nội dung trênmạng xã hội. Phần đông công chúng đều cho rằng nên có những biện pháp xử lý mạnh tay với những nội dung tiêu cực trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội. Nhận định về vấn đề này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết hiện tượng nhiều cá nhân sáng tạo nội dung có hành vi lố lăng, phản cảm là một vấn đề gây tranh cãi trong ngành giải trí. Ông cho rằng phần lớn những người sử dụng chiêu trò là để thu hút sự chú ý của công chúng, từ đó tạo ra sự lan tỏa thông tin, thảo luận trên mạng xã hội, giúp các sự kiện đạt được mục tiêu quảng bá, tăng độ nhận diện với công chúng. Những vấn đề bất thường, kỳ lạ, gây sốc dễ nhận được sự quan tâm, hiếu kỳ của cộng đồng. Nhiều người dựa vào đặc điểm này để câu view, câu like, share, tăng tính tương tác đối với trang thông tin của mình, từ đó họ thấy mình trở nên quan trọng hơn trên không gian mạng và có thể có những lợi ích kinh tế từ việc thu hút nhiều người xem. “Khi các tin tứcnhậnđược nhiều sự quan tâm, chia sẻ sẽ hình thành những đánh giá, nhận xét, thậmchí cả dư luận xã hội. Đó là những gì chúng ta thấy gần đây đã khiến cơ quan điều tra phải vào cuộc, thậm chí đã khởi tố một số trường hợp”, ông Bùi Hoài Sơn nói. Bắt nạt kỹ thuật số Bắt nạt kỹ thuật số cũng là một vấn nạn xuất hiện cùng sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội. Hành NgườiViệt đangdànhgần7 tiếngmỗi ngàyđể…online. Cơhội đi kèmvới hệ lụy trong lĩnhvực sáng tạonội dung số. vi này biểu hiện cho tình trạng thiếu văn minh, tạo môi trường tiêu cực trên không gian mạng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới thế giới thực. Theo PGS. TS Bùi Hoài Sơn, mạng xã hội cho phép ta kết nối rộng hơn nhưng nó cũng có thể tạo ra sự cô lập, khuyến khích và trao quyền cho những kẻ bắt nạt kỹ thuật số. Bắt nạt kỹ thuật số là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, ởbất kỳđâu.Một bức ảnh trên trang cá nhân, một dòng trạng thái hay một dòng nhắn tin không phù hợp với quan điểm cũng có thể trở thành công cụ khiến người đăng tải bị tấn công trên các kênh truyền thông xã hội. Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, mạng xã hội có thể đẩy cảm xúc cá nhân đi nhanh hơn bao giờ hết khiến nhiều người bị cuốn vào vòng tranh cãi không hồi kết. Chính vì thế, cần lên án những hành vi thiếu vănminh này để không chỉ trả lại sự trong lành cho môi trường mạng, mà còn cho cả xã hội. Luật pháp chỉ nên là công cụ cuối cùng để xử lý những việc làmsai trái, ngôn từphản cảm, hành động lệch chuẩn trên mạng xã hội. Nhận thức củamỗi người sử dụng vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành văn minh ứng xử trênmạng xã hội. Cần hình thành nên môi trường văn hóa trong việc sử dụng mạng xã hội, ở đó, những người có ý định làm sai cũng không thể làm sai trên môi trường trong sạch này. Dựa trên kết quả điều tra về Chỉ số văn minh trên không gian mạng thông qua khảo sát trải nghiệm của người dùng với 21 rủi ro do các hành vi cư xử không đúng mực của Microsoft cho thấy, Việt Nam là một trong 5 nước có Chỉ số văn minh Internet thấp nhất trong số 25 nước được khảo sát. Bên cạnh đó, báo cáo về rủi ro của trẻ em trong thế giới số của UNICEF cũng ghi nhận cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng, đáng lo ngại 3/4 trong số đó không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu. n “Trực tuyến” hay “đang ở trên mạng” 24/7 đã trở thành tiêu chuẩn mới đối với thế hệ trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc họ không tắt điện thoại thông minh kể cả lúc đi ngủ và liên tục kiểm tra điện thoại. Một trong những lý do thúc đẩy người sử dụng điện thoại thông minh trẻ tuổi làm vậy chính là mạng xã hội. PGS.TS Bùi Thu Hương NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ

Dùng Deepfake giả danh công an Trong năm 2023, công nghệ Deepfake dựa trên trí thông minh nhân tạo đã trở nên hết sức phổ biến, thậm chí gây lo ngại về việc mất kiểmsoát. Trước Deepfake, rất nhiều ứng dụng chụp ảnh tĩnh cho phép người dùng có thể chụp ảnh dưới hình dáng của các nhân vật hoạt hình hoặc siêu sao. Deepfake là một cải tiến mới thay vì chỉ có ảnh tĩnh thì nhân vật được chế tạo từ Deepfake sống động hơn, hấp dẫn hơn, có thể có những phahànhđộng, diễnxuất như thật, thậm chí có cả giọng nói khớp với từng khuônmặt. Cũng trong năm qua, đã có một làn sóng các vụ lừa đảo lợi dụng các ứng dụng Deepfake để làm ra những clip có nội dung lừa đảo, mạo danh. Nhiều người đã bị mất tiền do tưởng là người thân, đồng nghiệp, lãnh đạo gọi chomìnhyêucầuchuyểnmột khoản tiền cho họ. Trao đổi với Ngày Nay, ông Trần Chí Dũng (63 tuổi, Hà Nội) vẫn chưa hết bức xúc trước chuyện xảy ra với con gái mình, chị Bích Thủy, nạn nhân của một đường dây lừa đảo qua hình thức gọi điện thoại giả danh. Theo ông Dũng, con gái mình vốn là người có học thức, định cư cùng chồng con tại nước ngoài, trước khi trở về Việt Nam cách đây một năm. Do đặc thù công việc kinh doanh trực tuyến, nên chị Thủy luôn đăng công khai số điện thoại cá nhân lên mạng và phải trả lời các số lạ. Đây chính là kẽ hở để những kẻ gian lợi dụng và lựa chọn“conmồi”. Có những lần người lạ gọi tới, chị Thủy nghe ở đầu dây bên kia xưng là “công an”, nhưng nhờ cảnh giác nên đã lập tức cúp máy. Thế nhưng chỉ một lầnmất cảnh giác, chị Thủy đã sập bẫy lừa đảo. “Lần này, họ gọi tới với thủ đoạn xưng danh là nhân viên bưu điện”, ông Dũng kể. “Có lẽ lúc đó do đang bế con nhỏ khi nghe điện thoại, nên con gái tôi bị rối trí”. Cuộc gọi đầu tiên là một phụ nữ xưng danh là người của phía bưu điện. Sau khi hỏi rõ tên tuổi, người này nói chị Thủy đã gửi một kiện hàng cho người lạ. Dù đã phủ nhận, nhưng chị Thủy giật mình khi nghe tin “kiện hàng” chứa chất cấm nên phía công an muốn điều tra do bưu kiện có tên của chị và người lạ. “Người phụ nữ dặn con gái tôi ghi lại số bưu kiện và tênngười nhận, nếubêncông an gọi thì trả lời cho họ”, ông Dũng cho biết. Ngay sau đó, “nhân viên bưu điện” này lập tức kết nối máy sang cho phía công an. Trước màn hình điện thoại, chị Thủy nhìn thấy một người đàn ông trung tuổi mặc cảnh phục, phía sau lưng là khung cảnh văn phòng có nhiều “Quyết định điều tra” có tên tuổi của mình. Đến bước này, người lạ mặt cho biết do vụ việc xảy ra tại Thành phố Đà Nẵng, nênchịThủyphải tới đó và chịu tạmgiữ trong vòng 36 ngày để điều tra. Nếu không muốn bị tạm giữ, chị sẽ phải làm theo các hướng dẫn. “Kẻ này đề nghị con gái tôi không được nói với ai về sự việc này với lý do bảo mật nhằm tránh gây nguy hiểm cho người thân”, ông Dũng nói. Để chứng minh bản thân mình “vô tội” và tài khoản ngân hàng của mình không thuộc diện “rửa tiền”, chị Thủy người mặc đồng phục công an đang làmviệc. Người đàn ông này hỏi lại thông tin như phía“bưu điện” đã cung cấp và lại cho biết có một tài khoản ngân hàng khác đứng tên chị Thủy đang có 2 tỷ đồng và thuộc trường hợp“nghi rửa tiền”. Người này lên giọng đề nghị chị hỗ trợ hợp tác điều tra. Để chứng minh những gì họ nói là đúng, người đàn ông kia gửi cho chị Thủy một đường link, khi ấn vào sẽ hiện lên giao diện giống trang chủ Bộ Công an. Thậm chí, chị còn nhìn thấy hình ảnh văn bản HUYVŨ Tốc độ phát triển của công nghệ và mạng xã hội đang khiến một bộ phận người dùng bị lạc vào “ma trận” cập nhật. Nếu không đủ tỉnh táo và nhận thức để bắt