Ngày Nay số 392

W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ SỐ392 (29/8/2024) TẠPCHÍ CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI UNESCO VIỆT NAM ORGAN OF VIET NAM NATIONAL FEDERATION OF ASSOCIATIONS FOR UNESCO Ảnh: LêThanh

Số392 - ThứNăm, ngày29/8/2024 Tết Độc lập - Nhớ sáu lần gặp Bác Hồ Những ngày đường phố rực rỡ cờ hoa, khắp phố phường nhộn nhịp không khí của ngày Tết Độc lập 2/9, ông Nguyễn Ngọc Bào (sinh năm 1934, trú tại xãVõngLa, huyện Đông Anh, Hà Nội), nguyên Chính ủy Trung đoàn 32, Sư đoàn 471, Đoàn 559, lại bồi hồi xúc động. Ông Bào chia sẻ: Những lần may mắn được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là niềm vinh dự, hạnh phúc mà còn là mảnh kí ức linh thiêng, mãi mãi không thể nào quên… Trong suốt cuộc đời mình, ông Bào vinh dự được gặp Bác Hồ sáu lần. Lần thứ nhất là vào cuối năm 1955, nhân sự kiện Tổng thống Ấn Độ sang thăm miền Bắc nước ta, ông Bào biết tin nên quyết chí đi bộ hàng chục cây số vào nội thành Hà Nội để được nhìn thấy Bác. Từ 3 giờ sáng, ông Bào đi bộ xuống bến đò Đại Độ, đi đò ngang sang bến Chèm rồi thẳng dọc đường đê bờ nam sông Hồng đến cầu Long Biên, rẽ xuống bốt Hàng Đậu. Ông tìm một chỗ ven đường Phan Đình Phùng để ngồi chờ đoàn xe có Bác Hồ và Tổng thống Ấn Độ đi qua. Mới 6 giờ sáng, dòng người các nơi đổ về và đã đứng ngồi chật hai bên đường. Khoảng 7 giờ sáng, mọi người bắt đầu hô vang “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”, “Bác Hồ muôn năm”… “Bác Hồ ngồi trên xe, vẫy tay chào mọi người. Bác mặc bộ kaki, khoẻ mạnh nhưng hơi gầy, đôi mắt sáng long lanh, chòm râu lơ thơ bay trước gió, miệng nở nụ cười. Ai cũng xúc động khi nhìn thấy thể thao cho người cao tuổi, cựu chiến binh địa phương, đi đầu trong công tác từ thiện…Ông Bào tự hào: “Dù trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng tôi luôn tự lực tự cường, tuyệt đối trung thành với lý tưởng Đảng, sự nghiệp cách mạng và lợi ích của nhân dân. Ở cương vị nào, tôi cũng luôn nỗ lực học tập, tự tu dưỡng nghiệp vụ, hăng hái, nhiệt tình, trách nhiệm, nhạy bén, sáng tạo, dámnghĩ dám làm, toàn thành xuất sắc nhiệm vụ và vinh dự được nhận nhiều huân chương, huy chương cao quý”. Nữ văn công được Bác tặng nhành ngọc lan Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng mỗi khi nhớ tới kỷ niệm được cùng Bác Hồ xem phim, được Bác tặng kẹo và hoa ngọc lan, bà Hoàng Thị Phương Vinh (nguyên cán bộ thuộc đoàn văn công Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dânViệt Nam) không khỏi bồi hồi, xúc động. Bà luôn khắc ghi trong tim và nỗ lực làm theo lời Bác dạy: “Các cháu cháu hãy chăm bón cây cho mau lớn để có chỗ vui chơi”. Rồi Bác dặn các cụ cao niên và dân làng: “Tôi tham gia trồng cây để tặng dân làng và các cụ. Mong các cụ để tâm chăm sóc cho xóm làng bốnmùa xanh tươi”... Ai cũng xúc động vì Bác luôn lo lắng cho thế hệ trẻ và người dân từ những việc làm nhỏ nhất”, ông Bào nói. Sáu lần được gặp Bác Hồ ở những hoàn cảnh và cảm xúc khác nhau nhưng hình ảnh Bác hiện lên trong tâmtrí ông Bào luôn là người cha ân cần, yêu thương, gần gũi và sẻ chia với tất cả mọi người. Những lời căn dặn của vị cha già kính yêu của dân tộc in sâu trong tâm trí, trở thành kim chỉ nam cho tư tưởng và lối sống của ông. Trở về từ chiến trường, hơn 30 năm qua, ông Bào luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của địa phương. Ông luôn tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình tri ân liệt sỹ, năng động tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục Bác”, ông Bào bồi hồi nhớ lại. Sau lần gặp đó, ông Bào được gặp Bác thêm 5 lần nữa. Lần nào, ấn tượng về Bác cũng là vị lãnh tụ giản dị, dễ gần và thương yêu nhân dân. Đó là lần thứ hai, giữa năm 1962, tại Quảng trường Ba Đình, ông cùng học viên Trường Trung ương Đoàn tham dự lễ mít tinh đón tiếp lãnh đạo nước bạn sang thămViệt Nam và được nghe Bác Hồ phát biểu. Lần thứ ba, Bác đến dự đón Tết Trung Thu do Đoàn Thanh niên Lao động Thủ đô Hà Nội tổ chức, ông được nghe Bác kể chuyện, dặn dò. Lần thứ tư, đầu năm 1963, ông lại được gặp Bác tại Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động Thủ đô Hà Nội. Lúc đó, ông là trưởng đoàn đại biểu của Huyện đoàn Thanh niên Đông Anh. Sau lễ khai mạc, Bác Hồ và đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã đến thăm Đại hội, dặn dò các đoàn viên thanh niên và chúc Đại hội thành công tốt đẹp. Cũng vào cuối năm 1963, tại Hội nghị cán bộ của Đoàn Thanh niên Lao động Thủ đô Hà Nội, ông Bào tiếp tục được gặp Bác và nghe lời dạy của Bác… “Ấn tượng nhất với tôi là lần gặp Bác Hồ vào năm1965.Đó là lầncuối cùng tôi được gặp Bác, được gần với Bác nhất và vinh dự tham gia Tết trồng cây cùng với Bác”, ông Bào xúc động. Lần đó, hưởng ứng Tết trồng cây do Bác Hồ phát động, Huyện đoàn Đông Anh, Hà Nội tổ chức lực lượng tập trung vào hai ngày 31/1 và 1/2/1965 để trồng cây hai bên đường gần khu vực đền Cổ Loa. Bảy giờ sáng ngày 1/2, khi ông cùng mọi người đang đôn đốc và động viên thanh niên khẩn trương trồng cây, có một chiếc xe dừng lại. Bác Hồ từ trên xe bước xuống khiến ông cùng mọi người vô cùng ngạc nhiên, vui sướng, xen lẫn xúc động, vì không ngờ Bác lại về trồng cây với lãnh đạo huyện và bà con nơi đây. Ngay lúc đó, những tiếng hô “Bác Hồ muôn năm!”, “Hồ Chủ tịch muôn năm!” vang khắp nơi. Ông Bào được cùng một số cán bộ huyện và chị em phụ nữ được đứng cạnh phục vụ Bác vun gốc và tưới nước. Lúc này, người dân trong làng Tiên Hội biết tin Bác Hồ về trồng cây ngay trước cửa làng mình nên đã chạy ra hưởng ứng. “Bác bảo: “Bác trồng cây này đểmai sau các cháu có bóng mát. Các HỒNG NHUNG Ngày Quốc khánh 2/9 là Tết Độc lập nhưng cũng là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đi xa. Trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, ngày Quốc khánh 2/9 luôn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt... Mỗi lần gặp Bác là một ÔngNguyễn Ngọc Bàominh mẫnkể lại sáu lầnđược gặp BácHồ. Những lần may mắn được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là niềm vinh dự, hạnh phúc mà còn là mảnh kí ức linh thiêng, mãi mãi không thể nào quên... Ông Nguyễn Ngọc Bào NGAYNAY.VN 2 TIÊUĐIỂM

