Ngày Nay số 405-406-407-408

SỐĐẶCBIỆT TẠP CHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ Ảnh: NguyễnViết CƠQUAN NGÔN LUẬN CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI UNESCOVIỆT NAM ORGAN OF VIET NAM NATIONAL FEDERATION OF ASSOCIATIONS FOR UNESCO Tađi theo ánh lửa từ trái timmình...

Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 11 tháng của năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế xã hội năm 2025; tập trung các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế phát triển bằng hình thức trực tiếp tại điểm cầu Trung ương tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thành phố Hà Nội kết hợp với trực tuyến tới các điểm cầu của các cơ quan Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và tổ chức trực tuyến đến các điểm cầu cấp xã. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18; báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 11 tháng của năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tếxã hội năm 2025; tập trung các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế phát triển: “Thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viênTrungươngĐảng, Thưa các đồng chí, Từ sau Hội nghị Trung ương 10 ngày 20/9/2024 đến nay, cả hệ thống chính trị đã có những chuyển động mạnh mẽ, vận hành với tinh thần mới, vận tốc mới nhằm tạo ra những động lực mới, hiệu năng mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Trong khoảng thời gian trên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã làm việc rất khẩn trương, tiến hành hơn 10 phiên họp cho ý kiến giải quyết gần 100 vấn đề lớn theo thẩm quyền, trong đó tháo gỡ cơ bản những tồn đọng, vướng mắc và giải quyết nhiều vấn đề mới phát sinh. Quốc hội - Chính phủ - Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp triển khai rất quyết liệt, nhịp nhàng để tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt, rào cản gây khó khăn cho phát triển kinh tế-xã hội, Thưa các đồng chí thamdự Hội nghị tại các điểm cầu toàn quốc, Hôm nay, mặc dù là ngày Chủ nhật nhưng Bộ Chính trị, Ban Bí thư vẫn quyết định triệu tập Hội nghị toàn quốc để: (1) Quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. (2) Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 11 tháng của năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội năm 2025. (3) Các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế để phát triển, điều này cho thấy tính khẩn trương, cấp bách và tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên. Các đồng chí đã được nghe đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội 11 tháng năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội năm 2025; đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhất là kết quả xây dựng pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế phát triển đất nước; đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương quán triệt, triển khai các nội dung Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.” Báo cáo của ba đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đã đề cập tương đối cụ thể đối với từng vấn đề và tôi cho rằng các đồng chí đã hình dung ra những việc cầnphải làmtrong thời gian tới tại cơ quan, đơn vị, địa phươngmình. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chung là bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay; không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian. Phát biểu của Tổng Bí thư ở quán triệt tổng kết Nghị quyết NGAYNAY.VN 2 TINHGỌNBỘMÁY SốĐặcbiệt

cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân... Những việc làm trên bước đầu đã tạo sinh lực mới cho nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, trước mắt là phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của năm 2024 và năm 2025, tạo đòn bẩy để bứt phá, hoàn thành toàn bộ các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Câuhỏi đượcđặt ra lúcnày là chúng tađãđủ thế và lực; đã đủ ý chí và quyết tâmđể bước vào kỷ nguyênmới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc hay chưa? Câu trả lời là: Đã đủ. Hiện nay đã là thời điểm, thời cơ; là sự cấp thiết, là đòi hỏi tất yếu khách quan cho cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để bộmáy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hay chưa? Câu trả lời là: Không thể chậm trễ hơn được nữa. Tôi nghĩ các phát biểu của Thủ tướngChínhphủ, củaChủ tịch Quốc hội và của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã làm rõ những điều trên. Tôi chỉ xin nhấn mạnh thêm 3 vấn đề để các đồng chí nghiên cứu, quán triệt: 1. Về kinh tế-xã hội: Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói,”phải quyết đoán, phải bứt phá, phải vượt lên chínhmình. Để vươn tới mục tiêu thu nhập trung bình cao cho người dân vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt hai con số liên tục trong những năm tiếp theo. Đây là một bài toán rất khó mà chúng ta phải làm. Chỉ cóphépgiải rút gọnmới ra đáp số kịp thời gian. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội đang tập trung giải quyết những điểm nghẽn và tạo lập những yếu tố nền tảng để đất nước có thể “cất cánh,” nhất là các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hạ tầng năng lượng, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, cải cách thể chế phát triển, thủ tục hành chính... Trướcmắt cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu tăng trưởng GDP của năm 2024 và năm 2025, trong đó phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 2 con số ngay từ thời gian này, đây là vấn đề chúng ta hoàn toàn có cơ sở để làmđược. Để đạt mục tiêu này, cần tiếp tục tạo đột phá hơn nữa về thể chế phát triển, tháo gỡ hết các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để khơi thông mọi nguồn lực và cải cách hành chính mạnh mẽ, kiến tạomôi trường thuận lợi để phát triển. Tôi ghi nhận Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua bước đầu có sự đổi mới tư duy sâu sắc trong xây dựng pháp luật, với 7 luật, 4 nghị quyết được thông qua, trong đó có 1 luật sửa 4 luật, 1 luật sửa 9 luật để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu, phía trước còn rất nhiều việc phải làmđể khơi thông “điểm nghẽn của điểm nghẽn này.” Cần nhận thức rõ, đổi mới thể chế phát triển không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan xây dựng pháp luật, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và của từng cán bộ, đảng viên tham gia xây dựng, thực thi pháp luật. Phải có “liều thuốc đủ mạnh” để trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc; tiêu cực, nhũng nhiễu, “hành dân,” “hànhdoanhnghiệp,”có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làmchậmcông việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm… Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội đã khá đầy đủ. Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình,” phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước. Hơn lúc nào hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần đặt lợi ích chung lên trên hết, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, đột phá, dũng cảm hy sinh để đất nước phát triển. Tôi cho rằng ngoài nỗ lực của Đảng, Chính phủ, Nhà nước thì rất cần sự hưởng ứng, vào cuộc của người dân, phải giải phóng sức lao động, sức sản xuất, phải huy động được nguồn vốnvật chất và tinh thần trong Nhân dân và người dân phải cảm nhận được Nhân dân là người hưởng thụ những thành quả đó thì mọi người sẽ chung sức đồng lòng cùng thực hiện. Phát triển kinh tế cần gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát... thể hiện rõ bảnchất tốt đẹpcủa chếđộ ta. 2. Về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV: Đại hội đảng các cấp từ các chi bộ cơ sở, đến cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và các cơ quan Trung ương phải là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, thảo luận về tầm nhìn và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước vươnmình giàu mạnh trong kỷ nguyênmới. Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng đã được Trung ương xây dựng công phu, kỹ càng, khoa học. Dự thảo Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế-xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và Báo cáo tổng kết 40 nămđổi mới đã được biên tập nhiều lần, đến nay đã đủ điều kiện để gửi đại hội đảng các cấp đóng góp ý kiến. Dự thảo tóm tắt 4 văn kiện này sẽ được gửi đến cấp cơ sở trước ngày 15/12/2024; Dự thảođầy đủ sẽ gửi đến cấp huyện, cấp tỉnh và các cơ quan Trung ương trước ngày 31/3/2025. Nhiệm vụ của cấp ủy các cấp là sớm tổ chức cho cán bộ, đảng viên, nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào các Văn kiện trên. Điều quan trọng là từ nội dung Dự thảo các Văn kiện của Đại hội XIV, cấp ủy các cấp lấy đó làm cơ sở xây dựng nội dung báo cáo chính trị, phương hướng nhiệm vụ công tác cho các văn kiện của cấp mình; xác định cụ thể nhữngmục tiêu, nhiệmvụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình, đóng góp vào mục tiêu chung của đất nước trong giai đoạn tới. Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục tiếp thu ý kiếnđónggóp của các tổ chức đảng, các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức, các tầng lớp nhân dân để bổ sung, hoàn thiện các Văn kiện để trình Đại hội XIV với tinh thầnVăn kiện phải bám sát hơi thở cuộc sống, phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện. Xemtiếp trang10 Hội nghị 18 Hiện nay đã là thời điểm, thời cơ; là sự cấp thiết, là đòi hỏi tất yếu khách quan cho cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hay chưa? Câu trả lời là: Không thể chậm trễ hơn được nữa. Tổng Bí thư Tô Lâm TổngBí thưTô Lâmphát biểu chỉ đạoHội nghị. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN. NGAYNAY.VN 3 TINHGỌNBỘMÁY SốĐặcbiệt

