Ngày Nay số 374

SỐ374 (25/4 - 2/5/2024) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ TRANG4 - 5 Ảnh: ĐỗMạnhCường là món quà cho tất cả mọi người SÁCH

Số374 - ThứNăm, ngày25/4/2024 Thư viện Cầu Vồng Nằm dưới những tán cây xanh ở vị trí trung tâm khuôn viên trườngTiểu học Tứ Quận, (Yên Sơn, Tuyên Quang), có một thư viện nhỏ đóng vai trò “mỏ neo” nuôi dưỡng thói quenđọc cho các bạnnhỏ. Đó làThư viện CầuVồng. Nguyễn Tường Vy, học sinh trường Tiểu học Tứ Quận cho biết, bản thân rất say mê các loại sách văn học dành cho thiếu nhi, đặc biệt là truyện cổ tích. “Em và các bạn rất thích Thư viện Cầu Vồng. Ngoài giờ đọc tại thư viện, chúng em còn được mượn sách về nhà”, cô bé 10 tuổi chia sẻ. “Sách giúp em thoải mái khi tới trường và có thêm nhiều kiến thứcmới”. Kể từ năm 2020, Thư viện CầuVồng của trườngTiểu học Tứ Quận đã được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách, làm đa dạng hình thức giải trí cho các em học sinh sau giờ học căng thẳng. Thầy Đặng Xuân Chiến, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tứ Quận, cho biết cơ sở giáo dục này hiện có 630 học sinh, trong đó có gần 62%học sinh dân tộc thiểu số. Trước đây, do điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, các phòng chức năng của trường, nhất là thư viện cònnhỏ, hẹp, phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu đọc sách và tìmhiểu thông tin của học sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường ngàymột cải thiện. Theo thầy Đặng Xuân Chiến, để giúp học sinh có thêm thời gian đọc sách, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong trường học, mỗi tuần một lớp sẽ có một tiết đọc sách tại Thư viện Cầu Vồng. Ban giám hiệu trường sở giáo dục, ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang chobiết, cơquanquản lý sẽ tiếp tục phát động, tổ chức các phong trào, chương trình quyên góp sách trong phụ huynh, học sinh nhằm tạo nguồn sách, tài liệu, xây dựngcác thưviện, tủ sáchnhà trường; phát độngphong trào chung tay xây dựng thư viện nhà trường, lớp học, thư viện xanh, tủ sách học đường... Qua đó, khuyến khích, nhân rộng phong trào, rèn luyện thói quen đọc sách, góp phần nâng cao trí thức và phát triển văn hóa đọc trong học sinh và hướng tới xây dựngmột xã hội học tập. Vượt qua tư tưởng “đánh trống ghi tên” Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sáchvà44%thỉnh thoảng những bóng cây to tại khuôn viên sân trường nhằm giúp các em có thêm không gian đọcmở và thoáng đãng hơn. Câu chuyện của Thư viện Cầu Vồng và các tủ sách dưới chân cầu thang tại tỉnh Tuyên Quang chỉ là một trong nhiều ví dụ về nỗ lực của tỉnh miền núi này nhằm xây dựng thói quen đọc sách trong môi trường sư phạm. Để phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường và cơ sẽ thường xuyên vận động cán bộ, giáo viên tìm những nguồn sách hay, phù hợp với lứa tuổi các emhọc sinh. Nằm cách trường Tiểu học Tứ Quận khoảng 12 cây số, một ngôi trường tiểu học khác cũng đang triển khai những tủ sách nhỏ nằm ngay dưới chân các cầu thang nhằm kích thích sự tò mò và thích thú của các emhọc sinh. Sau tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi, học sinh lớp 4B, trường Tiểu học Hồng Thái (thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang) nhanh chóng có mặt tại thư viện chính và hai góc thư viện để đọc sách. “Hôm nay là ngày lớp em đọc sách ở thư viện. Chúng em được đọc trong 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi và sau giờ ănbán trú. Emthíchnhất sách về khám phá thiên nhiên và tìm hiểu các loài động vật”, Hoàng Minh Hằng, học sinh trường Tiểu học Hồng Thái hào hứng nói. Từ đầu năm học 2023 - 2024, tận dụng khoảng không gian ở chân các cầu thang, các cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Hồng Thái đã tu sửa, chỉnh trang thành các tủ sách, góc thư viện nhỏ. Học sinhcác khối lớpkhôngcó lịch đọc ở thư viện chính vẫn có thể thoải mái đọc sách, truyện ở các góc thư viện này. Ngoài những góc đọc nhỏ, trường cũng bố trí các khu vực đọc ngoài trời, dưới HUYVŨ Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên. Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc Học sinh trườngTiểuhọcTứQuậndành thời gian tại ThưviệnCầuVồng. Việt Namđang thiếunhững thưviệnđược thiết kế riêng khônggianđọc cho trẻ em. NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ

