Ngày Nay số 378

SỐ378 (23 - 30/5/2024) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ TRANG2 - 3 Ảnh: Trung tâmFFC đón mùa Hè rực rỡ

Số378 - ThứNăm, ngày23/5/2024 Nghìn lẻ trại hè “Hãy để conmột lần sống với tuổi thơ của bố mẹ. Một tuổi thơ trong vắt không điện thoại, ipad, smartphone. Một tuổi thơhồnnhiênnhư cây cỏ với ruộngđồng, với những trò chơi dân gian bổ ích…”. Đó là lời quảng cáo hấp dẫn từ Học viện giao tiếp Masterkids khi nói vềTrại hè kỹnăngTự tinTự lập được tổ chức một đợt duy nhất vào mùa hè hàng năm. Năm nay, các con sẽ được trải nghiệmnhững công việc nhà nông kì thú như thu hoạch nông sản, cắt cỏ, trồng rau, cho gia súc ăn... và các trò chơi dân gian tại không gian văn hóa làng quê của Nông trang Dê trắng (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội). Học kỳ này kéo dài 7 ngày 6 đêm, dành cho các bạn từ 7-16 tuổi, bao gồm nhiều hoạt động ý nghĩa, lồng ghép đan xen với việc rèn luyện kỹ năng sống (giao tiếp, thuyết trình, nói trước đámđông…), đồng thời giúp bồi dưỡng cho các con giá trị sống tốt đẹp, biết yêu thương chia sẻ, phát triển sự tự tin, tự giác trong đời sống. Cũng chọn không gian thanh bình ở ngoại thành Hà Nội, Trung tâm Đào tạo và nghệ thuật FFCđưa rachương trình Trại hè nội trú tại Khu nghỉ dưỡng CerfVolant tại Sóc Sơn, Hà Nội. Trại hè gồm 5 chặng, phụ huynh có thể linh hoạt lựa chọn các chặng riêng biệt cho con tại khu nghỉ dưỡng cách nội thành khoảng 40km. Tham gia trại hè, các con sẽ được làm bạn với rừng, được trồng cây, đào đất, được nuôi dưỡng tình yêu thương và tinh thần về nguồn... Sau chuyến đi, con sẽ được trang bị thêm cho mình nhiều kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn, những kiến thức về thiên nhiên, văn hoá xã hội và có thể khai phá thêmđược các năng khiếu nghệ thuật vốn có... đến nay, hai đứa con chị luôn “đòi” đi trại hè do một Trung tâm đào tạo nghệ thuật trên đường Lê Văn Lương, Hà Nội tổ chức. “Ban đầu thì các con đi trại bán trú, sau đó thì thích mê trại nội trú. Hai bạn nhà mình thích trại hè vì được ăn “siêu ngon” và được thử sức với nhiều hoạt động, đặc biệt là các hoạt động nghệ thuật vàvậnđộng thể thao”, chị Hoài Anh kể. Dưới góc độ là phụ huynh, chị luôn ưu tiên các trại hè mang đến cho các con những trải nghiệmgầngũi với các giá trị truyền thống, nhân văn của Việt Nam; các giá trị yêu thương của gia đình như hòamìnhvào thiênnhiên, biết yêu thươngbạnbè, gia đình... Có rất nhiều bài học mà phụ huynh khó có thể giúp conhiểu sâuhơn, rõhơnbằng cách cho con thamgia các trại hè. Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục, trong hình dung của trẻ con, đi trại hè trước hết là đượcvui, được có thêmnhững ngườibạnmới,đượcbiếtthêm những trò chơi mới, được dẫn tiếng tại Hà Nội tổ chức là các con vừa được chơi, môn Toán được trải nghiệm thực hành, ôn lại kiến thức và hiểu rõ ý nghĩa của việc học. Còn môn Tiếng Việt thì học làm văn, viết thơ. Ngoài ra, con cũng được học các môn phát triển kĩ năng như khâu vá, làm đồ handmade và tôi thấy con gái bắt đầu biết nấu đồ ăn rất ngon…”. Còn với chị PhạmThị Hoài Anh, một tác giả sách thiếu nhi nổi tiếng, từ năm 2015 Chỉ còn 2 tuần nữa, Làng Háo Hức cũng sẽ khởi động một trại hèvề làngchocác em nhỏ. Concept “làng” không phải là mô phỏng mà hiện diện rõ rệt tại Làng Háo Hức với khung tre, với tường đất bùn trộn rơm, mái lợp lá cọ, với vườn cây ăn quả, có ao, có vườn, có chó, có gà… Có thể thấy, 5 năm trở lại đây, nắm bắt nhu cầu của các bậc phụ huynh, nhiều trại hè đã được mở ra để cha mẹ gửi con đến, vừa học vừa chơi vào dịp hè. Các trại hè, khóa học hiện đa dạng về cả nội dung và hình thức tổ chức như: trại hè nước ngoài, trại hè quân đội, trại hè tiếng Anh, trại hè kỹ năng sống, trại hè giáo dục giới tính, trại hè trải nghiệm, các khóa tu tập ở chùa… Phần lớn các trại hè diễn ra trong thời gian từ một tuần đến cả tháng, với mức phí muôn hình vạn trạng, từ vài triệu đồng đến cả trăm triệu đồng tùy thuộc vào uy tín của đơn vị tổ chức. Những trải nghiệm đáng đồng tiền bát gạo Chị Vũ Thu Trang, một phụ huynh ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ chia sẻ: Tôi thấy rằng các trung tâm có khá nhiều chương trình trại hè hay nhưng về mặt chi phí thì khá cao. Nhưng cho con tham gia trại hè là một trải nghiệm ý nghĩa mà tôi mong muốn con được tham gia nhiều hơn nữa. Điều tôi ấn tượng nhất về trại hè năm ngoái của con gái domột trường liên cấpnổi VIỆT ĐAN Trẻ con luôn mong tới mùa hè, đơn giản khi đó chúng có thể được tạm ngưng đời sống học tập thường nhật, tạm ngưng thời khóa biểu được lặp đi lặp lại trong suốt 9 tháng. Mùa hè, trẻ con Hà Nội có rất nhiều lựa chọn, trong đó có trại hè. Hẹn nhau đón mùa hè NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ

