Ngày Nay số 401

SỐ401 (31/10/2024) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ CƠQUAN NGÔN LUẬN CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI UNESCOVIỆT NAM ORGAN OF VIET NAM NATIONAL FEDERATION OF ASSOCIATIONS FOR UNESCO TRANG4 - 5 Ảnh: PhanNguyên

2 CHUYÊNĐỀ Số401 - ThứNăm, ngày31/10/2024 Giữ lửa làng nghề Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin nhưng Ngô Quý Đức có cơ hội tiếp xúc từ rất sớm với các làng nghề thủ công truyền thống ở miền Bắc. Bị cuốn hút bởi nét tài hoa cùng sự tinh tế từ đôi bàn taynghệnhân, anhđã phát sinh niềm đam mê đặc biệt với những sản phẩm thủ công tinh xảo. Trong những chuyến đi đến các làng nghề như Bát Tràng, Đồng Kỵ, Sơn Đồng… Ngô Quý Đức nhiều lần trầm trồ khi chứng kiến công phu từ đôi bàn tay của các nghệ nhân trong quá trình họ tạo ra những tác phẩm đầy tính nghệ thuật. Sự khéo léo, thấm đượm hồn đất, hồn người đã thôi thúc ý nghĩ về một con đường phát triển nghề thủ công truyền thống dần lớn lên trong anh. “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang làm thay đổi tầmvóc,diệnmạocác làng nghề. Nhiều nghề thủ công được nâng niu qua nhiều thế hệ đang bị lãng quên hoặc không còn được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, đó là những di sản vô cùng quý báu, mang trong mình tinh hoa văn hóa và lịch sử của dân tộc. Tôi nghĩ rằng bảo tồn những giá trị này không chỉ là nhiệm vụ của nghệ nhân mà còn là trách nhiệm chung của người trẻ thế hệ chúng tôi”, NgôQuý Đức nhấnmạnh. Trong suốt nhiều năm qua, Ngô Quý Đức đã dành tâm huyết cho các dự án liên quan đến bảo tồn và phát triển sản phẩm làng nghề. Một trong những dự án đầu tiên của anh là “My Hanoi” – một dự án khởi nghiệp nhằm tôn vinh giá trị văn hóa Thủ đô. Chính từ những thất vọng banđầu khi nhận ra nhiều sản phẩm làng nghề không thể đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, Ngô Quý Đức quyết địnhđi xahơn. Đếnnăm2017, anh thành lập Câu lạc bộ Văn hóa dân gian Làng nghề Việt, làng nghề mà còn là nơi tạo điều kiện cho sự tương tác và trải nghiệm giữa nghệ nhân và công chúng. Ngô Quý Đức thiết kế Phường Bách Nghệ như một cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, nơi mà những giá trị văn hóa của làng nghềViệt có thể hòa quyện với sáng tạo đương đại để tạo ra những sảnphẩmthủ công vừamang tính nghệ thuật, vừa có khả năng ứng dụng cao. Khác với những không gian văn hóa thông thường, Phường Bách Nghệ được tổ chức theo hình thức chuyên đề, mỗi tháng là sự xuất hiện củamột làngnghềkhácnhau. Điều này không chỉ giúp giữ vững tính độc đáo và phong phú của từng nghề mà còn tạo cơ hội để công chúng tiếp cận sâu hơn với từng kỹ thuật chế tác. Điểm neo văn hóa Phường Bách Nghệ là dự án mới nhất do Ngô Quý Đức thực hiện. Chính thức ra đời vào tháng 6/2024 tại quận Hà Đông (Hà Nội). Không gian này không chỉ là nơi trưngbày sản phẩm thủ công của các tập trung bảo tồn các nghề truyền thống, đặc biệt là nghề làm đồ chơi dân gian. Với sự kết nối giữa nghệ nhân và các tổchức, anhđãgiúpquảngbá sản phẩm làng nghề tới công chúng, góp phần bảo tồn bền vững di sản. Là người tiên phong trong việc bảo tồn và phát triển di sản làng nghề truyền thống, Ngô Quý Đức đã có nhiều nỗ lực trong việc kết nối nghệ nhân, sản phẩm cũng như cộng đồng, nhằm đưa tinh hoa văn hóa Việt vào đời sống hiện đại và thị trường quốc tế. MAI SƠN NgôQuýĐức - người sáng lậpnhiềudựánbảo tồnvàphát huy vănhóa làngnghề. Khônggian trải nghiệmđadạng tại PhườngBáchNghệ. Việc bảo tồn di sản làng nghề không chỉ là việc giữ nguyên hiện trạng mà còn phải tìm cách phát triển nó, làm cho những giá trị văn hóa ấy có thể tồn tại và phát triển trong thời đại hiện nay. giá trị truyền thống từ kết nối sáng tạo NGAYNAY.VN

3 CHUYÊNĐỀ Số401 - ThứNăm, ngày31/10/2024 NgôQuýĐức từngđược vinhdanh làCôngdân Thủđôưu túnhờnhững đónggópnổi bật trong lĩnhvựcbảo tồnvănhóa. Anhđã thựchiệnnhiều dựánýnghĩanhưMy Hanoi, VềLàng, Phường BáchNghệ... Cácdựán nàykhôngchỉ bảo tồnvà phát huy tinhhoa làng nghềmàcòngắnkết nghệnhânvới cộngđồng, khơi dậyniềmtựhào vănhóadân tộc, đồng thời thúcđẩy sáng tạovà quảngbásảnphẩmthủ côngViệtNam. và văn hóa bản địa. Các sản phẩm này không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn là công cụ hiệu quả để quảng bá hình ảnh quốc gia. “Tôi nhận ra rằng việc bảo tồn di sản làng nghề không chỉ là việc giữ nguyên hiện trạng mà còn phải tìm cách phát triển nó, làm cho những giá trị văn hóa ấy có thể tồn tại và phát triển trong thời đại hiện nay. Sự kết hợp giữa nghệ nhân và doanh nghiệp chính là yếu tố quan trọng để đưa sản phẩm thủ công trở lại đời sống hiện đại”, Ngô Quý Đức nói. Dù đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh kinh tế thị trường đầy biến động, những người trẻ như Ngô Quý Đức đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Những dự án như Phường Bách Nghệ đangmở ramột hướng đi mới cho các làng nghề Việt, góp phần đưa văn hóa thủ công Việt Nam đến gần hơn với công chúng và bạn bè quốc tế.. n Chẳng hạn, Phường Bách Nghệ đã tổ chức chuyên đề “Mộc bản Thanh Liễu – Hành trình hồi sinh một làng nghề”. Sự kiện không chỉ giới thiệu lịch sử làng Thanh Liễu mà còn kèm theo chuỗi các buổi thực hành khắc mộc bản để công chúng hiểu hơn