Số374 - ThứNăm, ngày25/4/2024 Nếu như ở các đô thị, việc chúng ta bàn về sách vở là rất bình thường. Nhưng chỉ đi khỏi thành phố vài chục cây số, các khái niệm như văn hóa đọc đã khá mơ hồ. Do đó, hiện nay đang có sự bất đối xứng trong việc tiếp cận văn hóa đọc, giữa các nhóm, các thành phần trong xã hội, các vùng miền. Ông Nguyễn Quốc Vương sách tham khảo, nhưng đó vẫn là nền tảng vững chắc để các phụ huynh và giáo viên chọn sách cho trẻ nhỏ. Hiện nay, những trường học tại cơsở triểnkhai tốt hoạt động đọc sách thường do hiệu trưởng, thủ thư thực sự yêusáchhoặccónhữngngười hỗ trợ hoạt động khuyến đọc. Muốn phát triển văn hóa đọc trong học đường, cần phải có môi trường khuyến khích thói quen này, ôngVương chỉ ra. Ghi nhận những số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Vương thừa nhận giới trẻ Việt Nam ngày càng ít đọc hơn các thế hệ trước. Dù vậy, nếu đi sâu vào cộng đồng đọc, vẫn có những học sinh được sinh ra trong môi trường giáo dục tốt, có điều kiện tiếp cận sách vở và sớm hình thành thói quen đọc. “Nếunhưở các đô thị, việc chúng ta bàn về sách vở là rất bình thường. Nhưng chỉ đi khỏi thành phố vài chục cây số, các khái niệmnhư văn hóa đọc đã khámơhồ. Dođó, hiện mới đọc sách. Thế nhưng, nước ta lại có đến 70% người dân sử dụng Internet, nằm trong nhómdẫn đầu thế giới. Cũngtheothốngkê, trung bình một người Việt Nam chỉ đọc 4 cuốn sách/năm. Trong số đó có đến 2,8 cuốn là sách giáo khoa; 1,2 cuốn còn lại là thể loại sách khác. So sánh với Singapore, trung bình người dân nước này đọc 14 cuốn sách mỗi năm, người Nhật là 20 cuốn. Qua đó, có thể thấy việc đọc sách của người Việt Namcó tỷ lệ thấp. Dù thói quen đọc sách và gây dựng văn hóa đọc sách đang được cả xã hội hưởng ứng qua các năm, nhưng nhiều ý kiến còn cho rằng việc đọc sách phải xuất phát từ nhu cầu tự thân, thay vì chỉ gói gọn trongmột phong trào được phát động thường niên. Là diễn giả thường xuyên xuất hiện tại nhiều trườnghọc trên cả nước, chuyên gia giáo dục Nguyễn Quốc Vương cho biết không ít lần ông bắt gặp hình ảnh các thư viện học đường bị “phủ bụi”, hay các bạn học sinh nếu có đọc thì cũng chỉ đọc truyện tranh, hoặc các cuốn truyện rất xưa cũ bởi các bạn thiếu người giới thiệu, dẫn dắt. “Đúng là nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc hiện nay chỉ mang tính chất “đánh trống ghi tên”, nhiều trường học thành lậpnhững“thưviện xanh”,“thư viện thân thiện”chỉ để cho có mà không tổ chức các hoạt động đọc cho học sinh”, ôngVương chỉ ra. Đáng chú ý, vị chuyên gia này cho rằng việc phát triển hệ thống thư viện trên cả nước mới chỉ phát triển theo chiều ngang, chưa đi vào chiều sâu, chưa có danh sách khuyến đọc dành riêng cho từng độ tuổi. Ví dụ, hiện nay trên cả nước vẫn chưa có một cơ sở nào đủ tiêu chuẩn để trở thành thư viện cho trẻ em mà chỉ có các phòng đọc dành cho thiếu nhi. “Tại Nhật Bản, Hiệp hội Thư viện Trường học hoặc Hội Văn học Thiếu nhi hay Hiệp hội Thư viện là những tổ chức cung cấp danh sách khuyến đọc cho từngđộ tuổi, danh sách này được cậpnhật hàngnăm”, ông Vương nói và cho biết thêm dù chỉ là những danh Trungbìnhmộtngười ViệtNamchỉ đọc 4cuốnsách/năm. Trongsốđócóđến 2,8cuốn làsáchgiáo khoa; 1,2cuốncòn lại làthể loại sáchkhác. Việc đọc nên xuất phát từnhu cầu tự thân của trẻ, thay vì hôhào các phong tràođọc sách thườngniên. nay đang có sự bất đối xứng trong việc tiếp cận văn hóa đọc, giữa các nhóm, các thành phần trong xã hội, các vùng miền”, ôngVương nói. Trước thực trạngnày, cộng đồng những người khuyến đọc tại Việt Nam đang tìm cách hỗ trợ các ngôi trường khó khăn về tài chính nhưng có nhu cầu tiếp cận văn hóa đọc bằng cách bổ sung sách cho thư viện học đường, tổ chức các buổi trò chuyện để truyền thông về ý nghĩa, vai trò và các phương pháp đọc sáchchogiáoviênvàhọc sinh. Theo vị chuyên gia, văn hóa đọc không dựa vào số lượng sách ta sở hữu, mà ta hiểu được những cuốn sách đã đọc ở mức độ nào và liên kết nội dung sách với những trải nghiệm cá nhân để đúc rút ra được tư duy cho bản thân. “Tôi cho rằng để có văn hóa đọc đích thực, chúng ta không thể cứ chạy theo trào lưu hay bề nổi”, ông Vương khẳng định.n Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ

làm cầu thủ bóng đá… Nguyệt Nga quyết định dừng chân ở lĩnh vực xuất bản, làm về sách. May mắn nhất của Nga là chỗ dựa “phía sau” luôn có có một gia đình tuyệt đối tin tưởng con gái. “Năm lớp 9, tôi chọn bóng đá chứ không phải trường chuyên, nên đã dành hầu hết buổi chiều để đạp xe 10km xuống sân bóng của huyện để tham gia đội bóng đá nữ. Năm đó tôi dĩ nhiên tôi rớt trường chuyên. Sự lựa chọn lúc đó có khó khăn với tôi không? Có chứ, vì tôi sinh ra trong một gia đình mà từ đời ông nội đã làm nghề giáo, từ bé tôi đã được “đầu tư” học hành hơn bất cứ bạn bè khác đồng trang lứa. Thế nhưng tôi đã quyết định một việc hoàn nhà trên cây để đọc sách, và thậm chí xin ông bỏ rơm lên gác xép để tự làm… tổ đọc sách. Những cuốn sách đầu đời mà Nguyệt Nga đọc được là những cuốn trong tủ của ông “Những người khốn khổ”; “Tam quốc diễn nghĩa”... và truyện tranh mượn được của bạn: “Teppi siêu quậy”, “Dấu ấn rồng thiêng”, “Nữ hoàng Ai Cập”… cho tới các cuốn tạp chí Văn học trẻ, báo Nhân Dân… Bất cứ thứ gì có chữ, đều có thể khiến cô say mê. Sở thích đọc bắt nguồn từ tủ sách của ông đã nuôi dưỡng tình yêu đặc biệt với sách trong tâm trí cô cháu gái nhỏ. Để rồi, sau những ước mơ thay đổi xoành xoạch từ thuở ấu thơ, lúc thích làm họa sĩ, lúc thích Đó là suy nghĩ giản dị của Nguyễn Thị Nguyệt Nga, người có gần 12 năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty sách, CEO 25 Agency, một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ xuất bản và truyền thông cho cộng đồng người Việt. “Kho báu” của ông Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Huế năm 