Số378 - ThứNăm, ngày23/5/2024 con người thật. Uy tín của tổ chức còn liên quan tới các vấn đề về việc chăm sóc sức khỏe, chăm sóc y tế cần thiết, cung cấp thực phẩm an toàn… Tổ chức đó phải có đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên có chuyên môn, có kỹ năng làm việc với trẻ và có khả nănggiải quyết các tình huống phát sinh, vì không có kinh nghiệm nào là đủ bởi các tình huống xảy ra với trẻ sẽ luônmới. Thứ hai là chương trình giáo dục, một chương trình tốt chính là chương trình phù hợp nhất với con mình. Bố mẹ cần đặt câu hỏi: Con cần gì ở mùa hè này? Lựa chọn chương trình cũng chính là xác định mục tiêu phát triển mà bạn muốn con mình đạt được thông qua việc thamgia trại hè. Thứ ba là chi phí, đặt câu hỏi về sự tương xứng về chi phí với các hoạt động và điều kiện sinh hoạt thực tế, đồng thời, chi phí đónằmtrong khả năng cho phép của tài chính gia đình. Thứ tư là địa điểm. Nên chọn địa điểm cần đảm bảo an ninh giao thông, có vị trí thuận tiện, gần các cơ sở y tế dắt để có thêm những kỹ năng cần thiết, được có cơ hội bộc lộ cái tôi riêngbaogồmcả những năng khiếu hay niềm đammê. Khi chúngvui, chúng sẽ tự nguyện tiếpnhận những hoạt độngbồi dưỡng kỹ năng, bồi dưỡng nhân cách… do các trung tâm, trường học tổ chức trại hè dẫndắt. Tiêu chí nào chấm điểm một trại hè? Trại hè được mở ra không chỉ làm chỗ giữ trẻ, mà còn tích hợp rất nhiều hoạt động giáo dục và hướng dẫn kỹ năng sống khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh muốn cho con học thêm các kỹ năng sống bên ngoài trường học. Tuy nhiên, chất lượng thật sự của các trại hè vẫn là câu chuyện bỏ ngỏ. BS. NguyễnTrọng An, nguyên PhóCục trưởngCục Bảo vệ trẻ em đưa lời khuyên, cha mẹ cần lựa chọn chương trình phù hợp với sở thích, nhu cầu của con và đặt mục tiêu cho mỗi khóa học hè chứ không chỉ đơn thuần là đi tìm nơi để gửi gắm trẻ. Bên cạnh đó, cần phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu, chủ động tìm kiếm từ nhiều nguồn thông tin, kinh nghiệmthamgia của các phụ huynh khác, chất lượng các khóa học trước. Trên cương vị là người làm nghề, với 10 năm kinh nghiệm, bà Quyên Trần, Giám đốc Trung tâm Đào tạo & Nghệ thuật FFC đưa ra 5 tiêu chí để phụ huynh chấm điểm một trại hè. Thứ nhất là uy tín của đơn vị tổ chức. Khi đăng ký cho con, các bố mẹ nên trực tiếp thamquan trụ sở của đơn vị tổ chức, tiếp xúc trực tiếp với nhân sự của tổ chức đó để biết mình giao con tới một nơi có thật, địa chỉ thật, rực rỡ và cơ sở phục vụ khẩn cấp khi cần. Bên cạnh đó môi trường xanh là một điểm cộng, dù là ở nội thành hay ngoại thành, chương trình có thểhiệnđược kế hoạch bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ em về bảo vệ môi trường. Cuối cùng là khả năng tương tác xã hội và tâm lý, cảmxúc của trẻ.“Mỗi trẻ sẽ có độ thích nghi với môi trường mới, bạn mới khác nhau, các ba mẹ sẽ phải theo sát quá trình trẻ có thật sự được thích nghi ở trại hè hay không vì các con không có nhiều thời gian, nếu đến ngày thứ ba con vẫn không thực sự thích nghi, không thấy vui, nghĩa là sự lựa chọn đã không phù hợp. Một mặt động viên khích lệ con, một mặt cần phải kết nối với các thầy cô, các huấn luyện viên để nắm rõ được những vấn đề khiến con trở ngại về tương tác. Nếu con bạn là một bạn nhỏ nhút nhát và trại hè là cơ hội để con phá kén, bạn có thể cần cho con nhiều thời gian hơn, nhưng khâu kết nối với tổ chức mà con tham gia đặc biệt quan trọng”, bà Quyên Trần cho biết. n Nếu con bạn là một bạn nhỏ nhút nhát và trại hè là cơ hội để con phá kén, bạn có thể cần cho con nhiều thời gian hơn nhưng khâu kết nối với tổ chức mà con tham gia đặc biệt quan trọng. Bà Quyên Trần Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ

cho xuống nước”, chị Nguyễn Thị Thu, 45 tuổi, chia sẻ. “Nhỡ chẳng may có trượt chân thì chỉ cần nổi được cái đầu lên kêu cứu thì có cơ sống”. Vừa nói, chị Thu vừa không rời mắt nhìn cô con gái 13 tuổi chạy nhảy qua lại giữa những con thuyền. Nhiều nămnay, chị Thu cùng chồng dong thuyền khắp nơi, ở đâu có công trình cần cát thì họ tới đó. Chỉ dịp Tết, gia đình 5 người nhà chị Thu mới đoàn tụ đông đủ. “Mùa nước lũ dâng cao, trẻ con đi học bằng thuyền rất nguy hiểm. Có khi mưa lũ lại phải nghỉ học vì không lên nổi bờ”, chị Thu nói. Bà mẹ ba con bộc bạch, hè năm nay vợ chồng chị tranh thủ về với con: “Thực ra là thất nghiệp. Các công trình xây dựng gần như không thấy gọi”. Khắc khoải điều ước lên bờ Nằm ven hai bờ sông Cầu, dân chài Nguyệt Đức về mặt hành chính có hộ khẩu thuộc tỉnh Bắc Giang nhưng nhiều hộ dân vẫn neo thuyền bên Bắc Ninh. Hộ nào kinh tế vững vàng đều đã lên bờ từ 10-20 năm trước, họ cất nhà và làm hộ khẩu ở Bắc Ninh để con cái được đi học đúng tuyến. Những hộ không có điều kiện chỉ còn cách neo nhờ ở sông bằng thuyền nhỏ cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Khúc sông Cầu nơi làng Nguyệt Đức cư ngụ cũng là nơi tấp nập tàu hàng qua lại. Đã có không ít vụ tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra khi người dân Nguyệt Đức chèo thuyền nhỏ qua sông. Hàng ngày, đoạn sông Cầu chảy qua làng Nguyệt Đức có hàng trăm lượt đò ngày đêm qua lại phục vụ hoạt động đi lại, đưa đón học sinh đến trường giữa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Chưa kể tới việc bất kể ngày đêm, người dân sống quanh khúc sông này phải nghe tiếng động cơ ầm ĩ, cùng mùi dầu máy khét lẹt. Ông Nguyễn Văn Chung, trưởng thôn Nguyệt Đức cho biết, chỉ riêng năm ngoái làng chài nhỏ này đã chứng kiến 4 vụ tai nạn đuối nước, trong đó có 2 vụ liên quan tới trẻ em. Mỗi sáng, những đứa trẻ dù có hớt hải muộn học tới mấy, cũng vẫn cố gắng tỉnh táo băng qua những tấm ván gỗ gia cố với sắt để đặt chân lên bờ. Tại Nguyệt Đức, chỉ cần nhìn ngoài cửa là biết nhà nào có con nhỏ. Trước mỗi bậc thềm và cửa sổ đều có song sắt chặn ngang để bảo vệ những đứa trẻ đến tuổi chập chững. “Trẻ con ở đây từ nhỏ đã phải biết bơi. Có yếu mấy, khócmấy