về quy trình sản xuất. Hay nhân dịp Trung Thu vừa qua, đơn vị từng tổ chức chuyên đề “Cải tiến đồ chơi Trung thu với tư duy thiết kế mới” nhằm bảo tồn vàphát huy giá trị vănhóa truyền thống gắn liền với Tết Trung thu của người Việt, thu hút đông đảo sự tham gia của người trẻ. Tại đây, các sản phẩm truyền thống như đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi được trưng bày đã tái hiện ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ. Giới thiệu về giá trị của các chuyên đề, nhà sáng lập Phường Bách Nghệ cho biết: “Tôi muốn mọi người có cơ hội tiếp cận trực tiếp với nghề thủ công, không chỉ qua việc quan sát mà còn qua việc tự tay thực hiện các sản phẩm. Đây là cách nhanh nhất để họ cảmnhận và hiểu sâu sắc hơn về những giá trị văn hóa được lưu giữ trong từng sản phẩm.” PhườngBáchNghệkhông chỉ dừng lại ở việc trưng bày mà còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giúp công chúng có thể tự tay tạo ra các sản phẩm như gốm sứ, đồ chơi truyền thống, thậmchí là cắm hoa. Những hoạt động này đã thu hút đông đảo người trẻ, những người yêu thích văn hóa truyền thống nhưng lại ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nghệnhân, nghề thủ công. Sự thành công của các chuyên đề không chỉ nằm ở việc giới thiệu văn hóa mà còn giúp khơi gợi lại tình yêu đối với những giá trị xưa cũ, đặc biệt là trong thế hệ trẻ. Thúc đẩy công nghiệp văn hóa Một trongnhữngmụctiêu lớn mà Ngô Quý Đức hướng đến thông qua Phường Bách Nghệ chính là phát triển ngành công nghiệp văn hóa từnhữngdi sản làngnghề. Để làngnghề tồn tại và phát triển bền vững, anh hiểu cần phải thay đổi tư duy về sản xuất, từ việc tạo ra các sản phẩm chỉ để bảo tồn thành những sản phẩm có giá trị thương mại, mang tính ứng dụng trong sinh hoạt thường ngày. Ngô Quý Đức từng nhiều lần chia sẻ, việc bảo tồn cần phải đi đôi với phát triển. Đó là lý do anh luôn tìm cách kết nối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư để đưa sản phẩm thủ công làng nghề ra thị trường. Chia sẻ về tầm nhìn dành cho Phường Bách Nghệ, anh cho biết: “Đây không chỉ là nơi bảo tồn các sản phẩm thủ công truyền thống mà còn là không gian sáng tạo và phát triển những giá trị mới từ tinh hoa làng nghề. Đây là bước đầu để chúng tôi xây dựng thươnghiệuquốcgia từ chính những giá trị văn hóa đậm chấtViệt Nam”. Việc xuất khẩu các sản phẩm làng nghề không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho nghệ nhânmà còn giúp nâng cao giá trị của nghề thủ công truyền thống. Thông qua các sản phẩm kỳ công, Việt Nam có thể ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, đặc biệt là những sản phẩm có sự kết hợp giữa tính thẩmmỹ NGAYNAY.VN

Số401 - ThứNăm, ngày31/10/2024 Theo chân nghệ nhân học nhạc cụ Sinh ra và lớn lên tại làng Pleiku Roh (tỉnh Gia Lai) giữa đại ngàn hùng vĩ, R’comBus (22 tuổi) còn được biết đến với tên gọi “Tazan” Tây Nguyên. Chàng trai trẻ người dân tộc Gia Rai với đôi mắt sáng ngời, vóc dáng rắn rỏi, mái tóc dài hoang dại gợi lên dáng dấp về một chàng Đam San bước ra từ sử thi và hòa mình vào nhịp sống hiện đại. R’com Bus lớn lên cùng “nhic” - những điệu hò, điệu ru của đồng bào Gia Rai, cùng câu chuyện sử thi được già làng kể lại về những vị thần linh thiêng liêng, những người anh hùng đã xây dựng nên bản làng. Những ký ức ấy đã khắc sâu vào tâm hồn của Bus, gieo vào anh tình yêu dân tộc nồng nàn, nhiệt huyết. Ngoài nhic, Bus cũng sớm được tiếp xúc với thanh âm quen thuộc từ những nhạc cụ dân tộc như tiếng cồng chiêng, tiếng tù và ngân vang trong các lễ hội truyền thống. Bus dần say mê khám phá những nhạc cụ dân tộc, tỉ mỉ học hỏi những điệu múa truyền thống, và rồi âm nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chàng trai trẻ. “Tôi rất yêumảnh đất nơi thầy, để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống mãi trường tồn trong dòng chảy của thời gian”, chàng “Tazan” Tây Nguyên tâm sự. Theo lời kể của R’com Bus, trước đây đã từng có những giai đoạn, âm nhạc truyền thống không còn xuất hiện trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, trong các lễ hội và cuộc sống thường chiêng Tây Nguyên, đàn đá, đàn T’rưng, đàn K’rông put, sáo vỗ, trống H’gor... “Chính thầy Siu Thưm là người đã thắp lên ngọn lửa đam mê âm nhạc truyền thống trong tôi, làm sống dậy những thanh âm trầm hùng của đại ngàn giữa buôn làng Pleiku Roh. Là học trò đi sau, tôi mong muốn tiếp nối sứ mệnh cao cả của mình sinh ra. Từ nhỏ, tôi đã được nghe thấy, nhìn thấy những nhạc cụ của dân tộc mình, cảm nhận bản sắc văn hoá đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên”, R’com Bus chia sẻ: “Ngay chính như ông nội tôi cũng là một nghệ nhân lưu giữ âm vang cồng chiêng trong làng. Âm nhạc truyền thống không chỉ là một phần của lịch sử văn hoá dân tộc, mà đã ngấm sâu vào dòng máu chảy trong con người tôi”. Đến năm 12 tuổi, với khả năng cảm âm nhạy bén, Bus được nghệ nhân Siu Thưm, Đội trưởng Đội cồng chiêng làng Pleiku Roh nhận làm học trò và truyền dạy cho kĩ năng chơi các nhạc cụ, các điệu nhạc dân gian của buôn làng. Tới nay, thấm thoắt theo thời gian, chàng trai trẻ giờ đây đã biết chơi hơn 10 nhạc loại nhạc cụ truyền thống khác nhau như cồng Lo ngại những giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một, R’com Bus, một người con của Tây Nguyên đại ngàn đã chọn cách gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai bằng chính tài năng và nhiệt huyết của mình. “Chàng Đam San” say tiếng cồng Tây Nguyên R'comBus đánh chiêng trênđỉnhngọn núi ĐáVoi. R'comBus thực hànhbiểudiễn cồng chiêng bênnhà rông truyền thống. Cồng chiêng nhạc cụ truyền thống của người dânTây Nguyên. PHẠM BÍCH NGỌC NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ

Số401 - ThứNăm, ngày31/10/2024 Cồngchiêng trong tâmthứcngười dânTây Nguyênkhôngchỉ lànhạc cụ,màcòn làvật linh thiêng. Quanhiều thếhệ, họ tin rằng thanhâm của loại nhạc cụnày làsợi dâykết nối conngười với thếgiới tâmlinh. Tiếngcồngchiêngngân vang trongcácnghi lễ, lễhộimangsứcmạnhkỳ diệu, làngônngữcủa tâmhồn, làcầunối giữa conngười với thần linh, với thiênnhiênđất trời. Năm2005, UNESCOđãcôngnhậnKhônggian vănhóaCồngchiêngTâyNguyên làKiệt tác truyềnkhẩuvàDi sảnphi vật thể củanhân loại. Đếnnăm2008, di sảnnàyđược chuyểnsang DanhsáchDi sảnvănhóaphi vật thểđại diện củanhân loại. Quađó, đánhdấubước chuyển mìnhcủamột loại hìnhdi sảnvănhóaphi vật thể tiêubiểuởViệtNam. ngày của người dân làng Pleiku Roh. Những âm vang của cồng chiêng, của đàn đá, của trống H’gor cũng dần trở nên xa lạ, tưởng như sẽ bị lãng quên trước một nhịp sống hiện đại thời nay. Vốn được truyền lại qua các thế hệ bằng lời kể và thực hành văn hoá, những bài chiêng rất dễ bị sai lệch, biến đổi về thanh âm, thậm chí mai một theo thời gian. Bên cạnh đó, dù giàu cảm xúc và mang đậm bản sắc của đồng bào Gia Rai, các điệu “nhic” cũng rất dễ bị thất truyền khi chỉ dựa vào trí nhớ của già làng kể lại cho thế hệ trẻ. Đưa đẩy câu chuyện, R’com Bus ngẫu hứng hát lên đôi câu “nhic” được già làng truyền khẩu: “Glong hrơi glongmo ơii, Glong hrơi glongmo ơiiii, Mă rai ching chênh mơng dua, Đua rai ching chêng mơng klâu Iâu rai kơmo rai vih, iâu rai kơ mo đih hơin…” Giữ cho thanh âm hiện hữu Trăn trở với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, R’com Bus ý thức được rằng là một người thuộc thế hệ trẻ, anh cần có những hành động thiết thực để những thanh âm không chỉ là di sản của quá khứ. Qua những năm tháng miệt mài luyện tập, anh chàng giờ đây đã thuần thục nhiều bài chiêng như “Mừng chiến thắng”, Mừng lúa mới”, “Mừng nhà rông”, “Trăng tròn sáng ngời”. “Đã là văn hóa dân tộc, tôi phải tựmình giữ lấy. Nhưng có lẽ giữ thôi chưa đủ, nó phải được hiện hữu mỗi ngày trong cuộc sống”, chàng thanh niên 22 ChàngĐamSan thời hiệnđại sởhữuđôimắt sángngời, vóc dáng rắn rỏi, vàmái tóc dài hoangdại. Chàng“Tazan”TâyNguyên sừng sữngbênnhững con suối, dòng thác kỳ vĩ của caonguyênđại ngàn. R'comBus cùng các emnhỏ làngPleikuRoh chơi nhạc cụ truyền thống. Khônggian vănhóa cồng chiêng tây nguyênđược UNESCOcông nhận làDi sản vănhóaphi vật thểđại diện củanhân loại. R'comBus chơi đànKlikKlok. gần hơn với bạn bè quốc tế như trong chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật “Gặp gỡ Gia Lai - Nhật Bản”, hay sự kiện Festival Âm nhạc thế giới ở Hàn Quốc vào tháng 9/2023. Chàng “Tazan” Tây Nguyên tin rằng: “Đồng bào Gia Rai là một trong 54 dân tộc anh em của Việt Nam, và âm nhạc truyền thống của chúng tôi là một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa đa dạng của đất nước. Không chỉ trong cộng đồng địa phương hay đông đảo công chúng khắp Việt Nam, thanh âm đại ngàn cũng cần được giới thiệu đến bạn bè quốc tế”. Trong sự bùng nổ của thời đại công nghệ số, R’com Bus thậm chí đã đăng tải nhiều clip trên các nền tảng khác nhau nhằm truyền tải những thước phim về âm nhạc của đồng tuổi khẳng định. Bus đã tham gia đội cồng chiêng của làng, được dẫn dắt bởi thầy Siu Thưm để biểu diễn âm nhạc truyền thống trong làng, trong phố hay tại những địa phương khác. Tuỳ theo từng đợt diễn, Bus sẽ cùng nhóm nghệ nhân của làng thực hành cồng chiêng, cùng những điệu nhảy truyền thống của đồng bào tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku). Ngoài ra, Bus cũng nhiều lần cùng đoàn nghệ nhân tỉnh Gia Lai mang thanh âm cồng chiêngTây Nguyên đến bào Gia Rai, các nhạc cụ truyền thống và những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc mình, đặc biệt là đến những người trẻ trong xã hội. Ở đó, chàng thanh niên luôn xuất hiện với giọng hát khoẻ khoắn, đầy nội lực, mái tóc dài bồng bềnh, thổi chiếc tù và sừng trâu bên ngọn thác hùng vĩ, hay thực hiện các động tác đánh chiêng, đánh trống H’gor đi vòng quanh đống lửa bập bùng đầy nhiệt huyết. Điều đặc biệt là Bus luôn xuất hiện trong trang phục chiếc khố hoặc áo thổ cầm truyền thống, lồng ghép vào đó là cảnh quay về những buổi sinh hoạt cộng động trong buôn làng trước nhà rông nhằm giới thiệu về những nét văn hoá truyền thống đặc trưng của dân tộc mình. “Tôi yêu thiên nhiên, yêu núi rừng, yêu thác suối, yêu âm thanh của cồng chiêng và đã cố gắng học hỏi từ những già làng, những người thầy đi trước để có thể lưu giữ vốn quý này của dân tộc mình. Với tôi núi rừng là hơi thở, thanh âm cồng chiêng là linh hồn, buôn làng là thể xác, tất cả đều không tách rời. Những điều đó đã góp phần tạo nên con người tôi”, Bus nói, đúng như lời bài hát“tôi như say tiếng cồng chiêng, tôi như say hương cao nguyên đại ngàn, tôi như say đất đỏ bazan, tôi như say đất trời thênh thang”... n NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ

Được thành lập vào năm 2014 bởi nhóm 5 người trẻ, CLB“Chèo 48h – Tôi chèo về quê hương” đến nay đã được tròn một thập kỷ. Trên chặng đường phát triển bền bỉ ấy, CLB Chèo 48h đã đạt được những thành tích đáng tự hào với giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng tôi 20” năm 2014, giải Ba cuộc thi FBAIC của trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và Top 10 khởi nghiệp cùng Kwai năm 2015. Năm2016, Chèo48h thamgia “Chiếu chèo làng tôi” đạt giải Ba tập thể và một thành viên trong nhóm đạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất. Năm2018, Chèo 48h đã đạt giải Nhì cuộc thi ‘”Thanh niên kiến tạo” do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển bền vững (CSDS Việt Nam) tổ chức. Từ lân la hát Xẩm đến nghiện Chèo Đinh Thảo (SN 1992), một trong những người đồng sáng lập CLB Chèo 48h, cựu sinh viên chuyên ngành Lý luận Âm nhạc của Học viện Âmnhạc Quốc giaViệt Nam. Trong quá trình học bộ môn Âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, Đinh Thảo được xemmột video hát Xẩm trên lớp, lúc đó cô bắt đầu tò mò về bộ môn này. Cảm giác vừa lạ vừa quen, sựmới mẻ về cách hát và giai điệu ở thể loại Sự thịnh hành của nhiều trào lưu âm nhạc mới khiến âm nhạc truyền thống có nguy cơ bị lãng quên. Nhưng với Đinh Thảo - một trong những người sáng lập CLB Chèo 48h, cô tin rằng, nghệ thuật truyền thống vẫn luôn có sức hút đặc biệt, và cô bị thôi thúc phải xây dựng sân chơi về văn hóa nghệ thuật cổ truyền. Nhưng ở thời điểm 10 năm về trước, những hoạt động trải nghiệmnày còn khá khan hiếm, rất ít những workshop hay khóa học về nghệ thuật truyền thống nên cơ hội để Thảo tiếp xúc trải nghiệm các bộ một nghệ thuật cổ truyền là rất ít. Điều này đã thôi thúc Thảo và những người bạn của mình sáng lập nên Chèo 48h. Họ là những người trẻ có chung niềm đam mê, muốn lan tỏa những giá trị nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của dân tộc đến với cộng đồng. Đinh Thảo chia sẻ: “Chúng tôi kết nối với nhau qua cuộc thi “Ý tưởng tôi 20”, rồi cùng chung niềm đam mê, cùng nhauđi tìmsân chơi cho riêng mình. Ban đầu chỉ là ý tưởng về sân chơi khámphá vănhóa truyền thống cho các bạn trẻ, sau đó mới phát triển để tạo thành một sân chơi về giáo dục và truyền thông về văn hóa truyền thống. Chúng tôi bắt đầu mời các nghệ sĩ, những người có chuyên môn đếnđể chỉ dạy chonhữngbạn trẻ quan tâm”. Chia sẻ về tên của CLB, Thảo cho biết trong quá trình đi khảo sát, được sự cố vấn từ các chuyên gia, thời lượng của một khóa học kéo dài 15 ngày, và tổng thời gian cho 15 ngày vừa tròn 48h. Con số này cũng chính là thời gian mà nhóm làm hoạt động khảo sát, gặp gỡ chuyên gia để phát triển dự án. Đặc biệt, đi cùng với con số ý nghĩa ấy là thông điệp “Tôi Chèo về quê hương” mà nhóm muốn gửi gắm. “Chèo” còn là hành động trở về, nhóm muốn dự án có thể giúp những người trẻ trở về với nguồn cội, trở về với những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Lan tỏa nghệ thuật truyền thống đến người trẻ Dù nhiệt huyết, say mê, song những bước đầu tiên của nhóm bạn trẻ vẫn gặp khó khăn. Nhờ điểm tựa là giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng tôi 20” nên dự án được hỗ trợ một nguồnkinhphí từ tổchức “Ý tưởng tôi 20” cùng một số nguồn lực khác. NGỌC ÁNH này đã khiến Thảo bắt đầu để tâm: “Tôi khá tò mò về sự tồn tại của thể loại âmnhạcnàyvà vị trí của hát Xẩm đang ở đâu trong đời sống âm nhạc hiện nay”, Thảo cho biết. Sự quen thuộc và gần gũi với nghệ thuật truyền thống xuất phát từhồi nhỏ,Thảohay xem ti vi cùng bố mẹ với khá nhiều chương trình có sự xuất hiện của các loại hình nghệ thuật truyền thống. Dù không cảm nhận được cụ thể nhưng Thảo tin những hình ảnh, những giai điệu đó đã ngấm vào mình, ở trong mình. “Khi những âm nhạc ấy vang lên, tôi đều nhớ về ngàymình còn bé”, Thảo kể. Sau khi xem được video về hát Xẩm ở trên lớp, Thảo bắt đầu chủ động tìm kiếm những khóa học ngắn hạn với mong muốn trải nghiệm về các loại hình âmnhạc dân tộc. Nghệ thuật dân gian vẫn luôn ĐinhThảo –một trong nhữngngười sáng lậpdựán Chèo48h. Chèo48h lànơi kết nối nhữngngười yêuâmnhạc truyền thống. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số401 - ThứNăm, ngày31/10/2024

một sân chơi bổ ích, vừa chơi vừa học về những giá trị văn hóa truyền thống. Không chỉ vậy, Chèo 48h còn lan tỏa vào trong trường học, trải dài từ mầm non cho tới đại học, phổbiến tớimọi lứa tuổi. Năm 2016, dự án hợp tác với Khoa Văn học trường Đại học Khoa họcXãhội vàNhânvănHàNội đã nhận được sự quan tâmrất lớn từ các bạn sinh viên, giúp các bạn có cơ hội được tiếp cận gần hơn với nghệ thuật truyền thống. Với các em nhỏ mầm non “Vì là những người trẻ không chuyên đến với âm nhạc truyền thống nên việc chưa có đủ kiến thức là điều khó tránh khỏi”, Thảo nói. Rất may mắn, trong những ngày đầu khởi sự, nhómnhận được sự tư vấn, hỗ trợ về những kiến thức chuyên môn từ NSND LêTuấn Cường của Nhà hát ChèoViệt Nam. Thầy cũng là người hướng dẫn cho khóa chèo trong nămđầu tiên. “Chúng tôi cũng là những người non trẻ, chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý dự án. Bây giờ nhìn lại có thể thấy đó là khó khăn, nhưng ở thời điểm đó, nhóm chúng tôi rất lạc quan, khó ở đâu thì mìnhgỡởđó. Sự tâmhuyết và say mê ở mỗi người đã giúp chúng tôi vượt qua và đưa CLB hoạt động đến ngày hôm nay”, Thảo tâmsự. Trải qua những gian nan khởi đầu, niềm tin và tình yêu của 5 bạn trẻ dành cho những giá trị văn hóa ngày càng lớn dần. Đã có nhiều hơn những người yêu thích và quan tâm tới bộmôn nghệ thuật này tìm đến Chèo 48h, có sức hút đặc biệt và học sinh tiểu học, Thảo cho biết nhóm phải tìm cách tiếp cậnvới các embằnghình thức phù hợp, dù những bộ môn như Chèo, Xẩm khá khó để hiểu nhưng có thể cảm. “Tôi tin rằng nghệ thuật truyền thống vẫn có sức hút đặc biệt tới mọi người. Đối với các em nhỏ, rất khó để hiểu nhưng các emcó thể cảmnhận được những hình ảnh hay những thanh âm đẹp đẽ len lỏi vào tâm trí”, Thảo chia sẻ. Song hành với nghệ thuật Chèo, dự án còn tích cực đưa vào lớp học nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống khác như Xẩm và Chầu văn và vẫn được duy trì đến ngày hôm nay. Năm 2023, CLB có mở thêm về lớp học về Quan họ, giúp học viên có thêm cơ hội tiếp cận cũng như đắm mình trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Theo Thảo, từ nghệ thuật Chèo, có thể thấynhữngnghệ thuật cổ truyền khác đều có sức hấp dẫn rất riêng song vẫn có nét tương đồng, có thể song hành và bổ trợ lẫn nhau. “Chèo 48h là đứa con tinh thần của tôi” Trước khi làm dự án Chèo 48h, Thảo cho biết bản thân cũng chưa yêu thích đến các bộ môn nghệ thuật truyền thống. Song, khi triển khai và phát triển dự án, niềm đam mê ấy trongThảomới thực sự lớn dần.“Hoạt động cùng CLB giúp tôi mở rộng được tầm hiểu biết, hiểu được những giá trị văn hóa hết sức sâu sắc và đẹp đẽ của dân tộc”, Thảo tâmsự. Bên cạnh đó, đồng hành cùng CLB Chèo 48h đã giúp Thảo được phát huy năng lực của bản thân qua việc phát triển và lan tỏa những hoạt động cũng như giá trị mà dự án đem lại. Hơn cả đó là sự gắn kết từ những con người đồng điệu về tâm hồn, sự kết nối tuyệt vời mà những giá trị vănhóa truyền thốngđem lại. Điều mà những thành viên thực sự tâmđắc đó chính là giá trị mà dự ánmang lại, là sựkết nối giữa các thếhệ, giữa nghệ sĩ với công chúng và sự gắn kết của đội ngũ. Không chỉ đưa nghệ thuật đến gần hơn với cuộc sống mà chính sựkết nối ấyđã tạonên ramột sân chơi dành cho những con người đồng điệu về tâm hồn, những người có chung tình yêu với văn hóa nghệ thuật truyền thống tìmđến. Theo Đinh Thảo, trong bối cảnh hiện nay, các bạn trẻ có nhiều cơ hội hơn, có thể dễ dàng tiếp cận tới âm nhạc truyền thống bởi sự đangdạng về các kênh truyền thông, sự phong phú của những yếu tố văn hóa được lồng ghép vào các chương trình giải trí. Thế nhưng, sự bùng nổ thông tin trên mạng xã hội cũng sẽ đồng nghĩa với việc những thông tin sai lệch được đăng tải khi người làm nội dung không có đủ kiến thức. Điều này dễ dẫn đến sự nhầm lẫn và khó khăn cho công chúng khi muốn tìm hiểu, phân biệt được điều gì là nguyên bản, điều gì là sáng tạo, cũng như bản chất và nét đặc trưng của từng loại hình nghệ thuật. Một thập kỷ trôi qua, Chèo 48h đã và sẽ tiếp tục sứ mệnh góp phần bảo tồn, phát huy và lan tỏa giá trị của nghệ thuật cổ truyền dân tộc tới cộng đồng. n Bên cạnhnghệ thuật Chèo, dựán còn có các lớphọc nghệ thuật khác nhưXẩm, Chầuvăn, Quanhọ. Thời điểm đó, nhóm chúng tôi rất lạc quan, khó ở đâu thì mình gỡ ở đó. Sự tâm huyết và say mê ở mỗi người đã giúp chúng tôi vượt qua và đưa CLB hoạt động đến ngày hôm nay. NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số401 - ThứNăm, ngày31/10/2024

Số401 - ThứNăm, ngày31/10/2024 “Gia đình rối nước” Vừa bận rộn đón một đoàn khách là hơn 100 học sinh ở Hà Nội qua thamquan, trải nghiệm làng nghề và xem múa rối nước, ôngĐặngMinh Hưng vừa tranh thủ giới thiệu “văn hoá gia đình”cho phóng viên nghe: “Gia đình tôi có 4 thế hệ chung sống, yêu văn hoá, vănnghệ, đặcbiệt là luôn ý thức lưu giữ giá trị văn hoá phi vật thể rối nước ĐàoThục. Hiện nay, cả đại gia đình có 7 nghệnhân thườngxuyênsinh hoạt, biểu diễn, trong đó có 1 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, 5 nghệ nhân được tặng “Kỷ niệm chương”của BộVăn hoá Thể thao và Du lịch”. Rồi ông kể vanh vách lần lượt các thành viên có quan hệ ruột thịt trong gia đình đã và đang là nghệ nhân phường múa rối nước dân gian Đào Thục gồm có: Bố ông là Đặng Minh Hải (đã mất), nguyên là phó trưởng phường múa rối nước, đã cùng các cụ nghệ nhân khôi phục lại môn nghệ thuật múa rối nước của thôn từ năm 1956. Vợ ông là nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa, được vinh dự nhận Nghệ nhân ưu tú năm 2019, Kỷ niệm chương 2020. Emgái ông Hưng là nghệ nhân Đặng Thị Thuận, sinh năm 1961, chuyên diễn viên dưới nước, được tặng Kỷ niệm chương HẢI THANH năm 2020. Một em gái nữa là nghệ nhânĐặngThị Hòa, sinh năm1965, được tặng Kỷ niệm chương 2020. Rồi em trai ông là nghệ nhân Đặng Minh Khoa, được tặng Kỷ niệm chương 2020, là diễn viên trên cạn từ năm 1988. Đặc biệt, những buổi tiếp du khách thăm quan làng nghề không thể thiếu con cháu thế hệ 8X, 9X trong gia đình ông Hưng. Cháu trai của ông - nghệ nhân Đinh Văn Hùng (sinh năm 1981, là con trai nghệ nhân Đặng Thị Thuận) lúc nào cũng tất bật và tự tin quán xuyến