kịp các xu hướng, nhiều người sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo trực tuyến. được người xưng là “công an” kia hướng dẫn gửi 3 tỷ đồng vào tài khoản cá nhân. Hồi tưởng lại, chịThủy cho biết khi đó người này không không hề hỏi thông tin tài khoản ngân hàng, nhưng trước đó việc ấn vào đường link chứa mã độc khiến kẻ gian xâm nhập được vào tài khoản ngân hàng. Sau đó, người đàn ông yêu cầu chị nghiêng mặt vào màn hình camera để lấy Face ID (công cụ bảo mật bằng nhận diện khuônmặt). Khi đến bước này, kẻ gian đề nghị chị Thủy thoát ra khỏi ứng dụng ngân hàng. Ngay sau đó, chị nhận ra toàn bộ tiền trong tài khoản của mình đã bị gửi tới 13 tài khoản khác. Do là ngày nghỉ, nên chị Thủy không thể ra ngân hàng làm giấy chứng nhận bị lừa đảo mà chỉ có thể khóa tài khoản trước khi ra cơ quan công an để trình báo sự việc. “Bình thường tôi rất cảnh giác, nhưng khi trò chuyện với những người lạ mặt này, có cảm giác bản thân bị thôi miên và chỉ biết làm theo những gì họ chỉ dẫn”, chị Thủy kể lại. “Ma trận” lừa đảo từ công nghệ NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024

Nguy cơ lộ, lọt dữ liệu cá nhân Theo Báo cáo về tình trạng lừa đảo trực tuyến tạiViệt Nam năm2023doLiênminhChống lừa đảo toàn cầu (GASA) và dự án xã hội Chống lừa đảo (Việt Nam), trong 12 tháng qua, trung bình mỗi người Việt thamgiakhảosát phải đốimặt với 0,8 vụ lừađảo. Facebook và Gmail là những kênh lừa đảo chính để tiếp cận nạn nhân tại Việt Nam. Trong số 1.063 người được khảo sát, 71% số người được hỏi gặp phải lừa đảo thông qua các nền tảng được sử dụng rộng rãi này. Lừa đảo đầu tư được cho là phổ biến nhất, khi 13% người được hỏi báo cáo về hình thức này. Nhiều người đang chứng kiến các vụ lừa đảo với tần suất đáng báo động, với con số lên tới 70% cho biết họ gặp phải các vụ lừa đảo ít nhất mỗi tháng một lần. Trung bình, số tiền thiệt hại của mỗi nạn nhân là khoảng 17,7 triệu đồng. Thiệt hại tài chính do các vụ lừa đảo gây ra là rất lớn khi có 29% người tham gia cho biết họ đã phải gánh chịu thiệt hại về tiền bạc. GASA cho rằng, nếu áp dụng những số liệu này trên phạmvi toànquốc, tổng thiệt hại mà lừa đảo gây ra đối với Việt Nam có thể lên tới 391,8 nghìn tỷ đồng (tương đương 16,23 tỷ USD). Cũng theo số liệu của báo cáo, lừa đảo trực tuyến đã gây ra tác động sâu sắc và để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng nạn nhân, đặc biệt là lừa đảo trộm danh tính (21%) và lừa đảomua sắm (21%). Một kiểu lừa đảo trộm danh tínhphổbiến trênmạng xã hội đó là kẻ gian theo dõi các tài khoản Facebook thường xuyên đăng ảnh và bài viết để chế độ công khai. Sau đó, kẻ lừa đảo sẽ lập tài khoản giả mạo và nhắn tin cho những người thân trong gia đình với nội dung nhờ chuyển tiền vào tài khoản lạ. Nạn nhân thường là những người lớn tuổi, ít cảnh giác khi sử dụngmạng xã hội. Bà Vũ Thị Vy (56 tuổi, Hà Nội) cho biết vào dịp giáp Tết Nguyên đán 2024, bà nhận được lời mời kết bạn của một tài khoản có ảnh đại diện của con gái mình. Do con gái đang làm việc tại nước ngoài, nên bà Vy đồng ý kết bạn mà không nghi ngờ. Ngay sau đó, tài khoản kia lập tức nhắn tin qua ứng dụng Messenger cho bà Vy với nội dung: “Con bị mất điện thoại, lại quên mật khẩu nick Facebook cũ nên lập cái mới. Con nhờ mẹ chuyển 15 triệu đồng vào số tài khoản người bạn này vì con vay tiền chị ấy mà khôngcó tài khoảnđể trả ngay”. Để tăng thêm độ tin cậy, tài khoản kia tiếp tụcgửi thêmhình cháu trai bàVy để nạn nhân tưởng rằng bà đang nói chuyện với con gái mình. Nhưng rất may rằng bà Vy luôn nhờ con trai làm các thao tác chuyển tiền trên điện thoại nên không bị “sập bẫy” kẻ gian. Khi biết