cũng phải cắn răng Biết bơi từ khi lên ba Nép mình tại một khúc sông Cầu nối hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, làng chài Nguyệt Đức với hơn 165 nóc nhà là nơi sinh sống của khoảng 700 cư dân. Gọi là nóc nhà nhưng thực chất người dân Nguyệt Đức đã “bê tông” hóa những con thuyền lớn để cải tạo thành nhà ở. Nằm ngay sát hai thôn Vân Hà và Thổ Hà, vốn nổi tiếng với những rượu làng Vân hay gốm Thổ Hà, làng chài Nguyệt Đức từng một thời ăn nên làm ra nhờ nghề vận tải hàng hóa trên sông, chưa kể cá tôm sông Cầu luôn ăm ắp. Khi làn sóng công nghiệp hóa ập tới, nghề gốm Thổ Hà mai một, còn sông Cầu trở thành “dòng sông chết” vì nước thải công nghiệp, cũng là lúc sinh kế của dân chài Nguyệt Đức bấp bênh nhất. Nhiều thập kỷ qua, làng chài này đã không còn sống được nhờ nghề sông nước. Bất an là vậy nhưng Nguyệt Đức chưa bao giờ vắng tiếng bi bô của con trẻ. Nhà nào khá giả thì lên bờ sinh sống, hoặc tậu thêm một chiếc thuyền mới giá bằng một chiếc xe máy để làm nhà cho con. Và những đứa trẻ lại ra đời trongnhững “căn nhà”dập dìu sóng nước. Không còn nghề chài lưới, nhiều thế hệ thanh niên Nguyệt Đức tứ tán khắp nơi kiếm miếng ăn. Người đi làm công nhân nhà máy, người dong thuyền đi kiếm ăn ngoài cửa bể. Những đứa trẻ của Nguyệt Đức từ sớm đã phải làm quen với cảnh vắng bóng cha mẹ. Vốn là thôn Công giáo toàn tòng, trẻ con Nguyệt Đức cứ vào độ hè sẽ được đưa tới nhà thờ học giáo lý. Mỗi buổi lễ, các em thắt khăn quàng xanh, ngồi nghiêm ngắn ở hàng ghế đầu nghe giảng. Có những cái ngáp vội, có những ánh mắt nhìn nhau khúc khích nhưng những đứa trẻ đều cố gắng ngồi nghe trọn bài giảng trước khi ùa ra sân chơi. Mùa hè năm nay đối với cậu bé 7 tuổi Nguyễn Văn Vương là một dịp rất đáng mong chờ. Khi năm học chỉ còn chưa đầy 2 tuần là kết thúc, Vương và nhiều bạn bè đều đếm từng ngày để được Nhà thờ đưa đi tắm biển ngoài Hải Phòng. “Con biết bơi từ năm 3 tuổi. Bố quấn phao quanh người rồi thả con xuống nước”, cậu bé lém lỉnh kể. “Con chưa bơi ngoài biển bao giờ, ông con bảo sóng biển to lắm”. Cũng giống như nhiều đứa trẻ khác tại Nguyệt Đức, Vương sống cùng ông bà và anh chị em trong nhà. Từ khi có nhà trên bờ, Vương được ông chở xe máy đi học mỗi sáng. Còn trước đây, cậu bé được bà đưa đi học bằng thuyền, loại thuyền tôn với hai mái chèo nhỏ chở được không quá 3 người, vốn là phương tiện quen thuộc của dân chài Nguyệt Đức. Dù quen dòng nước là vậy nhưng việc băng qua Khi tiếng ve vang rộn các vòm cây bằng lăng, sắc màu rực đỏ nhuộm kín tán phượng cũng là lúc những đứa trẻ của làng chài Nguyệt Đức (huyện Việt Yên, Bắc Giang) háo hức chờ kỳ nghỉ hè gõ cửa. HUYVŨ Mùa hè lênh đênh của Ngay từnhỏ, nhữngđứa trẻ của làng chài Nguyệt Đức đãquenvới việc đi lại trên thuyềnnhưđi trênđất bằng. Nguyễn VănVương (trái) cùng cậuemhọ. Trẻ con ở đây từ nhỏ đã phải biết bơi. Có yếu mấy, khóc mấy cũng phải cắn răng cho xuống nước. Chị Nguyễn Thị Thu NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số378 - ThứNăm, ngày23/5/2024

nhà dân trên bờ. Cuộc sống tạmbợ, điện phải mua lại với giá cao, nước sạch mua theo giá 7.000 đồng/thùng. Làng Nguyệt Đức từng có nghề đánh bắt hến để bán làm thức ăn cho cá. Nhưng từ khi có nhà máy xả thải gần đó, không con gì sống nổi dưới làn nước đục ngầu, hôi tanh mùi cống. Lưới thả cả đêm, sáng vớt lên chỉ rặt dọn bể, thứ cá đeo bám, hôi tanh mà người dân ngán ngẩm vứt trở lại sông. Muốn bắt hến, họ phải ngược dòng cách đó hàng chục cây số. Nghề chài lưới cứ thế mai một. Ông Trần Đình Bút, một bậc cao niên trong làng cho biết, Nguyệt Đức còn có tên gọi là “làng 4 không”: Không điện, không nước, không tấc đất cắm dùi và thậm chí là chết không có chỗ chôn. Năm xưa khi nghề vận chuyển củaNguyệt Đức còn thịnh vượng, các cụ trong làng đã thuê một khoảng đất trên đồi Quả Cảm (xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) để làmnghĩa trang cho cả làng. Hàng năm, mỗi người dân Nguyệt Đức, từ trẻ tới già, đều phải đóng 100.000 đồng tiền thuê đất tha ma. Một con số lớn đối với nhiềuhộ vốnđã phải bấm bụng ngày hai bữa. Kết thúc bài kinh cầu nguyện sáng, ông Bút múc vội hai gầu nước dưới sông để tưới cây. Trong trí nhớ của ông Bút, khúc sông Cầu nơi ông sống từng rất sạch, khi nào khát thì vục tay lên uống không ngại ngần. Còn giờ, tưới cây xong ông phải rửa tay bằng nước sạch để tránh bị ngứa. “Mấy nay có nước thượng nguồn nên sông đỡ mùi và đen. Tháng trước nắng to, ban đêm nước hấp hơi lên vừa nóng vừa thối. Cả nhà già trẻ kéo nhau lên bờ mắc võng ngủ”, ông Bút nói. Cách thuyền ông Bút vài trăm mét, một dải đất ven sông Cầu thuộc phường Vạn An (thành phố Bắc Ninh) đang trong tình trạng sạt lở, nhà cửa dù mới xây kiên cố cách đây vài năm nhưng đã có hiện tượng sụt lún, thậm chí nứt vỡ tường nhà. Những hộ này từng sống nhiều năm trên thuyền, tích cóp nhiều năm mới mua được mảnh đất trên bờ. Thế nhưng tình cảnh lênh đênh vẫn bám riết những thân phận dân chài. Bần thần đứng nhìn căn nhà 3 tầng đang bị nghiêng, chị Nguyễn Thị Lượng cho biết hai vợ chồng vừa tích cóp vaymượn để xây căn nhà ngót nghét cả tỷ đồng. Nhận được thông báo di dời khẩn cấp, vợ chồng chị chỉ còn cách nuốt nước mắt dọn đồ đạc ra khỏi nhà. Mùa hè này đối với hai đứa trẻ gia đình chị sẽ thật khó quên, khi các em phải làm quen với cảnh sống tạm trong một tầng hầm của nhà người