Ngày Nay số 373

SỐ373 (18 - 25/4/2024) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ TRANG8 - 9 Ảnh: TrầnHiệp Nỗ lực để “một hành trình, nhiều trải nghiệm”

Số373 - ThứNăm, ngày18/4/2024 Vài nămgầnđây, Điện Biênkhôngchỉ dừng lại là điểm hẹn lịch sử, địa chỉ đỏ thuhút du khách gần xa đến với Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, nơi gắn liền Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Mảnh đất anh hùng này đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa. Kín tour đến hết tháng Tư Là một tỉnh biên giới, phía Bắc giáp với Vân Nam (Trung Quốc), còn phía Tây giáp với Phongsaly của Lào, địa hình vùng núi trùng điệp của Điện Biên lâu nay đã được các phượt thủyêu thíchvới những cung đường hiểm trở và hành trìnhđầy thử thách. Giờ đây, mảnh đất anh hùng này không chỉ dành cho các phượt thủ. Thiên nhiên tươi đẹp cùng quá khứ hào hùng cộng với cảnh quan thiên nhiên gần như vẫn giữ được cái hồn hoang sơ vốn có đã thôi thúc nhiều người dân về với ĐiệnBiên. Cuối tuần qua, trong cái nắngmới chớmhè, dòng xe ô tô đổ về Điện Biên khiến quốc lộ 6 có quãng bị tắc nghẽn, điều hiếm khi gặp cách đây vài năm. Tuy phải nhích từng chút dưới cái nắng oi ả, ông NguyễnTuấnHải (quậnThanh Xuân, Hà Nội) vẫn không ngại, ông muốn đưa cả gia đình về Điện Biên ngắm hoa ban, loài hoađặc trưngcủanúi rừngTây Bắc đang bung nở trắng xóa dịp tháng 3, tháng 4 này. Điện Biên cách Hà Nội hơn 500km, con đường về Điện Biên không hề dễ dàng nhưng vì say mê những trang sử vàng, công ty lữ hành đồng loạt đưa ra tour trọn gói về Điện Biên với mức giá cạnh tranh. Nhiều trải nghiệm du lịch tại ĐiệnBiênđang“lấy lòng”được du khách, tiêu biểu là 7 tour du lịch: “A Pa Chải - Cực Tây tự hào”; “Panorama hùng vĩ - Huyền thoại Điện Biên Phủ”; “Lễ hội Hoa ban - Sắc màuTây Bắc”; “Tủa Chùa kỳ vĩ”; “Mùa lúa chín: Thành phố Điện Biên Phủ-TàLèng-MườngPhăng”; “City tour Điện Biên”; “Điện Biên - Lịch sửhàohùng”. Người dân và chính quyền “vào cuộc” Đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận”, Điện Biên đang nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu trở thànhmột trong những trung tâmdu lịch của vùng trung du miềnnúi phía Bắc. Năm2023, nỗ lựcvượtqua những khó khăn tồn đọng do ảnh hưởng kéo dài từ đại dịch COVID-19, Điện Biên đã đón 1,1 triệu lượt khách, vượt mục tiêu 900.000 khách đề ra từ đầu năm, doanh thu du lịch ước đạt 1.700 tỷ đồng. nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ như hồ Pá Khoang, rừng di tích lịch sử Mường Phăng, đèo Pha Đin huyền thoại, caonguyênđávà hệ thốnghangđộng tại huyện Tủa Chùa… Những tài nguyên sẵn có chính là “mỏ vàng” để Điện Biên phát triển du lịch, nhất là du lịch lịch sử - tâm linh; du lịchvănhóakếthợpkhámphá cảnhquan thiênnhiênvànghỉ dưỡng… ĐiệnBiênđang trongmùa cao điểm du lịch, nhất là khi dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắngĐiệnBiênPhủđangđến gần (7/5/1954 - 7/5/2024). Các ông muốn hai con gái được đắm chìm trong vùng đất trữ tìnhđầy hàohùng ấy. Trong khi nhiều gia đình chọn lái ô tô về Điện Biên, thì phần lớn khách du lịch theo đoàn chọn máy bay làm phương tiện chính. Đường bay khá ngắn từ Hà Nội về ĐiệnBiênkhôngbị ảnhhưởng quá nhiều từ“cơn lốc”tăng giá nội địa đang là một lý do hợp lý cho những người muốn du lịch Tây Bắc. Theo anh Tô Văn Thêm, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty PostumTravel, các tour về Điện Biên đến hết tháng Tư đã“full” lịch và 100% khách đặt đều là loại hình tour trọn gói. Ngoài lý do đường bay ngắn, Điện Biên còn hấp dẫn vì là địa chỉ đỏ mang tính lịch sử. Nói về tiềm năng du lịch của Điện Biên, anh Tô Thêm cho biết: Đây là vùng đất của lịch sử, với 31 di tích lịch sử đã được xếp hạn như Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Sở Chỉ huy chiến dịchMường Phăng; đền Hoàng Công Chất; các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1, Him Lam, Độc Lập, Tông Khao… Điện Biên cũng là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc với nhiều phong tục tập quán, lễ hội truyền thống đang được 19 dân tộc sinh sống nơi đây bảo tồn, phát huy như: Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội đền Hoàng Công Chất, Lễ hội Đua thuyền đuôi én, Tết truyền thống của đồng bào dân tộc người Thái, H’Mông, Lào, Hà Nhì... Đặc biệt, nghệ thuật Xòe Thái và thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái đã được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. ĐiệnBiêncònđượcưuđãi HẢI THANH Điện Biên gây ấn tượng với khách du lịch bởi sự kỳ vĩ của núi rừng trùng điệp, sự hiểm trở của đèo Pha Đin hay cánh đồng Mường Thanh mênh mang mỗi độ hè về... Du lịch về miền hoa ban Ảnh: NguyễnHải. NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ

Số373 - ThứNăm, ngày18/4/2024 ÔngVừABằng, PhóChủtịch UBNDtỉnhĐiện Biênchobiết, tỉnhđặtmục tiêu nămnaysẽđón 1,3triệukhách, nângdoanhthu du lịchtỉnh lên 2.200tỷđồng. trung tâm thành phố, chị Quỳnh Anh cũng đã mua sắm thêm các thiết bị cần thiết để tổ chức đón khách lưu trú trong đợt cao điểmdu lịch. Theo chị Nguyễn Thị Quỳnh Anh, gia đình chị có 11 phòng với sức chứa tối đa khoảng 40 người. Đến thời điểm này, nhiều đoàn khách đã đặt hết phòng nghỉ của gia đình trong thời gian từ nay đến ngày 7/5. Ông Phạm Văn Thăng, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch, (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên) chia sẻ, Sở đã phối hợp với Công an tỉnh ban hành hướng dẫn tạm thời về các điều kiện đối Bước sang năm 2024, được lựa chọn là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2024, Điện Biên kỳ vọng sẽ tạo được cú huých quan trọng giúp du lịch địa phương khởi sắc, tăng cường liên kết, tạo động lực phát triển du lịch giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnhTây Bắc và các tỉnh, thànhphố trong cả nước. Những ngày hoa ban nở trắng trời, du khách đổ về Điện Biên đông đúc, tỉnh Điện Biên đã huy động hơn 100 gia đình đăng ký địa điểm lưu trú phục vụ du khách trong dịp này. Chị Cà Thị Dương (bản Pa Pe, phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ) là một trong những gia đình đầu tiên mạnh dạn đăng ký làm homestay để chung tay thúc đẩy du lịch Điện Biên phát triển. Gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư mua sắm chăn ga, gối đệm và các thiết bị cần thiết để căn nhà sàn của gia đình trở thành mô hình homestay, sức chứa từ 40 - 50 người, giá khoảng 100.000 đồng/người/đêm. Với khuôn viên rộng rãi, nhiều cây cối, chị Dương đã dựng thêm nhiều chòi bằng chất liệu tranh tre, nứa lá để du khách khi lưu trú tại đây có thể trải nghiệm khung cảnh thân thiện với môi trường. Gia đình chị cũng kết hợp phục vụ cả dịch vụ ăn uống với các món ăn dân tộc Thái cho du khách có nhu cầu. Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Quỳnh Anh (tổ dân phố 7, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ) cũng đang gấp rút trang hoàng phòng ốc để đón khách du lịch về với Điện Biên. Với lợi thế nhà rộng, nhiều phòng, nằm ở với những hộ tham gia phục vụ lưu trú. Theo đó, các cơ sở lưu trú đều phải đáp ứng điều kiện về an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy và cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch. Toàn tỉnh hiện có 205 cơ sở lưu trú du lịch với gần 2.800 phòng, khoảng 5.100 giường. Con số này khá khiêm tốn so với nhu cầu của du khách trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. ÔngThăng khẳng định, thông qua Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024, tỉnh mong muốnsẽ thuhútmạnhmẽcác nguồn lực đầu tư phát triển, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Được biết, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đang cùng địa phương đưa ra nhữnggiải pháp để phục vụ tốtnhấtdukhách đến Điện Biên, như đẩy mạnh hướng dẫn cộng đồng tham gia mạng lưới lưu trú nhằm tăng cường khả năng đón khách; hỗ trợ Điện Biên côngnhậncácđiểmdu lịch, cơ sở lưu trú đạt chuẩn, bảo đảm sẵnsàngcácđiềukiệnphụcvụ du khách đến với NămDu lịch quốc gia - ĐiệnBiên 2024.n Điện Biên Đến thời điểm này, nhiều đoàn đã đặt hết phòng nghỉ của gia đình tôi từ nay đến ngày 7/5. Chị Quỳnh Anh NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ

Những xu hướng du lịch mới như săn combo và du lịch tự túc đã đặt ra bài toán không nhỏ đối với các doanh nghiệp du lịch - lữ hành Việt Nam. Nếu muốn tồn tại và phát triển, các công ty lữ hành cần thích ứng linh hoạt, chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp. Ứng dụng công nghệ và mở rộng diện tiếp cận thị trường thông qua các nền tảng số là hướng đi đúng đắn, mang lại cơ hội tốt hơn cho doanh nghiệp Việt Nam thu hút khách hàng, nhất là khách du lịch quốc tế. được nhiều người lựa chọn. Nó cũng đang trở thành “thách thức” cho ngành du lịch, nhất là với các doanh nghiệp lữ hành. Nhiều gia đình đã nhanh chóng“săn” voucher du lịch, voucher khách sạn để được lưu trú trong các căn phòng nghỉ sang chảnh với giá rẻ hơn so với giá đặt trên các trang đặt phòng. Những voucher du lịch thường là của các khách sạn, resort và thường là voucher 2 ngày 1 đêm, 3 ngày 2 đêm,… Hấp dẫn hơn, nhiều voucher còn đính kèm tặng thêm các bữa ăn, các hoạt động giải trí của khách sạn và dịch vụ đón tiễn sân bay. Điều này khiến các tour du lịch truyền thống bị sụt giảm khách khá nhiều. Sôi động tour đường sắt, đường thủy, đường tàu… Thông tin mới nhất, Thủ tướng vừa chấp thuận phương án hoán đổi ngày làm việc để người dân nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Điều này đã người bản địa và chụp ảnh”. Đây cũng là lựa chọn của anh Trịnh Đình Huy ở Thanh Liêm, Hà Nam. “Tôi và bạn thân thường có thói quen đi ngay sau khi cả hai có ý định. Do đó, sau khi chọn được điểm đến, chúng tôi sẽ tìm đến các đơn vị lữ hành để hỏi về gói combo khách sạn - vé xe. Việc này cũng giúp chúng tôi giảm bớt được thời gian tìm kiếm, cũng như có tính đảm bảo cao”, anh Huy nói. Năm nay, cùng với sự nóng lên của các combo du lịch, nhiều gia đình xác định đi du lịch tự túc. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, du lịch tự túc đang trở thành xu hướng du lịch hiện đại và Combo rẻ chiếm sóng Combo du lịch là gói dịch vụ bao gồm vé máy bay , phòng khách sạn và các dịch vụ khuyến mãi tặng kèm. Ưu điểm lớn nhất của loại hình này là du khách được chủ động về thời gian, địa điểm vui chơi, lộ trình giữa các điểm tham quan trong chuyến du lịch của mình. Theo bà Đoàn Thị Thanh Trà, Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông của Công ty Dịch vụ Lữ hành SaigonTourist, các sản phẩm combo được khai thác ngày càng nhiều, đang thay thế cho khoảng 30% tour trọn gói. Năm nay, dịp lễ 30/41/5, các đơn vị lữ hành nói chung đã có sự chuẩn bị từ cuối tháng 12/2023, do đó, khách hàng đặt tour sớm sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá vé máy bay. Du khách Việt có thói quen đặt tour cận ngày, nên nếu phát sinh đặt thêm các dịch vụ khác nằm ngoài gói của công ty lữ hành đã bán sẽ phải chịu mức giá cao hơn. Anh Nguyễn Văn Lãm, Trưởng phòng Lữ hành nội địa, Công ty Du lịch và Sự kiện Sao Nam Việt cũng cho biết, việc du lịch theo hình thức combo chủ yếu đến từ các gia đình nhỏ, thích không gian riêng, hoặc các bạn trẻ muốn tự do khám phá, vui chơi, ăn uống. Chi phí cho loại hình combo này rẻ hơn nhiều, ước tính giảm khoảng từ 50 - 60% so với loại hình tour trọn gói. Khách sẽ đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động vui chơi, giải trí và ăn uống. Ghi nhận tại Sao Nam Việt, xu hướng khách đặt combo đã tăng khoảng 10 - 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tất nhiên, với những đoàn khách lớn từ 80 - 100 người, các tour trọn gói truyền thống vẫn ưu tiên được lựa chọn, nghĩa là vẫn đi theo đoàn, theo đúng lịch trình mà công ty du lịch sắp đặt sẵn. Là một người trẻ, săn combo du lịch đã trở thành thói quen hai năm nay của chị Hoàng Quỳnh Phương (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Chị Phương chia sẻ: “Tôi thích đi du lịch theo kiểu ngắm nhìn thiên nhiên và con người ở những vùng đất mới một cách thong dong và sống chậm. Vì vậy, chỉ cần sự trợ giúp từ các đơn vị lữ hành trong việc đặt vé máy bay, kết nối tới khu vực lưu trú và ăn nghỉ. Phần lớn thời gian tôi sẽ thuê xe để khám phá các cung đường, giao lưu với Sau hiệu ứng tăng giá trần vé máy bay nội địa vừa qua, nhiều hướng dẫn viên du lịch và công ty lữ hành cho biết, xu hướng du lịch hè năm nay đang dần chuyển sang mua combo du lịch. Muốn nghỉ mát phải “săn” VIỆT ANH Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số373 - ThứNăm, ngày18/4/2024

giúp các doanh nghiệp du lịch, lữ hành có thêm cơ hội quảng bá và thúc đẩy các sản phẩm tour du lịch tốt hơn cho du khách. Kỳ nghỉ 5 ngày sắp tới thực sự là cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp lữ hành mở đầu mùa cao điểm du lịch nội địa và nhiều lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khác. Tổng Giám đốc Wondertour Lê Công Năng chia sẻ: Năm nay, thay vì các chuyến đi dã ngoại ngắn ngày thì chuyến đi 4 - 5 ngày, có chi phí thấp được các gia đình ưu tiên lựa chọn. Các tour đường bộ đến Hạ Long, Cát Bà, Sầm Sơn, Sapa, Mộc Châu, Ninh Bình… hay tour đường bay đến Đà Nẵng, Thái Lan, Singapore chi phí hợp lý sẽ được các gia đình lựa chọn. Ông Lê Công Năng cũng nhận định: Các thành phố du lịch như Phú Quốc, Đà Nẵng, CầnThơ, Quy Nhơn, Huế... có lẽ sẽ sụt giảm lượng khách khi giá vé máy bay tăng cao; thậm chí có thể phải lường trước tình huống ít khách khi hãng hàng không ngừng khai thác chặng ngắn (Bamboo Airways dừng khai thác Côn Đảo, Quảng Bình..). “Do đó, các địa phương cần có phương án đa dạng sản phẩm, nguồn khách. Ví dụ, Phú Quốc có thể khai thác tour đường thủy giá thấp để phục vụ khách du lịch tại các tỉnh phía Nam. Quảng Bình có thể đẩy mạnh khai thác tour đường sắt. Mặt khác, rất cần sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà hàng, khách sạn, nhà xe với doanh nghiệp lữ hành để tạo được sản phẩm đột phá”. Việc giá vé máy bay tăng cao đang là thách thức với phát triển du lịch nội địa. Bởi giá vé máy bay chiếm từ 40 - 60% cấu thành giá tour nên giá vé tăng cao sẽ đẩy giá tour lên theo. Điều này khiến cho các combo du lịch gia đình, đoàn khách đông sẽ chuyển hướng, thay vì đi xa bằng máy bay thì chuyển sang các điểm đến gần, đi bằng đường bộ, tàu hỏa hoặc phương tiện cá nhân. Vì thế, ngay khi hàng không tăng giá trần vé máy bay, các doanh nghiệp lữ hành đã linh hoạt thay đổi cơ cấu sản phẩm. Họ giới thiệu nhiều tour đường bộ trong nước và quốc tế, đặc biệt tập trung các tuyến tour quốc tế có giá phù hợp với mức chi tiêu chung của khách hàng như tour Thái Lan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc... Ứng phó với việc giá vé máy bay tăng cao, nhiều đơn vị đã thiết kế tour di chuyển bằng xe giường nằm cao cấp với hành trình khám phá di sản miền Trung, kết nối các điểm đến Đà Nẵng - Hội An - Huế - Quảng Trị - Quảng Bình. Lại có đơn vị lên lịch trình khám phá Đà Nẵng - Huế bằng tàu hỏa với cung đường sắt đẹp nhất thế giới... Sự phát triển đa dạng của các loại hình phương tiện đã khiến du lịch Việt Nam trở nên đa sắc, phong phú và tăng tính hấp dẫn hơn trong thời gian tới.n Các địa phương cần có phương án đa dạng sản phẩm, nguồn khách. Ví dụ, Phú Quốc có thể khai thác tour đường thủy giá thấp để phục vụ khách du lịch tại các tỉnh phía Nam. Quảng Bình có thể đẩy mạnh khai thác tour đường sắt. Mặt khác, rất cần sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà hàng, khách sạn, nhà xe với doanh nghiệp lữ hành để tạo được sản phẩm đột phá. Ông Lê Công Năng NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số373 - ThứNăm, ngày18/4/2024