không thể lừa bà Vy chuyển tiền, tài khoản kia lập tức chặn để xóa các dấu vết. “Điều sợ nhất với gia đình tôi là chúng lấy cả hình cháu trai tôi để đem đi lừa đảo. Đây là bài học cho tôi và con gái về cách sử dụng mạng xã hội”, bàVy nói. Chuyên gia bảo mật Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc kỹ thuật Công ty cổ phần Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS), cho rằng trước tình trạng lừa đảo trực tuyến bùng phát, nguyên nhân chính đến từ việc các dữ liệu cá nhân bị lộ, lọt, mua bán trao đổi công khai. Nghị định số 13/2023/ NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã bao phủ được các đối tượng, tổ chức liên quan đến dữ liệu cá nhân, bao gồm từ chủ thể dữ liệu, bên kiểm soát dữ liệu, bên xử lý dữ liệu đến cả các bên thứ ba có liên quan đến dữ liệu. “Nghị định sẽ giúp tạo ra hành lang pháp lýđể các cơquan quản lý Nhà nước có thể rà soát, đánh giá, thanh tra, kiểm tra về việc tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân với các cơ quan, tổ chức. Đây là một điều rất quan trọngkhi nguồn lộ lọt dữ liệu cá nhân phần lớn đến từ nguyên nhân các cơ quan, tổ chức lưu trữ, xử lýdữ liệucánhânkhông đảm bảo an ninh, an toàn cho các cơ sở dữ liệu người dùng”, ôngSơn chobiết. Bên cạnh đó, bản thân người dùng cũng cần phải có trách nhiệm trong việc tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, cũng như tham gia vào việc phát hiện, yêucầucác tổchức, cánhânkhác bảovệdữ liệu cá nhân liênquanđếnmình, ông VũNgọc Sơn chỉ ra. n Ảnhminhhọa. Một đối tượngmạodanhCônganquahình thức video call để thực hiệnhànhvi lừađảo. Bình thường tôi rất cảnh giác, nhưng khi trò chuyện với những người lạ mặt này, có cảm giác bản thân bị thôi miên và chỉ biết làm theo những gì họ chỉ dẫn. Một nạn nhân NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024

Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024 Không chỉ là nơi để giết thời gian TikTok được biết đến với các video nhảy lan truyền và nhạc pop, hay Instagram là nơi dành cho những tín đồ thời trang và du lịch, những nhận định này đúng nhưng không đủ. Đối với người dùng mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là Thế hệ Z (Gen Z), mạng xã hội chính là “công cụ tìm kiếm mới” hiệu quả, được ưa dùng nhờ tính chi tiết, trực quan bao gồm hình ảnh, video trải nghiệm mang tính cá nhân hóa. Người dùng có thể tham khảo về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Họ cũng có thể đặt câu hỏi tương tác thêm, việc giải đáp diễn ra nhanh chóng và đúng mục tiêu hơn so với nhập truy vấn, rồi “bơi”trong hàng ngàn kết quả từ công cụ tìm kiếm. Theo The New York Times, Gen Z đang dần coi các nền tảng mạng xã hội như TikTok là công cụ tìm kiếm mới trong vài năm gần đây. Tháng 7 năm 2023, ông Prabhakar Raghavan, Phó chủ tịch cấp cao của Google chia sẻ: 40% người dùng Gen Z tham gia khảo sát có xu hướng tìm kiếm địa chỉ ăn trưa trên TikTok hoặc Instagram thay vì truy cập Google. Trên thực tế, những vấn đề được tìm kiếm trên các nền tảng này rất đa dạng, không chỉ giới Mạng xã hội thách thức vị thế QUỲNH HOA tin cậy mỗi khi người dùng có thắc mắc về những vấn đề liên quan. Hay những kênh cung cấp thông tin chuyên sâu về Lịch sử Việt Nam (YouTube @suluoc) với những hình ảnh minh họa sinh động và thông tin cực kỳ chi tiết dưới dạng video đã trở thành “điểm đến” khi người dùng muốn tìm hiểu về một thời kỳ. Rõ ràng, các nền tảng này đang phát triển để giải quyết mục đích “tìm kiếm” trong khi vẫn sản xuất nội dung mang tính giải trí đơn thuần. Tính chính xác của thông tin vẫn là vấn đề nổi cộm Sự nổi lên của mạng xã hội như một công cụ khám hạn ở câu chuyện