Ngày Nay số 393

SỐ393 (5/9/2024) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ Ảnh: NguyễnViết CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI UNESCO VIỆT NAM ORGAN OF VIET NAM NATIONAL FEDERATION OF ASSOCIATIONS FOR UNESCO Tương lai đất nước bắt đầu từ lớp Một

Số393 - ThứNăm, ngày5/9/2024 Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đã dành trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc với mục đích cao cả, một “ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập... đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Trong sự nghiệp ấy, Người luôn coi giáo dục là một mặt trận trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, Người đã nhiều lần gửi thư cho ngành giáo dục, đề cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước. Đặc biệt, bức thư cách đây vừa tròn 56 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi “các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp đầu năm học mới” đăng trên Báo Nhân Dân, số 5299, ngày 16/10/1968 được coi là “di chúc”củaNgười gửi ngành giáo dục. Năm 1968, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta ngày càng ác liệt và gian khổ. Mặc dù bận nhiều công việc trọng đại và sức khỏe đã giảm sút nhiều nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục. Người dành thời gian nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu báo cáo tình hình dạy và học và biết được trong điều kiện mưa bom bão đạn của giặc Mỹ, trường lớp phải sơ tán đến các vùng an toàn để đảm bảo việc dạy và học, phong trào thi đua dạy và học vẫn đạt được nhiều kết quả. Bắc đã đạt được trong điều kiện vừa kháng chiến vừa kiếnquốc. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ghi nhận, coi giáo dục, đào tạo cán bộ là một mặt trận sánh ngang với mặt trận chính trị, quân sự trong thực hiện thắng lợi nhiệmvụkhángchiến, “chúng không những đã thất bại thảm hại trên mặt trận chính trị, quânsự,mà tađã thắngchúng cả trên mặt trận giáo dục và đào tạo cánbộ”. Từ kết quả đạt được, Người chỉ ra nguyên nhân là do ngành giáo dục luôn nhận được sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự đoàn kết, đồng lòng của bộ đội, chiến sĩ và nhân dân anh hùng. Đặc biệt, Bác nhấn mạnh, vai trò, sự nỗ lực vượt khó của đội ngũ giáo viên và học sinh, luôn vươn lên trong dạy và học, phù hợp với điều kiện, tìnhhình thực tế của đất nước. Thứ hai, với tầm nhìn thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục tiêu của giáo dục ở mọi thời kỳ là đào tạo các thế hệ trẻ trở thành những người công dân hữu ích. Người học để có đạo đức và kiến thức làm việc, làm người, làm cán trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấpmột, nhiều xã đã có trường cấp hai, các huyện đều có ít nhất một trường cấp 3. Số người đi học đã hơn 6 triệu, trong đó có hơn 1 triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc văn hoá. Số người vào học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tăng gầngấp3 lầnsovới trước chiến tranhchốngMỹ. Hơn30 trường đại học và 200 trường trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức”. Đó là những kết quả vô cùng quý giá mà ngành giáo dục miền Trước những nỗ lực của ngành giáo dục, nhân dịp đầu năm học mới 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên. Đây làbức thư cuối cùng, dài nhất với những lời căndặn tâmhuyết gửi ngànhgiáodục trước lúc Người đi xa. Mởđầubức thư là lời chào, thămhỏi rất gần gũi, trìumến của Bác Hồ dành cho các thầy cô giáo và các cháu học sinh: “Các côcác chúvàcác cháu thânmến, Nhân dịp đầu nămhọc thứ tư chống Mỹ, cứu nước, Bác thân ái gửi lời thăm hỏi tất cả các cô, các chú và các cháu”. Trong lời thăm hỏi, Người còn nêu ramốc thời gian thực hiện phong trào thi đua “Hai Tốt” do Người phát động từ năm học 1961. Phong trào được thực hiện đầu tiên tại trường cấp II Bắc Lý, sauđó lan rộng trong cả nước. Vì vậy, nó được coi như một quyết tâm thư của toàn ngành giáo dục về thi đua dạy tốt và học tốt. Bức thư gửi ngành giáo dụcnăm1968 thểhiệnnhững quan điểm, tư tưởng vàmang tính nhân văn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo. Người cũng khẳng định đó là yếu tố quyết định đếnsựphát triểncủaquốcgia, dân tộc. Bức thư được coi là văn bản có giá trị khoa học và thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của đất nước. Với cách viết cô đọng, giản dị, dễ hiểu, những lời căn dặn của Người chính là động lực cho hàng triệu giáo viên, học sinh, sinh viên nỗ lực hết mình vì đồng bàomiền Nam ruột thịt, phấn đấu thi đua dạy tốt, học tốt. Ngoài phần chào mở đầu và kết thúc, nội dung thư tập trung thể hiện một số quan điểmsau đây: Thứnhất, Người vuimừng, phấn khởi, ghi nhận, biểu dương những thành tích của ngành giáo dục đã đạt được trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian khổ vừa dạy, vừa học trong mưa bom, bão đạn củađếquốcMỹ xâmlược: “Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triểnnhanh,mạnhhơnbaogiờ hết…Hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn LÊTHỊ KỸ (Bảo tàng Hồ Chí Minh) Bức thư cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 10/1968 được coi là “di chúc” của Người gửi cho ngành giáo dục. “Di chúc” này không chỉ thể hiện tình yêu vô bờ bến mà còn là tầm nhìn chiến lược về sự nghiệp “trồng người”, về định hướng phát triển đất nước sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là tài sản vô giá của đất nước mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử và tinh thần của dân tộc. “Di chúc” cuối cùng của Chủ tịch BácHồ thăm lớphọc vỡ lòng ởphốHàng Than, khuTrúc Bạch, HàNội năm1958. Chủ tịchHồChíMinhnói chuyệnvới học sinhTrườngNghệ thuật SânkhấuTrungươngHàNội năm1961. NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ

Số393 - ThứNăm, ngày5/9/2024 Hồ Chí Minh gửi ngành giáo dục bộ, để tin tưởngvàosựnghiệp cáchmạng của dân tộc và sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ đượccáchmạnggiaophó. Bác cũng nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong việc xây dựng và phát triển đất nước, giáo dục học sinh trở thành những người có trách nhiệmvà đóng góp tích cực cho xã hội. Đó còn là thông điệp ý nghĩa về niềm tin, tình yêu thương và sự quan tâm đối với giáo dục và tương lai đất nước của Bác Hồ. Muốn đạt được những mục tiêu đó, theo Người, nội dung giáo dục phải toàn diện, phù hợp với tính chất của từng trường học, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam trong bối cảnh chung của thế giới. Nội dung đó bao gồm cả đạo đức, văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp, an ninh, quốc phòng... Thứba, để thực hiện được những mục tiêu giáo dục – đào tạo, Người nhẹ nhàng nêu ra 5 điều mà ngành giáo dục phải làm: Nâng cao tinh thần yêu Tổ Quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sựnghiệpcáchmạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng; Tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt trong thầy, giữa thầy và trò, giữahọc trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân”. Vì vậy, Người yêu cầu trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và chính quyền là phải quan tâm hơn nữa đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo để đưa sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triểnmới. Cuối thư, Người thể hiện niềm tin vào tương lai của nền giáo dục Việt Nam. Bằng những cố gắng, nỗ lực của thầy và trò, sự nghiệp giáo dục của nước nhà chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành tích vẻ vang. Niềm tin yêu và những lời dạy thiêng liêngcủa Bác chính là động lực, nguồn cổ vũ to lớn để các thế hệ nhà giáo Việt Nam phấn đấu, thi đua vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành xuất sắc sứmệnh vẻ vang - sứ mệnh trồng người. Bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ngành giáo dục tháng 10/1968 không chỉ thể hiện tình yêu vô bờ bến mà còn là tầm nhìn chiến lược về sự nghiệp “trồng người”, về định hướng phát triển đất nước sâu sắc của Bác Hồ. Đó là tài sản vô giá của đất nước mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử và tinh thần của dân tộc. Đó là nguồn cảm hứng và động lực để chúng ta tiếp tục xây dựng và phát triển giáo dục góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nội dung bức thư và những quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh chính là nền tảng tư tưởng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Đảng vàNhànước tahiệnnay, đúng như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. n cao, đam mê giảng dạy và luôn cập nhật kiến thức mới nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinhvàxãhội.Mỗi thầy, cô phải làmtấmgương sáng cho học sinh học tập và noi theo. Muốn vậy, ngành giáo dục phải xây dựng đội ngũ những người thầy tốt, luôn yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức cáchmạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định giáo dục là nền tảng quan trọng nhất để xây dựng một xã hội tiến bộ nên cần phải có sự đoàn kết, tham gia thực hiện của toàn xã hội trong đó đặc biệt là vai trò, nhiệm vụ của các cấp Đảng, chính quyền. “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và điều kiện thực tế; Bảo đảm sức khỏe và an toàn; Phát huy đầy đủ dân chủ và xã hội chủ nghĩa; Các cấp Đảng và chính quyền phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục, chăm sóc nhà trường về mọi mặt. Trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao vai trò và nhiệm vụ của các thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục: “Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”. Bởi theo Người, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là đội ngũ những nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đề cao vai trò của giáo viên trong giáo dục, Người cho rằng giáo viênkhôngchỉ làngười truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, truyền cảm hứng và tạo động lực cho học sinh. Bác mong thầy giáo, cô giáo phải có tinh thần trách nhiệm BácHồ với các cháu thiếu nhi dũng sĩ miềnNamra thămmiềnBắc 13/2/1969. Chủ tịchHồChíMinh thămHợp tác xãHùngSơn, huyệnĐại Từ, tỉnhThái Nguyêngặtmùanăm1954. Chủ tịchHồChí Minh thămlớp học bổ túc văn hóa và kỹ thuật buổi tối của côngnhânNhà máy ô tô1-5 tại HàNội năm 1963. NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ

Số393 - ThứNăm, ngày5/9/2024 Những dấu ấn trong năm học 2023-2024 Nămhọc 2023-2024 đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng, như tổng kết 10 năm triển khai Nghị quyết 29, thực hiện Nghị quyết 686 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Đây là thời điểm ngành giáo dục tập trung sức lực để giải quyết những “bài toán” lớn, hướng tới một nền giáo dục chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời đại. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, định hướng “học thật, thi thật, nhân tài thật”và phương châm “nhà trường là nền tảng, thầy cô là động lực, học sinh là trung tâm”, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, toàn ngành giáo dục đãhoàn thànhxuất sắcnhiệm vụ năm học 2023-2024. Sự cố gắng không ngừng của thầy cô, cán bộ quản lý giáo dục và các em học sinh, sinh viên đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần tăng cường niềm tin của xã hội vào sự phát triển của ngành. Năm học vừa qua, toàn ngành giáo dục đã tập trung triển khai 8 nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm đưa giáo dục Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc. Tại Hội nghị “Tổng kết năm học 20232024, triểnkhai nhiệmvụnăm học 2024-2025”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐTNguyễnKimSơnnhấn mạnh, mục tiêu của chúng ta là xây dựngmột nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, hướng tới tầm nhìn trở thành quốc gia có giáo dục hàng đầu châu Á vào năm 2030 và thế giới vào năm2045. Đểhiện thực hóamục tiêu đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới giáo MINH NGỌC dục. Nhiều nghị định, nghị quyết, đề án quan trọng đã được ban hành. Đồng thời, Bộ cũng đang tích cực xây dựng Dự án Luật Nhà giáo, nhằm nâng cao vị thế và vai trò của đội ngũ giáo viên. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, các Sở Giáo dục vàĐào tạo địa phươngđã chủ động triển khai các chính sách phù hợp với tình hình thực tế, góp phần vào sự phát triển chung của ngành. Các địa phương đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục, đặc biệt quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật. Mạng lưới trường lớp được củng cố, các điểmtrườngnhỏ lẻđược sápnhậpđểnâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời, các địa phương cũng chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh đến trường. Tại Hà Nội, quy mô giáo dục tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với hơn 2,3 triệu học sinh. Thành phố đang tập trung đầu tư vào các mô hình trường học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, rạng danh nền giáo dục Việt Nam. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc và công bằng. Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên cục bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ để bổ sung 27.826 biên chế mới trong năm học 20232024. Nhờ đó, các địa phương đã tuyển dụng được 19.474 giáo viên, góp phần ổn định đội ngũ nhà giáo và nâng cao chất lượng giáo dục. Toàn ngành giáo dục đạt được những bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi số. Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và hoạt động dạy học đã được số hóa toàn diện. 100% cơ sở dữ liệu của ngành, từ cấp mầm non đến phổ thông, đã được xây dựng và kết nối với các hệ thống dữ liệu quốc gia. Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc triển khai kế hoạch nămhọc 2023-2024 vẫn còn một số tồn tại đáng chú ý. Cụ thể, hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục chưa cao, tình trạng thiếu giáo viên vẫn diễn ra ở một số địa phương, phân bố mạng lưới trường lớpchưahợp lý và chất lượng đào tạo đại học chưa tình trạng thiếu giáo viên vẫn là một thách thức lớn. Để giải quyết vấn đề này, thành phố đã kiến nghị Chính phủ điều chỉnh định mức biên chế giáo viên cho phù hợp với các địa phương có quy mô lớn như Hà Nội. Bên cạnh đó, các địa phương cũng không ngừng nỗ lực để đảm bảo mọi trẻ emđều được đến trường. Đặc biệt quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnhkhókhănvà trẻ em khuyết tật, các địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em được tiếp cận với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Học sinh Việt Nam đã tỏa sáng rực rỡ trên đấu trường quốc tế trong năm học 20232024. Với 10 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, 9 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen, các đội tuyển Việt Nam đãkhẳngđịnhvị thếhàngđầu trong khu vực và thế giới. Đặc biệt, thành tích của đội tuyển Hóa học và Sinh học đã làm Năm học 2024-2025 mở ra trong bối cảnh đất nước đang phục hồi mạnh mẽ, kinh tế khởi sắc, xã hội sôi động, chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển đầy hứa hẹn. Sẵn sàng chonămhọcmới NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ

Số393 - ThứNăm, ngày5/9/2024 đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thị trường. 9 nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục Từ những bài học kinh nghiệm rút ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 9 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, thiết thực để ngành Giáo dục tiếp tục đổi mới, nângcaochất lượnggiáo dục và đào tạo trong năm học 2024-2025, góp phần xây dựng một đất nước giàu mạnh, vănminh. Thứ nhất, cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho năm học mới như cơ sở vật chất, sách giáo khoa, đảm bảo vệ sinh, an toàn và tổ chức Lễ khai giảng trang trọng. Đặc biệt, cần tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy. Thứ hai, tập trung triển khai hiệu quả Kết luận 91 của Bộ Chính trị. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớmxây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động trong quý III/2024. Thứ ba, rà soát kỹ lưỡng và kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến giáo dục để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung xây dựng dự án Luật Nhà giáo, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ Thủ tướngPhạmMinhChínhphát biểu tại Hội nghị“Tổngkết nămhọc 2023-2024, triểnkhai nhiệmvụnămhọc 2024-2025”. Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8/8học sinhViệt Namgiànhhuy chươngOlympicVật lý ChâuÁ2024. Quang cảnhHội nghị“Tổngkết nămhọc 2023-2024, triểnkhai nhiệmvụnămhọc 2024-2025”. Cần chuẩnbị đầyđủ các điều kiện chonăm họcmới. và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh. Thứ sáu, đẩy mạnh tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Thứ bảy, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào giáo dục, đảm bảo công bằng giữa khu vực công và tư, thúc đẩy hợp tác công tư và giáo dục phi lợi nhuận. Tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường phù hợp với tình hình hiện tại. Thứ tám, xây dựngmột hệ thống chính sáchđãi ngộgiáo viên hợp lý, hấp dẫn, nhằm thu hút và giữ chân người tài. Đồng thời, cần điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của từng địa phương, từng trường học, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên, đảm bảo đủ giáo viên chất lượng đứng lớp. Thứ chín, rà soát và quy hoạch lại mạng lưới cơ sởgiáo dục các cấp, đảmbảođápứng nhu cầu học tập của người dân, nhất là trong bối cảnh đô thị hóa và dịch chuyển dân số. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ, ngành, địa phương cần đặc biệt chú trọng đến việc quy hoạch và bảo đảm quỹ đất để xây dựng trường, lớp họcmới. n 8 và xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục dài hạn, đồng thời hoàn thiện các quy hoạch giáo dục, đào tạo. Thứ tư, tổng kết, đánh giá toàn diện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa và tiếp tục hoàn thiện chương trình giáo dục phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩmquyền.” Thứ năm, năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệpTHPT theo chương trìnhmới. BộGiáo dục vàĐào tạo cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức kỳ thi bảo đảm chất lượng, an toàn, nghiêm túc Tại Hội nghị “Tổngkết nămhọc2023-2024, triểnkhai nhiệmvụ nămhọc2024-2025”, Bộ trưởngBộGiáodục NguyễnKimSơnnhấn mạnh,mục tiêucủa chúng ta làxâydựng một nềngiáodục tiên tiến, đápứngyêucầu phát triểnđất nước, hướng tới tầmnhìn trở thànhquốcgiacógiáo dụchàngđầuchâuÁ vàonăm2030và thế giới vàonăm2045. NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ

Nga mỗi ngày đến trường. Mình là giáo viên, mình uốn được trẻ, chúng lắng nghe theo mình, cách dạy - cách làm của giáo dục Nga là tôn trọng tự do và sự khác biệt. Được đi học ở Nga là một trong những may mắn nhất cuộc đời tôi. “Chất Nga” nó tự do lắm, dẫu cuộc sống có những áp lực nhưng vẫn tự do, môi trường giáo dục của họ đề cao sự nhân văn và tôn trọng tự do cá nhân. Một trong những giác ngộ lớn nhất của tôi là tôi rất hiểu trẻ em, tôi học cả Tâm lý học. Đó là điều thôi thúc tôi đặt hạnh phúc lên hàng đầu khi muốn giáo dục trẻ em Việt Nam. PV: Như vậy làmôi trường giáo dục Liên Xô đã nhen nhóm trong GS Hồ Ngọc Đại khao khát mang hạnh phúc đến cho trẻ emViệt Nam? GS Hồ Ngọc Đại: Không đâu, khao khát mang hạnh phúc đến cho trẻ em của tôi nhen nhóm từ bé. Tôi có cái may là ở quê Quảng Trị, sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có nhất vùng. Trẻ con xung quanh tôi sống nghèo khổ, tôi thương lắm. Hồi ấy, cả làng chỉ có một mình tôi được đi học, còn lại Ở tuổi 88, GS Hồ Ngọc Đại vẫn vô cùngminhmẫn và dí dỏm. Suốt một đời kiên trì theo đuổi công nghệ giáo dục với biết bao thăng trầm, thử thách, cả“búa rìu” dư luận, ông vẫn ngồi điềm tĩnh, cười nói sang sảng, chia sẻ với phóng viên Ngày Nay vềnhữngkhát vọnghạnh phúc củamình. Hạnh phúc là điểm đầu và đích đến của giáo dục PV: Thưa GS Hồ Ngọc Đại, cách đây 50 năm, khi người ta chỉ nghĩ đến con chữ thì ông lại