Số392 - ThứNăm, ngày29/8/2024 cảm xúc khó quên phải làm thế nào cho xứng đáng là đoàn viên”. Trong không gian nhà riêng với đầy kỷ vật quân ngũ, bà Phương Vinh rưng rưng nước mắt khi ôn lại những kỷ niệm về Bác Hồ. Bà Vinh kể, bà là con gái cả trong gia đình có sáu chị em ở vùng quê chè Thanh Ba, Phú Thọ. Tuy bận học hành và công việc gia đình, nhưng bà vẫn nhiệt tình tham gia phong trào thanh thiếu niên, dạy bình dân học vụ, tham gia đội văn nghệ xã, làm thư ký của Uỷ ban Kháng chiến hành chính xã. Năm 1956, bà Phương Vinh nhập ngũ ở tuổi 17, đầu quân cho đoàn văn công Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Về đội văn công, bà được biên chế vào đội hát, sau đó chuyển sang làmdiễn viên múa. Buổi biểu diễn đầu tiên của bà PhươngVinh trước đông khán giả diễn ra ở Nhà hát Lớn. Đó cũng là đợt tổng duyệt để chuẩn bị đi công du ở các nước xã hội chủ nghĩa. Một năm sau, bà được đi cùngđoànđại biểu, biểudiễn ở một số nước Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Liên Xô và được dự Liên hoan Thanh niên Sinh viên thế giới lần thứ 6 ở Mạc Tư Khoa (Moscow ngày nay). Trên hành trình tàu liên vận, trong 6 tháng, đoàn nghệ thuật Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã mang văn hóa, bản sắc Việt Nam đi khắp các nước. Đoàn Việt Nam đi tới đâu nhận được sự ủng hộ đến đó. Thời điểm đoàn văn công diễn ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, bà đã có cơ hội được gặp Bác Hồ. Khi đó, các cán bộ ngồi xembộ phim “Chung một dòng sông”. Theo dòng ký ức của bà, khi ấy, Bác ân cần hỏi thăm từng người, nghe ông Vũ Kỳ giới thiệu xong, Bác khen: “Các cháu giỏi lắm”. Lời khen của Bác rất ngắn gọn nhưng ai cũng xúc động. Sau khi xem phim xong, về phòng khách, Bác mời hai cô văn công ăn kẹo. Bác hỏi: “Các cháu đã là đoàn viên chưa?” - bà Phương Vinh trả lời: “Chúng cháu là đoàn viên rồi ạ”. Bác nói: “Thế thì tốt, các cháu phải làm thế nào cho xứng đáng là đoàn viên nhé”. Lần nào cũng vậy, hễ có đồng bào, em nhỏ hay các tầng lớp nhân dân đến thăm, Người cũngđềutặng lạimột vàimón quà nhỏ đôi khi chỉ là cái kẹo, nhành hoa... Lần gặp hai cô văn công này cũng không ngoại lệ. Với bà Phương Vinh, lần được bác tặng hoa và kẹo này là một kỷ niệm khó phai, bởi Bác không chỉ quan tâm tới mình mà còn rất tinh tế gửi thêm một phần quà nữa khi biết cô văn công xinh đẹp đã có người thương. Chàng trai đó chính là Dũng sĩ Đồi xanh, Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Đại tá Đặng Đức Song. Có lẽ với bà Hoàng Thị Phương Vinh, nhành lan, chiếc kẹo Bác tặng không chỉ là món quà đơn thuần mà nó cònnhư lời nhắc nhở, sựđộng viên tinh thần để bà tiếp tục rèn luyện, cống hiến cho Tổ quốc. Ghi nhớ lời Bác dạy, đến năm 1989, sau khi về hưu, bà Vinh vẫn luôn là ngọn cờ đầu trong các phong trào trào thi đua tại địa phương, được người dân kính trọng, tin yêu và không ít lần được Thành phố, quận khen thưởng về những cống hiến, đóng góp củamình. n mừng Tổng thống Indonesia Sukarno sang thăm Việt Nam. Chiều hôm ấy, cấp trên đến giao nhiệm vụ đặc biệt cho hai nữ chiến sĩ nhưng không nói rõ, khiến hai người rất tòmò.Mãi tới khi vào trong Phủ Chủ tịch, gặp ông Vũ Kỳ (thư ký của Bác)mới biết .“Lúc đó tôi với chị Hồng vui sướng tột độ, ôm chầm lấy nhau vì không ngờ có được may mắn gặp riêng Bác như thế”, bà xúc động nói. Bác mặc quần áo miền Nam, đi đôi dép cao su. Đôi mắt sáng Bác vừa hiền từ vừa cương nghị. Bác gầy vì lo cho nước, cho dân. Hai bà đi hai bên Bác. Vì sợ trời mưa nên Tuấn Hồng cầm ô, còn bà Vinh cầm khăn để quàng cho Bác đỡ lạnh. Mấy Bác cháu và Hồ Chủ tịch cũng đang có chuyến thăm tới các nước xã hội chủ nghĩa. Lúc chụp ảnh, ai cũng cố chen vào để được đứng ngồi gần Bác. Thấy bà Phương Vinh nhỏ tuổi nhất đoàn lại chưa được đến gần Bác lần nào nên mấy anh trong đoàn đã nhường bà. “Đoàn chúng tôi đã nhiều lần gặp Bác ở trong nước, biểu diễn cho Bác xem, nhưng lần này đặc biệt nhất khi gặp Bác ở nước ngoài, hơn nữa tôi còn được đứng ngay cạnh Người”, bà Vinh tự hào kể. Lần thứ hai bà được gặp Bác Hồ đúng nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1959). Năm đó, bà Vinh cùng Tuấn Hồng - hai cô thiếu nữ của đoàn ca múa Tổng cục Chính trị có tiết mục biểu diễn chào BàHoàngThị PhươngVinh bênnhững bức ảnh, kỷ vật thời chiến. Ảnh: LêThắm Đoàn chúng tôi đã nhiều lần gặp Bác ở trong nước, biểu diễn cho Bác xem, nhưng lần này đặc biệt nhất khi gặp Bác ở nước ngoài, hơn nữa tôi còn được đứng ngay cạnh Người. Bà Phương Vinh NGAYNAY.VN 3 TIÊUĐIỂM