6 CHUYÊNĐỀ Số373 - ThứNăm, ngày18/4/2024 Trải nghiệm làm nông dân Cuối tháng Ba vừa qua, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Du lịch Di sản Đông Dương - Indochina Heritage đã tổ chức đoàn khách quốc tế gồm 46 người đến từ Singapore, Malaysia, Australia, Nhật Bản trải nghiệm làm nông dân tại Làng cổ Đường Lâm. Ngày đầu tiên ở Đường Lâm, du khách được đi thăm di sản làng cổ buổi sáng, trải nghiệm nông nghiệp buổi chiều. Trong nhịp “sống chậm” đó, Ban Quản lý Di tích Làng cổ hướng dẫn du khách tham gia nấu các món ăn truyền thống và thưởng thức bữa ăn truyền thống của Đường Lâm ở các nhà cổ hoặc không gian văn hóa làng. Buổi tối, du khách có thể tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại làng. Sáng hôm sau, du VIỆT ĐAN cho khách xem việc cày bừa. Du khách được tham gia trải nghiệm, vào vai những người nông dân trực tiếp cấy lúa. Để tổ chức cho khách trải nghiệm, Ban Quản lý phối hợp với Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cùng thamgia vào chuỗi. Các nông dân trong làng chính là người trực tiếp hướng dẫn trên tư liệu sản xuất là ruộng đồng, hoa màu họ đang trồng. Cũngquảngbá sảnphẩm du lịch làng nghề hiệu quả, Làng gốm Bát Tràng từ lâu đã mang đến du khách trải nghiệm làm gốm như người dân làng nghề. Du khách được tận tay vuốt, nặn gốm, tạo những sản phẩm lưu niệmđể tự làmquà mang về. Tương tự, phường rối nước Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh) không chỉ tổ chức các buổi biểu diễn phục vụ khách mà còn thường xuyên giao lưu với khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. Người dân khách được xem người dân nướng thịt quay đòn, đi chợ quê, ra đồng cấy hái…Tour du lịch trọn gói trong hai ngày, giúp tăng trải nghiệm cho khách và giữ chân khách ở lại với Đường Lâm lâu hơn bình thường. Ông Nguyễn Đăng Thạo, Trưởng Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết: Nếu trước kia tour du lịch trải nghiệm nông nghiệp ở Làng cổ Đường Lâm chủ yếu được các trường quốc tế lựa chọn cho học sinh thamgia thì đến nay, các đoàn khách quốc tế cũng bắt đầu yêu thích sản phẩm này. Ban Quản lý Làng Những làng quê ngoại thành Hà Nội đang chọn hướng đi mới, đầu tư nhiều hơn vào du lịch nhằm tạo “cú hích” cho công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển. Rất nhiều hoạt động trải nghiệm làng nghề đã được “lập trình” để tăng tính tương tác với du khách. Vừa du lịch vừa... cày bừa cấy lúa Kháchdu lịch thích thú lội ruộng cấy lúa nhưnôngdânViệt Nam. cổ thay vì cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của các đoàn đã xây dựng dịch vụ thành sản phẩmdu lịch, chủ động cung cấp cho các công ty lữ hành và các trường học. Sản phẩm du lịch trải nghiệm có nhiều loại hình đặc sắc, đó là trải nghiệm nghề (làm kẹo, làm tương, làm bánh), trải nghiệm nông nghiệp (ra đồng cấy hái, trồng trọt và các hoạt động gắn với lối sống nông nghiệp), trải nghiệm ở các không gian sáng tạo… Trong đó, sản phẩm trải nghiệm nông nghiệp gây ấn tượng mạnh, được đông đảo khách quốc tế và học sinh các trường quốc tế tại Hà Nội đặt lịch. Từ đầu năm 2024 đến nay, Ban Quản lý đã tổ chức cho hơn 30 đoàn tham gia trải nghiệm hoạt động nông nghiệp tại Làng cổ. Thời gian tới, lượng khách đặt tour tham quan di sản Làng cổ gắn với trải nghiệm dự kiến sẽ tăng cao. Ban Quản lý Di tích Làng cổĐường Lâmđịnh hướng phát triển các sản phẩm du lịch bền vững gắn với bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Theo ông Nguyễn Đăng Thạo, thời điểm đầu năm rất phù hợp với sản phẩm du lịch trải nghiệm nông nghiệp do thời tiết mát mẻ, đang trong vụ trồng trọt. Trong khi đó, khách nước ngoài rất thích tìm hiểu đời sống nông nghiệp của người dân Làng cổ Đường Lâm, muốn tận mắt tìm hiểu và trải nghiệm việc cày bừa, cấy lúa. Ban Quản lý Làng cổ bố trí các nông dân tại làng trình diễn NGAYNAY.VN

7 CHUYÊNĐỀ Số373 - ThứNăm, ngày18/4/2024 Kháchdu lịchđếnHàNội đangcóxuhướng tăngcao, nhất làkháchnướcngoài. Đây là tínhiệu tíchcựcđể ngànhDu lịchThủđô thựchiệncácgiải pháp thuhút khách, thúcđẩy tăng trưởngdu lịch. Trongđó, việc xây dựngcác sảnphẩmdu lịchmớimangđặc trưngcủaHà Nội tại 1.350 làngnghềđang làhướngđi đúngđắn, tạo sứchấpdẫnvới dukháchquốc tế. hướng dẫn tận tình du khách tham gia điều khiển con rối, lội nước đứng sau cánh gà như một nông dân Đào Thục thực sự… Đưa công nghệ mới về làng Không chỉ lấy những “tài nguyên”nông nghiệp sẵn có, nhiều huyện ngoại thành đã chú trọng đầu tư, đưa công nghệ mới vào những buổi trình diễn, khai mạc lễ hội để hút khách về với địa phương. Màn trình diễn ánh sáng drone ở chùa Thầy (Quốc Oai) hôm 12/4 là một nỗ lực không nhỏ của chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh du lịch phát triển. Lần đầu tiên tại khu vực ngoại thành Hà Nội, khán giả được “mãn nhãn” thưởng thức màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật Drone light - trình diễn flycamkết hợp ánh sáng của 200 chiếcmáy bay không người lái trong Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai hội chùa Thầy. Màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật với các biểu tượng ảnh đặc trưng của quê hương Quốc Oai như bản đồ Quốc Oai; hình ảnh thủy đình với phông nền là núi non hiện lên lung linh cùng những hình ảnh đặc trưng của các di sản vănhóa ởQuốc