là người tiên phong nghĩ đến hạnh phúc của học sinh. Điều gì khiến ông đặt hạnh phúc lên hàng đầu, vào thời điểm đất nước còn nhiều khó khăn? GS Hồ Ngọc Đại: Một dân tộc đứng lên đấu tranh cũng vì hạnh phúc của con người. Giáo dục muốn thành công cũng phải mang đến hạnh phúc cho học sinh. Tôi là người suốt một đời đi dạy học. Tôi hiểu sâu sắc nghề dạy, hạnh phúc vì nó, cũng đau khổ vì nó. Tôi từng dạy trẻ con ở Nga chừng 7 năm. Tôi cảm nhận được hạnh phúc của trẻ em Nổi tiếng là Tiến sĩ Khoa học đầu tiên của Việt Nam nhưng GS. TSKHHồ Ngọc Đại lại chọn đi dạy lớpMột. Sau 70 năm làm giáo dục, ông vẫn khẳng định đó là quyết định sáng suốt. Điều ông mong mỏi nhất là mang hạnh phúc đến trẻ thơ; và đổi mới giáo dục, suy cho cùng phải đi từ hạnh phúc của học sinh... Tôi muốn làm sao để lũ trẻ hạnh phúc, được cảm nhận cuộc sống theo mọi cách… Giáo dục hiểu đến cùng là vì con người, vì đất nước. Giáo dục vì hiện tại và vì tương lai của đất nước. Phải vì hiện tại và tương lai, không thể cứ hứa hẹn vào tương lai mà “tàn bạo”với trẻ em hiện tại. Nói thôi chưa đủ, tôi phải làm bằng hành động. Đó là lý do tôi muốn mở trường Thực nghiệm, bắt tay vào hành trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Ngày tôi từ Liên Xô trở về, là Tiến sĩ Tâm lý học, ông Lê Đức Thọ đề nghị tôi làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Tôi từ chối. Tôi từ chối cả lời thuyết phục của ông Tố Hữu và ba vợ tôi là ông Lê Duẩn. Hồi đó, khi gặp tôi, cố Thủ tướng PhạmVăn Đồng cũng hỏi: “Nguyện vọng của anh muốn làm gì?” - Tôi lễ phép xin cho đi dạy lớp Một, mở trường Thực nghiệm. Ông nhắc lại: “Tôi hỏi nghiêm chỉnh”. Tôi trả lời rằng, tôi cũng trả lời nghiêm chỉnh! Nhiều người nghĩ, Thứ trưởng, Bộ trưởng là cao nhất. Nhưng tôi nghĩ, Bộ trưởng thì cũng chỉ chịu tráchnhiệmvới nềngiáo dục NGỌC BÍCH - THÀNH SEN đều nghèo quá không thể đi, tôi xót lắm. Ngay từ bé, tôi đã nhận thấy trẻ con là đối tượng mà ai cũng có thể đánh, mắng được nên tôi có lòng trắc ẩn từ bé. Tôi nghĩ bụng, mai sau làm gì nhất định tôi sẽ bênh trẻ con! Tôi phải làm gì đó để trẻ em Việt Nam được hạnh phúc hơn, sống tốt đẹp hơn… Quãng thời gian học tập và nghiên cứu ở Liên Xô là những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời, giúp tôi có thể tìm hiểu, làm rõ hơn những phương pháp đổi mới giáo dục cho đất nước. PV: Tại sao với ông, khao khát đó phải thực hiện bằng việc đi dạy học, thay vì chọn “ghế” Bộ trưởng? GS Hồ Ngọc Đại: Nhiều người không hiểu một đời người là duy nhất, không có giờ phút nào nên bỏ phí ở hiện tại. Và phải làm sao trong cuộc sống, từ khi ra đời, từng ngày phải thật hạnh phúc. Mơ tưởng về hạnh phúc của tôi lớn lắm. Thời gian là thứ duy nhất trên đời không bao giờ có thể lấy lại được, mọi khoảnh khắc trôi qua với lũ trẻ, tôi đều không muốn lãng phí. Tương lai đất nước NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số393 - ThứNăm, ngày5/9/2024

Phủ Ngọc Tường còn nói đùa với tôi: “Nhà văn chúng tôi lãng mạn nổi tiếng rồi nhưng không thể lãng mạn bằng ông được, đã vui lại còn “náo nức”một ngày vui”. Tư tưởng của tôi xoay quanh hạnh phúc, đi học phải hạnh phúc, rồi sống hạnh phúc. Ngày mới mở trường, tôi thường đến trường rất sớm, gặp phụ huynh lúc nào tôi cũng hỏi: “Trẻ con có thích đi học không?”. Phụ huynh bảo: “Vừa ngủ dậy con đã giục bố mẹ đi học”. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ của tôi. Hạnh phúc nhất là được các phụ huynh gửi gắm con em họ cho mình, và không ai phàn nàn về conmình… Làmsao đổi mới cách dạy, cách học để trẻ em thích đến trường, đến lớp, đó chính là đổi mới toàn diện. Trẻ con rất thật, hạnh phúc cũng rất thật, nhìnnụ cười của chúng là biết chúng hạnh phúc hay không, thích đi học hay không. Có đợt tôi đi công tác ở Đồng Tháp, lụt mênh mông, ngôi trường nhỏ chìm trong nước, chỉ còn khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” treo cao. Cán bộ trường chỉ tay: “Thầy ơi, còn mỗi khẩu hiệu của thầy là đứng vững”. Tôi xúc động lắm. PV: Thời gian đã dần nhìn nhận giáo sư Hồ Ngọc Đại là ngườimang tư tưởng cách tân, đổi mới, tư duy đi trước thời đại. Điều gì đã giúp một người có thể kiên trì theo đuổi triết lý riêng biệt trong suốt 46 năm qua? GS Hồ Ngọc Đại: Tôi luôn nghĩ làm gì cũng phải thật bụng, muốn làm gì cũng phải nghĩ đến trẻ em. Tôi say nghề thực sự và tôi tìm hiểu về giáo dục cả một đời. Hạnh phúc của trẻ rất quan trọng, người lớn tạoáp lực với trẻ thơ không có ích lợi gì... Thời gian sẽ kiểm chứng mọi điều. Ngày tôi ấp ủ mô hình giáo dục thực nghiệm, dù bị dư luận phản đối, ba vợ tôi vẫn luôn khuyến khích tôi kiên trì theo đuổi. Tôi vẫn nhớ, ông đã nói: “Thằng Đại đúng đấy! Nhưng phải vài chục năm nữa người ta mới nhận ra”. Thời đó còn trẻ, nghe đến“mấy chục năm”thấy kinh khủng lắm, nhưng giờ thì tôi hiểu, có khi không phải “mấy chục năm”, mà nhiều lần“mấy chục năm” nữa mới thành công. Nhưng tôi vẫn kiên trì, sẽ có người tiếp tục thay tôi để kiên trì giấcmơ đó. Tôi luôn mong muốn, thế hệ sau