ăn uống ở đâu, mua sắm những gì, mà còn về những điểm du lịch thú vị trên toàn thế giới. Để tối ưu, nhiều mạng xã hội tích hợp kết quả tìm kiếm của Google vào trong ứng dụng, nền tảng TikTok còn bổ sung thêm các công cụ hiệu quả như phân tích từ khóa Keyword Insights, giúp người sáng tạo nội dung biết đâu là từ khóa thịnh hành để áp dụng vào chiến lược marketing của mình và cập nhật xu hướng một cách kịp thời. Sự tham gia của các chuyên gia uy tín nhiều lĩnh vực trên các nền tảng mạng xã hội cũng biến chúng trở thành kho kiến thức, thông tin phong phú đem lại nhiều giá trị cho người dùng. Ví dụ, kênh tiktok của Luật sư Trần Viết Hà (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, TikTok @haluatsu) với 3,6 triệu lượt theo dõi hay Cố vấn Đầu tư Tài chính Võ Hoài Nam (TikTok daothinhvuongofficial255) với 416 ngàn người theo dõi đã trở thành địa chỉ đáng Năm 2024, các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok và Twitter (X) được dự đoán sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google, Microsoft Bing hay Yahoo Search. Theo TheNewYorkTimes, GenZđangdần coi các nền tảngmạng xãhội nhưTiktok là công cụ tìmkiếmmới trongvài nămgầnđây. NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024 phá là một phần của quá trình chuyển đổi rộng hơn trong tìm kiếm kỹ thuật số. Trong khi Google vẫn là công cụ tìm kiếm thống trị thế giới, mọi người đang chuyển sang Shopee để tìm kiếm sản phẩm, Instagram, TikTok để cập nhật xu hướng, Pinterest để tìm hình ảnh. Thế giới kỹ thuật số tiếp tục phát triển, kéo theo sự xuất hiện của vô số cách thức tìm kiếm thông tin, từ đó có thể làm thay đổi cả cấu trúc của thị trường tìm kiếm trực tuyến. Nhìn chung, sự thay đổi này có thể mang lại cơ hội mới cho người dùng trong việc tìm kiếm thông tin, nhưng cũng đặt ra những câu hỏi lớn hơn về tính chính xác và đáng tin cậy của nội dung trực tuyến. Francesca Tripodi, Giáo sư Khoa học thông tin và Thư viện tại Đại học North Carolina – Chapel Hill, cho biết, sự nổi lên của TikTok với tư cách là một công cụ tìm kiếm có thể đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người vấp phải thông tin sai lệch và thông tin sai lệch trên ứng dụng, sau đó thông tin này có thể được khuếch đại và lan rộng hơn nữa. Nền tảng này đã phải vật lộn với việc kiểm duyệt nội dung gây hiểu lầm về bầu cử, chiến tranh ở Ukraine và việc phá thai. Bà cho biết thêm, thuật toán của TikTok có xu hướng giữ mọi người ở lại ứng dụng, khiến họ khó chuyển sang các nguồn bổ sung để tìm kiếm xác minh tính xác thực: “Bạn không thể lựa chọn chính xác click vào đâu sẽ giúp bạn ra khỏi ứng dụng này. Điều đó khiến việc kiểm tra kỹ thông tin bạn nhận được có chính xác hay không càng trở nên khó khăn hơn.” Thay vào đó, thuật toán của TikTok cũng như nhiều mạng xã hội sẽ lập tức gợi ý những nội dung phù hợp với hành vi tìm kiếm và sở thích của người dùng. Mạng xã hội có thực sự trở thành mối đe dọa với các công cụ tìm kiếm? Nhằm ứng phó lại thách thức đến từ mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm truyền thống có thể nghiên cứu áp dụng một số chiến lược như sử dụng công nghệ AI và máy học để phân tích và hiểu hành vi người dùng, tăng cường khả năng tìm kiếm theo ngữ cảnh và cung cấp kết quả tìm kiếm cá nhân hóa hơn. Một biện pháp khác là tạo ra sự hợp tác giữa các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội nhằm tích hợp nội dung và tận của các công cụ tìm kiếm? Người dùng có xuhướng tìmkiếmthông tindu lịch trênTikTok với những reviewchi tiết và trực quan. KênhTikTok của Luật sư TrầnViết Hà với 3.6 triệu lượt theodõi. KênhYouTube Sử Lược là kết quảđầu tiên