Oai... Ngoài trình diễn ánh sáng, du khách còn được thưởng thức chương trình nghệ thuật “Quốc Oai - Khơi dòng di sản” với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc như: hát tuồng, hát chèo, biểu diễn cồng chiêng, múa rối… Những sáng tạo nghệ thuật kết hợp khéo léo giữa truyền thống và hiện đại đã mang đến cho người xem những cảm xúc vừa quen, vừa lạ và bất ngờ. Trước đó, tháng 2/2024, đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, Hà Nội) cũng rực sáng trong chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh” với công nghệ 3D mapping hiện đại. Đây là năm huyện Mê Linh tổ chức Lễ hội đền Hai BàTrưng với quymô lớn nhất từ trước đến nay. Sân khấu nghệ thuật tối ngày khai mạc lễ hội liên tục sáng đèn, khi thì tái hiện sống động những khung cảnh đời sống của nhân dân Âu Lạc xưa (thời kỳ Hai Bà Trưng), lúc lại tái hiện khí thế hừng hực trong lời kêu gọi chiêu mộ nghĩa binh hội tụ, tế cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng... Chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh” được kỳ vọng trở thành sản phẩmvăn hóa nghệ thuật, du lịch độc đáo; góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Mê Linh, tương xứng với bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống của huyện và xứng đáng là “điểm đến du lịch”. Du lịch Thủ đô lấy lại đà tăng trưởng Với một hệ thống các di sản và làng nghề phong phú, theo Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội Phùng Quang Thắng, đây là những tài nguyên vô cùng quý giá để ngành Du lịch Thủ đô phát huy những giá trị, xây dựng các sản phẩm du lịch mang tínhđặc trưng cho từng địa phương, phục vụ đa dạng đối tượng khách du lịch nội địa và quốc tế. Thông qua đó, tăng cường sự hiểu biết cho người dân địa phương, nâng cao đời sống về tinh thần và tiện ích xung quanh. ThốngkêcủaSởDu lịchHà Nội cho thấy, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước tăng 40%. Hiện nay đang là mùa cao điểm du lịchđónkháchnướcngoài nên lượng khách tăng mạnh. Du lịch Hà Nội đang dần lấy lại đà tăng trưởngnhư trước. Để thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Hà Nội, ngành Du lịch Thủ đô đang xây dựng, phát triển sản phẩmdu lịch trải nghiệmmới gắn với di sản, di tích và làng nghề theo tuyến Trung tâm HàNội -ThanhTrì -ThườngTín - Phú Xuyên, tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, tuyếnTrung tâmHà Nội - SơnTây - BaVì. Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các địa phương triển khai các loại hình du lịch mới gắn với thế mạnh của từng địa phương như: Du lịch thể thao tại huyện Sóc Sơn, du lịch cộng đồng gắn với chăm sóc sức khỏe tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn... Đồng thời, phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sôngĐuống;hoànthiệntuyến du lịch Chương Dương Độ - Bát Tràng - Đền thờ ChửĐồng Tử, tiến tới mở rộng tuyến du lịch từ bến ChươngDươngĐộ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì. Đặc biệt, Sở đang phối hợp với các quận, huyện nghiên cứu các mô hình du lịch văn hóa, làng nghề mới như: Làng du lịch tại huyện Sóc Sơn, Trung tâm thiết kế sáng tạo làng nghề kết hợp với hoạt động du lịch tại huyện Phú Xuyên… Theo ông Phùng Quang Thắng, Hà Nội cần phát triển nhiều trải nghiệmdu lịchkhác nhau theohướng xây dựng và phát triển các tour du lịch độc đáo, tìm hiểu về lịch sử, trải nghiệm phong phú về văn hóa của địa phương, các công đoạn sản xuất của nghề, ẩm thực đặc trưng…Từ đó, giúp du khách tương tác với người dân địa phương, nghệ nhân, người nổi tiếng trong làng, tham gia học nghề thủ công truyền thống, lễ hội của địa phương. Khi phát triển tuyến du lịch sẽ tạo ra chuỗi dịch vụ đa dạng hơn, tăng cường trải nghiệmcủa du khách. n Kháchdu lịch trải nghiệmlàmnôngdânở Làng cổĐường Lâm. Kháchdu lịch trải nghiệm làmnghềgốm ởBátTràng. Chuong trìnhnghệ thuật đặc sắc ÂmvangMê Linh. NGAYNAY.VN

Số373 - ThứNăm, ngày18/4/2024 Cầu nối du lịch hai miền Thực hiện Biên bản thỏa thuận liên kết phát triển du lịch giữa Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với các tỉnh Bắc Trung Bộmở rộng (Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị) giai đoạn 2022-2027, thời gian qua, hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ được mở rộng, tăng cường, trong đó phải kể đến hoạt động liên kết của 4 địa phương được coi như cầu nối du lịch giữa hai miền Bắc - Nam là Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và HàTĩnh. Trong năm 2024, với chủ đề “một hành trình, nhiều trải nghiệm thú vị”, hoạt động xúc tiến du lịch của 4 địa phương nói trên được đẩy mạnh thông qua nhiều hoạt động liên kết, quảng bá, xây dựng hình ảnh du lịch. Đặc biệt xu hướng liên kết tạo cơ hội cho doanhnghiệpdu lịchởcácđịa phương gặp gỡ đối tác trong cả nước. Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là khu vực có vị trí địa lý đặc biệt, thuộc vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, là cầu nối giữa Hà Nội với khu vực Bắc Trung Bộ, giữa Tây Bắc và đồng bằng Sông Hồng, giữa các tỉnh miền Trung với nước bạn Lào, Thái NGUYỆT LINH danh lam thắng cảnh, các khu sinh thái rừng và biển… sẽ tạo ra các sản phẩmdu lịch mới lạ, đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa. Để đạt được mục tiêu nói trên, từ cơ quan quản lý cho đến doanh nghiệp cần có chungnhận thức rằngđếnvới một địa phương trong cụm là đến với mạng lưới du lịch rộng khắp. Kết nối giữa các tỉnh không chỉ chú trọng vào kết nối nội khối mà cònmở ra cơ hội kết nối ngoại khối, tạo ra những tour, tuyến quốc tế. “Cần tận dụng tốt tiềm năngcủa các tỉnhđểxâydựng một sảnphẩmxúc tiến, quảng bá chung, tổ chức sự kiện xúc tiến, quảng bá nổi bật ở nước ngoài. Bởi Ninh Bình, Thanh Hóa có ngân sách dành cho phát triển du lịch để thực hiện công tác trên, nhưng hai địa phương còn lại thì khó khăn hơn. Chính vì vậy, tận dụng tiềm năng nghĩa là ngoài sản phẩm du lịch dành cho du khách vẫn cần có những sự kiện chung để lan tỏa các điểm đến của cụm du lịch tới đông đảo du khách quốc tế”, ôngThủy gợi ý. Từ góc nhìn của các địa phương phía Nam, ông Trịnh Công Lý, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh SócTrăng khẳngđịnh Lan. Với tiềm năng sinh thái rừng và biển phong phú, đa dạng, có điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thể thao mạo hiểm, các địa phương còn sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt như: Khu di tích Kim Liên – Nam Đàn (Nghệ An), Khu di tích lịch sửTruông Bồn (Nghệ An), Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình),…. Nhận định về tiềm năng hợp tác du lịch, ông Trần Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho biết: “Liên kết vùng giữa các điểm đến đang là xu thế không thể đảo ngược để cùng nhau phát triển. Bốn địa phương đã xây dựng một hành trình mang đến nhiều trải nghiệm cho du khách, đồng thời kết nối giữa hai miền Nam Bắc. Vùng liên kết này có hệ thống giao thông phát triển, có nhiều sân bay và cảng biển quốc tế…” Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh còn có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú với nhiều di sản thế giới được UNESCO ghi danh như Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (NinhBình), Di sảnVănhóa thế giới Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Di sản phi vật thể của nhân loại như Dân ca ví, giặm NghệTĩnh (Nghệ An, HàTĩnh). Những năm qua, hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa 4 địa phương ngày càng được quan tâm, đặc biệt là sự phối hợp trong công tác quảng bá các sản phẩm du lịch đặc trưng cũng như các sản phẩm du lịch mới thông qua các hoạt động cụ thể như phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch; Đón đoàn Famtrip đến khảo sát; Trao đổi thông tin trong công tác quản lý nhà nước; Hỗ trợ tuyên truyền thông tin quảng bá du lịch; nhiều tour du lịch đã được khai thác và đang tiếptụcxâydựngnhưChương trình du lịch khámphá du lịch cộngđồngmiềnTâyNghệAn, VQG PùMát – kết nối với VQG Bến En Thanh Hóa – Du lịch Ninh Bình – Hà Nội - các tỉnh Tây Bắc. Kết nối du lịchTây Bắc với Nghệ An qua đường mòn Hồ Chí Minh và đường quốc lộ 1A; tour du lịch đặc trưng riêng có của vùng kết nối qua các kinh đô Việt Cổ (Di tích Cố đô Hoa Lư, Thành nhà Hồ và Đền thờVua QuangTrung);… Tiềm năng liên tỉnh Có thể thấy với mục tiêu ban đầu là tạo ra môi trường để kết nối các doanh nghiệp, cơ sở lữ hành tại địa phương, các tỉnhNinhBình,ThanhHóa, Nghệ An, HàTĩnh đã vượt qua thách thức về văn hóa để tìm thấy điểm tương đồng, xây dựng hành trình trải nghiệm du lịch phong phú, chuyên nghiệp. Trả lời phỏng vấn Tạp chí Ngày Nay, ông Phạm Văn Thuỷ, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ VH-TT&DL) đánh giá cao việc thông qua liên kết, 4 tỉnh đã tạo ra cụm phát triển tiềm năng trong tổng thể ngành du lịch Việt Nam. Thời gian tới, việc phát triển du lịch thông qua nét đẹp văn hóa, Liên kết vùng và liên vùng giữa các điểm đến du lịch địa phương là xu thế tất yếu nhằm đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, liên kết quảng bá, xúc tiến điểm đến, xây dựng, định vị thị trường, sản phẩm du lịch trong năm năm 2024. Thời gian qua, mô hình liên kết cụm địa phương Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã thu được nhiều kết quả, trở thành điểm mẫu phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa cả nước. Với tiềmnăngvà lợi thế về tài nguyên du lịch tựnhiênvànhânvănđadạng, NinhBình - ThanhHóa - NghệAn - Hà Tĩnhđang trở thành cầunối giữa các vùngdu lịch trong cảnước như: Liên kết các tỉnhBắcmiềnTrung, liênkết với thị trườngHàNội, các tỉnhđồng bằng sôngHồng, Liênkết với TP.HCM vàkhuvực TâyNguyên, làđiểmkhởi đầu củađườngmònHồChíMinh huyền tho i và cũng làđiểmkhởi đầu cua tuyếndu lịchhành langĐôngTây (theoquốc lộ số8), các chương trình kết nối các di sảnnhư “Hành trình qua cácmiềnKinhđôViệt Cổ. Nỗ lực để “một hành Khudu lịchTamCốc - BíchĐộng, NinhBình. NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số373 - ThứNăm, ngày18/4/2024 tiềm năng, thế mạnh của kết nốidulịchvới4tỉnhNinhBình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh dồi dào, tuy nhiên liên kết này chưa thểhiệnđậmnét ởđồng bằng sông Cửu Long. Đây là khu vực có 13 tỉnh thành với dân số lên tới 18 triệu người. Trong năm 2023, đồng bằng sông Cửu Long đã đón gần 45 triệu lượt khách, nhưng lượng du khách đến từ Bắc Trung Bộ vẫn còn hạn chế. Cũng theo ông Lý, khó khăn lớn nhất cản trở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long kết nối với