sẽ tạo ra những đứa trẻ lương thiện và hạnh phúc, được sống trong môi trường giáo dục thân thiện, được tự do trở thành người mà chúng muốn. Môi trường giáo dục hạnh phúc tạo nên những đứa trẻ hạnh phúc... n “Áp lực với trẻ em không có ích lợi gì” PV: Tinh thần của Công nghệ giáo dục thể hiện tư duy khác biệt khi trường học truyền thống chỉ nghĩ đếnđiểm số, thành tích, còn giáo sư lại muốn khai phóng học sinh, trao quyền cho trẻ tự học... Tại saogiáosưkiênquyếtchorằng, Côngnghệ giáodục chính là lời giải chođổimới giáodục? GS Hồ Ngọc Đại: Ở trường Thực nghiệm, tôi chỉ treo duy nhất một khẩu hiệu, cũng là kim chỉ nam của trường Thực nghiệm: “Mỗi ngày đến trường náo nứcmột ngày vui”. Cố nhà văn Hoàng này, với đất nước này 1 đến 2 nhiệm kỳ. Tôi muốn giúp ích đất nước này lâu hơn thế. Một ông Tiến sĩ Khoa học đầu tiên của đất nước về dạy lớp Một là chuyện lạ, khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng trong thâm tâm tôi nghĩ rằng: Mình biết rõ mà mình không làm là mình có lỗi với dân tộc. Một dân tộc muốn đi lên thì cần có nền tảng. Nền tảng đó chính là giáo dục. Sự phát triển của một dân tộc bắt đầu từ những đứa trẻ lớp Một. Đổi mới giáo dục phải làm cho trẻ hạnh phúc ngay từ lớp Một. bắt đầu từ lớp Một Thời đó còn trẻ, nghe đến “mấy chục năm” thấy kinh khủng lắmnhưng giờ thì tôi hiểu, có khi không phải “mấy chục năm”, mà nhiều lần “mấy chục năm” nữa mới thành công. GS TSKH Hồ Ngọc Đại Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số393 - ThứNăm, ngày5/9/2024

8 CHUYÊNĐỀ Số393 - ThứNăm, ngày5/9/2024 Rất trân trọng nghề, nhưng… Tám giờ tối, tại một căn trọ khép kín rộng chừng 15m2, Hồng Anh đang cắm cúi trước màn hình laptop. Cũng tầm giờ này trước mùa hè, cô gái 26 tuổi tốt nghiệp ngành sư phạmvăn này đang hì hụi ngồi soạn giáo án cho buổi lên lớphômsau. Hiện tại, Hồng Anh lại phải ngồi canh màn hình để “chốt” đơn hàng và theo dõi hiệu suất quảng cáo. Công việc thời vụ chạy quảng cáo cho một fanpage vào dịp hè giờ đã trở thành “cần câu cơm”của cô. “Chỉ mới vài tháng trước, tôi còn lên lớp dạy mỗi ngày. Giờ tôi nghỉ hẳn ở nhà để chạy quảng cáo”, Hồng Anh bộc bạch. Tốt nghiệp đại học ngay thời điểm dịch bệnh vẫn còn bùng phát, Hồng Anh không thể xin đi dạy học ngay mà phải tìm nhiều công việc tạm bợ để bám trụ tại Hà Nội. Hai buổi dạy gia sưmỗi tuần là cơ hội duynhất để cô tiếpxúc với nghề giáo trong thời gian đầu tốt nghiệp. Hơn một năm sau khi ra trường, Hồng Anh được nhận đi dạy tại một trường tiểu học tư thục tại Hà Nội. Ngay buổi đầu tiên, cô được phân vào lớp có một học sinh tăng động. Cậu bé liên tục la hét, đập phá bàn ghế khiến cô giáo trẻ lúng túng và phải chạy đi cầu cứu đồng nghiệp. Sau khi mọi chuyện được xử lý ổn thỏa, Hồng Anh chạy vào nhà vệ sinh rồi… bật khóc. Không chịu được áp lực quay trở lại lớp học đó, Hồng Anh viết đơn xin nghỉ việc, sau một đêm thức trắng nâng lên đặt xuống quyết định này. “Có lẽ vì tôi chưa chuẩn bị tinh thần để đón nhận những chuyện như vậy khi đứng trên bục giảng”, Hồng Anh trải lòng về trải nghiệm đầu tiên trên bục giảng. Vài tháng sau, cô ký hợp đồng thời vụ với một trường liên cấp trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Vẫn là giáo viên dạy văn, nhưng năm học đầu Hồng Anh dạy theo số tiết được ban giám hiệu phân công. Giống như nhiều giáo viên ký hợp đồng thời vụ, thu nhập của Hồng Anh phụ thuộc hoàn toàn vào số tiết được giao. Nhiều hay ít còn phụ thuộc không ít yếu tố ngoài chuyênmôn. Trung bình mỗi tháng, HồngAnhnhậnvề4,5 - 5 triệu đồng. Trừ đi tiền nhà và sinh hoạt phí, cô chỉ bỏ túi hơn 1 triệu đồng nếu tháng đó chi tiêu dè sẻn. Không ít lần, Hồng Anh phải vay bạn cùng phòng để đóng tiền trọ đúng hạn. Trước ngày 1/7/2024, phải tự bươn chải, nếu không dạy thêm hoặc làm công việc khác thì không thể trang trải cuộc sống”, côNhàn nói. Thừa nhận nghề nào cũng có áp lực, nhưng theo chia sẻ của cả hai giáo viên, áp lực đặt lên vai người thầy trong xã hội hiện đại ngày càng nặng. Ngoài công việc giảng dạy trên lớp thì giáo viên phải hoàn thành chỉ tiêu hàng năm và công việc sổ sách cho nhà trường. Cũng theo Hồng Anh, làm giáo viên không hề nhàn hạ như gia đình cô vẫn nghĩ. Kết thúc một ngày làm việc, mỗi tối Hồng Anh lại phải soạn giáo án. Chưa kể nhiều khi phải ở lại trường làm những việc không tên, có khi về tới nhà đã 9-10 giờ tối. Công việc gần như ngốn toàn bộ quỹ thời gian của Hồng Anh. Bù lại, Hồng Anh đã hiện thực hóa mơ ước từ nhỏ: được làm cô giáo mặc áo dài trên bục giảng. Cô chưa dám nghĩ sâu xa về cơ hội thăng tiến cho đến khi cuối nămhọc được thông báo sẽ được chọn làmchủ nhiệmvào nămsau. nhậpcủamột sốđồngnghiệp của cô Nhàn đã tăng từ 3,6 triệu lên khoảng 5 triệu đồng. Con số vẫn hết sức khiêm tốn so với mức sống hiện nay của một hộ gia đình 4 người ở vùng nông thôn. “Lương cơ bản tăng thì vật giá tăng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày thì lương nghề giáo chưa đủ để nuôi sống chúng tôi”, cô Nhàn thừa nhận. Đặc biệt, đồng