xuất hiện khi tìmkiếm“Lịch sửViệt Nam”trênmạng xãhội này. dụng lượng dữ liệu lớn từ mạng xã hội. Đồng thời, họ cũng cần phải đối mặt với thách thức về việc quản lý thông tin chính xác và chống lại thông tin sai lệch, điều mà mạng xã hội đang phải vật lộn. Cũng cần lưu ý, không phải tất cả các loại nội dung đều được phép đăng tải trên mạng xã hội, ví dụ như TikTok cấm nghiêm ngặt nội dung khiêu dâm. Trong khi đó, người dùng có thể tìm thấy mọi thứ với Google hay Bing. Tất nhiên, điều này không ám chỉ TikTok là một không gian an toàn cho trẻ vị thành niên, mà chỉ là một ví dụ đơn giản cho thấy phạm vi tìm kiếm của những công cụ truyền thống rộng lớn, đa chiều và có thể chuyên sâu hơn rất nhiều, vượt qua nhiều rào cản giới hạn. Tùy thuộc việc người dùng muốn tìm kiếm dạng thông tin gì, họ có thể lựa chọn sử dụng mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm. Dù vậy, khi một cuộc tranh cãi gay gắt dấy lên trên nền tảng mạng xã hội, người dùng vẫn có xu hướng tìm kiếm trên Google những bằng chứng để làm vững chắc hơn luận điểm của chính mình. n Bạn không thể lựa chọn chính xác click vào đâu sẽ giúp bạn ra khỏi ứng dụng này. Điều đó khiến việc kiểm tra kỹ thông tin bạn nhận được có chính xác hay không càng trở nên khó khăn hơn. GS Francesca Tripodi NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024 Một xã hội “ảo” đa sắc Nếu như mạng xã hội là tấmgương phản chiếu xã hội thực thì qua livestream, chúng ta thấy cả một xã hội đa sắc với đủ mảng màu sáng tối lẫn lộn, trong đó, gây chú ý nhất hiện nay là người nổi tiếng sử dụng hình thức livestream để giao lưu với công chúng và phục vụ mục đích bán hàng. Thay vì ứng xử đúng mực, cư xử nhã nhặn, không ít người nổi tiếng có lời ăn tiếng nói lệch chuẩn gây bức xúc dư luận. Gần đây nhất, cộng đồng mạng “dậy sóng” với những phiên livestream của Nam Em - tên thật là Nguyễn Thị Lệ Nam Em, từng đoạt danh hiệu Hoa khôi đồng bằng sông Cửu Long năm 2015. Liên tiếp thực hiện nhiều buổi livestream trên kênh TikTok cá nhân với nhiều ngôn từ lệch chuẩn, Nam Em cùng chồng sắp cưới bị dư luận chỉ trích gay gắt vì lo ngại ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ khi cô sở hữu trang TikTok có gần 950.000 người theo dõi và 8,9 triệu lượt thích, phiên livestream nào cũng thu hút đông đảo người trẻ theo dõi. Khi bị cơ quan chức năng “gõ cửa”, Nam Em không ngần ngại “khoe”: “Đã có lệnh triệu tập rồi, phải lên để cung cấp thông tin Facebook, TikTok, Instagram... Khả năng cao là bị khóa tất cả các kênh mạng xã hội liên quan đến tôi”. Vừa nói trên livestream, lại antifan trên mạng xã hội đã không ngần ngại chửi “bại não”, “thần kinh”. Ca sĩ T.S khi bức xúc vì bị chê trên mạng cũng buông lời cục cằn khi gọi antifan là “giẻ rách”… Trước đó, trên mạng xã hội, dư luận không khỏi bức xúc về những video quay tang lễ“ông hoàng cải lương” Vũ Linh thu hút lượt xem lớn. Trung bình, mỗi clip gắn từ khóa “đám tang Vũ Linh” đạt từ 50.000 lượt xem trở lên trên YouTube, thậm chí có những video đạt cả triệu lượt xem. Trong bạt ngàn thông tin về đám tang nghệ sĩ Vũ Linh, có không ít những video được các kênh YouTube, TikTok giật tít câu view phản cảm. Điển hình như các video có tựa đề: “Đêm ca nhạc cực hoành tráng tại tang lễ Vũ Linh”, “Hãi hùng cảnh hàng ngàn đóa hoa tang phủ kín lễ di quan đám tang nghệ sĩ Vũ Linh”… Nhiều video đưa thông tin fake news, sai sự thật như: “Hoài Linh tội nghiệp đến đám tang nghệ sĩ Vũ Linh một mình”; “Trấn Thành nửa đêm xuất hiện viếng NSƯT Vũ Linh”, “Đám tang Vũ Linh có chuyện lạ mỗi lần livestream, hàng loạt tài khoản khác “xào nấu” những nội dung này để đăng tải lên