nhựa thông thường. Điều này giúp giảm rác thải hữu cơ thải ra môi trường, giảm thiểu khí nhà kính. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, Buyo Bioplastics cũng chú trọng sử dụngnăng lượng tái tạo, tái sử dụng nước. Buyo Bioplastics đặt mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường nhựa sinh học không chỉ tại Việt Nam, mà cả trên thế giới. Dấn thân khởi nghiệp vì môi trường Start-up nhựa sinh học Buyo Bioplastics đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tôn vinh tại Cuộc thi Tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia Techfest ViệtNamcuốinăm2023. Buyo Bioplastics vinh dự được đại diện Việt Nam tham gia các đấu trường khởi nghiệp quốc tế tại HànQuốc, Singapore… BuyoBioplastics là công ty startup nhựa sinh học 100% nguồn gốc tự nhiên với công nghệđộcquyềnsángchế. Sản phẩm có khả năng phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên và an toàn cho sức khỏe, có tính chất vượt trội và giảm thiểu phát thải carbon. Chị Đỗ Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Buyo chia sẻ, các sản phẩm của Buyo Bioplastics giữ được ưu thế của nhựa sinh học khi tận dụng nguồn rác hữu cơ dồi dào và phổ biến tại Việt Nam như bã hèm thu được sau quá trình sản xuất bia, hoặc một số loại bã khác trong ngành chế biến nông sản làm nguyên liệu đầu vào. Doanh nghiệp tuyển chọn các dòng vi khuẩn phân hủy, kết hợpbí quyết lênmen sinh học nhằm liên kết các loại sợi tự nhiên và polymer sinh học khác biệt với nhau thànhmột dạng vật liệu composite phù hợp với các ứng dụng cụ thể. Quy trình xử lý ép nhiệt, tạo khuôn, thổi màngmỏng... của Buyo Bioplastics đều không sử dụng hóa chất, giúp tạo ra các sản phẩm ít gánh nặng hơn cho môi trường. Đặc biệt, sản phẩm của Buyo Bioplastics có thể phân hủy sinh học hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên, không cần thiêu đốt, chỉ cần chôn lấp trong đất và sẽ phân hủy hoàn toàn sau khoảng 1 năm, thay vì khoảng 500 năm như Nhằm hướng tới mục tiêu phát thải bằng 0 (Net zero) của Việt Nam vào năm 2050, các doanh nghiệp “xanh” đã và đang đóng vai trò quan trọng, khởi nghiệp xanh vì vậy cũng nhận được nhiều sự quan tâm hơn các lĩnh vực khác. trao Giải thưởng Chương trình Đào tạo tiền ươm tạo của Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (Vietnam Climate Innovation Center - VCIC). Tại Triển lãm Công nghệ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, hệ thống xử lý nước MET cũng được Bộ Khoa học và Công nghệ trao giải Sáng kiến đổi mới trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Với ưu điểm không lõi lọc, không hóa chất và không điện năng, công nghệ MET (Mechanical Energy Technologies) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng sáng chế độc quyền, mang lại một hướng đi mới trong việc xử lý nước thải ở HUYỀN NGUYỄN Tương lai bền vững cùng startup “xanh” Cũng mang nhiều trăn trở với môi trường, thôi thúc phải chung tay thực hiện cam kết đưa phát thải ròng bằng “0”, kỹ sư Vũ Tiến Anh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ xử lý nước TA và các cộng sự đã nghiên cứu thành công công nghệ xử lý nước thải MET, sử dụng năng lượng cơ học tự sinh đầu tiên trên thế giới. Công nghệ MET là một trong ba dự án xuất sắc được Thủ tướngChínhphủ traogiải Nhất Cuộc thi Tìmkiếmtài năngkhởi nghiệpđổimới sáng tạoquốc gia choBUYOBioplastics về lĩnhvực nhựa sinhhọc. Hệ thống công nghệMET xử lý nước ônhiễm của Công ty TNHHCông nghệ xử lý nướcTA Công nghệ xử lý nướcMET có khả năng loại bỏ các thành phần tạp chất và khoáng chất nguy hại cho sức khỏe con người như Asen, phèn, sắt... đồng thời giữ lại các thành phần có lợi cho sức khỏe con người, xử lý triệt đểmột số khí độc nhưMetan, hydro sunphua, amoni... Kỹ sư Vũ Tiến Anh NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số392 - ThứNăm, ngày29/8/2024

hàng loạt tỉnh, thành phố trong cả nước. Bí quyết sống còn nằm ở sự… kiên trì Trên thực tế, môi trường xanh, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đã và đang trở thành xu hướng được ưu tiên đầu tư của các nhà đầu tư toàn cầu. Nhưng ngược lại, startup chú trọng đến vấn đề môi trường thường khó gọi vốn và không phát triển mạnh bằng các startup lĩnh vực khác. Anh Dương Anh, đồng sáng lập một công ty cung cấp sản phẩm nhựa sinh học cho biết, với một startup xanh, áp lực cạnh tranh với các “anh lớn” là phải luôn cung cấp một sản phẩmmới tốt hơn, đẹp hơn, rẻ hơn thì khách hàngmới lựa chọn. Do vậy, Airx Carbon chọn cách đầu tư vào công nghệ vì cho rằng khi đầu tư công nghệ đủ lớn, đủ sâu thì mới có thể tạo ra sản phẩm tốt hơn với chi phí cạnh tranh hơn. Ngoài ra điều quan trọng là phải biết khách hàng ở đâu. Ví dụ tại thị trường Việt Nam hay Đông NamÁ, các startup xanh sẽ khó sống hơn vì người tiêu dùng chưa sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm xanh. Nhưng ở thị trường các nước phát triển thì ngược lại. Các sản phẩm xanh trên thị trường thường vướng “rối”ở giá cả và thói quen của người tiêu dùng. Do vậy, theo anh Dương Anh, mấu chốt để startup có thể tồn tại nằm ở sự kiên trì. “Kiên trì đổi mới công nghệ sản xuất để có sản phẩm tốt hơn, giá thành rẻ hơn. Kiên trì lắng nghe khách hàng, truyền đạt thông điệp tốt về sản phẩm. Kiên trì duy trì doanh nghiệp không rơi vào tình trạng nản chí”. Theo “Khảo sát các nhà đầu tư toàn cầu” của công ty kiểm toán PwC, hơn 75% nhà đầu tư khẳng định cân nhắc về tiềm năng hoặc ra quyết định đầu tư cho các doanh nghiệp tập trung vào tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Báo cáo cũng chỉ ra rằng startup xanh đang là trọng tâm, xu hướng được ưu tiên đầu tư của các nhà đầu tư toàn cầu. Đồng nghĩa với việc, trong thời gian sắp tới, các dự án và doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chuẩn ESG sẽ rất khó để tiếp cận nguồn vốn. Dù chưa có thống kê chính xác nhưng