lương giáo viên vẫn còn chênh lệch so với thu nhập của lao động phổ thông tại các khu công nghiệp. Để nuôi hai con nhỏ ăn học, cô Nhàn và chồng phải quản lý chi tiêu hết sức chặt chẽ. “So với tốc độ phát triển của nền kinh tế thì đồng lương của giáo viên tăng rất chậm. Nếu một cặp vợ chồng làm giáo viên thì khó có thể đảm bảo kinh tế để nuôi con. Bản thân giáo viên do đó sẽ thu nhập bình quân của giáo viên mầm non và tiểu học ra trường sau 5nămcông tác chỉ rơi vàokhoảng4,5 triệuđồng/ tháng, đã bao gồm lương và phụ cấp. Trong khi những giáo viên mới được tuyển vào biên chế, thunhậpchỉ khoảng 3,5 triệu đồng. Sau khi Nghị quyết 27 chính thức đi vào đời sống, cả nước đã thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Theo đó, tiền lương trung bình của giáo viên (tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng) sau khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương. Cách thành phố Hà Nội hơn 80 cây số, tại trường THPT Sáng Sơn (Sông Lô, Vĩnh Phúc), cô giáo Nguyễn Thị Nhàn cho biết bản thân đã có 12 năm giảng dạy môn Lịch sử. Sau đợt tăng lương, thu Thầy giáo Hà Xuân Nhâm - Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú (TP Hà Nội), trong một lần trò chuyện với Ngày Nay đã khẳng định, giáo viên là linh hồn, là nhựa sống của ngôi trường. Một ngôi trường hạnh phúc phải giữ chân được giáo viên ở lại với nghề. Cơm áo không đùa Bộ trưởngBộGD&ĐTNguyễnKimSơn. Chất lượng của một nền giáo dục phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ nhà giáo; nhưng chất lượng của nhà giáo không thể vượt quá chất lượng của các chính sách, môi trường làm việc và các cách thức lựa chọn, tuyển dụng và phát triển nhà giáo. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn NGAYNAY.VN

9 CHUYÊNĐỀ Số393 - ThứNăm, ngày5/9/2024 Làm giáo viên thời vụ đồng nghĩa với việc không được hưởng lương ba tháng hè. Hồng Anh nháo nhào kiếm việc phụ. Lại một lần nữa, công việc chạy quảng cáo trên mạng xã hội lại giúp cô bám trụ ở Hà Nội mùa hè này. Công việc quảng cáo không quá áp lực, nhưng thu nhập gấp 3-4 lần so với lương giáo viên. Nhưng dù vậy, HồngAnh vẫnnóng lòng chờ mùa tựu trường để được quay trở lại bục giảng. Trở lại trường sau kỳ nghỉ hè, Hồng Anh bất ngờ nhận được tin mình bị loại khỏi danh sách chủ nhiệm mà không có thêm lý do. Lại một lần nữa, cô viết đơn xin nghỉ... Làm sao để giáo viên yên tâm “lạc nghiệp” Chủ trương “trường học hạnh phúc” đề cập rất nhiều mục tiêu tạo môi trường tích cực cho học sinh phát triển, nhưng bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ, trao niềmtin cho giáo viên, để họ yên tâm theo nghềphải đượcquantâmhơn. Theo thầy giáo Hà Xuân Nhâm, “Giáo dục là ngành nghề yêu cầu người ta phải biết hi sinh, cống hiến vì sự nghiệp trồng người, chứ không phải đặt lợi ích của bản thân lên trước để đòi hỏi quyền lợi. Vậy nên, ngoài tiêu chí trình độ, các trường nên coi trọngcả tiêuchí thái độkhi tuyển chọn và đào tạo giáo viên. Bởi một đội ngũ giáo viên có tinh thần hi sinh, cống hiến thayvì đòi hỏi sẽ là tài sản vô giá với bất kỳ trường học nào. Để duy trì được tinh thần ấy, các nhà trường cũng nên tạo điều kiện cho giáo viên với... giáo viên sáng tạo, tuyên dương, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực…”. Phát biểu tại Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về quản lý nhà nước đối với nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo tổ chức đầu tháng 6/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Kết quả của sự đổi mới giáo dục đạt được như thế nào phụ thuộc vào sự đổi mới của từng nhà giáo. “Như vậy, chất lượng của một nền giáo dục phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ nhà giáo; nhưng chất lượng của nhà giáo không thể vượt quá chất lượng của các chính sách, môi trường làm việc và các cách thức lựa chọn, tuyển dụng và phát triển nhà giáo”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh. Dù vậy, trên cả nước vẫn còn tình trạng thừa thiếu giáo viên, nhiều nhà giáo thiếu động lực giảng dạy, chưa yên tâm công tác và cốnghiến. Chếđộ, chínhsách đối với nhà giáo như lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ, chế độ thu hút, sự tôn vinh của xã hội đối với nhà giáo... chưa tương xứng với vị thế, vai trò thực sự của nhà giáo. Bình luận về hiện tượng giáo viên trẻ bỏ nghề hoặc làm nhiều nghề tay trái, chuyên gia nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương cho biết ở vùng nông thôn Việt Nam, những gia đình không có điều kiện khá giả thường có “ước mơ nghìn đời” đó là con cái họ tốt nghiệp đại học và trở thành công chức, viên chức. “Tại sao nhiều người phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực, công sức, thời gian để trở thành giáo viên, để rồi họ phải bỏ nghề? Ở các xã hội hiện đại, việc chuyển từ nghề này sang nghề khác đã không còn xa lạ, thế nhưng với một ngành đặc thù như giáo dục, thực trạng ngày càng nhiều giáo viên bỏ dạy là điều đáng phải lưu tâm”, ông Vương nói. Theo vị chuyên gia này, bên