Facebook, TikTok, YouTube câu view khiến mạng xã hội phát tán toàn “rác” thông tin. Không ít người có ảnh hưởng khá lớn đến công chúng cũng “hồn nhiên” ăn nói lệch chuẩn trên mạng xã hội. Rất nhiều nghệ sĩ dùng mạng xã hội nhưng không ý thức được trách nhiệm, giới hạn của mình nên phát ngôn tùy tiện. Điển hình như T.T, một cựu người mẫu hễ xuất hiện trên các phiên livestream là gắn liền với những câu chửi phản cảm. Ca sĩ Q trong một lần “đấu khẩu” Nam Em vừa kêu gọi mọi người thấu hiểu mình bằng việc mua nước hoa ủng hộ, cô cũng không quên quảng cáo cho sản phẩm mà mình sắp bán, tiết lộ nếu thành công thì sẽ tiếp tục đẩy mạnh bán son, phấn má hồng và nhiều đồ mỹ phẩm khác. Không chỉ một mình Nam Em gây ồn ào trên mạng, cựu người mẫu kiêm ca sĩ Q.V cũng nhập cuộc. Cô và Nam Em cùng tuyên bố khui ra mặt trái của giới showbiz với thái độ hào hứng, thậm chí tung tin bản thân đã mua giải Á hậu trong một cuộc thi nhan sắc năm 2013 với giá 600 triệu đồng… Và cứ thế, sau Tường thuật một sự kiện, tổ chức bán hàng, trò chuyện trực tuyến bằng hình thức “livestream” (quay, phát trực tiếp)… ngày càng phổ biến trên mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube. Điều đáng nói là tính năng truyền tải video trực tuyến có khả năng tác động rất nhanh và mạnh tới xã hội. Mảng tối phía sau mỗi phiên HUYỀN NGUYỄN Sẽ tăng mức độ xử lý phát ngôn lệch chuẩn trên mạng ÔngLêQuangTựDo, Cục trưởngCụcPhát thanh, TruyềnhìnhvàThông tinđiện tử (BộTT&TT) chiasẻ tại cuộchọp thườngkỳ củaBộvàođầu tháng3/2024: Hiện BộTT&TTđang trìnhChínhphủnghị định thay thếnghị định72, trongđócócácquyđịnhvềhoạt độngphát ngôn trênkhônggianmạng. Dựkiếngiữanăm2024 nghị địnhnày sẽđượcChínhphủbanhành. Khi đó, Bộ sẽ thammưu tăngmứcphạt tiền, cũngnhư thêmcác hìnhphạt bổsungcaohơnmức xửphạt hànhchínhđối với cáchànhvi sai phạmtrênkhônggianmạng. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

Số368 - ThứNăm, ngày14/3/2024 sai sự thật, gây dư luận xấu, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm cá nhân, uy tín của cơ quan, tổ chức thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quy định tại Điều 331 của Bộ Luật Hình sự. Ngoài ra, nếu hành vi đưa thông tin sai sự thật, rõ ràng là bịa đặt, vu khống, xúc phạm người khác thì có thể bị xử lý về tội vu khống hoặc tội làm nhục người khác tùy thuộc vào hành vi và hậu quả cụ thể”, TS.Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh. Với sự bùng nổ mạng xã hội, các phiên livestream vẫn ồ ạt diễn ra, lực lượng nào ngăn xuể những TikToker, YouTuber bất chấp đạo lý để câu view? Môi trường mạng vẫn đang là mảnh đất màu mỡ cho những phát ngôn thiếu thiện chí, thiếu tính xây dựng, thậm chí phá hoại môi trường văn hóa, ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển nhân chưa từng thấy”... Thậm chí, những trường hợp sử dụng hình ảnh cắt ghép rất phản cảm cũng được lan truyền khắp mạng xã hội. Một nghệ sĩ gạo cội trong làng showbiz bày tỏ quan điểm, không phải mạng xã hội độc hại, mà chính là những độc hại của đời thực được mang lên mạng xã hội một cách rình rang. Câu chuyện “chấn hưng văn hóa” Trước những lùm xùm xung quanh những nội dung độ hại phát tán trên mạng, Sở Thông tin & Truyền thông TP.HCM đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Nam Em tổng cộng 37,5 triệu đồng. Trước Nam Em, một số người dùng mạng xã hội có những phát ngôn gây sốc, sai sự thật cũng từng bị xử phạt hành chính, mức phạt phổ biến là 7,5 triệu đồng. Trong 5 năm gần đây, cơ quan chức năng của TP.HCM không ít lần xử phạt người nổi tiếng do những vi phạm trên không gian mạng, đa phần là đăng tải thông tin sai sự thật, như trường hợp của cách