thân. “Người lớn thì không nói, nhưng ngộ nhỡ đang đêm nhà có làm sao thì chỉ thương bọn trẻ con”, chị Lượng nói, hai mắt đỏ hoe. Nhiều năm nay, người dân Nguyệt Đức đã đề đạt nguyện vọng được lên bờ tái định cư. Chính quyền huyện Việt Yên và tỉnh Bắc Giang cũng đã nhiều lần xem xét nhưng mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở những lời hứa, dù cơ chế và ngân sách đã chuẩn bị sẵn sàng. Nhiều đời sống bấp bênh trên thuyền, người dân Nguyệt Đức giờ chỉ mongmuốn được lên bờ, để con cái họ được ngủ dưới một mái nhà vững chắc. Mất nghề vận tải, không còn bám víu vào cá tôm, người dân Nguyệt Đức chỉ còn một hy vọng duy nhất, đó là lũ trẻ. Nhiều thế hệ thanh niên Nguyệt Đức vì nỗi lo cơm áomà bị “ép chín”, từ nhỏ đã phải cùng bố mẹ gồng gánh việc chài lưới. Không ít người chỉ học hết cấp 2, rồi vội vàng đi học nghề, làmcông nhân xa nhà. Chị Nguyễn Thị Thu cùng chồng nhiều năm qua cố gắng nuôi hai con lớn học cao đẳng trên Hà Nội, cũng chỉ mong các con thoát ly, không phải sống cảnh sông nước như bố mẹ. Trông vào Linh, con gái út, chị Thu nói chỉ mong sao con mình là thế hệ đầu tiên của Nguyệt Đức dứt hẳn cảnh sống trôi nổi trên thuyền. Khi được hỏi về kỳ nghỉ hè sắp tới, cô bé 12 tuổi thật thà: “Con với các chị sẽ đi bơi. Hè này bố mẹ về con rất vui. Con muốn sau này lên Hà Nội học giống anh chị”. Lại thêm một mùa hè, lũ trẻ Nguyệt Đức chịu cảnh lênh đênh sông nước.n lũ trẻ làng “4 không” Mẹbỏđi từkhi lọt lòng, bố làmviệc ởnhàmáy xanhà, cậubéHoàngAnh hơn18 tháng tuổi hiệnđangđược cụvàbànội chămsóc. Nhiều trẻ emtại Nguyệt Đức đi học bằngđò. Khúc sôngCầunằmgiữahai tỉnhBắc GiangvàBắcNinh, nơi hàng chục nóc thuyền của làng chài Nguyệt Đức neođậu. Con với các chị sẽ đi bơi. Hè này bố mẹ về con rất vui. Con muốn sau này lên Hà Nội học giống anh chị. Linh - Con gái út chị Thu NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số378 - ThứNăm, ngày23/5/2024

6 CHUYÊNĐỀ Số378 - ThứNăm, ngày23/5/2024 Nguy hiểm rình rập Khoảng 22h30 ngày 12/5/2024, một vụ việc vô cùng thương tâm đã xảy ra tại hộ kinh doanh khu vui chơi trẻ em ở xã Ba Trại (huyện Ba Vì, Hà Nội) khiến ba trẻ em tử vong. Theo đó, vào thời điểm trên, một số gia đình gặp mưa nên vào trú tại nhà người quen có kinh doanh khu vui chơi trẻ em trong nhà. Lúc này người lớn ngồi phía ngoài, bốn trẻ em đang chơi phía trong. Trong đó, ba em chơi tại vị trí sát tường nhà, phía ngoài tường là taluy đất. Trong cơn mưa lớn, dòng nước xối từ taluy đất đã ép tường nhà đổ, đè vào ba em trong độ tuổi từ 2-5 tuổi khiến các em tử vong tại chỗ. Ngoài ra, một em chơi phía ngoài kịp chạy ra ngoài. Ngay trong ngày 13/5/2024, Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục làm rõ nguyên nhân gây ra sự việc. Nguyên nhân ban đầu được xác định là mưa lớn lượng nước dồn về phần tường nhà, không có rãnh thoát nước phía taluy dương dẫn đến việc tường nhà đổ vào phía trong khu vực các cháu đang vui chơi gây tử vong. Theo các cơ quan chức năng, khu vực tường đổ là tường ngăn xây gạch dày 22 cm, không có trụ dầm chịu lực. Qua sự việc này được biết, ngôi nhà xảy ra tai nạn có mở khu vui chơi nhưng là mở tự phát, không có giấy phép kinh doanh. Theo pháp luật hiện hành, để mở khu vui chơi cho trẻ em, phải có giấy phép kinh THÙY CHI Trường hợp sử dụng patin, ván trượt trên đường thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 100 nghìn đến 200 nghìn đồng theo quy định tại điểm b Khoản 2, Điều 11, Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, dù quy định đã có nhưng trên thực tế vẫn còn tình trạng trượt patin, ván trượt dưới lòng đường, vỉa hè..., tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, thương tích. Bên cạnh đó, khu vui chơi cho trẻ em cũng cần được đăng ký theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp. Trong đó, với loại hình kinh doanh ô tô điện mini, hiện pháp luật không cho phép lưu hành xe tự chế. Hành vi sử dụng xe tự chế có thể bị xử phạt từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng theo quy định tại Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Theo Luật sư Đoàn Thị Phương Thảo, để quản lý các khu vui chơi cho trẻ em, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác động tiêu cực của các doanh và đảm bảo đủ điều kiện đối với tất cả các dịch vụ liên quan. Vậy mà, một khu vui chơi ọp ẹp, tồn tại đã bao lâu nay trên địa bàn xã Ba Trại không được ai “để ý”, cho đến khi có vụ việc đau lòng chết người xảy ra. Những hình ảnh của vụ sạt lở đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân thôn 6, xã Ba Trại cũng như nhiều người dân ở Hà Nội. Cộng đồng mạng xót thương và gửi lời chia buồn đến gia đình các em bé xấu số. Vụ việc như một hồi chuông cảnh tỉnh về việc đảm bảo an toàn tại các khu vui chơi tự phát dành cho trẻ em, vốn đã bị buông lỏng quản lý suốt thời gian qua. Không chỉ có các khu vui chơi giải trí trong nhà dân, các điểm chơi tự phát ở công viên, quảng trường lớn, phố đi bộ, nhà sách… với những chiếc cầu trượt, đu quay lỏng lẻo, những chiếc xe điện chạy vù vù trên đường cũng khiến không ít người lớn giật mình trước sự an toàn của trẻ nhỏ. Từ nhiều năm qua, vấn đề bảo đảm an toàn cho trẻ em tại một số khu vui chơi, điểm vui chơi vẫn chưa được quan tâm đúng mức, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Thậm chí, nhiều khu vui