mọi việc. Nghệ nhânĐinhVăn Hùng là diễn viên dưới nước, đã được tặngKỷ niệmchương hồi năm 2020. May mắn có mẹ và bác là nghệ nhân lâu năm trong nghề, nghệ nhân Năm2001, phườngkhánh thành nhà thủy đình cố định, kiên cố ngay tại ao đình làng. Từ đó đến nay, phường rối nước Đào Thục và các thành viên trong gia đình ông Hưng đã thamgia biểu diễn ở nhiều sự kiện lớn của huyện Đông Anh; tham gia hàng nghìn buổi biểu diễn phục vụ các đoàn khách thập phương và các đoàn khách quốc tế tại thủy đình Đào Thục; đồng thời đi lưu diễn tại các tỉnh, thành trong cả nước. “Giới trẻ còn yêu thích thì làng nghề còn phát triển” Hiếm có “bà nông dân” nào lại được đi lưu diễn khắp các tỉnh thành cũng như cả những chuyến đi nước ngoài như nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa. Kể về quá trình tham gia phường rối nước Đào Thục, NNƯT Nguyễn Thị Thỏa cho biết, bà sinh ra và lớn lên ở làng Đào Thục nên sớm có niềm đam Đinh Văn Hùng sớm thể hiện được tài năng thiên bẩm của mình, thuần thục trong từng “đường đi nước bước” điều khiển quân rối. Anh đã tự tin sánh bước cùng thế hệ cha chú mang nét đẹp văn hóa thôn Đào Thục đi khắp các tỉnh thành cả nước, cũng như rangoài thếgiới. Ngoài ra, con gái ông Hưng là Đặng Thị Thu Hằng, sinh năm 1994 cũng không kém phần giỏi giang, luôn tích cực cùng bố mẹ và anh em trong nhà tham gia giữ gìn, phát triển phường múa rối. “Thu Hằng đã có chứng chỉ tốt nghiệp khóa hát - thoại rối nước do Nghệ sỹ nhân dân Thúy Ngần phụ trách truyền dạy. Và nhiều cháu khác trong gia đình cũng qua các lớp truyền dạy để nỗ lực nối nghiệp gia đình, giữ gìn làng nghề truyền thống”, ông ĐặngMinhHưng cho biết. Kể lại quá trình thăng trầm của rối nước Đào Thục, ông Hưng cho biết, bố ông - Nghệ nhân Đặng Minh Hải (SN 1933, nguyên phó trưởng phườngmúa rối nước Đào Thục) đã cùng các cụ nghệ nhân khôi phục lại môn nghệ thuật múa rối nước của thôn từ năm 1956. Lúc đó, việc duy trì, hoạt động của phường rối nước Đào Thục “lúc chìm, lúc nổi”. Đến năm 1984, được sự chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Múa rối thế giới và Tổ chức UNIMA (thuộc UNESCO), phường Rối Đào Thục được kiện toàn, môn nghệ thuật múa rối nước Đào Thục từng bước được phát triển và mang tính chuyên nghiệp hơn. Năm 2000, phường dựng thủy đình lắp ghép trên cạn, gồm bể nước và buồng trò để tăng cường đi biểu diễn lưu động. “Vợ tôi – nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa và hai emgái là nghệ nhânĐặngThị Thuận và Đặng Thị Hoa cũng được giađìnhđộngviên tham gia”, ôngHưng kể. Người dân địa phương thường gọi gia đình nghệ nhân Đặng Minh Hưng, trưởng phường múa rối nước dân gian Đào Thục (thôn Đào Thục, xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) là “gia đình rối nước” hay “rối gia đình”, bởi đại gia đình ông có 7 nghệ nhân cùng tham gia phường rối. Đặc biệt, các con cháu trong gia đình ông Hưng đều nỗ lực theo học rối nước để bước tiếp truyền thống ông cha. Cả nhà cùng ra Nhữngbuổi trìnhdiễnmúa rối nướcĐàoThục luônđược đôngđảodukhách yêu thích, chămchú theodõi.(Ảnh: BìnhQuang). Gia đình chính là nơi khởi nguồn, nuôi dưỡng, vun đắp cho những đammê với nghệ thuật múa rối nước, nơi trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng tôi. Ông Đặng Minh Hưng NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số401 - ThứNăm, ngày31/10/2024 mê với văn hóa truyền thống của cha ông. Ngày trước, múa rối nước được mặc định là công việc nặng nhọc, vất vả, nhất là khi thời tiết trở lạnh, rét mướt. Công việc đó thường được những người đàn ông gánh vác. Thậm chí, xưa kia các cụ còn cấm đoán nữ giới học nghề. Nhưng với tình yêu và đammê, bà Nguyễn Thị Thỏa đã vượt qua khó khăn, trở thành nữ nghệ nhân đầu tiên của Hà Nội được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vựcmúa rối nước. “Từ những năm lên bảy, lên tám, tôi đã được xembiểu diễn rối nước và mê mẩn. Tiếng hát chèo vẳng ra từ những buổi diễn cứ in đậm trong tâm trí tôi”, bà kể. Như một duyên nợ, bà Thỏa cưới ông Đặng Minh Hưng - một gia đình giàu truyền thống múa rối nước ở quê hương Đào Thục. Bà xin gia nhập phường rối, nhưng chỉ được làm việc ở tổ cạn, tức là tổ ở trên bờ đánh trống, đàn hát. Mãi đến năm 2005, phường rối nước Ðào Thục mới họp bàn và quyết định cho bà Thỏa… xuống nước. Được bố chồng và chồng khích lệ, truyền ngọn lửa đam mê với nghệ thuật múa rối nước, bà Thỏa say sưa luyện tập rồi cứ thế thành thục, điêu luyện, không dứt ra được. Bà Thỏa đã tham gia rất nhiều chuyến lưu diễn, biểu diễn ở trong nước và quốc tế. Để vợ yên tâm đi lưu diễn, Trưởng phườngmúa rối Đặng Minh Hưng luôn động viên tinh thần, sẵn sàng giúp đỡ việc nhà, chăm sóc con nhỏ để bà Thỏa được sống hết mình với nghề truyền thống. Khi đã toan về cái dốc bên kia cuộc đời, bà Thỏa, ông Hưng lại cùng con cháu “xắn tay” gìn giữ, phát triển phường rối Đào Thục. Ngày ngày ôngĐặngMinhHưng và bà Nguyễn Thị Thỏa cùng các thành viên trong gia đình vừa làm tốt công tác tuyên truyền vận động các nghệ nhân, vừa tích cực động viên bà con phường rối tiếp tục phát huy truyền thống, nguyện kế tục trung thành và xuất sắc nghệ thuật múa rối nước mà tổ nghề và các thế hệ cha ông truyền lại. Các con, cháu trong gia đình bà Thỏa và các em trai, em