2009, Nguyễn Thị Nguyệt Nga tiếp tục học thêm hai năm cao học và lấy bằng Thạc sĩ vào năm 2011. Lúc đó, Nga đã từng nghĩ mình sẽ làm giáo viên theo truyền thống gia đình nhưng cuộc đời có những rẽ ngoặt bất ngờ. Năm 2012, Nguyệt Nga ra Hà Nội, đầu quân cho một công ty sách, và gắn bó với những trang sách đến tận bây giờ. “Gia đình tôi có truyền thống sư phạm, ông là thầy giáo dạy môn Văn, chú, cô, anh trai đều là giáo viên. Nhưng tôi được tự do làm những gì mình thích. Tôi nhớ hồi bé mình được vẽ khắp nhà, cũng có khoảng t h ờ i gian được thoải mái tham gia đội bóng đá nữ, cho tới tận đại học. Và quý giá hơn, tôi được đọc sách từ bé, trong tủ sách của ông, một “kho báu”toàn sách văn học Nga, văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam”, Nguyệt Nga nhớ lại. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê miền Trung với đặc sản gió Lào và cái rét cắt da cắt thịt, Nga cũng như bao đứa trẻ nông thôn khác, thích chơi trốn tìm, thích đùa nghịch với cánh đồng và thường trốn ngủ trưa. Nhưng Nga khác các bạn là rất nhiều lần cô trốn sau đống rơm đọc sách, tự làm Văn hoá đọc đang dần lan toả khắp các ngõ phố và len lỏi vào từng ngôi nhà. Nhiều cuốn sách có giá không bằng cốc trà sữa nhưng hàm lượng “dinh dưỡng” lại tốt hơn vạn lần. Sách sẽ càng ngày càng phổ biến hơn, vì sách là món quà dành cho tất cả mọi người. VIỆT ĐAN là món quà cho tất cả mọi người Ảnh: ĐỗMạnh Cường. NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số374 - ThứNăm, ngày25/4/2024

toàn khác với truyền thống gia đình. Nhưng sao tôi lại tin đó là quyết định đúng, là vì tôi đã thực sự hạnh phúc khi được hết mình với đam mê lúc đó”. Đến khi ra trường, Nguyệt Nga quyết định từ bỏ ngành sư phạm theo học, không chọn vào nhà nước mà chọn công việc mà cô muốn phát triển, đó là công việc sáng tạo câu chữ. Nhiều người hỏi Nga vì sao lại mạo hiểm, sao không thích ổn định? Cô cười nói, “Tôi thường nhớ tới hình ảnh con bé lớp 9 ngày nào đã cười hạnh phúc ra sao khi chọn làm điều mình muốn. Và tôi của 24 tuổi không khác tôi của năm 15 tuổi chút nào: Háo hức trước mọi thử thách phía trước”. Mang mộng mơ ra khởi nghiệp Sau gần 12 năm “tôi luyện” trong môi trường ở các công ty sách, Nguyễn Thị Nguyệt Nga quyết định khởi nghiệp với sách, thành lập công ty nhỏ của riêng mình. “Vốn dĩ tôi được đọc sách từ bé, nòi văn chương cũng do gen di truyền, tích cách mộng mơ được khuyến khích từ gia đình và nuôi dưỡng theo thời gian, nên mộng mơ là điều mình có nhiều hơn người khác. Mang mộng mơ ra khởi nghiệp tại sao không nhỉ? Hơn nữa, gần 12 năm làm ngành sách, tôi cũng có được những thành tựu nhất định và tôi tin mình nuôi được sách và sách nuôi được mình”, Nguyệt Nga chia sẻ. Tình yêu sách của cô gái miền Trung cứ thế được tô đậm thêm từng ngày. Càng gắn bó với sách, Nga càng cảm nhận niềm hạnh phúc khi mua được một quyển sách hay, hoặc khi giúp một tác giả trẻ ra mắt thành công một đầu sách… Với Nga, “sách là người bạn chung thuỷ nhất”, có nhiều khi cô mệt mỏi rã rời vẫn cắm cúi đọc, đọc tới khi thoải mái hơn thì thôi. Sách truyền năng lượng cho Nguyệt Nga theo nghĩa đen đích thực. Mộng mơ của Nga theo chân cô đi khắp đó đây, đến mọi ngõ ngách và đi gặp nhiều tác giả khác nhau. “Tôi chủ yếu làm sách tác giả Việt Nam, nên khi nhìn ánh mắt của các tác giả lúc có sách mới thật hạnh phúc. Đó chính là động lực để mình nỗ lực hơn trên con đường này, với khát khao một ngày có thể mang sách tác giả Việt đi khắp thế giới”, Nga nói. Tò mò hỏi Nga có sợ lỗ không, sợ thất bại không? Nga cười: “Bạn thấy nhiều công ty sách mở ra không? Cũng có nhiều công ty đóng lại. Đó là luật chơi kinh doanh. Dám lỗ thì mới có lãi chứ”. Nga bảo, cô nghĩ mình lãi nhiều hơn là lỗ: lãi tác giả, lãi độc giả, lãi trải nghiệm, lãi câu chuyện.... Làm sách có giàu không? Mọi người hay hỏi Nguyệt Nga làm sách có giàu không, Nga cũng chẳng biết giàu là như thế nào? Bao nhiêu là đủ? Với cô: “nghề nào cũng có vất vả, khó khăn riêng. Nhưng với tôi, tôi giàu bởi được thỏa sức làm công việc mà mình yêu thích, công việc đó có thể đủ nuôi sống bản thân và cộng sự. Hơn nữa, sách lan toả thật nhiều giá trị, cho thật nhiều thế hệ, đó là điều không thể đong đếm được. Tôi biết đủ khi làm sách. Tôi cũng tràn trề mộng mơ với sách”. Nguyệt Nga cho biết thêm, văn hoá đọc đang lan toả khắp các ngõ phố, len lỏi vào từng ngôi nhà. Bố mẹ bắt đầu đọc sách nhiều hơn để làm gương cho con cái. Giá sách cũng không hề quá cao, thậm chí có cuốn không bằng cốc trà sữa, nhưng hàm lượng “dinh dưỡng” lại tốt hơn vạn lần. Sách sẽ càng ngày càng phổ biến hơn, vì sách là món quà dành cho tất cả mọi người. Thậm chí hiện tại ebook, audiobook cũng bắt đầu bước vào thị trường sách nên việc tiếp cận sách sẽ đa dạng, dễ dàng hơn rất nhiều. Gần 12 năm kinh nghiệm theo sát thị trường sách, Nguyễn Thị Nguyệt Nga cho biết, với độc giả trẻ, sách bán chạy nhất vẫn là sách tâm lý, vì hình như trong thời đại số, giới trẻ khủng hoảng, trầm cảm nhiều hơn. Cũng trong thời đại số, giới trẻ khao khát khám phá bản thân nhiều hơn. Còn theo kinh nghiệm của Nga, một cuốn sách bán chạy hiện nay phải hội tụ đủ ba yếu tố. Một là đề tài, chủ đề theo xu hướng. Hai là nội dung trúng đích. Ba là truyền thông tốt. Tỉ lệ khoảng là 30:30:40. Sắp tới, sau hơn chục năm làm ngành sách, Nguyễn Thị Nguyệt Nga sẽ ra một cuốn sách về cuộc sống, chia sẻ những suy nghĩ thật thà cho những ai muốn sống với điều mình muốn, truyền cảm hứng đến các bạn trẻ không bao giờ từ bỏ ước mơ. “Viết sách mệt, rất mệt. Lúc đó bạn phải “đánh vật” với từ ngữ để chọn ra những từ, câu đúng cảm xúc và ý đồ nhất. Nhưng viết sách cũng rất thích. 