chơi, điểm vui chơi dành cho trẻ em vẫn đang trong tình trạng buông lỏng quản lý. Do lợi nhuận từ loại hình kinh doanh này khá tốt nên các khu vui chơi tự phát tại Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung mọc lên như “nấm sau mưa”, nhưng chưa nhận được kiểm tra và quản lý chặt chẽ từ cơ quan chức năng. Khi những khu giải trí ở trung tâm thương mại ngày càng trở nên quá tải thì nhiều khu vui chơi nhỏ lẻ tự mở ra trở thành điểm đến thú vị của rất nhiều trẻ em trong dịp hè. Đó là những khu vui chơi trong nhà, kiêm cửa hàng tạp hóa, do người dân tự mở, thu phí chừng 20-50 ngàn đồng mỗi trẻ. Niềm vui “may rủi” ở những Đưa khu vui chơi tự phát vào “tầm ngắm” Chia sẻ quan điểm dưới góc độ pháp lý, Luật sư Đoàn Thị Phương Thảo (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định, toàn bộ những loại hình kinh doanh vui chơi cho trẻ em đều phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện về nhân viên chuyên môn theo quy định của pháp luật. Đối với loại hình vui chơi trẻ em sử dụng patin, ván trượt: Áp dụng Thông tư 16/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động patin thì người sử dụng patin, ván trượt chỉ được phép trượt trong công viên, trong khu vực kinh doanh. Hiện trường nơi xảy ra vụ việc đau lòngở BaVì, HàNội. NGAYNAY.VN

7 CHUYÊNĐỀ Số378 - ThứNăm, ngày23/5/2024 loại xe điện tự chế, các trò chơi không đảmbảo an toàn. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần thường xuyên rà soát, thống kê, phân loại thiết bị trò chơi theo định kỳ, xử lý nghiêm bằng nhiều hình thức, thậm chí tịch thu nếu phương tiện không đủ điều kiện an toàn; yêu cầu các chủ cơ sở cam kết không tự chế, lắp ráp các loại xe không được phép lưu thông, các trường hợp cố tình vi phạm phải bị xử lý nghiêm theo quy định. Các địa phương cũng cần quan tâm xây dựng thêm nhiều sân chơi phù hợp cho trẻ em. Đặc biệt, các bậc phụ huynh không nên để trẻ tự ý vui chơi, điều khiển các loại xe điện nơi công cộng. Trao đổi với báo chí, ông Hà Đình Bốn, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam nhấn mạnh, việc bảo đảm quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em trong những năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ; nhưng vẫn cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ tốt nhất cho trẻ em. Ông Bốn cho biết, Việt Nam có hệ thống pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, trong đó có nhiều quy định cụ thể để đảm bảo quyền vui chơi, giải trí của trẻ, có quy định về việc đảm bảo an toàn tại các khu vui chơi, thẩm định mức độ an toàn về đồ chơi, trò chơi dành cho trẻ. Đồng thời, Nhà nước ta cũng có các văn bản quy phạm pháp luật, đưa ra các hình thức chế tài hành chính, hình sự để xử lý các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo quyền vui chơi, giải trí an toàn cho trẻ em... “Việc bảo đảm quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em trong những nămqua đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Nhiều địa phương đã dành quỹ đất, nguồn lực để xây dựng các điểm vui chơi, cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em, về cơ bản đã tuân thủ quy định của pháp luật như thẩm tra, thẩm định thiết bị, trò chơi, đồ chơi nhằm ngăn ngừa sự cố xảy ra, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật: Một số trò chơi nguy hiểm, thiết bị không an toàn, không qua kiểm định, trò chơi tự chế không đảm bảo thông số an toàn kỹ thuật vẫn được đưa vào hoạt động”, ông Bốn cho biết. Theo ông Bốn, để đảm bảo an toàn cho trẻ em khi vui chơi, cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp cơ bản như: Tiếp tục rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện có để hoàn thiện quy định về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ em vui chơi, đặc biệt là các quy định về việc thẩm tra, thẩm định hoạt động sản xuất đồ chơi, trò chơi cho trẻ em, quy định cụ thể về an toàn trong khu vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân quản lý khu vui chơi cần nghiêm túc chấp hành quy định, bố trí lực lượng giám sát, theo dõi và can thiệp kịp thời khi có sự cố xảy ra nhằmhạn chế rủi ro cho trẻ. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền rộng khắp đến các cấp, các ngành và đặc biệt là các bậc phụ huynh để nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ, không cho trẻ em vui chơi ở lòng đường, vỉa hè, khu vực đang xây dựng hoặc ở gần sông, suối, ao, hồ..., không cho trẻ chơi những trò chơi tiềm ẩn nguy cơmất an toàn. Cũng theo ông Bốn, các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tại các khu vui chơi giải trí của trẻ em, các cơ sở sản xuất đồ chơi, trò chơi dành cho trẻ em cũng như hoạt động nhập khẩu đồ chơi. Cần nỗ lực phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm túc đối với các trường hợp vi phạm, áp dụng chế tài xử phạt mang tính răn đe cao như phạt tiền hoặc tịch thu phương tiện sử dụng trái phép, đóng cửa các cơ sở vui chơi không đảm bảo an toàn. Kiên quyết xử lý trách nhiệm hình sự nếu cơ sở vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. n khu vui chơi tự phát Ảnhminhhoạ. Việc bảo đảm quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em trong những năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ... Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật: Một số trò chơi nguy hiểm, thiết bị không an toàn, không qua kiểm định, trò chơi tự chế không đảm bảo thông số an toàn kỹ thuật vẫn được đưa vào hoạt động. Ông Hà Đình Bốn NGAYNAY.VN