cụm du lịch Ninh Bình, ThanhHóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nằmở tuyến đường giao thông. Trước đây sân bay Cần Thơ có 11 tuyến bay từ Cần Thơ đi các tỉnh trong cả nước, hiện nay chỉ còn 4 tuyến hoạt động với giá vé cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm. Để phát triển liên kết nội khối, cần tập trung giải quyết nút thắt này bởi quãng đường bộ từ Cần Thơ ra 4 tỉnh nói trên rất xa. Tận dụng thế mạnh từ biển Bên cạnh điểm nhấn thiên nhiên và văn hóa, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh chia sẻ một đường bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp ghi dấu trong tiềm thức du khách như Sầm Sơn, Hải Tiến, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thạch Hải… Đánh giá về tiềmnăng du lịch biển ở khu vực này, ông Trương Quốc Hùng, Chủ tịch CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội cho biết do chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Bắc nên du lịch biển của 4 tỉnh phần lớn diễn ra trong 3 tháng mùa hè và hầu như ngưng trệ. Các hoạt động, sự kiện du lịch có tính chất quan trọng cũng đều được tổ chức vào các tháng hè. “Khi đường cao tốc Hà Nội - Nghệ An hoàn thành, thời gian đi lại giữa hai điểm chỉ còn gần 3 giờ đồng hồ. Đường cao tốc không chỉ nối gần khoảng cách các địa phương mà còn mở ra hướng phát triển của du lịch tự túc. Loại hình này không phụ thuộc vào mùa vụ, nhưng yêu cầu các điểm đến có cơ sở vật chất lượng, nhiều sự kiện, hoạt động. Các hoạt động có thể liên quan đến khinh khí cầu, dù lượn, pháo hoa… Nếu tổ chức được những lễ hội nói trên trong mùa thấp điểm, thậm chí mùa đông, các địa phương sẽ thu hút được du khách đến với du lịch biển”, ông Hùng phân tích. Có thể thấy trong những năm gần đây, định hướng phát triển kinh tế biển đang được chính phủ và các bộ ban ngành quan tâm. Chia sẻ thông tin về khía cạnh này, ông Phạm Văn Thuỷ cho biết từ cái nhìn tổng thể, có thể các sự kiện văn hóa về biển được các địa phương khai thác dày đặc, phong phú. Gần đây ngành du lịch đang tập trung thúc đẩy loại hình thể thao dưới nước gắn với du lịch tại nhiều bãi biển đẹp. Theo đó, biển Việt Nam giàu tài nguyên nhưng ngoài các sự kiện quen thuộc, hiện tại chúng ta đang chưa biết làm gì để phát huy hết tiềm năng của biển. Có thể thấy trong mùa hè, dù không có quá nhiều hoạt động sự kiện, một lượng lớn du khách vẫn đổ về các bãi tắm. Dẫu vậy, cần hiểu khái niệm “đi tắm biển” và “du lịch biển” là hai hình thức khác nhau, không nên đánh đồng. Trong đó, các hoạt động du lịch phải hướng đến trọng tâm kích cầu du khách lưu trúdài ngày, chi tiêu cho các sản phẩmdu lịch. “Để khai thác tiềm năng tối đa từ biển, các địa phương cần tạo ra gói sản phẩm có tính thời vụ và thời điểm để xúc tiến quảng bá sản phẩm đó. Nhìn vào thực trạng các cơ sở lưu trú gần như đóng của 100% vào mùa thấp điểm, những người làm quản lý, các doanh nghiệp luôn cần đặt câu hỏi: Sau mùa hè, chúng ta có thể làm gì vào những mùa khác?”, ông Thủy nói. n trình, nhiều trải nghiệm” Di sản thếgiới ThànhNhàHồ, ThanhHóa. Đền thờ vuaQuangTrung, điểmnhấndu lịchNghệAn. Bãi biểnThiênCầm, HàTĩnh. Nhìn vào thực trạng các cơ sở lưu trú gần như đóng của 100% vào mùa thấp điểm, những người làm quản lý, các doanh nghiệp luôn cần đặt câu hỏi: Sau mùa hè, chúng ta có thể làm gì vào những mùa khác? Ông Phạm Văn Thủy NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số373 - ThứNăm, ngày18/4/2024 Thúc đẩy du lịch sinh thái “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những nơi tuyệt vời nhất mà tôi từng đặt chân đến trong hành trình khám phá thế giới”, ông Ben Mitchell, người Australia chia sẻ. Đó là cảm nhận của Ben Mitchell khi lần đầu trở về thăm quê vợ là bà Lê Thị Bích. Nhận thấy đây là một địa điểm du lịch tiềm năng, có thể thú hút sự quan tâm của đông đảo khách du lịch yêu thích khám phá, đặc biệt là du khách quốc tế, ông Mitchell đã cùng một số người bạn xây dựng các dịch vụ trải nghiệm du lịch sinh thái tại khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Ông thậm chí đã hỗ trợ, kết nối giúp một số hộ dân nơi đây phát triển mô hình homestay thân thiện với môi trường, phục vụ khách du lịch. Đồng thời, xây dựng trang trại nhằm tạo ra nguồn cung thực phẩm sạch cho các vị khách đến homestay dừng chân, với trải nghiệm “từ vườn đến bàn ăn”qua đó thúc đẩy hoạt động du lịch sinh thái tại địa phương. Đến nay, những hoạt động ấy đã trở thành một phần tích cực trong mô hình phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng. BenMitchell tin rằng, đây là cách làm du lịch hiệu quả giúp Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thu hút nhiều du khách hơn, và người dân địa phương sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc thúc đẩy hoạt động du lịch, song thành một nơi hỗn độn, quá tải. Rất nhiều người dân địa phương mà tôi được tiếp xúc, họ cũng không muốn thấy tình cảnhđó xảy ra”, ông Ben Mitchell nhấn mạnh. Trong hơn sáu năm qua, rất nhiều doanh nghiệp mới muốn đến Quảng Bình đầu tư, mở rộng và phát triển du lịch của địa phương ở quy mô lớn hơn. Theo một số chủ doanh nghiệp địa phương cho biết, số lượng cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch đến tham