gái đều tham gia các lớp đào tạo khoá hát - thoại và biểu diễn rối nước. Nhiều cháu đã thamgia biểu diễn và sinh hoạt ở địa phương. Với trách nhiệm của những người luôn tiên phong và kiên trì trong sứ mệnh bảo tồn và phát triển loại hình di sản văn hóa phi vật thể cao quý này, gia đình ôngĐặngVănHưng luôn tích cực tham gia vào các hoạt động của phường rối như: Tập luyện, biểu diễn, tu sửa con rối; khai thác những tích tròmới, nâng cao kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn; hướng dẫn du lịch, truyền thông nhằm đưa nghệ thuật múa rối nước đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước; tăng cường công tác vận động, truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp nối nghiệp… Với những đóng góp của gia đình, ông Hưng và gia đình vinh dự nhiều lần được tặng thưởng bằng khen, giấy khen và các phần thưởng cao quý khác. Trong đó, bà Nguyễn Thị Thỏa được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu túbởi thành tíchcốnghiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc (năm 2019); Kỷ niệm chương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng do có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Văn hóa, thể thao và du lịch (năm 2020)… Cùng với đó, gia đình nghệ nhân được tặng giấy khen của Sở Vănhóa vàThể thaoHàNội về đạt gia đình văn hóa tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam 28/6 (năm 2022); nhiều nămđược UBNDhuyện Đông Anh tặng giấy khen cho hộ gia đìnhđạt danh hiệu“Gia đình tốt”… “Gia đình chính là nơi khởi nguồn, nuôi dưỡng, vun đắp cho những đam mê với nghệ thuật múa rối nước, nơi trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng tôi” – ông Hưng nói. Theo ông Hưng, chuyện gìn giữ được nghề truyền thống hay không là do tâm huyết của con cháu, nếu chúng còn yêu thích thì làngnghề truyền thống sẽ còn được gìn giữ và trường tồn. n thủy đình Tháng 12/2023, Nghệ thuật trình diễn dân gian múa rối nước Đào Thục được công nhậnDi sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc đưaNghệ thuật trình diễn dân gianmúa rối nước Đào Thục vàoDanh mục di sản vănhoá phi vật thểQuốc gia là sựđánh giá, ghi nhận to lớn củaĐảng, Nhà nước đối với những giá trị tiêu biểu về lịch sử, vănhoá, khoa học củaNghệ thuật trình diễn dân gianmúa rối nước Đào Thục, cộng đồng dân cư thônĐào Thục, xã Thụy Lâmnói riêng và sựđộc đáo, đậmđà bản sắc vănhoá riêng có củaĐôngAnhnói chung. Đại giađìnhnghệnhânĐặngMinhHưng. GiađìnhôngHưng, hàngđứng cuối lần lượt từphải sang: ĐinhVănHùng, ĐặngMinhKhoa, ĐặngThị Thuận, ĐặngMinhHưng, NguyễnThị Thỏa, ĐặngThị Hòa, ĐặngThị ThuHằng. NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số401 - ThứNăm, ngày31/10/2024 DTAP - nhómsảnxuất nhạc trẻ vàđầy sáng tạo là một trong những cái tên nổi bật theo xu hướng này. Nhóm đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc hiện đại và văn hóa truyền thống Việt Nam, thu hút sự chú ý của cả khán giả trẻ trong nước và quốc tế. Từ dân gian đến hiện đại DTAP có ba thành viên gồmThịnh Kainz, KataTrần và TùngCedrus. Năm2019, DTAP đánh dấu màn ra mắt với ca khúc“ĐểMị nói chomà nghe” kết hợp cùng nữ ca sĩ Hoàng Thùy Linh. Ca khúc không chỉ nhanh chóng chinh phục trái tim của khán giả mà còn tạo nên một cơn sốt lan tỏa trên mạng xã hội, hiện MV đã đạt 184 triệu lượt xem trên YouTube. DTAP còn là cái tên đứng sau hàng loạt ca khúc của nghệ sĩ tên tuổi như Phương Mỹ Chi, Đức Phúc, Erik… Khi được hỏi làm thế nào để nhóm và các ca sĩ tìm thấy sự đồng điệu trong quá trình sáng tạo, lồng ghép được những yếu tố văn hóa vào bài hát, đại diện DTAP chia sẻ: “Điều đã tạo nên sự đồng điệu giữa DTAP và các nghệ sĩ chính là tình yêu văn hóa, quê hương, tình yêu đất nước, yêu những nét đẹp của văn hóa truyền thống.” Không chỉ đơn thuần kết hợp văn hóa vào âm nhạc, DTAP còn luôn khai thác tối đa những điểm mạnh và cá tính của mỗi nghệ sĩ, thể hiện được“chất riêng” của họ qua âm nhạc. Chẳng hạn như với Phương Mỹ Chi, các ca khúc đi sâu khai thác những giá trị văn hóa truyền thống từ các tác phẩm văn học và MINH NGỌC những nét đẹp của các vùng miền. Còn Hoàng Thùy Linh lại có một cách tiếp cận rộng mở hơn. Cô hướng đến việc nên một sự hòa quyện giữa âm nhạc dân gian và nhạc điện tử hiện đại. Điều này giúp người nghe cảm nhận được hơi thở của cuộc sống người dân tộc thiểu số trong nhịp điệu hiện đại mà không làmmất đi bản sắc. Nếu “Để Mị nói cho mà nghe” gợi nhớ đến những giá trị văn học kinh điển, thì ca khúc “See tình” (cũng do Hoàng Thùy Linh thể hiện) lại khai thác một khía cạnh văn hóa gầngũi hơn: ngônngữ và tình yêu. Ca khúc này không tập trung vào các yếu tố văn hóa lớn lao như phong tục tập quán hay nghi lễ dân gian mà thay vào đó, DTAP chọn cách thể hiện văn hóa Việt Nam thông qua ngôn ngữ hiện đại hóa những giá trị truyền thống, tạo ra những sản phẩmâmnhạcmang hơi thở đương đại. Giải mã văn học và văn hóa dân tộc Cakhúc“ĐểMị nói chomà nghe” là một trong những ca khúc đã làm nên tên tuổi của DTAP. Lấy cảm hứng từ nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, bài hát không chỉ làmột bản nhạc sôi động mà còn mang tính chất giải mã các yếu tố văn hóa và lịch sử. Trong truyện, Mị là cô gái người Môngbị ápbức bởi chế độ phong kiến tại vùng