Số378 - ThứNăm, ngày23/5/2024 Đón hè sau cánh cửa Buổi sáng cuối tuần, Nguyễn Minh Quân, học sinh lớp 8 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) ngủ dậy từ 7 giờ sáng, uể oải ăn chiếc bánh mì rồi bắt đầu ngồi làm bài tập từ 8 giờ đến giờ ăn trưa. Với Quân, mùa hè năm nay sẽ là một chuỗi những ngày ôn thi như bao cuối tuần khác, khi năm tới đã là năm cuối cấp. Lịch hè sẽ không có gì thay đổi, có chăngchỉ thayđổi chút xíugiờ thức dậy buổi sáng từ 6 giờ thành 8 giờ, còn lịch học và làmbài vẫn giữ nguyên. “Nămtới emthi vào lớp10 nênmẹ cho đi học thêm suốt, mẹ đã đổi giáo viên hai lần vì không ưng, thực sự rất mệt”, Quân nói. Chỉ chờ kết thúc nămhọc làQuânsẽtheomẹđi học ởmột trung tâm có tiếng, chưa kể tối tối, Quân sẽ được bố “tháp tùng” đến nhà các cô giáo để bổ sung thêm kiến thứcToán,Văn, TiếngAnh. Nhiều học sinh cuối cấp như Nguyễn Minh Quân cũng xác định sẽ dành toàn bộ thời gian nghỉ hè để tăng tốc ôn thi thay vì đi nghỉ mát cùng bạn bè và gia đình. Lê Thu Lương, học sinh trường THPT Tân Sơn (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) cho biết, ngay sau khi hoàn thành chương trình lớp 12, trường sẽ tập trung tối đa công tác tổ chức ôn tập Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. “Nhà trường hoàn thành chương trình lớp 12 trước ngày 25/5. Sau khi hoàn thành chương trình, nhà trường sẽ tổ chức ôn tập cho học sinh vào thời gian buổi sáng. Mỗi sáng học sinh học 4 tiết với 2môn. Còn buổi chiều em sẽ học thêm riêng với cô giáo”, Lương chia sẻ. Theo đó, nhà trường sẽ tổ chức ôn HUYỀN NGUYỄN dânmạngbànghoàng, xót xa. Một trong những lý do khiến các emmuốn từbỏ cuộc sống là áp lực học tập. Trước đó, tháng 3/2024, Bệnh viện Nhi đồng Thành phốHồChíMinhtiếpnhậnhai trường hợp nữ sinh 15 tuổi, tự tử bằng thuốc ngủ Rotudin và thuốc giảm đau Paracetamol 500mg. Cảhai học sinhđều có học lực tốt, một emcòn là học sinh giỏi, có ước mơ đi du học và thi vào ngành y. Tuy nhiên, trong một phút nông nổi, vì áp lực học tập, áp lực gia đình, hai em đã uống thuốc để quyên sinh. May mắn, cả hai trường hợp trên được phát hiệnkịp thời vàđưađi cấp cứu sớmnêngiữđượcmạngsống. Thực tế, dù sống trong điều kiện thuận lợi nhưng áp lực học hành đè nặng cộng với việc tiếp cận mạng xã hội sớm, mâu thuẫn gia đình… đang khiến nhiều đứa trẻ có những suy nghĩ tiêu cực, dẫn tới những hành động mất kiểmsoát. đến ngày 22/6, gần sát ngày thi. Nội dung ôn luyện bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT để rèn học sinh kỹ năng làmbài. Việc học thêm, học trước không chỉ diễn raphổbiếnvới học sinh cuối cấp, mà ngay cả học sinh lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7... cũng chìm trong lịch học. Nguyễn An Nhiên, học sinh một trường THPT trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội năm nay mới bước vào lớp 11. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cam go đã vượt qua thành công từnămngoái. Thế nhưng, mùa hè với An Nhiên thường diễn ra đơn giản, đó là thay cho việc đến trường, Nhiên “đầu quân” cho những lớp học thêm Toán, Văn và luyện IELTS gối đầu nhau suốt mùa hè. Lý do cũng đơn giản, bởi bố mẹ em lo lắng nếu để con tựdovui chơi khôngkiểm soát thì sẽ rất dễ dẫn đến việc “quên” kiến thức và không theo kịp chương trình khi bước vào nămhọcmới. Khoảng tối sau áp lực học hành Học ngày học đêm vốn đã là hình ảnh quen thuộc đối với những gia đình có con sắp chia tay cuối cấp, hay học yếu kém cần phải có sự hỗ trợ của gia sư. Thế nhưng, đằng sau những ngày học căng thẳng giữa mùa hè bỏng rát, có nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra. Ngày 13/5/2024, hai học sinh lớp 9 (trường THCS Liên Bão) nhảy cầu tự tử đã được tìm thấy tại khu vực cầu Kinh Dương Vương (huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Ngay sau đó, trên mạng xã hội bất ngờ lan truyền hình ảnh những dòng tin nhắn được cho là của hai nữ sinh này lưu lại trên chiếc điện thoại cá nhân. Theo đó, nội dung tin nhắn nói về việc rủnhauđi tựtử, bàntrướcxem nên nhảy tự tử ở đâu khiến cư Học sinh cả nước đã sắp sửa bước vào một mùa hè mới. Và cho dù có lệnh cấm dạy thêm học thêm nhưng theo cách nào đó, các trung tâm, gia sư vẫn ngày ngày hoạt động, đáp ứng nhu cầu dạy trước học trước của phụ huynh với con em mình. Những đứa trẻ không NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số378 - ThứNăm, ngày23/5/2024 Cha mẹ giúp con cân bằng để vui sống TheoTS NguyễnThị Chính, chuyên viên tâm lí học đường tại Trường phổ thông liên cấp Sentia, để con chơi dài hoặc ép học thêm triền miên đều bất ổn. Ở thái cực để trẻ nghỉ hoàn toànmột lèo chođến khi vào năm học có thể gây nên trạng thái sốc, không dễ thích nghi và thoải mái với việc học tập trên lớp khi vào năm học. con không có điều kiện để tham gia như du lịch, tham gia hoạt động trải nghiệm, về quê thăm ông bà, họ hàng, trải nghiệm cuộc sống nông thôn, tập luyện một vài môn thể thao…Những hoạt động này một mặt nhằm phát triển kỹ năng sống, hoàn thiện thêmnhững phẩm chất năng lực, mặt khác tăng cảmxúc cá nhân, tăng cường thể lực. Điều quan trọng, cha mẹ và các con cần phải có một mục tiêu rõ ràng và cũng cần phải biết quản lý thời gian, không thể