1 trang, 2 trang, 100 trang cứ thế hiện ra như một bức tranh…”, Nga nói. Và cô muốn hoàn thiện một cuốn sách thật chỉn chu, cẩn thận, như một món quà nhỏ dành tặng độc giả, gửi tặng tất cả mọi người, để chung tay thắp lên ngọn lửa văn hóa đọc trong công chúng.n Tôi thường nhớ tới hình ảnh con bé lớp 9 ngày nào đã cười hạnh phúc ra sao khi chọn làm điều mình muốn. Và tôi của 24 tuổi không khác tôi của năm 15 tuổi chút nào: Háo hức trước mọi thử thách phía trước. Nguyệt Nga Ảnhminhhọa. ẢnhĐỗMạnh Cường. CEO25AgencyNguyễnThị Nguyệt Nga. NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số374 - ThứNăm, ngày25/4/2024

6 CHUYÊNĐỀ Số374 - ThứNăm, ngày25/4/2024 Đa dạng thể loại Giới trẻ Việt càng quan tâm đến nhiều khía cạnh trong đời sống và xã hội, thì số lượng đầu sách dịch cũng ngày cảng trở nên phong phú, rộng mở hơn. Không chỉ giới hạn ở các dòng văn học kinh điển, tiểu thuyết hay truyện tranh, các dòng sách như sách kỹ năng, quản lý tài chính, tự phát triển bản thân, sách tâm lý, sách chữa lành, kinh doanh và khởi nghiệp… cũng đã tìm được chỗ đứng vững chắc. Theo bà Cẩm Tú, Trưởng phòng Xuất bản Công ty Sách Bách Việt, tính đến thời điểm hiện tại, sách dịch vẫn luôn là một yếu tố không thể thiếu trong tủ sách Bách Việt, có những thời điểm, sách dịch thậm chí chiếm đến 70% số sách phát hành của công ty. “Có rất nhiều tác phẩm ngoại văn được ưa chuộng, vì gu đọc của các bạn trẻ ngày nay vô cùng phong phú, ví dụ như đối với Bách Việt, những tác phẩm văn học của các tác giả nổi tiếng như Dan Brown, Jeffrey Archer, hay tác giả trinh thám Jeffery Deaver đều là các tác giả được độc giả Việt Nam yêu mến.” Đáng chú ý, giới trẻ có xu hướng ngày càng đón nhận văn học Nhật Bản và Trung Quốc do nhiều nét tương đồng trong văn hóa. QUỲNH HOA giữa các nền văn hóa mà còn là nguồn cảm hứng để nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách. Khi triểnkhai những đầu sách dịch dành cho độc giả trẻ, việc đề cao yếu tố nhân văn và định hướng xã hội sâu sắc giữ vai trò hết sức quan trọng. Điều này không chỉ giúp nuôi dưỡng tâmhồn và tưduy của các độc giả trẻ, mà còn góp phần giúp họ có nền tảng trở thành những công dân toàn cầu có trách nhiệm. Bà Cẩm Tú (Sách Bách Việt) nhận định: “Khi dịch sách cho đối tượng độc giả “Bách Việt có những tác phẩm văn học Trung Quốc được phủ sóng rộng rãi trong cộng đồng độc giả trẻ như các tác phẩm của Tào Đình, Dung Quang… Một số đầu sách nổi bật của Bách Việt hiện đang được chào đón trên thị trường có thể kể đến “Những hành tinh của Robin” (Richard Powers), “Mùa hè cùng người lạ” (Taichi Yamada), “Nhắm mắt lại bạn sẽ thấy”(Ceci TừVũ)…” Trên thế giới cũng có rất nhiều những giải thưởng văn học dành cho sách hướng về độc giả trẻ, có thể kể đến International Literacy Association (ILA) Children’s and Young Adult Book Awards (Giải thưởng Văn học dành cho Thanh thiếu Trong thời đại toàn cầu hóa, việc tiếp xúc với văn hóa và kiến thức từ các quốc gia khác ngày càng trở nên phổ biến. Kéo theo đó, sách dịch vẫn tiếp tục thu hút được lượng lớn sự quan tâm của giới trẻ Việt Nam và dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Chỗ đứng không thể thiếu niên của Hiệp hội Xóa mù chữ Quốc tế ILA), dành cho các tác giả mới xuất bản với các hạng mục cho độ tuổi từ tiểu học đến thanh thiếu niên; hay Carnegie Medal (Huân chương Carnegie), giải thưởng của Anh dành cho sách thiếu nhi và thanh thiếu niên… Những giải thưởng này không chỉ ghi nhận tài năng của các tác giả, khuyến khích việc sáng tạo văn học phong phú và đa dạng cho độc giả trẻ, mà còn cung cấp cho những nhà xuất bản Việt Nam một kho đầu sách phong phú để đem về cho độc giả nước nhà. Những đầu sách đoạt giải Nobel, giải Pulitzer hay nằm trong Danh sách sách bán chạy nhất của The New York Times cũng được các nhà xuất bản đặc biệt quan tâm thương lượng bản quyền và phát hành tại Việt Nam. Đề cao yếu tố nhân văn và định hướng xã hội sâu sắc Sách dịch dành cho độc giả trẻ không chỉ là cầu nối Các đầu sách dịchđược độc giả yêu thích củaBáchViệt. Sáchdành cho giới trẻhay nhất nămtheo bình chọn của Kirkus trênTiki. NGAYNAY.VN