cạnh nguyên nhân chính là thu nhập không hấp dẫn, thì còn có ba lý do khác khiến ngày càng nhiều người “nguội lạnh” với nghề giáo. Trước hết là môi trường làm việc và vấn đề cải cách hành chính trong giáo dục. Một nguyên nhân khác đó là hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Có không ít câu chuyện được đưa lên mặt báo về các giáo viên đấu tranh tiêu cực với hiệu trưởng và cơ quan chủ quản, những khuất tất trong việc thu chi và đối xử bất công với học sinh. Chuyên gia Nguyễn Quốc Vương cho rằng, nếu đấu tranh với tiêu cực đồng nghĩa với việc bị chính các đồng nghiệp cô lập thì những giáo viên ngay thẳng sẽ cảm thấy chán nản và mất niềm tin với nghề. Giữa việc phải lựa chọn im lặng hoặc làm sai, thì những người có lương tâm nếu không thể xóa bỏ tiêu cực, thường chọn cách bỏ nghề. n Theo thốngkê củaBộGiáodục vàĐào tạo, nămhọc 2022-2023, toànquốc cógần9.300giáo viênnghỉ việc. Ở các xã hội hiện đại, việc chuyển từ nghề này sang nghề khác đã không còn xa lạ, thế nhưng với một ngành đặc thù như giáo dục, thực trạng ngày càng nhiều giáo viên bỏ dạy là điều đáng phải lưu tâm. Ông Nguyễn Quốc Vương NGAYNAY.VN

Số393 - ThứNăm, ngày5/9/2024 “Gà đẻ trứng vàng” Vương quốc Anh, một trong những lựa chọn phổ biến nhất cho sinh viên nước ngoài, đã nhiều lần xem xét thực hiện quy định cấm sinh viên quốc tế mang theo người phụ thuộc khi đi du học - nguồn nhập cư lớn nhất đến nước này kể từ năm 2019. Trong khi đó tại Hà Lan, giới chức trách cũng đã nhiều lần đưa ra đề xuất hạn chế số lượng sinh viên quốc tế ghi danh vào các trường đại học của nước này. Chính phủ Úc và Canada cũng đã có nhiều động thái nhằm giới hạn chỉ tiêu sinh viên quốc tế tại các trường đại học trong nước, đặc biệt là những cơ sở giáo dục thiếu uy tín do lo ngại vấn nạn du học giả. Kể từ đầu năm 2024 đến nay, việc siết chặt chính sách, quy định đối với du học sinh tại những quốc gia này đã có những tác động rất rõ rệt. Theo dữ liệu từ IDP Education, tính riêng trong quý đầu tiên năm 2024, khối lượng sinh viên quốc tế được cấp thị thực du học đến Anh, Canada và Úc giảm từ 20% - 30% so với cùng thời điểm năm trước. “Sinh viên là nhóm dễ kiểm soát nhất về số lượng. Đó là lý do tại sao họ là nhóm đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng khi các nước siết chặt quy định về thị thực. Bên cạnh đó, đa số có trường đại học, cao đẳng cũng đều chịu sự chi phối nhất định từ các chính sách của chính phủ mỗi nước”, Giáo sư Andrew Norton, chuyên gia về thực hành chính sách giáo dục tại Đại học Quốc gia Úc, có trụ sở ở thủ đô Canberra cho biết. Dù sinh viên quốc tế luôn được coi là“gà đẻ trứng vàng” ở những nền giáo dục tiên tiến, những động thái này của chính phủ các nước được xemnhưmột giải phápnhằm cải thiện chất lượng đào tạo, đồng thời hướng đến ngăn chặn tình trạng du học giả. Tuy nhiên, những quy định này cũng vấp phải rất nhiều chỉ trích, và được cho là có động cơ chính trị đằng sau nhằm xoa dịu sự phản đối trong nước trước làn sóng nhập cư tăng nhanh, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và thiếu nhà ở kể từ sau đại dịch COVID-19 vẫn còn tiếp diễn. Theo số liệu từ công ty Holon IQ, giáo dục quốc tế là ngành có trị giá lên đến hơn 200 tỷ USD ở quy mô toàn cầu, trong đó Vương quốc Anh, Canada và Úc là ba thị nhất hiện nay. Theo một cuộc khảo sát với 11.500 sinh viên quốc tế của IDP Education, “xứ sở cờ hoa” đã vượt qua Úc để trở thành điểm đến học tập được ưa thích mà du học sinh lựa chọn trong vài năm trở lại đây. Số lượng sinh viên quốc tế đăng ký ghi danh tại các trường học ở Mỹ riêng trong năm học 2022 – 2023 đã tăng 11,5%, nâng tổng số du học sinh tại nước này lên con số hơn 1 triệu lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát. Chính sách bất định Những hạn chế đối với sinh viên quốc có thể thấy rõ ràng nhất ở Hà Lan. Vốn nổi tiếng với các chương trình học bằng tiếng Anh thuận lợi cho sinh viên nước ngoài, thế nhưng, giờ đây du học sinh phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng Thế nhưng, dù đem lại lợi nhuận kinh tế khổng lồ mỗi năm, ngành giáo dục quốc tế tại hầu hết các thị trường truyền thống đang bị kìm hãm đáng kể trước làn sóng phản đối tình trạng nhập cư ồ ạt, thiếu kiểm soát chặt chẽ tại những quốc gia này. Trước bối cảnh đó, Mỹ được xem là thị trường du học được hưởng lợi nhiều trường du học đạt mức thu lớn nhất. Ngành công nghiệp này được đánh giá đem lại lợi ích kinh tế vượt trội, không chỉ đến từ mức học phí, mà còn từ chi phí sinh hoạt, thuê nhà mà mỗi sinh viên quốc tế phải chi trả, và hơn thế là những khoản thuế, sức lao động họ đóng góp khi quyết định tiếp tục ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp. Du học sinh toàn thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn khi Chính phủ nhiều nước thắt chặt chính sách thị thực du học, nhằm kiểm soát làn sóng nhập cư tăng vọt. Con đường du học gặp NGỌC PHẠM (theo Bloomberg) Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==