theo Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững, dòng vốn đổ vào start-up xanh tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh. So với start-up lĩnh vực khác, start-up xanh có lợi thế tiếp cận các nguồn tài trợ bền vững từ các chính phủ, quỹ phát triển, đại sứ quán, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ lẫn các chương trình trách nhiệm xã hội của DN, tập đoàn... Chị Hồng Hạnh, nhà sáng lập Buyo khẳng định, nhờ tiếp thu những kỹ năng chào hàng đầu tư (pitching), lập kế hoạch kinh doanh và phân tích độ phù hợp của sản phẩm với thị trường từ quỹ đầu tư, công ty đã có sự chuyển mình và phát triển nhanh chóng. n đó dòng nước được bơm đẩy lên một bể cấp, từ đó chảy xuống thiết bị xử lý với tốc độ điều hòa. Sau khi xử lý xong, nguồn nước sẽ được đưa ra ngoài bể chứa và đi ra ngoài môi trường. Công nghệ xử lý nước MET có khả năng loại bỏ các thành phần tạp chất và khoáng chất nguy hại cho sức khỏe con người như Asen, phèn, sắt… đồng thời giữ lại các thành phần có lợi cho sức khỏe con người, xử lý triệt để một số khí độc như Metan, hydro sunphua, amoni…”, anhTiến Anh cho biết. Đến nay, công nghệ xử lý nước MET đã thực sự đi vào cuộc sống khi được lắp đặt từ hộ gia đình, khu dân cư đến khu công nghiệp và Việt Nam. Theo anh Vũ Tiến Anh, bản thân anh nhận thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước ngày càng phức tạp, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa và vùng cao, trong khi nhu cầu nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp ngày càng lớn nhưng quy trình xử lý nước thải hiện tại ở Việt Nam lại chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng và giá thành. “Công nghệ xử lý nước MET xử lý được nguồn nước giếng khoan, nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy công nghiệp, nước thải bệnh viện, nước ao hồ... Nước thải từ nhiều nguồn sau khi qua bể gom sẽ được lọc bớt các loại lá cây, dị vật, mùn đất… sau Kỹ sưVũTiếnAnh, chủnhân côngnghệ xử lý nước thải MET. Sảnphẩm thân thiện môi trường củaBuyo Bioplastics. Kiên trì đổi mới công nghệ sản xuất để có sản phẩm tốt hơn, giá thành rẻ hơn. Kiên trì lắng nghe khách hàng, truyền đạt thông điệp tốt về sản phẩm. Kiên trì duy trì doanh nghiệp không rơi vào tình trạng nản chí. NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số392 - ThứNăm, ngày29/8/2024

Số392 - ThứNăm, ngày29/8/2024 Nồng độ bụi mịn mỗi năm một cao Từ tháng 11/2023 đến nay, nhiều khu vực ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc thường xuyên chìm trong bầu không khí trắng đục, mịt mù của sương và khói bụi. Dữ liệu quan trắc cho thấy, chất lượng không khí Hà Nội đo được trên các ứng dụng quan trắc liên tục xuất hiện chỉ số AQI cao với các màu da cam (CLKK kém), đỏ (CLKK xấu), thậm chí là tím (CLKK ở mức rất xấu) và nâu (CLKK nguy hại). Đáng nói, ở một số thời điểm, Hà Nội còn bị xếp là thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo chỉ số AQI. Bàn về tình trạng ô nhiễm này, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, trưởng Ban Khoa học công nghệ, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Ngày Nay. Theo nhận định của ông, chính sách vĩ mô của Việt Nam về quản lý chất lượng không khí là“rất tốt, rất đúng”, đã góp phần ngăn chặn suy thoái chất lượng không khí và tạo ra được những tác động rõ rệt. “Ngay từ năm 2001, Việt Nam đã cấm lưu thông, tiêu thụ các sản phẩm xăng pha chì trên thị trường dưới mọi hình thức, trong khi cùng thời điểm đó, các nước trong khu vực vẫn chưa thể thực hiện cố định và liên tục của Việt Nam còn tương đối ít, đồng thời phânbốkhôngđều. Điều này khiến cho việc xác định được vùng ô nhiễm, mức ô nhiễm, thời gian ô nhiễm, của chúng ta còn gặp nhiều hạn chế, kéo theo đó là các tác động của tình trạng ô nhiễm chúng ta cũng chưa thực sự nắm rõ”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho biết. Tuy chưa cóđầy đủ số liệu để đánh giá rõ ràng nhưng ô nhiễmbụi mịn vẫn tiếp tục là vấn đề nổi cộm, đáng lo ngại tại HàNội cũngnhư các đô thị lớn. Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2021, tại Hà Nội, Thành phố Tuy nhiên, GS.TS Hoàng Xuân Cơ cũng chỉ ra rằngmột số vấn đề cốt lõi của công tác quản lý chất lượng không khí hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Việt Nam chưa có cơ chế hay cơ quan phụ trách quản lý chất lượng không khí rõ ràng. Công tác quản lý chất lượng không khí cũng chưa được đầu tư nhiều và còn gặp rất nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn ngân sách, một phần do quá trình nghiệm thu, đánh giá hiệu quả dự án tương đối khó khăn. “Trên thực tế, hệ thống quan trắc có chất lượng cao, các trạm quan trắc tự động, quy định này. Chúng ta cũng đã triển khai di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đông dân cư, có thể kể đến như ở khu công nghiệp “Cao - Xà – Lá” trước đây tại Hà Nội. Ngoài ra, chúng ta cũng có quy định không cho phép xây dựng nhà máy phát thải nhiều chất ô nhiễm không khí, như nhà máy điện hay nhà máy xi măng, thép ở xung quanh các thành phố lớn. Đồng thời, có quy định chất lượngxe lưuhànhvới các tiêu chuẩn ngày một cao. Hệ thống giao thông công cộng củaViệt Namcũngđangđược đẩymạnh xây dựng, dần tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế. Nhìn chung, những chính sách ấy đã tạo ra được tác động rất lớn đến công tác quản lý chất lượng không khí”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ khẳng định. PHẠMBÍCH NGỌC Theo quy luật thời gian, vào các tháng cuối năm, khi tốc độ gió ở mức thấp, thậm chí xuất hiện lặng gió làm cho chất ô nhiễm khó lan truyền, khuếch tán ra xa và lên cao nên chất lượng không khí ở một số thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội bị suy giảm, xuất hiện nhiều ngày, nhiều đợt ô nhiễm. Năm nay, khi Hà Nội đang trải qua những ngày giữa tháng Tám, tình trạng ô nhiễm không khí đã bắt đầu xuất hiện… Bầu trời Thủ đô tiếp tục chìm Khói bụi bao trùmThủđôHàNội. Hệ thống trạmquan trắc khí tựđộng. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ

Số392 - ThứNăm, ngày29/8/2024 UBNDthànhphốHàNội vừaban hànhKếhoạchQuản lý chất lượng môi trườngkhôngkhí thànhphốHà Nội đếnnăm2030, địnhhướngđến năm2050. “Chuyển đổi năng lượng, xu thế chung của toàn cầu, cũng nên được nhắc tới trong câu chuyện này. Chuyển đổi năng lượng lượng từ việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng tái tạo là giải pháp hiệu quả trong việc giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời giúp cải thiện chất lượng không khí. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta có lợi thế tốt trong tiến trình chuyển đổi năng lượng”, ông Cơ nói. Ông Cơ cũng chỉ rõ một vài khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải trong tiến trình chuyển đổi, khi những nguồn năng lượng này thường thay đổi theo thời gian và chịu tác động của ngoại cảnh. “Năng lượngmặt trời thì sẽ phải phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, có ngày nắng ngày mưa, năng lượng gió thì có lúc gió mạnh có lúc gió yếu. Chính vì vậy, nguồn năng lượng này không hoàn toàn đảm bảo được tính ổn định và giá thành sản xuất điện từ năng lượng còn tương đối cao. Dù vậy, tôi tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua những thách thức trên, từng bước chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo một cách bền vững”, vị chuyên gia này chia sẻ. n trong khói bụi Chỉ số chất lượngkhông khí ởTP.HCM nhiều thời điểmvượt ngưỡng. Một người nôngdânđangđốt rơmrạở cánhđồng sau thuhoạch. Đốt rơmrạ làmột trongnhữngnguyênnhângây ônhiễmkhôngkhí. Hồ Chí Minh và một số đô thị phát triển côngnghiệp, giá trị trung bình năm của thông số bụi PM 2,5 ở các trạm quan trắc tự động, liên tục ghi nhận vượt ngưỡng của QCVN 05:2013/BTNMT từ hai đến ba lần. Hạn chế trong công tác kiểm kê khí thải Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ, chất lượng không khí phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, là lượng các chất thải ra từ các hoạt động của con người. Thứ hai, là các chất ô nhiễm thứ cấp do quá trình khí quyển tạo ra, lan truyền theo dòng không khí, hay còn gọi là khuyếch tán rối. Đơn cử như, chất ozon gần mặt đất được tạo ra từ quá trình quanghoá, haybụi PM2,5 thứ cấp hình thành trong một số điều kiện thời tiết nhất định. Ông cho rằng, để đánh giá chất lượng không khí tại một đô thị, một địa phương, việc mở rộng nghiên cứu phát thải các chất ô nhiễm không khí của các tỉnh, thành phố lân cận, thậmchí từ nước ngoài là vô cùng cần thiết. “Ngay từ việc xác định nguồn ô nhiễmkhông khí đã rất khó khăn, vậy nên song song với đó chúng ta cần phải có hệ thống quản lý và các giải pháp xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải làm công tác kiểm kê khí thải, qua đó trả lời được hai câu hỏi: Nguồn phát thải từ đâu? Mức độ nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), ô nhiễm không khí do bụi PM2,5 lamgia tang ganh nạng bẹnh tạt lien quan đên nhạp viẹn do hai nhom bẹnh ho hâp va bẹnh tim mach. Ước tính trung binh mỗi nam co khoang 1,2% số ca nhập viện liên quan đến bệnh tim mạch và khoảng 2,4% số ca nhập viện liên quan đến nhóm bệnh ho hâp trong tổng số ca nhập viện tại Hà Nội. Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Việt Nam cần thực hiện bốn giải pháp trọng tâm nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí. Một là xây dựng chiến lược rõ ràng trong công tác quản lý chất lượng không khí, đề ra được mục tiêu cụ thể và kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, là thiết lập cơ chế hệ thống quản lý chất lượng không khí với trách nhiệm của các đơn vị cụ thể. Hai là tăng cường nguồn lực đầu tư cho quản lý chất lượng không khí. Ba là đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao, có khả năng tiếp cận và xử lý số liệu thu thập được về môi trường không khí. Một giải pháp nữa không kém phần quan trọng là thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này. phát thải là bao nhiêu?” - Ông Cơ cho rằng công tác kiểm kê khí thải chính là tiền đề đểViệt Nam triển khai xây dựng được cơ sở dữ liệu phát thải với số liệu cập nhật liên tục. Từ đó, hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ cho phép những dữ liệu ấy được lưu trữ, xử lý và được sử dụng khi cần thiết, đặc biệt là cho hoạt động đánh giá và nghiên cứu khoa học. Từng bước thay đổi, bắt đầu từ tiết kiệm năng lượng Ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là ô nhiễm do bụi mịn, đang trở thành một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ người dân. Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng & Đại học Công GS.TSHoàngXuânCơ. NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ

Số392 - ThứNăm, ngày29/8/2024 Điệnhóagiaothôngcôngcộngkhôngchỉ làmột giải phápkỹ thuậtđểgiảmthiểuônhiễmmôi trườngmàcòn làmột chiến lượcphát triểntoàn diện, giúpHàNội hướngtớimục tiêutrởthànhmột đôthị xanh, thôngminhvàbềnvững. Không thể dựa mãi vào nhiên liệu hóa thạch! Theo số liệu từ Trung tâm Quan trắc Môi trường Hà Nội, giao thông là nguồn phát thải chính, đóng góp tới 70% tổng lượng khí thải gây ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí tại Thủ đô đã trở thành vấnđềnhứcnhối, với nồngđộ bụi mịn PM2.5 thường xuyên vượt ngưỡng an toàn của Tổ chứcY tếThế giới (WHO). Bụi mịn PM2.5 là loại hạt nhỏ có thể xâm nhập sâu vào phổi và máu, gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch và ung thư. Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển Bền vững, mỗi năm có hàng nghìn người tử vong tạiViệtNamdocácbệnh liên quan đến ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống củangười dân, làmgiảm sức hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư. THIÊN SƠN Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội được giới chuyên môn xác định là hệ quả của sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cá nhân. Hơn 5 triệu xe máy và gần 800 nghìn ô tô đang lưu thông hàng ngày tại thành phố, phần lớn trong số đó sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đây là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí và các vấn đề sức khỏe cộng đồng. TS. Nguyễn Đình Thạo, giảng viên Trường Đại học Giao thông vận tải cho biết, theo tính toán mỗi 1km của phương tiện ô tô con chạy sẽ phát thải 250 - 252g khí thải CO2 ra môi trường. Như vậy, một năm lượng phát thải của một xe ô tô loại này là 3 tấn CO2. Việc sử dụng phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch không chỉ gây phát thải CO2, một loại khí nhà kính chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu, mà còn phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm khác như NOx, SO2, và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Những chất này góp phần làm tăng hiện tượng mưa axit, suy giảm chất lượng không khí, nguồn nước… ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Trước tình hình đó, việc “điện hóa” giao thông công cộng đã được xác định là một trong những giải pháp chiến lược nhằm giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng sống cho người dân. Nhiều chuyên gia từng lên tiếng cho rằng Hà Nội không thể mãi dựa vào các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Điện hóa giao thông công cộng là xu thế tất yếu, thống tàu điện đô thị của Hà Nội cũng đang được đẩy mạnh với mục tiêu giảm tải áp lực giao thông và ô nhiễm môi trường. Hiện tại, tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông đã đi vào hoạt động từ năm 2021, với chiều dài 13km, kết nối các quận phía tây với trung tâm thành phố. Tuyến tàu này đã giúp giảmđáng kể lượng phương tiện cá nhân lưu thông trên đường, đặc biệt là trong giờ cao điểm, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí. Mới đây, tuyến đường sắt thứ hai của Hà Nội, tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đã được đưa vào khai thác thương mại. TS. Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Hanoi Metro cho biết: “Trong 15 ngày miễn phí vừa qua, đoạn tuyến Nhổn - Cầu Giấy đã đón hơn 743.000 lượt khách đi trải nghiệm. Ngày đạt kỷ lục đã vận chuyển 100.515 hành khách”. Đối với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có 20% hành khách có ô tô nhưng bỏ ô tô vừa giảm phát thải khí nhà kính, vừa cải thiện sức khỏe cộng đồng. Giao thông xanh Trong thực tế, giao thông công cộng tại Hà Nội đang trải qua một cuộc cách mạng xanh. Từ năm 2022, VinBus - một dự án xe buýt điện của Tập đoàn Vingroup - đã chính thức được triển khai, đưa Hà Nội trở thành một trong những thành phố tiên phong trong việc ứng dụng xe buýt điện tại Việt Nam. Các tuyến xe buýt điện không chỉ vận hành êm ái, giảm tiếng ồn, mà còn hoàn toàn không phát thải khí CO2, SO2, và các chất gây ô nhiễm khác. Song song với sự phát triển của xe buýt điện, hệ Với dân số hơn 8 triệu người và hệ thống giao thông ngày càng phức tạp, việc “điện hóa” giao thông công cộng tại Hà Nội đã nổi lên nhưmột giải pháp cấp thiết nhằm giảm thiểu phát thải và ô nhiễmmôi trường, hướng đếnmột tương lai bền vững hơn cho thành phố. Cứumôi trường bằng cách “điện Tương lai điệnhóa củagiao thông công cộngThủđô. Ônhiễmtừ giao thông tiềmẩnnguy cơ với sức khỏe củangười dân. NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số392 - ThứNăm, ngày29/8/2024 để đi tàu điện. Từ những số liệu này cho thấy sự quan tâm của người dân đối với loại hình phương tiện xanh. Ngoài tuyến Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Ga Hà Nội, thành phố đang xây dựng và đưa vào quy hoạch các tuyến khác như tuyến Metro số 2A Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo… Hệ thống metro khi hoàn thành sẽ tạo ra một mạng lưới giao thông công cộng hiệu quả, giúp giảm thiểu tình trạng kẹt xe, tiết kiệm năng lượng, và giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Lý giải thêm về đóng góp của của việc điện hóa hệ thống giao thông công cộng, TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường chia sẻ: “Tiến đến đưa phát thải về 0, chúng ta có Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải chuyển đổi sang phương tiện xanh”, TS. Hoàng Dương Tùng cho biết. Thách thức và giải pháp Mặc dù việc điện hóa giao thông công cộng mang lại nhiều lợi ích, nhưng để thực hiện thành công nhưng giới chuyên gia cho rằng việc chuyển đổi này sẽ mang đến nhiều thách thức. Thứ nhất, chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống xe điện và hạ tầng trạm sạc rất lớn. Để xây dựng một mạng lưới trạm sạc phủ khắp thành phố, Hà Nội cần khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải thể hiệnquyết