quan Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã tăng lên đáng kể và ngày càng ở quy mô lớn hơn. Việc các nhà đầu tư quan tâm triển khai các dự án đầu tư mới có thể được xem là động lực hỗ trợ phát triển du lịch địa phương, thế nhưng, bên cạnh đó vẫn còn nhiều quan ngại rằng liệu xu hướng phát triển này có thực sự đảm bảo được tính bền vững hay không? “Việc các đơn vị đầu tư xây dựng những khu nghỉ dưỡng lớn nhằm thu hút du khách trong nước và quốc tế, đem đến những trải nghiệm các địa điểm nhân tạo”, ông Mitchell cho biết. “Điểm nổi bật nhất ở Phong Nha – Kẻ Bàng chính là hệ thống hai chục hang động lớn nhỏ, trong đó có cả những hang động đặc biệt nhất trên thế giới. Hang Sơn Đòng giờ đây có thể xem là biểu tượng du lịch của tỉnh Quảng Bình”. Cân bằng giữa phát triển vào bảo tồn Các hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng hiện chủ yếu được tổ chức bởi các doanh nghiệp địa phương. Những đơn vị này thường triển khai các hành trình khám phá hang động, đi bộ trekking xuyên rừng ở quy mô nhóm nhỏ, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ cảnh quan, môi trường trong khu vực và tránh để lại bất kỳ “dấu vết”nào tại đây. “Điều quan tâm lớn nhất của tôi, cũng như những ai có tình cảm đặc biệt với Phong Nha – Kẻ Bàng, chính là làm sao để một điểm đến du lịch độc đáo, hoang sơ, kỳ vĩ như vậy không bị biến không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên tại địa danh này. Trong suốt hơn một thập kỷ qua, cứ như vậy, ông cùng người dân địa phương đã nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững tại nơi đây. “Đối với những du khách ưa thích khám phá vẻ đẹp hoang sơ của môi trường tự nhiên, những gì họ tìm thấy ở Phong Nha – Kẻ Bàng sẽ hoàn toàn tương phản với đa số các địa điểm khác tại Việt Nam. Bạn chắc chắn sẽ không phải chứng kiến “làn sóng du lịch đại chúng”, hay tình trạng xây dựng tràn lan Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được biết đến là một trong những địa điểm du lịch mạo hiểm hàng đầu của Việt Nam. Nhưng liệu nơi đây có thể tiếp tục thành công khi chỉ phát triển ở quy mô nhỏ? Đi tìm hướng đi cho phát triển NGỌC PHẠM (dịch và tổng hợp) Bên trongĐộngThiênĐường. Một điểm đến như vậy cần được nhiều người biết đến hơn nữa nhưng cái họ cần thấy là vẻ đẹp nguyên bản, nét hoang sơ vốn có của nó. Du lịch tại di sản Phong Nha – Kẻ Bàng sẽ chỉ thực sự đẹp khi được phát triển thực sự bền vững. Ông Ben Mitchell NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

Số373 - ThứNăm, ngày18/4/2024 còn khá khiêm tốn, chỉ bằng một phần nhỏ so với hơn 7 triệu lượt du khách đã đến thăm Vịnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên khác của Việt Nam cũng đã được UNESCO công nhận, trong cùng thời điểm. Đa số du khách đến Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đều sẽ thích thú với trải nghiệm tham quan các hang động nổi tiếng. Họ thường đi theo nhóm đông và sẵn sàng dành hàng giờ đồng hồ để đi khám phá các hang động, mà phổ biến dịch vụ tiện nghi hơn ở một góc độ nào đó sẽ gây nguy hại đến khu vực này”, bà Lê Thị Bích, chủ một cơ sở kinh doanh du lịch địa phương, bày tỏ lo ngại. Câu chuyện thúc đẩy du lịch tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, một di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận vào năm 2003, đặt ra bài toán phải cân bằng giữa phát triển vào bảo tồn. Nếu phát triển ồ ạt, sinh thái bền vững thiếu quy hoạch bền vững, khu vực này sẽ chịu nhiều tồn hại bởi nguy cơ ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học, đe doạ cảnh quan thiên nhiên. Thế nhưng, nếu tiếp tục triển khai ở quy mô nhỏ, du lịch địa phương sẽ không thể đạt được sự bứt phá. Tính riêng trong năm 2018, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có khoảng 866.000 lượt khách du lịch đến tham quan, tăng gấp đôi so với mức thống kê ghi nhận được vào năm 2011. Tuy nhiên, con số này vẫn nhất là Động Thiên Đường. Trong khi đó, một số khác thích đi theo nhóm nhỏ, đi bộ trekking len lỏi qua những khu rừng rậm rạp trong vài ngày, và khám phá những hang động được bao phủ bởi những khối đá vôi ít được khai thác du lịch. Tuy nhiên, ở Phong Nha – Kẻ Bàng, bên cạnh những hang động kỳ vĩ, khách du lịch còn có thể bắt gặp rất nhiều khung cảnh thơmộng, một vẻ đẹp vô cùng quyến rũ. Họ có thể ngắm nhìn những cách đồng lúa nước, những tháp chuông, nhà thờ nguy nga bên dòng sông uốn lượn, được bao quanh bởi những dãy núi non trùng điệp, hình ảnh cánh cò trắng bay lên khi hoàng hôn buông xuống phía chân trời. Hay như khoảnh khắc những người nuôi cá trong những chiếc thuyền nan trên dòng sông xanh ngọc bích, kéo rong rêu dưới nước để cho cá chép ăn ở vùng nước nông. Đạp xe dạo quanh Vườn Quốc gia sẽ là một trải nghiệm thú vị để du khách cảmnhận trọn vẹn bức tranh thiên nhiên tại nơi đây. “Một điểm đến như vậy cần được nhiều người biết đến hơn nữa, nhưng cái họ cần thấy là vẻ đẹp nguyên bản, nét hoang sơ vốn có của nó. Du lịch tại di sản Phong Nha – Kẻ Bàng sẽ chỉ thực sự đẹp khi được phát triển thực sự bền vững”, ông Ben Mitchell chia sẻ.n Hành trìnhkhámpháHangÉn. Kháchquốc tế trải nghiệmcác hoạt động tại VườnQuốc gia PhongNha - KẻBàng. NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==