Kính thưa đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành TrungươngĐảng, Kính thưa các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị, uỷ viên Ban Bí thưTrungươngĐảng, Thưa các đồng chí Uỷ viên TrungươngĐảng, Thưa các đồng chí tham dự hội nghị! Ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã ban hành Nghị quyết số 18NQ/TWMột số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xác định ý nghĩa, tầmquan trọng của Nghị quyết 18, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung quán triệt, tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện[1]; ban hành Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 xác định những nhiệm vụ cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị, địa phương và thời gian hoàn thành để triển khai thực hiện Nghị quyết[2]; thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra[3], đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 18, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã: (1) Cho chủ trương cụ thể về thực hiện một sốmôhìnhthí điểm(Kết luận số34-KL/TW, ngày 07/8/2018 của Bộ Chính trị); (2) Đánh giá kết quả 02 năm thực hiện Nghị quyết 18, Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII và 04 năm thực hiện Nghị quyết 39[4] của Bộ Chính trị (Kết luận số 74-KL/TW, ngày 22/5/2020 của Bộ Chính trị); (3) Cho chủ trương về thực hiện một số mô hình thí điểm (Thông báo kết luận số 16TB/TW, ngày 07/7/2022 của Bộ Chính trị); (4) Sơ kết 05 năm và banhành kết luận về việc tiếp tục thực hiệnNghị quyết 18 (Kết luận số50-KL/TW, ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị). Qua 07 năm thực hiện Nghị quyết 18, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của Trung ương, các cấp uỷ, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu, việc tổ chức, thực hiện Nghị quyết đãđạt đượcmột số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơquan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, việc sắp xếp tổ chức bộ máy vẫn chưa đồng bộ, thiếu tổng thể, chưa gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kết sớm, toàn diện Nghị quyết 18 trong toàn hệ thống chính trị và đã ban hành Kết luận số 101KL/TW, ngày 11/11/2024 về chủ trương tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 làm cơ sở để có những quyết sách đổi mới quyết liệt hơn nữa trongviệc sắpxếp tổ chức bộ máy tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hoàn thiện bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, từ Trung ương xuống địa phương, gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầmnhiệmvụ; trong đó, tinh gọn bộ máy tổ chức các cơ quan của Đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan Nhà nước. * Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 gồm 29 đồng chí, do đồng chí Tổng Bí thư trực tiếp làm Trưởng Ban, tất cả các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư đều tham gia, cùng một số đồng chí Uỷ viênTrung ương phụ trách các ngành, lĩnh vực trực tiếp liên quan đến công tác tổ chức bộ máy, cán bộ. * Ban Chỉ đạo Trung ương về công chức, viên chức. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiềuđầumối; chứcnăng, nhiệm vụ, quyềnhạn, mối quanhệ công tác của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa rõ ràng, còn trùng lặp, chồng chéo, có chỗ bao biện làm thay, có nơi bỏ sót, còn chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp; phân cấp, phân quyền cho địa phương chưa mạnh, chưa đồng bộ, hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, dẫn đến tồn tại cơ chế xin - cho, dễ nảy sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Nguyên nhân chủ yếu là do mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị chưa thật hoàn thiện; nhận thức và hành động của cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm chưa cao, hành động thiếu quyết liệt. Những tồn tại, hạn chế, chậm trễ, thiếu quyết liệt trong thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gây ra nhiều hệ luỵ nghiêmtrọng. Bộmáy cồngkềnh gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển, làmột trongnhữngnguyên nhân dẫn đến nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chậm đi vào thực tiễn cuộc sống, một số chủ trương không được triển khai hoặc triển khai hình thức. Sự chồng chéo, phân định không rõ chức năng, nhiệm vụ dẫn đến không rõ trách nhiệm, “lấn sân”, cản trở, thậm chí “vô hiệu hoá” lẫn nhau, làm giảm tính chủ động, sáng tạo, dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả công tác thấp, đùn đẩy trách nhiệm, cản trở phát triển, phát sinh phiền nhiễu, giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Thủ tục hành chính còn rườm rà gây cản trở, thậm chí tạo điểmnghẽn, làm lỡ cơ hội phát triển. Chi phí vận hành hệ thống tổ chức