tâmcủaChínhphủ đối với mục tiêu này”. Để thực hiện được mục tiêu trên, việc kiểm soát khí thải phương tiện giao thông rất quan trọng. Ngoài xe máy, ô tô, cần nhận thấy một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là xe tải. Như vậy, cũng phải chuyển đổi loại hình này thành phương tiện xanh. “Một trong những điểm mới của Luật Thủ đô sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua là vùng phát thải thấp. Nay mai sẽ có những vùng phát thải thấp, đây là cái rất hay, cần phải tuyên truyền nhiều hơn nữa. Dù có hạn chế một số tự do nhất định của người dân, người kinh doanh vận tải nhưng là cần thiết. Luật Thủ đô sửa đổi thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Hà Nội nhưng cũng cần sự đồng hành của người dân toàn Thủ đô để hiện thực hóa quyết tâm đó. Ngay đến cả xe thu gom rác, tôi cho rằng Hà Nội cũng cần huy động nguồn vốn lớn và có sự hợp tác chặt chẽ từ khu vực tư nhân. Tiếp theo, sự chuyển đổi hành vi của người dân là một yếu tố quan trọng. Hiện nay, phần lớn người dân vẫn quen với việc sử dụng xe máy và ô tô cá nhân vì tính tiện lợi và nhanh chóng. Do đó, chính quyền cần đưa ra các chính sách khuyến khích sử dụng giao thông công cộng, đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ để thu hút người dân. Bên cạnh đó, việc đảm bảo nguồn cung điện ổn định và thân thiện với môi trường cũng là một thách thức không nhỏ. Bởi nếu nguồn điện sử dụng cho xe điện vẫn đến từ than đá hoặc các nguồn năng lượng hóa thạch khác, thì việc “điện hóa” giao thông cũng chỉ là chuyển dịch vấn đề từ nơi này sang nơi khác. Điều quan trọng là cần phải kết hợp phát triển năng lượng tái tạo, chẳng hạn như điện mặt trời, điện gió, để đảm bảo nguồn cung bền vững cho hệ thống giao thông điện hóa. Để vượt qua những thách thức kể trên, Hà Nội đã có kế hoạch chi tiết cho lộ trình điện hóa giao thông đến năm 2030. Theo đó, thành phố sẽ tiếp tụcmở rộngmạng lưới xe buýt điện, đồng thời triểnkhai các chính sách hỗ trợ về tài chính, thuế, và quy hoạch đô thị để khuyến khích phát triển hạ tầng sạc điện. Chínhquyền cũng đang đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, như GIZ, để học hỏi kinh nghiệm và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Một giải pháp khác cũng đang được cân nhắc là áp dụng các biện pháp khuyến khích tài chính và hành chính. Cụ thể, việc miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng sạc điện, hoặc trợ giá cho người dân mua xe điện có thể giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi. Ngoài ra, các biện pháp hạn chế xe cá nhân, như tăng phí đỗ xe hoặc cấm xe xăng vào một số khu vực trung tâm, cũng có thể là đòn bẩy để khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng điện hóa. Bên cạnh đó, giáo dục và truyền thông là yếu tố không thể thiếu. Thành phố cần tăng cường các chiến dịch truyền thông về lợi ích của giao thông điện hóa, đồng thời tổ chức các hoạt động cộng đồng để người dân có cơ hội trải nghiệm trực tiếp phương tiện giao thông điện. Qua đó, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng phương tiện của cộng đồng. n hóa” giao thông công cộng Xebus điệnđã trởnênquen thuộc với người HàNội. Mạng lưới giao thôngnội đô đangdầnđược “thaymáu”. NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số392 - ThứNăm, ngày29/8/2024 Khủng hoảng khí hậu, khủng hoảng kế hoạch du lịch Giống như nhiều người dân Paris, Mathilde Martin thường “trốn” về quê ở miền Nam nước Pháp vào kỳ nghỉ mùa hè. Đó là nơi cô lớn lên và cũng là nơi bốmẹ cô đang sinh sống. Nhưng 3 năm trở lại đây, sự xuất hiện của những đợt nắng nóng gay gắt đã khiến cô phải thay đổi kế hoạch. “Nhiệt độ tăng cao đã làm đảo lộn mọi thứ. Mùa hè chúng tôi đã ở gần Perpignan và phải chịu cái nóng như thiêu đốt. Quãng thời gian đó chẳng có gì thú vị, nhiều lúc tôi cảm thấy khó thở. Cha mẹ tôi sống ở Nice, lúc nào cũng bày tỏ sự lo lắng, sốt ruột khi khu vực chúng tôi bị hạn hán suốt nhiều tháng liền”, Martin chia sẻ. Kể từ đó, cô chọn đi tàu đến nơi mát mẻ hơn trong mùa hè nóng nực. Năm nay Martin sẽ tận hưởng kỳ nghỉ của mình tại bờ biển phía Nam nước Anh, cô dự định sẽ dành thời gian vào mùa xuân hoặc mùa thu để về thăm gia đình mình. “Khi đó trời không nóng lắm, đôi khi biển vẫn ấm. Khu vực này đang phải hứng chịu biến đổi khí hậu và hạn hán lan rộng”, Martin nói. Khi những đợt nắng nóng thiêu đốt ngày càng gia tăng và tần suất cháy rừng cũng tăng mạnh, Martin là một trong rất nhiều du khách châu Âu buộc phải thay đổi kế hoạch cho các kỳ nghỉ của gia đình. Theo một cuộc khảo sátmới đây củaỦybanDu lịch châu Âu (ETC), 76% du khách châu Âu đang điều chỉnh kế hoạch du lịch của họ để phù hợp với khủng hoảng khí hậu. Nhưng bên cạnh những dấu hiệu về sự bắt đầu của một sự thay đổi, báo cáo của ETC thăm dò ý kiến người dân từ Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Ý, Bỉ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Ba Lan và Áo cho thấy tháng Bảy và tháng Tám là thời điểm người dân đi du lịch nhiều nhất. Trong đó, Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Hy Lạp vẫn là những điểm đến hàng đầu được lựa chọn. Một số công ty du lịch cũng thông tindu kháchngày càng quan tâm đến với các điểm đến có khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Laura Greenman, Giám đốc điều hành Magnet NorthTravel,một công ty điều hành tour du lịch chuyên về các kỳ nghỉ ởnhữngnơi có khí hậumát mẻ cho biết, nhu cầu đến nơi mát mẻ của khách hàng ở Vương quốc Anh và Ireland đã tăng gấp đôi trong mùahènăm2024 (so với năm ngoái). Greenman cho biết: “Gần như tất cả các khách hàng đều nêu lý do chọn Scandinavia là nơi mát mẻ hơn các nước châu Âu khác trongmùa hè”. Eduardo Santander, Giám đốc điều hành của Ủy ban Du lịch châu Âu cho biết, thời tiết ổn định, hài hòa là yếu tố quan trọng cho hoạt động du lịch.