7 CHUYÊNĐỀ Số374 - ThứNăm, ngày25/4/2024 thanh thiếu niên, thách thức lớn nhất, theo chúng tôi nhận thấy, là việc định hướng được cho giới trẻ về nhân sinh quan, thế giới quan, giá trị quan một cách đúng đắn nhất. Những thông điệp được truyền tải qua sách có thể trở thành cẩm nang làm hành trang cho các bạn vững bước trong cuộc đời.” Yếu tố nhân văn trong sách dịch có thể bao gồm các chủ đề như tình bạn, lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và tôn trọng lẫn nhau. Những câu chuyện và bài học được truyền tải qua sách sẽ giúp các bạn trẻ hiểu hơn về giá trị của việc sống và làm việc cùng nhau trong hòa bình và hạnh phúc. Định hướng xã hội sâu sắc đề cập đến việc giáo dục các bạn trẻ về các vấn đề xã hội hiện đại như văn hóa hòa bình, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, và công bằng xã hội. Sách dịch cần phản ánh một cách chân thực các thách thức mà thế giới đang đối mặt, đồng thời truyền cảm hứng và khích lệ các bạn trẻ thamgia vào các hoạt động có ích cho cộng đồng. Tìm cách dẹp nạn “ăn xổi”, dịch loạn Trong nhiều năm qua, văn hóa đọc tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, thể hiện qua số lượng đầu sách xuất bản hàng năm, với mạng lưới nhà sách phân bổ khắp cả nước. Các trang thương mại điện tử đã mở ra nhiều cơ hội phục vụ cho nhu cầu đa dạng của công chúng. Thế nhưng, nạn “dịch loạn” sách nước ngoài vẫn còn gây nhức nhối, được cho là kết quả của những dự án “ăn xổi”, mang tính chạy đua, trong khi lực lượng biên tập viên và dịch giả vẫn còn quá mỏng với mức thù lao không tương xứng, và hơn cả là sự tắc trách của nhiều NXB. Tồn tại không ít ấn phẩm nước ngoài sau khi được mua bản quyền lại bị dịch ẩu, chỉnh sửa dẫn đến sai lệch nội dung, hoặc dự án bị bỏ dở giữa chừng, nhưng vì vấn đề bản quyền, các nhà xuất bản khác cũng khó lòng có thể can thiệp. Bà Cẩm Tú nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng bản dịch: “Việc sở hữu bản quyền chỉ là bước đầu. Sau đó, chất lượng của bản dịch sẽ quyết định liệu độc giả có thể nhận ra và đánh giá cao những giá trị nổi bật, bản chất sâu sắc và thông điệp mạch lạc của tác phẩm hay không”. Một bản dịch xuất sắc không chỉ truyền tải nguyên vẹn nội dung mà còn phải bảo toàn được vẻ đẹp ngôn từ và tinh thần văn hóa đặc trưng của nguyên tác. Việc chọn lựa người dịch có tài năng và kinh nghiệm, cũng như quá trình biên tập và hiệu đính cẩn thận, là các yếu tố không thể thiếu để tạo nên một tác phẩm dịch chất lượng cao, đáp ứng được sự kỳ vọng của độc giả. Mặc dù vậy, Trang Rose, dịch giả bộ sách “Vật chất tối của Ngài” (“His Dark Materials”, dòng khoa học viễn tưởng của Philip Pullman) hay Heina Phương, dịch giả “Làm gì có ai thực lòng muốn chết” (sách tâm lý của cố giáo sư Lim Sewon) đều đồng tình rằng mức thù lao dành cho dịch giả chưa đủ tương xứng với công sức và thời gian các dịch giả uy tín bỏ ra. Ngược lại, những dịch giả thiếu kinh nghiệm, tâm huyết, có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn trong quá trình dịch sách như sai lệch nghĩa, mất mát văn phong, gây ra phản ứng trong cộng đồng cũng như hạ thấp uy tín của nhà xuất bản. n của sách dịch Từđiển -“Bảobối”không thể thiếu của các dịchgiả. Khi dịch sách cho đối tượng độc giả thanh thiếu niên, thách thức lớn nhất, theo chúng tôi nhận thấy, là việc định hướng được cho giới trẻ về nhân sinh quan, thế giới quan, giá trị quan một cách đúng đắn nhất. Những thông điệp được truyền tải qua sách chính có thể trở thành cẩm nang làm hành trang cho các bạn vững bước trong cuộc đời. Bà Cẩm Tú NGAYNAY.VN

Số374 - ThứNăm, ngày25/4/2024 Đóng góp cho nền kinh tế quốc gia Bảo hộ bản quyền là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế, bằng cách bảo vệ quyền lợi của tác giả, có thể khuyến khích họ tiếp tục sáng tác, đóng góp vào sự phát triển của văn hóa nước nhà. Ngoài ra, bảo hộ bản quyền cũng tạo ra nguồn thu từviệc cấpphépvàbánquyền sử dụng tác phẩm. Điều này không chỉ tạo ra lợi nhuận cho các nhà sáng tạo mà còn tạo ra việc làm cũng như khoản thu cho nền kinh tế. Ông Trần Hoàng, Cục Trưởng Cục Bản quyền tác giả cho biết: Theo số liệu khảo sát công bố năm 2021 của WIPO về đóng góp kinh tế của các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên bản quyền thì tại các nước phát triển như Hoa Kỳ đóng góp này chiếm khoảng 11,99% GDP, Hàn Quốc là 9,89% GDP, Pháp là 7,02% GDP, Australia là 6,8% GDP, Singapore là 6,19% GDP, Canada là 6,15% GDP, Trung Quốc là 7,35% GDP, Malaysia là 5,7% GDP và Thái Lan là 4.48% GDP, Indonesia là 4,11% GDP… Những số liệu này cho thấy việc bảo hộ hiệu quảbảnquyềncóvai tròquan trọng, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, qua số liệu ước tính, giá trị tăng thêmcủa các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào nền kinh tế năm 2018 ước đạt 5,82%; năm 2019 ước đạt 6,02%; năm 2020 và 2021 do ảnh hưởngcủađại dịchnên số liệu có sự sụt giảmchỉ còn khoảng 4,32%và 3,92%. Đến năm 2022 các ngành đã bắt đầu phục hồi và giá trị đóng góp có sự tăng trưởng ước đạt 4,04%. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp MAI SƠN thành thành viên của Hiệp ước WCT từ ngày 17/2/2022, cũng như thành viên của Hiệp ước WPPT từ ngày 1/7/2022. Trong đó, Hiệp ước WCT là hiệp ước nhằm bảo vệ các tác phẩm và tác giả trong môi trường kỹ thuật số. Hiệp ước đề cập đến hai khía cạnh quan trọng được bảo vệ bởi bảnquyền là các chương trình máy tính và dữ liệu tổng hợp hoặc tài liệu khác. Việc tham gia vào WCT sẽ tạo động lực kinh tế quan trọng cho các cá nhân, tổ chức hoạt động sáng tạo trên môi trường số, cũng như cung cấp cơ sở pháp lý đáng kể cho sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên bản quyền của quốc gia, thu hút đầu tư và bảo vệ sự sáng tạo ở trong nước. Hiệp ước WPPT nhằm khuyến khích phát triển các hoạt động sáng tạo và khai thác sử dụng hoạt động biểu diễn, bản ghi âm. Đây là hiệp ước góp phần tăng cường quản lý, thực thi bảo hộ các buổi biểu diễn, bản ghi âm được sáng tạo, lưu trữ, phổ văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018-2022 đóng góp bình quân đạt 1,059 triệu tỷ đồng, tương đương 44 tỷ USD. Hiện tại, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triểnmới về mặt công nghệ và cách thức tiếp cận công chúng; khía cạnh thươngmại của các ngành công nghiệp văn hóa cũng đang được chú trọng phát triển. “Vì vậy, làm tốt công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước”, ông Trần Hoàng nhấn mạnh. Thách thức trong môi trường số Nhiều chuyên gia đánh giá cao tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan trong phát triển công nghiệp văn hóa tại mỗi quốc gia. Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, kỹ thuật số đã đưa đến công cụ sáng tạo mới, tạo ra môi trường lưu giữ, phương thức phân phối và các hình thức khai thác, sử dụngmới đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Dù vậy, những cải tiến về kỹ thuật, sự đa dạng các nền tảng, cách thức thu thập thông tin cũng tạo ra những rủi ro tiềmẩn trênmôi trường số hóa, khiến các tác giả, người sáng tạo đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ bản quyền các sản phẩm văn hóa. Đặc biệt, với quá trình cấp phép ngày càng trở nên dễ dàng; việc tự bảo vệ cũng như thực thi quyền của chủ thể sáng tác đã và đang gây ra những khó khăn cho các đơn vị quản lý. Nhận định về vấn đề trên, ôngHoàng LongHuy, Trưởng phòng quản lý Công nghiệp văn hóa, Cục Bản quyền tác giả cho biết, để tăng cường quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan trênmôi trường số, Việt Nam đã trở Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan có vai trò quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt trong bối cảnh nở rộ của khoa học kỹ thuật và cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tăng cường thực thi trong nền công nghiệp Quyền tác giả cóđónggóp chonền côngnghiệpvănhóa củađất nước. Showthực cảnhKý ứcHội An. NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số374 - ThứNăm, ngày25/4/2024 biến và sử dụng trên môi trườngmạng Internet. Đồngthời, Luật sửađổi,bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuê co hiêu lưc tư ngay 01/01/2023 đa co nhiêu quy đinh mơi vê cac nôi dung liên quan đên viêc bao hô quyên tac gia, quyên liên quan trên môi trương sô. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tích cực phối hợp với BộThông tin và Truyền thông trong công tác chuyển đổi số và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trương sô. Mặc dù vậy, ông PhạmThanh Tùng, Phó Trưởng phòng Quản lý và hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả nhận xét: “Dù đã có nhiều nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý, thực thi nhưng tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường kỹ thuật số vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp. Thậmchí, có tình trạngnhững người sáng tạo vi phạm bản quyền của nhau”. Công tác bảohộquyền tác giả, quyền liênquannói chung Khẳng định cam kết với quyền tác giả Do sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đang đứng trước nhiều rào cản, công tác tự bảo vệ bản quyền của chủ thể và hoạt động của các cơ quan quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan cũng xuất hiện không ít thách thức. Những nguyên nhân được chỉ ra đến từ việc khó và trong môi trường kỹ thuật số nói riêng còn chưa đáp ứng yêu cầu. Đầu tư về nguồn nhân lực tại trung ương và địa phương, đầu tư nguồn lực về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thực thi, đấu tranh phòng ngừa và chống hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liênquan trênmôi trường số, xuyênbiên giới chưa tương xứng với yêu cầu trong tìnhhìnhmới. xác định và xử lý hành vi vi phạm, đặc biệt là các trường hợp có yếu tố nước ngoài. Vẫn còn tình trạng các cá nhân, tổ chức chưa nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của quyền tác giả, quyền liên quan, nên ý thức chấp hành pháp luật chưa cao. Nhiều đối tượng vì lợi ích cá nhân sẵn sàng xâm hại tới quyền, lợi hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền. Để tháo gỡ những khúc mắc phát sinh từ quyền tác giả, ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm Bản quyền số, Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết việc thực thi bảo hộ bản quyền nói chung, bản quyền trong công nghiệp văn hóa nói riêng một cách hiệu quả, nghiêm túc không chỉ giúp những người sáng tạo và doanh nghiệp đảm bảo nguồn thu mà còn góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước, khẳng định thương hiệu quốc gia, thể hiện cam kết mà Việt Namđã ký với quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan. “Để bảo vệ bản quyền đối với các sảnphẩmcôngnghiệp văn hóa hiện nay những người sáng tạo và chủ doanh nghiệp cần nâng cao ý thức về bảo vệ sở hữu trí tuệ trong mọi khâu trongquá trìnhhình thành, hoạt động và phát triểndoanhnghiệp. Họkhông những bảo vệ quyền của mình mà còn phải dũng cảm từ chối sử dụng tài sản trí tuệ của người khác nếu chưa có thỏa thuận chuyển giao. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chế tài xử lý mạnh mẽ hơn nữa đối với các trường hợp vi phạmbản quyền”, ông Hoàng Đình Chung đề xuất. n TạiViệtNam, quasố liệuước tính, giátrị tăngthêmcủacácngànhcông nghiệpvănhóađónggópvàonềnkinh tếnăm2018ướcđạt5,82%; năm2019 ướcđạt6,02%; năm2020và2021do ảnhhưởngcủađại dịchnênsố liệucó sựsụtgiảmchỉ cònkhoảng4,32%và 3,92%.Đếnnăm2022cácngànhđã bắtđầuphụchồi vàgiátrị đónggópcó sựtăngtrưởngướcđạt4,04%.Giátrị sảnxuất củacácngànhcôngnghiệp vănhóaViệtNamgiai đoạn2018-2022 đónggópbìnhquânđạt1,059triệutỷ đồng, tươngđương44tỷUSD. quyền tác giả văn hóa Các côngđoạn sản xuất hoạt hìnhWolfoođược thực hiệnbởi ê-kíp sáng tạongườiViệt. Nhữngnhà sáng tạonội dung trẻ trên mạng xãhội, Nguồn ảnh: advertisingvietnam.com. Họ không những bảo vệ quyền của mình mà còn phải dũng cảm từ chối sử dụng tài sản trí tuệ của người khác nếu chưa có thỏa thuận chuyển giao. Ông Hoàng Đình Chung NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số374 - ThứNăm, ngày25/4/2024 Sự chuyển mình của Urueña Nằm trên ngọn đồi ở phía bắc Tây Ban Nha, ngôi làng Urueña nổi tiếng bởi khung cảnh thơ mộng, với những cánh đồng hoa hướng dương rộng lớn và lối kiến trúc cổ điển được xây dựng từ thế kỷ 12. Thế nhưng, dù mang một vẻ đẹp nhuốmmàu thời gian, ngôi làng này ngày càng trở nên vắng vẻ theo năm tháng. Giống như nhiều ngôi làng ở vùng nông thôn Tây Ban Nha, Urueña cũng phải “vật lộn” với vấn đề già hoá dân số trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Tình trạng sụt giảm dân số đã trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết khi dân cư của ngôi làng hiện chỉ còn khoảng 100 người sinh sống. Tại Urueña, ngoài chợ không còn người bán thịt, tiệmbánh không có thợ làm, thậm chí ở trường học, chưa đến 10 học sinh tới lớp. Tuy nhiên, trái ngược với vấn đề sụt giảm dân số trong khoảng hơn một thập kỷ qua, ngành kinh doanhsách tại Urueña lại phát triển vượt bậc. Đến nay, ngôi làng đã có 11 cửa hàng sách chuyên dụng. Francisco Rodríguez, 55 tuổi, Thị trưởng Urueña, cho biết: “Ngôi làng Urueña, nơi tôi sinh ra, vốn không có hiệu sách. Thời đó mọi người chủ yếu tập trung vào công việc trồng trọt, chăn nuôi hơn là quan tâm đến sách đọc. Thế nhưng, giờ đây Urueña đã khác, mọi thứ đã đổi thay, chỉ với hơn 100 cư dân sinh sống nhưng chúng tôi có đến 10 hiệu sách lớn nhỏ khác nhau. Ngôi làng nhỏ bé này giờ đã trở thành một trung tâm văn học, nổi tiếng là một “ngôi làng sách”. Điều này khiến chúng tôi trở nên khác biệt việc kinh doanh sách đã giúp tôi có nguồn thu nhập sống và “bám trụ” ở lại quê hương mình”. Sức sống mới từ sách Không chỉ hỗ trợ người dân địa phương có công việc và cuộc sống tốt hơn, sự thay đổi tại Urueña cũng khiến cho nơi đây trở thành một lựa chọn hấp dẫn để định cư. Nhà báo Tamara Crespo cùng chồng là nhiếp ảnh gia Fidel Raso đã quyết định chuyển đến sống tại Urueña và mở một hiệu sách tại địa phương. “Chúng tôi đến với Urueña không chỉ vì yêu sách hay cơ hội kinhdoanhhiệusáchđược truyện tranh Tintin. Điểm độc đáo giúp hiệu sách của ông thu hút thêm nhiều độc giả và khách du lịch đến thăm chính là hơn 50 mẫu máy đánh chữ cổ của các nhà văn nổi tiếng như Jack Kerouac, J.R.R. Tolkien, Karen Blixen và Patricia Highsmith được trưng bày trong cửa tiệm. “Với lượng độc giả không quá lớn, sự tồn tại của mạng lưới hiệu sách khổng lồ ở Tây Ban Nha có lẽ là một trong những nghịch lý tại đất nước của chúng tôi. Tại Urueña cũng không phải một ngoại lệ”, ông López- Bachiller, một trong số 100 cư dân của làng Urueña chia sẻ. “Chính công và đặc biệt so với những ngôi làng khác xung quanh”. Kể từ năm 2007, chính quyền địa phương đã đầu tư khoảng 3 triệu EUR nhằm cải tạo một số tòa nhà. Sau đó, cho phép người dân được thuê lại với mức phí 10 EUR/ tháng, nếu như họ muốn chuyển đổi mục đích sử dụng và mở một tiệm sách. Nỗ lực này nhằm biến Urueña trở thànhmột trung tâmvănhọc, và giúp cho ngôi làng tiếp tục “tồn tại” bằng xu hướng “du lịch sách”, thu hút những người yêuvănhoáđọcđếnvới nơi đây. Kế hoạch này nhằm tái xây dựng Urueña theo mô hình của các trung tâm văn học khác ở vùng nông thôn trên khắp châu Âu, như thị trấnMontmorillonởPháphay làngHay-on-Wye ở Anh. “Tây Ban Nha hiện là một trong những thị trường xuất bản sách lớn nhất châu Âu, với hơn 3.000 hiệu sách, và con số này sẽ tăng gấp đôi nếu tính cả các cửa hàng văn phòng phẩm và những cơ sở bán sách khác. Trong số đó, 40% cơ sở có doanh thu khoảng 90.000 EUR mỗi năm”, ông Álvaro Manso, người phát ngôn của CEGAL, một Hiệp hội đại diện