bộ máy quá lớn, làm giảm nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thời điểm 100 năm đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và 100 năm thành lập Nước đang đến gần; trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ phát triển mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất rất cao với quyết tâm chính trị mạnh mẽ để thực hiện chủ trương tổng Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu Bài phát biểu của đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII; Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Toàn cảnhHội nghị toànquốc quán triệt, triểnkhai tổngkết việc thực hiệnNghị quyết số18-NQ/TW củaBanChấphànhTrungươngĐảngkhóaXII (Ảnh: VGP/Nhật Bắc). Cuộc cáchmạng về tinh gọn tổ của hệ thống chính trị - Nhiệm NGAYNAY.VN 4 TINHGỌNBỘMÁY SốĐặcbiệt

tổng kết Nghị quyết 18 đã ban hànhQuychế làmviệc, phâncông nhiệmvụ thành viên, thành lậpTổ Biên tập, ban hành Kế hoạch số 04-KH/BCĐvàCôngvănsố05-CV/ BCĐ, ngày 13/11/2024 hướngdẫn các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kết; ban hành Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024, xác định việc sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chínhtrị lànhiệmvụđặcbiệtquan trọng, là cuộc cáchmạng tinhgọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. * Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 56NQ/TW, ngày 25/11/2024, xác định quyết tâm chính trị cao nhất trongtriểnkhai tổngkết thựchiện Nghị quyết 18; cơbản thốngnhất nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu, tiến độ tổng kết Nghị quyết 18 và một số nội dung định hướng, gợi ý của Bộ Chính trị để các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơquan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Giao Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 chỉ đạo xây dựng Báo cáo tổng kết, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trình Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khoá XIII thông qua; đồng thời xem xét, quyết định sắp xếp theo thẩm quyền đối với nhữngcơquan, tổchứcđã có phương án chuẩn bị kỹ lưỡng. I. Về nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu tổng kết Nghị quyết 18 Bộ Chính trị xác định: 1. Việc tổng kết Nghị quyết 18 và sắp xếp, hoàn thiện tổ chứcbộmáycủahệ thốngchính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, “Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở”; xác định những nội dung, công việc ưu tiên và phối hợp nhịp nhàng trong triển khai thực hiện, quyết tâm hoàn thành việc tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu và tiến độ đề ra. 2. Việc tổng kết phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cầu thị, cụ thể, sâu sắc, khẩn trương; đánh giá nghiêm túc, toàn diện về tình hình và kết quả đạt được, xác định rõ những yếu kém, bất cập, nguyên nhân; đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông. 3. Thực hiện nghiêm nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chỉnh, khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực; các cơ quan, tổ chức trước đây đã sắp xếp bước đầu, cũng phải rà soát đề xuất lại; kiên quyết xoá bỏ các tổ chức trung gian. Cải cách tổ chức bộ máy phải gắn với quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, chống lãng phí; chuyển đổi số quốc gia, xã hội hoá các dịch vụ công..., gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân... II. Kế hoạch triển khai và tiến độ 1. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành triển khai thực hiện, hoàn thành tổng kết và gửi báo cáo về Ban Chỉ đạo trước ngày 31/12/2024. 2. Xây dựng Báo cáo tổng kết, triển khai tổ chức các hội nghị, hội thảo xin ý kiến lãnh đạo, cấp uỷ, tổ chức đảng, chuyên gia, nhà khoa học và tiến hành khảo sát một số địa phương, cơ quan, đơn vị (hoàn thành trước ngày 15/02/2025). 3. Ban Chỉ đạo hoàn thiện Báo cáo tổng kết trình Bộ Chính trị trước ngày 28/02/2025 để trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (dự kiến trung tuần tháng 3/2025) xem xét, thông qua. III. Một số nội dung gợi ý, định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị 1. Các vấnđề chung (1) Nghiên cứu, đề xuất kết thúc hoạt động của các ban cán sự đảng, đảng đoàn trong các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Tư pháp, các bộ, các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng lập các đảng bộ. (2) Nghiên cứu, đề xuất giải thể, sáp nhập, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng giảm đầu mối, tinhgọn, hoạt độnghiệu lực, hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; giảm tầng nấc trung gian. (3) Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của các báo, tạp chí, truyền hình, cổng thông tin điện tử…của các ban đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cáchội quầnchúngdoĐảng, Nhà nước giao nhiệm vụ… để tăng cường chất lượng, hiệu quả, giảm chi phí. 2. Các vấnđề cụ thể (1)Đối với các cấpuỷ, tổchức đảng - Nghiên cứu, đề xuất sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và BanDân vậnTrung ương. - Nghiên cứu, kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương: chuyển các nhiệmvụ chính về Bộ Ngoại giao; một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng. BanChấphành Trungương, BộChính trị đã thốngnhất rất caovới quyết tâm chính trịmạnh mẽđể thựchiện chủ trương tổng kết sớm, toàn diệnNghị quyết 18 trong toànhệ thốngchính trị . Đồngchí LêMinhHưng, ỦyviênBộChính trị, Bí thưT.