cao. Tuy nhiên, thông qua ca khúc củaDTAP, Mị được tái hiện với một hình ảnh hoàn toàn mới, một Mị mạnh mẽ, tự do và tự quyết định số phận củamình. Cách DTAP biến Mị từ nhân vật văn học thành một biểu tượng của phụ nữ hiện đại là một minh chứng cho sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại. Ngoài “Vợ chồng A Phủ”, MV còn tái hiện lại các tác phẩm văn học khác như “Vợ nhặt”, “Chí Phèo”, “Lão Hạc”… DTAP không chỉ giữ gìn mà còn biến đổi văn hóa truyền thống một cách sáng tạo, thu hút người nghe trẻ tuổi và tạo ra một làn sóng yêu thích văn hóa dân tộc. Phần nhạc trong “Để Mị nói chomà nghe”sử dụng các âm điệu dân ca vùng Tây Bắc và nhạc cụ truyền thống, tạo Khi các xu hướng âm nhạc quốc tế du nhập ngày càng nhiều, không ít nghệ sĩ trẻ Việt Nam đã và đang tìm cách kết nối lại với những giá trị truyền thống để giữ gìn và lan tỏa văn hóa dân tộc qua những bài hát đậm chất dân gian. Sứ giả văn hóa trên từng nốt nhạc Lá cờTổquốc Việt Nam tungbay tại showdiễn. Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp. DTAP từng3 lầnđoạt giải “Nhà sản xuất củanăm”tại CốngHiến. Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

Số401 - ThứNăm, ngày31/10/2024 đời thường. Lời bài hát đơn giản, sử dụng cách chơi chữ của tiếng Việt như “đưa anh vô nhà thương để thương”, “tình đừng tình toan toan tính, toang tình mình tình tan tan tan tình”nhưng lại rất hiệu quả trong việc tạo cảm giác thân thuộc với khán giả. Điều đáng chú ý là “See tình” đã trở thành một hiện tượng không chỉ trong nước mà còn ở quốc tế. Từ những nền tảng mạng xã hội đến các buổi biểu diễn quốc tế, ca khúc được lan tỏa rộng rãi, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã nhảy trên nền nhạc “See tình” nhưPSY, Paul Kim, nhómnhạc Blackpink, Super Junior…, minh chứng cho việc âmnhạc mang đậm chất Việt Nam có thể hòa nhập và tỏa sáng trên sân khấu toàn cầu. “Boxì bo”làmột sảnphẩm khác của DTAP tiếp tục khai thác văn hóa truyền thống qua góc nhìn hiện đại. Thay vì tập trung vào những yếu tố truyền thống lâu đời, bài hát này khai thác văn hóa qua cách mà người Việt thể hiện cảm xúc và ngôn ngữ thường ngày. Cụm từ “bo xì bo” trong bối cảnh đời sống mang ý nghĩa“boxì”nghỉ chơi thường dùng khi cònbé. DTAPđã khai thác cụm từ này để tạo nên một ca khúc không chỉ phản ánh tinh thần mà còn khơi gợi sự thân thuộc, gần gũi với khán giả. Âm nhạc là “sứ giả” của văn hóa Trong album “Vũ trụ cò bay” hợp tác với Phương Mỹ Chi, DTAP lấy cảm hứng từ những tác phẩm văn học, câu chuyện dân gian lâu đời và nghệ thuật cải lương, chầu văn - những loại hình nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa phi vật thể củaViệt Nam. Ngôn ngữ trong album được DTAP sử dụng rất mộc mạc, mang đậm chất miền quê, điển hình là các từ ngữ thân thuộc với người Nam Bộ. Các ca từ như “tình tang”, “cò bay”, “đêm trăng” không chỉ tạo sự gần gũi mà còn gợi hình ảnh đồng quê, miền sông nước, những cảnh sắc vô cùng quen thuộc. Đồng thời, đây cũng làmột cáchmà DTAP giúp duy trì và lan tỏa nét văn hóa trong ngôn ngữ Việt. Ngoài yếu tố văn học, album“Vũ trụcòbay”cònkhai thác một số giá trị tâm linh và văn hoá đặc trưng các vùng miền. Những yếu tố này được lồng ghép qua các hình ảnh, Đối với DTAP, việc kết hợp văn hóa truyền thống và hiện đại không chỉ là một xu hướng mà còn là cách để thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước. DTAPgiữvai tròGiámđốc Âmnhạc trongSchool Tour“Vũ trụ còbay”củaPhươngMỹ Chi. Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp. Điệumúa chén truyền thống củaViệt Namđược thể hiện trongMV “Gối Gấm”. Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp. HoàngThùy Linhhóa thân thành côMị trong“ĐểMị nói chomànghe”. Ảnh cắt từMV. câu hát, giai điệu, giúp khán giả dễ dàng nhận diện và kết nối với các phong tục truyền thống. Bên cạnh đó còn giúp người xem nhớ về một phần của nền vănhóamà họ làmột phần không thể tách rời. Không chỉ sản xuất nhạc, DTAP còn đảm nhận vai trò Giám đốc Âm nhạc cho các show diễn. Gần đây nhất, nhóm là Giám đốc Âm nhạc cho đêm diễn “Vũ trụ cò bay” thu hút gần 10.000 khán giả của Phương Mỹ Chi. Bộ ba tài năng chịu trách nhiệm lựa chọn các ca khúc và hoà âm phối khí, giúp Phương Mỹ Chi tỏa sáng trên sân khấu mà vẫn giữ được chất lượng âm nhạc cho chương trình. Nhiều khán giả ví show diễn “Vũ trụ cò bay” của Phương Mỹ Chi như một festival văn hoá truyền thống, nơi giao thoa văn hoá 3 miền Bắc - Trung - Nam. Các tác phẩm văn học, làn điệu dân ca, hò, chầu văn, cải lương,... đều được thể hiện trên sân khấu vô cùng hoành tráng. DTAP chia sẻ: “Phương Mỹ Chi gắn liền với hình ảnh cánh cò bởi sự dung dị, bình yên, còn là biểu tượng của sự chăm chỉ, kiên nhẫn. Vì thế, DTAPmuốn cho khángiả thấy một PhươngMỹ Chi cũngbền bỉ, chăm chỉ trong suốt chặng đườngâmnhạchơnmột thập kỷ thông qua phầnmởmàn”. Với các sản phẩmnhư“Để Mị nói chomà nghe”, “Máu đỏ da vàng”, “See tình”, “Bo xì bo”, album “Hoàng”, album “LINK” và album“Vũ trụcòbay”, DTAP đã chứng minh rằng văn hóa truyền thống không phải là một thứ gì đó xa vời hay khó tiếp cận, mà ngược lại có thể được kế thừa, giữ gìn và phát huy qua âm nhạc một cách sống động và đầy sáng tạo. n NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==