cho các hiệu sách độc lập tại Tây Ban Nha cho biết. ÔngVictor López-Bachiller (49 tuổi), chủ một hiệu sách ở Urueña cho biết, với giá thuê mặt bằng thấp, ông đã có thể duy trì công việc kinh doanh bằng cách bán sách cũ, đặc biệt là những tác phẩm kinh điển bằng tiếng Tây Ban Nha, như Pedro Páramo hay Với dân số chỉ hơn 100 người nhưng có đến 11 hiệu sách, làng Urueña đang dần chuyển mình trở thành “ngôi làng sách” - một trung tâm văn học tại Tây Ban Nha, bất chấp sự sụt giảm nghiêm trọng về nhân khẩu học trong hơn một thập kỷ trở lại đây. Ngôi làng trường tồn nhờ Ngôi lànghiệnchỉ cókhoảng100người sinhsống. Ngoài chợkhôngcònngười bán thịt, tiệmbánh khôngcó thợ làm, thậmchí ở trườnghọc, chưađến 10học sinh tới lớp. Nhưng trái ngược với vấnđề sụt giảmdânsố, ngànhkinhdoanhsách tại Urueña lại phát triểnvượt bậc. Đếnnay, ngôi làngđãcó11cửa hàngsáchchuyêndụngphục vụchoxuhướng“du lịchsách”. NGỌC PHẠM (theoNewYork Times) Ngôi làngUrueña thơmộngnằmởphíabắcTâyBanNha. Bên tronghiệu sáchPáramo của ôngVíctor López-Bachiller ở làngUrueña. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

Số374 - ThứNăm, ngày25/4/2024 chính quyền địa phương tạo điều kiện, mà hơn thế chúng tôi cảm nhận được sự đồng điệu với lối sống mà Urueña đang hướng đến, và mong muốn là một phần đóng góp vào quá trình xây dựng cộng đồng yêu văn học tại nơi đây”, bàTamara Crespo tâmsự. Tuy nhiên, theo ông Francisco Rodríguez, việc trở thành một trung tâm văn học hay một địa điểm du lịch sách cũng không giúp đảm bảo được rằng làng Urueña sẽ tiếp tục thu hút được nhiều cư dân mới chuyển đến. “Vấn đề nhân khẩu học, hiện tượng được gọi là “La España vacía” hay “Tây Ban Nha trống rỗng”, có lẽ sẽ tiếp tục là một thách thức sinh tồn của các vùng nông thônTây Ban Nha, trong đó có làng Urueña. Không chỉ cần nhiều người chuyển đến, mà chúng tôi còn cần thế hệ trẻ để tiếp nối cuộc sống tại mảnhđất này”, ôngRodríguez chỉ rõ. “Thế nhưng không thể phủ nhận rằng, sách đã đem lại sức sống mới cho Urueña, giúp vùng đất của chúng tôi một lần nữa được tái sinh”. Theo số liệu từ Văn phòng du lịch Urueña, tính riêng trong năm 2021, ngôi làng này đã đón trên 19.000 lượt du khách đến tham quan, vượt xa con số của các điểm đến sầm uất khác tại Tây Ban Nha, ngay cả khi đang đại dịch COVID–19 đang bùng phát ở nhiều khu vực. Giới chức địa phương cho biết con số thực tế có lẽ còn cao hơn nhiều, bởi số lượng lớn khách du lịch đến đến thăm ngôi làng trong ngày theo hình thức trải nghiệm “tự túc” nên rất khó thông kê. Ngoài phát triển hình thức du lịch sách và duy trì các cửa hiệu sách độc đáo, ngôi làng cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện văn học như lớp học thư pháp, biểu diễn sân khấu và thu được khoảng lợi nhuận lên đến 70.000 EUR/ “du lịch sách” năm từ các hoạt động này. Isaac García, một người dân gốc Urueña cho biết: “Trước đây, tôi đã từng có thời gian sống tại làng Hayon-Wye, thiên đường sách ở xứ Wales. Cũng kể từ ấy, tình yêu sách trong tôi ngày một lớn lên, tôi luôn hy vọng một ngày nào đó có thể trở thành chủ tiệm sách. Chính vì vậy, ngay khi biết Urueña đang chuyển mình thành một ngôi làng sách, tôi đã chớp lấy cơ hội, trở về quê hương và mở hiệu sách của riêng mình”. “Còn gì tuyệt vời hơn khi ÔngVíctor López-Bachiller, chủhiệu sáchPáramoở làngUrueña. Ông Isaac Garcíabên tronghiệu sách củamình tại làngUrueña. Máyđánh chữ cổđược trưngbày tại hiệu sáchPáramo. TâyBanNhahiện làmột trongnhững thị trường xuất bản sách lớnnhất châuÂu. chúng ta có thể thực hiện mơ ước ngay trên chính mảnh đất mình sinh ra. Chúng tôi không chỉ có cơ hội phát triển công việc kinh doanh tiệm sách, mà còn được sống trong một môi trường yên bình của vùng quê Urueña”, ông García, chủ một hiệu sách chuyên biệt về lĩnh vực điện ảnh tại Urueña chia sẻ. “Tất nhiên, so với Hay-on-Wye, Urueña còn khá “non trẻ”, song tôi tin rằng ngôi làng đang dần đạt được một điều gì đó, ít nhất nó cần nhiều thời gian hơn để phát triển và khẳng định mình là một trung tâm văn học”. Joaquín Díaz (76 tuổi), nhà dân tộc học người Tây Ban Nha, người đã chuyển đến Urueña vào đầu những năm 1980 cho biết: “Cuộc sống ở vùng nông thôn Urueña giờ đây đã dễ dàng hơn rất nhiều so với 50 năm trước và không ai có thể tưởng tượng được rằng sách có thể được bán và giúp ngôi làng này phát triển ở vào thời điểm khi tôi đến nơi đây.” “Tôi là một người theo chủ nghĩa hiện thực, không quá mơmộng hay hoài niệm về những gì đã qua nhưng tôi trân trọng quá khứ. Đó là lý do tôi dành cả cuộc đời mình để thu thập sách, các bản nhạc dân gian và nhạc cụ truyền thống trong suốt nhiều năm qua”, ông Díaz chia sẻ thêm về bộ sưu tập khổng lồ của mình, những hiện vật đã được được chính quyền đưa vàomột bảo tàng địa phương từ cách đây hơn ba thập kỷ.n Cuộc sống ở vùng nông thôn Urueña giờ đây đã dễ dàng hơn rất nhiều so với 50 năm trước và không ai có thể tưởng tượng được rằng sách có thể được bán và giúp ngôi làng này phát triển ở vào thời điểm khi tôi đến nơi đây. Joaquín Díaz NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==