“Gầnđây chúng tôi đã bắt đầu khảo sát du khách châu Âu về cách họ điều chỉnh kế hoạch của mình để ứng phó với thời tiết. Phát hiện của chúng tôi cho thấy khách du lịch ngày càng nhận thức được các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Trong tương lai, chúng tôi dự đoán rằng các kiểu thời tiết thay đổi sẽ làm Stephen Brown, 38 tuổi, đã đổi kế hoạch đi thămvùng biển Địa Trung Hải lấp lánh sang cao nguyên Scotland. “Chúng tôi sống trong một căn hộ ở tầng áp mái nên rất nóng và khó thở. Lối thoát của tôi là đi về phía Bắc có không khí mát lành”, Brown khẳng định. Bên cạnh hoạt động thể dục thường ngày là đi bộ đườngdài, chèo thuyền kayak và đạp xe, Brown thường đến thăm những khu du lịch có sáng kiến phục bảo tồn, phục hồi thiên nhiên. Đồng tình với xu hướng này, nhà điều hành tour du lịch nhóm nhỏ Intrepid Travel đã báo cáo, ghi nhận lượng đặt chỗ cho các điểm đến ở Scandinavia tăng 40% so với năm ngoái đối với các khách hàng ở Vương quốc Anh. Tính đến năm ngoái, khi nhiệt độ lên ngưỡng cao đến mức nguy hiểm, công ty này đã không tổ chức các chuyến đi bộ đường dài ở Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Bồ Đào Nha trong tháng Bảy và tháng Tám. Những đợt nắng nóng khắc nghiệt, kéo dài và lan rộng khắp châu Âu đã khiến thói quen du lịch của người dân phải thay đổi. “Sóng nhiệt” làm thay đổi PHƯƠNG LY (dịch và tổng hợp) Với nhiệt độ trungbìnhvàomùađông xuống thấp tới 1độC, nhiệt độmùahè trongkhoảng15 - 17độ thực sự là“rất nóng”ởEdinburgh. Đếnvới Osloở NaUyđể tận hưởng làngió vịnhhẹp. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

Số392 - ThứNăm, ngày29/8/2024 xu hướng du lịch ở châu Âu nóng hơn thực tế. Ở một số thành phố châu Âu, bao gồm Paris và London, máy điều hòa không được trang bị sẵn, vì vậy hãy kiểm tra khách sạn có điều hòa không trước khi đặt phòng hoặc đặt phương tiện đi lại... Cũng theo Ủy ban Du lịch châu Âu, mất nước và say nắng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều người phải nhập viện trong các đợt nắng nóng, điều này có thể ngăn ngừa được bằng cách bổ sung đủ nước và hạn chế uống rượu. Trongbữa ăn, hãy cânnhắc ăn các loại thực phẩm như dưa, dưa chuột và cần tây vì nó có thể giúp duy trì lượng nước suốt cả ngày. Mặc quần áo nhẹ, rộng rãi, sáng màu khi di chuyển ngoài trời. Mang theo chai nước bênmình và dù che nắng, quạt cầm tay để chống lại thời tiết khắc nghiệt. Hãy cân nhắc dành thời gian ngủ trưa để cơ thể được nghỉ ngơi. Cuối cùng, ngay cả khi đã thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa thích hợp, việc đi du lịch trong đợt nắng nóng vẫn có thể gặp khó khăn, vì vậy, du khách nên đặt tour du lịch linh hoạt và mua bảo hiểm du lịch “hủy vì bất kỳ lý do gì” để có tùy chọn hoãn chuyến đi đến lúc nào thời điểmmát mẻ hơn. n Với nhiệt độởmức 20độ, thủđô củaĐanMạch lànơi lý tưởngđể trốn tránhnhữngngày nắngnóng. Hònđảo Skye xa xôi nhất phíaBắc của Scotland là la liệt các rãnh sâu, vách cao dốc đứng trùng điệpnhưmê cung cũng là một lựa chọn không tồi cho mùahè. Kháchdu lịchđang thamquanmột địađiểmngắmcảnhbêndưới tàn tích cổđại Acropolis trong thời tiết nhiệt độ caoởAthens, Hy Lạp. ảnh hưởng đến dòng du lịch theo mùa ở châu Âu. Các điểm đến mát mẻ sẽ trở nên phổ biến hơn vào mùa hè, còn khu vực Nam Âu sẽ được người dân ghé thămvàomùa xuân vàmùa thu”. Giữ sức khỏe một cách thông minh Khí hậu ngột ngạt có thể ảnh hưởng đến hàng triệu du khách và tàn phá các kỳ nghỉ tại một số điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới. Nhiều trường hợp khách du lịch tử vong liên quan đến nhiệt độ đãđượcbáocáoởHyLạpvàẢ Rập Saudi vào tháng Sáu vừa qua saukhi nhiệt độởkhuvực Trung Đông và Aegean ngày càng trở nên khắc nghiệt. Ngay cả những người đã đặt chuyến đi ở những nơi cómát mẻ hơn cũng có thể không tránh khỏi cái nóng mùa hè do diễn biến thời tiết ngày càng khó dự đoán. Ủy ban Du lịch châu Âu đã đưa ra nhiều khuyến cáo để du khách giữ sức khỏe khi di chuyển qua vùng nhiệt độ cao. Trước tiên, du khách nên kiểm tra thời tiết của khu vực sắp đến qua các nguồn thông tin chính thống. Nếu dự báo sẽ có một đợt nắng nóng tại điểm đến, hãy kiểm tra các trang web của Chính phủ trước khi bắt đầu chuyến đi. Khi xuất hiện nắng nóng bất thường, các địa phương thường đưa ra khuyến cáo vềnhiệt độ, cảnhbáongười dân ở trong nhà và cung cấp các nguồn lực để giúp du khách đượcmát mẻ hơn. Các điểm du lịch cũng luôn cung cấp thông tin cập nhật quan trọng về thời tiết tại các điểm tham quan, bao gồm cả lịch đóng cửa để đề phòng nhiệt độ cao. Theo đó, một số thành phố đang phải vật lộn với nắng nóng gay gắt như Los Angeles, Miami, Athens và Melbourne, các địa phương đã giao cho cơ quan quản lý nhiệt độ chuẩn bị đối phó với các đợt nắng nóng, ứng phó khẩn cấp. Việc ở ngoài trời trong thời gian dài khi mặt trời lên đến đỉnh điểm có thể khiến nhiều người có nguy cơ kiệt sức vì nóng. Ngay cả khi nhiệt độ không quá cao, nhiệt độ hoặc độ ẩm quá khô có thể khiếnmôi trường có cảmgiác Các điểm đến mát mẻ sẽ trở nên phổ biến hơn vào mùa hè, còn khu vực Nam Âu sẽ được người dân ghé thăm vào mùa xuân và mùa thu. Eduardo Santander NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==