để ngày qua ngày, các dự kiến cứ trượt đi. Có những bạn mà mình biết Ở chiều hướng ngược lại, sau mộtnămhọcnhiềuáp lực, nếu tiếptụcchồngthêmáp lựchọc tập, bài vở sẽ khiến trẻ không có được hứng thú, thậm chí chánnản. Mùa hè, theo TS Nguyễn Thị Chính, cânbằngđược xem như điều cần thiết nhất. Thời điểm này lí tưởng để các con có thể được trải nghiệm được học tập những thứ khác mà thời gian trong năm học các rằng mùa hè, cả ngày nằm ngủ hoặc là chơi trò chơi điện tử rất lãng phí thời gian, TS NguyễnThị Chính chia sẻ. Còn theo TS chuyên gia tâm lý Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành Công, thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt và thế hệ trẻ ngày nay được tiếp cận với thông tin và công nghệ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn baogiờhết. Điềunày cónghĩa là con em chúng ta đang lớn lên trong một môi trường hoàn toàn khác biệt so với thế hệ trước. Theo TS Việt Anh, được nghỉ hè là quyền và nhu cầu chính đáng. Một năm học đã đủ dài, đủ căng thẳng, học trò xứng đáng được hưởng một kỳ nghỉ không bài tập, thi cử. Nhưng thậm chí hai từ này vụt mất trong suy nghĩ của không ít phụ huynh. Không ít người mặc định cứ hết học chính khóa thì học thêm, học hè và con cái của họ gắn chặt với các lớp hè tại các trường, tại các trung tâm… mà bất chấp chuyện “con muốn, con thích, con cần”. Cha mẹ hãy cho trẻ nghỉ hè và trải qua tuổi thơ đúng với ý nghĩa của nó. Chỉ cần duy trì nếp học của học sinh trong suốt mùa hè không chỉ giúp các con được củng cố kiến thức cơ bản mà còn giúp các con học cách sắp xếp thời gian học và chơi hợp lý. Phụhuynh không nên“ép”conhọc quá 30phút/ ngày mà cho con tự chọn thời gian học tập phù hợp để đạt hiệu quả tối đa. Hãy cho con vừa học vừa chơi để con hưởng thụ mùa hè một cách thoải mái nhất. n có ngày nghỉ Ảnhminhhọa. Thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt và thế hệ trẻ ngày nay được tiếp cận với thông tin và công nghệ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều này có nghĩa là con em chúng ta đang lớn lên trong một môi trường hoàn toàn khác biệt so với thế hệ trước. TS Vũ Việt Anh NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số378 - ThứNăm, ngày23/5/2024 “Đốt” sức khỏe để kiếm tiền Đã hai năm nay, Thu Hà, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chỉ về quê vào dịp lễ, Tết. Hè nămnay, cô bạn đến từ Vĩnh Phúc này dự định ở lại Hà Nội để làm thêm. Trước đây, Hà đăng ký làm thực tập sinh chomột số công ty đúng với chuyên ngành theo học. Còn lần này, Hà lựa chọn công việc hoàn toàn mới là nghiên cứu thị trường cho một thẩm mỹ viện. “Làm đẹp là một ngành hoàn toàn mới đối với tôi, nên kỳ nghỉ hè này làdịpđể tôi học hỏi và thử thách bản thân”, Hà chia sẻ về công việc mới và cho biết cô được giao mảng sáng tạo nội dung trênmạng xã hội. Cô gái 21 tuổi không hề đắn đo về việc lựa chọn ở lại HàNội hay vềquênghỉ hè, bởi công việc hè ngoài giúpHà có thêm thu nhập để đỡ đần gia đình, cô còn có cơhội bổ sung thêm kinh nghiệm làm việc và tạo dựng các mối quan hệ, chuẩnbị chohành trangbước ra cánh cổng nhà trường. Đặt chân vào lĩnh vực mới, Hà phải tìm hiểu thêm rất nhiều kiến thức lạ lẫm, chưa kể tới việc đảm đương nhiều đầu việc một lúc khiến cô rơi vào tình trạng thiếu ngủ. “Nhiều khi tôi chấp nhận chỉ ngủ 1-2 giờ đồng hồ một ngày, thậmchí có ngày không ngủ”, Hà chia sẻ. Chuẩn bị tốt nghiệp chuyên ngành Mỹ thuật truyền thông đa phương tiện, Trung Kiên cũng lựa chọn ở lại Hà Nội để tiếp tục công việc thiết kế cho một nhãn hàng thời trang còn đang dang dở. Được làm đúng chuyên ngành, chàng trai 22 tuổi này đã xácđịnhđây sẽ là côngviệc bản thân theo đuổi lâu dài, nghiêm túc. “Hè này, tôi ở lại để đảmbảo tiến độ công việc, trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm cho công việc tương lai”, Kiên nói. Cũng giống như hàng vạn sinh viên chọn Hà Nội làmnơi lập nghiệp, Hà và Kiên đều vấp phải nhiều khó khăn khi phải sống xa nhà. Thành phố hơn 8,5 triệu dân này đem tới cho hai người trẻ vô vàn cơ hội và thách thức. Ngay từ Áp lực đủ đường Chuyện sinh viên vượt khó đi làm thêm không phải điều gì mới lạ. Nhưng trước sự thay đổi của các quy định Nhà nước, cùng với đó là những va chạm, xungđột thế hệ tại nơi làm làm việc đang khiến nhiều bạn trẻ Gen Z cảm thấy vô cùng áp lực khi đi làm. Mới đây, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến dành một chương quy định về chính sách hỗ trợ việc làm thanh niên, trong đó có quy định về việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động (đủ 15 tuổi trở lên) được làm việc việc văn phòng, Hà cũng từng có thời gian làm việc tại một tiệm hoa với mức lương 30.000 đồng/giờ. Bất chấp những khó khăn và cámdỗ, nhiều người trẻ như Kiên và Hà khẳng định việc làm thêm giúp họ tạo lập tác phong chuyên nghiệp, học cách phân bổ quỹ thời gian và sớm tìm được đầu ra cho bản thân. “Được đi làm tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Dù có phải thức khuya dậy sớm, nắng nôi mưa gió hay bị giao việc không tên tôi vẫn làm. Mệt thì mệt nhưng rất vui bởi tôi thấy bản thân mình có giá trị và đang phát triển từng ngày”, Kiên chia sẻ. những năm đầu đại học, để trang trải chi phí sinh hoạt và ấp ủ ước mơ tự lập, nhiều người trẻ đã không ngần ngại lao ra đường xin việc. Họ miệt mài lao động, chấp nhận những công việc vất vả, bất kể ngày đêm. Nhiều lúc, để hoàn thành công việc, họ đã không tiếc sức khỏe, thức khuya dậy sớm, hứng chịu áp lực từ công ty với mức lương rất thấp. Với thunhập7 triệuđồng/ tháng, vốn là con số đáng mơ ước với nhiều bạn bè cùng trang lứa, Hà cho biết cô đã không cần nhận trợ cấp từ gia đình. Mỗi tháng, cô dành ra phân nửa số tiền để trang trải tiền nhà, tiền ăn và xăng xe. Trước khi được nhận công Cứ đến hè, sinh viên nhiều trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội lại đứng giữa hai lựa chọn: Về quê với gia đình hay ở lại làm thêm để trang trải cuộc sống? Về quê hay ở lại thành phố? DƯƠNG HIỂN Việc làmthời vụđang là xu thếdành cho sinhviênmuốn đi làmthêm. Ảnh: Thanhnien Côngviệc gia sưđược nhiều sinhviên lựa chọn làmthêm. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

Số378 - ThứNăm, ngày23/5/2024 nhưngkhôngquá20giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trongkỳnghỉ vàphải thực hiện quy định của pháp luật về lao động. Trách nhiệm quản lý làmviệc bán thời gian của học sinh, sinh viên thuộc về cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáodụcnghềnghiệpvà cơsở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Dự thảo này được lấy ý kiến từ giữa tháng 3/2024 và thuhút nhiều ý kiến trái chiều. Một số cho rằng các trường đại học chỉ nên kiểm soát điểm số, thay vì giám sát các công việc ngoài giờ của sinh viên. Nhiều người cho rằng đề xuất này tồn tại không ít bất cập bởi chỉ có chủ thể là sinh viênmới biết rõmình làmbao nhiêu giờ trong tuần. Việc xác định thời gian làm việc trong tuần cũng rất khó, nhất là khi sinh viên, học sinh thay đổi việc làm liên tục. Do vậy, công tácquản lý và tráchnhiệmcủa người sử dụng lao động càng trở nên khó khăn. Mức lương được chi trả cũng là một vấn đề nan giải đối với sinh viên khi đi làm thêm. TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Xã hội) khẳng định, rằng cần quy định rõ việc trả lương cho sinh viên khi làm thêm giờ thế nào cho phù hợp với khả năng cống hiến lao động và năng lực của các em. Với Thu Hà, cô ủng hộ quy định này về mặt nguyên tắc bởi nó giúp đảm bảo sinh viên có đủ thời gian học tập và nghỉ ngơi, tránh tình trạng quá tải dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe và kết quả học tập. Tuy nhiên, Hà cho rằng cần có sự linh hoạt trong việc áp dụng quy định này vì 20 giờ/ tuần có thể là đủ với một số sinh viên nhưng với những bạn cần kiếm thêmnhiều thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt hoặc có ý định học thêm kỹ năng thực tế thì 20 giờ/ tuần là hạn chế. Ngoài nguy cơ bị siết chặt giờ làm thêm, nhiều sinh viên Gen Z thường xuyên đối mặt với định kiến từ các thế hệ trước. Trên mạng xã hội, những bài đăng có nội dung nhận xét về Gen Z nơi công sở thường thu hút nhiều bình luận tiêu cực. Trong đó, nhiều người dùng gán cho Gen Z những từ như: “ham chơi”, “lười biếng”, “thiếu trách nhiệm”,“ít chịu khó”... Tuy nhiên, không nhiều người sẵn sàng lắng nghe và chấp nhận những quan điểm mới về cuộc sống và công việc của các bạn trẻ hiện nay. Đặc trưng nổi bật trong cách làm việc của Gen Z là sự chủ động, linh hoạt và thích ứng nhanh chóng với môi trường mới. Họ không ngại thử thách, sẵn sàng học hỏi những điều mới mẻ và luôn tìm kiếm những cơ hội để phát triển bản thân. Gen Z cũng đề cao sự tự do, độc lập và mong muốn được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo, nơi họ có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình. Với những đặc trưng này, các bạn trẻ này có thể mang đến nhiều ý tưởng mới mẻ, sáng tạo và hiệu quả cho công việc. Tuy nhiên, để Gen Z có cơ hội phát huy hết khả năng của mình, cần có sự thấu hiểu và tạo điều kiện phù hợp từ phía thế hệ trước. Hà và Kiên, hai sinh viên đại diện cho Gen Z, mong muốn được chia sẻ quan điểm của mình về việc học tập và làm việc. Họ tin rằng Gen Z có thể đóng góp tích cực cho xã hội, mong muốn được cống hiến sức trẻ của mình để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn và hơn hết họ giàu sự đồng cảm, chia sẻ với mọi người. “Hơn ai hết, tôi rất hiểu việc Gen Z gặp những khó khăn và định kiến khi đi kiếm việc làm. Nhưng không vì những lời nói đó mà tôi đánh mất sự tự tin và nhiệt huyết”, Hà khẳng định. Dựa vào những kinh nghiệm từ bản thân mình, Trung Kiên cho rằng các bạn trẻ cần xác định rõ mục tiêu của bản thân khi làm thêm. Từ đó tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành và khả năng, phúc lợi nhận được và đặc biệt chú ý vấn đề cân bằng giữa việc học, làm việc và nghỉ ngơi. Theo bà Lưu Thị Nam Hà, giảng viên Khoa đào tạo Ngôn ngữ và Văn Hóa Nga (Đại học Ngoại ngữ), làm thêm dịp hè là cơ hội để các bạn sinh viên trải nghiệm, nâng cao kiến thức. Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa với việc thời gian để các bạn gắn bó với gia đình sẽ bị hạn chế. “Tôi luôn khuyên các sinh viên phải tự đưa ra quyết định và tập cân bằng cuộc sống”, bà Hà cho biết.n GenZ tâmhuyết với nghềnghiệp củamình. Sinhviênđăngký tuyểndụng làmbán thời gian. Ảnh: Xuân Cường Một số sinh viên làmthêm vẽ trang trí tường cho trườnghọc. Hơn ai hết, tôi rất hiểu việc Gen Z gặp những khó khăn và định kiến khi đi kiếm việc làm. Nhưng không vì những lời nói đó mà tôi đánh mất sự tự tin và nhiệt huyết. Thu Hà NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==