của giới trẻ. Một bộ phận người dân, đặc biệt là giới trẻ chạy theo các trào lưu, xu hướng phản cảm từ bên ngoài, đặt nặng các giá trị vật chất, đề cao sự hưởng thụ. Nguy cơ băng hoại đạo đức lối sống, quay lưng với những giá trị truyền thống của dân tộc ở một số nhóm người trong xã hội đang đặt ra những dấu hiệu cảnh báo cần được giải quyết, xử lý kịp thời. Theo các chuyên gia văn hóa, gốc rễ vẫn phải là dựng lại văn hóa, dựng lại nếp nhà, nếp người trong một thời kỳ bùng nổ thông tin đại chúng như hiện nay. Việc xây dựng nét đẹp văn hóa, xây dựng đạo đức cho từng cá nhân, tập thể theo đúng tinh thần “chấn hưng văn hóa” đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021. Tinh thần này được nhắc rất nhiều trong các hội nghị văn hóa, các văn bản quản lý văn hóa, các phát ngôn của quan chức văn hóa từ đó đến nay, mà trước mắt, việc chấn chỉnh phát ngôn trên mạng xã hội cần phải thực hiện quyết liệt ngay và luôn. n Đ.V.H, N.T.V, C.P, A.P.T… Cựu người mẫu Trang Trần là trường hợp hiếm hoi bị phạt do lỗi phát ngôn phản cảm, không chuẩn mực trên mạng xã hội. Theo TS Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội), “việc livestream, đưa những thông tin bóc phốt người này người kia, các nghệ sĩ phải rất thận trọng, tránh trường hợp bị đơn thư tố cáo, tố giác, cơ quan chức năng vào cuộc, xâu chuỗi, xác minh sự việc, làm rõ nguyên nhân động cơ, mục đích, các thông tin trong buổi livestream có hợp pháp hay không, có vượt quá giới hạn của tự do ngôn luận hay không,... Nếu có dấu hiệu vi phạm thì người sai phạm sẽ bị xử lý”, TS Đặng Văn Cường khẳng định. TS Luật sư Đặng Văn Cường cho biết thêm, những hành vi bị cấm trên không gian mạng theo Điều 8, Điều 16, Điều 17 và Điều 18 của Luật An ninh mạng là đưa thông tin sai sự thật, hoặc thu thập trái phép dữ liệu cá nhân, sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân, vu khống, làm nhục, xúc phạm người khác, đưa thông tin bị cấm liên quan đến bí mật đời tư, bí mật kinh doanh, bí mật gia đình lên không gian mạng. Nếu vi phạm Luật An ninh mạng thì tùy vào tính chất mức độ, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. “Trong những trường hợp đưa thông tin bị cấm lên không gian mạng như đưa thông tin bí mật đời tư cá nhân, thông tin bịa đặt, vu khống, những thông tin livestream Ảnhminhhọa 4 quy tắc ứng xử trên mạng xã hội Tránh tranh cãi không cần thiết “Troll” là têngọi củanhữngkẻ cốý chọc tức, đùacợt, khiêu khích người khác như một trò tiêu khiển trên mạng. Chúng thườngđưa ramột ý kiếnhoặc quanđiểmgây tranhcãi để lôi kéodư luận. Cách tốt nhất là làmngơ chúngđi. Cẩn thận với nội dung vi phạmpháp luật Hầuhết cácquốcgia trên thếgiới đềucóquyđịnh riêngvề việc sử dụngmạng xã hội. Người dùng cần hết sức cẩn trọng khi đăngtải thôngtinhoặc tươngtácvới nhữngnội dungtrên mạng xã hội, bởi chúng có thể không phùhợp với khu vực họ sinh sống. Kiểmtra kỹ thông tin từnguồn chính thống Tội phạm thường lừa đảo người dùngmạng xã hội bằng cáchbịa ranhữngcâuchuyệncảmđộnghoặcgây sốc, sauđó kêu gọi quyên góp và giúp đỡ. Khi người dùng chia sẻ những nội dung này, vô tình tiếp tay cho chúng lừa đảo người khác hoặc phát tán phần mềm độc hại. Vì vậy, không nên tương tác nếukhông chắc chắnvề thông tin. Tuyệt đối không chia sẻ dữ liệu riêng tư Nhiềumạng xã hội và ứng dụng đề nghị người dùng chia sẻ thông tin, như nơi ở, việc làm... để mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Tuy nhiên việc này lại vô cùngnguy hiểm. Tội phạm có thể dễ dàng vượt qua hệ thống an ninh của những mạng xãhội này vàđánh cắpdữ liệuvềngười dùng. Ảnhminhhọa NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==