ƯĐảng, TrưởngBanTổchứcT.Ưtrìnhbày cácnội dungchính, trọng tâmviệc triểnkhai tổngkếtNghị quyết số18-NQ/TWngày25/10/2017củaBCHT.ƯĐảngkhóaXII "Một sốvấnđềvề tiếp tụcđổimới, sắpxếp tổchứcbộmáy củahệ thốngchính trị tinhgọn, hoạt độnghiệu lực, hiệuquả" (Ảnh: VGP/Nhật Bắc). chức bộ máy vụ đặc biệt quan trọng * (*) TiêuđềdoTạpchí NgàyNayđặt. NGAYNAY.VN 5 TINHGỌNBỘMÁY SốĐặcbiệt

- Nghiên cứu, kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ Trung ương, chuyển nhiệm vụ về Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế và một số bệnh viện Trung ương. - Nghiên cứu, đề xuất chuyển chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương; Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu kết thúc hoạt động các tạp chí của các ban đảng Trung ương, chuyển chứcnăng, nhiệmvụ liênquan về Tạp chí Cộng sản. Giao các ban đảng Trung ương, Tạp chí Cộng sản chịu trách nhiệm thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế; tập trung xây dựng Tạp chí Cộng sản là cơ quan nghiên cứu, tuyên truyền lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương. - Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển chứcnăng, nhiệmvụ liênquan về Báo Nhân Dân; giao Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo Nhân Dân chịu trách nhiệm thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộmáy và biên chế. - Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Truyền hình Nhân dân, chuyểnchứcnăng, nhiệm vụ liên quan về Đài truyền hình Việt Nam; giao Báo Nhân Dân chịu trách nhiệm thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế; tập trung xây dựng Báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Trung ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, tập trung vàobáo in, báođiện tửđể thực hiện nhiệm vụ chính trị, được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi cho các hoạt động. - Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương; lập Đảng bộ các cơ quan Đảng, cơ quan Tư pháp Trung ương trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các ban đảng, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Toà án Nhân dân tối cao; có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Văn phòngTrung ươngĐảng. - Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương: chuyển các tổ chức đảngở các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thươngmại nhà nước về trực thuộc Đảng uỷ Chính phủ và đảng uỷ một số bộ chuyên ngành (tuỳ theo quy mô, tính chất quan trọng của đảng bộ doanhnghiệp). - Nghiên cứu, đề xuất kết thúchoạt độngcủaBancán sự đảng Chính phủ, lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và một số đảng bộ trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước (riêng Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an trực thuộc Trung ương giữ nguyên như hiện nay); có cơ quan chuyên trách thammưu, giúp việc đặt tại Cơ quan Chính phủ. Đảng uỷ Chính phủ ngoài các chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ trực thuộc Trung ương, còn bao gồm chức năng, nhiệm vụ của ban cán sự đảng như hiện nay; lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với hoạt động của Chính phủ và các cấp uỷ trực thuộc; dự kiến đề xuất chuyển một số nhiệm vụ công tác đảng vụ củaĐảng uỷ Chính phủ(cấptỉnh) vềđảnguỷcácbộ (cấphuyện),một sốnhiệmvụ sẽ do ban đảng Trung ương thực hiện. Đảng uỷ Chính phủ gồm: ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng uỷ; ban thường vụ đảng uỷ gồm đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, một số thànhviênChínhphủ và có thể bố trí 01 đồng chí Phó Bí thư chuyên trách; Bộ Chính trị chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ đảng uỷ; quy định ban thường vụ đảng uỷ thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của ban cán sự đảng Chính phủ hiện nay. Kết thúc hoạt động của các ban cán sựđảng, lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng uỷ Chính phủ gồm: ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng uỷ; ban thường vụ đảng uỷ gồm đồng chí Bộ trưởng làm Bí thư, các đồng chí Thứ trưởng, đồng chí Vụ trưởngVụ Tổ chức - Cán bộ và 01 đồng chí Phó Bí thư chuyên trách; cấp có thẩm quyền chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng uỷ, quy định ban thường vụ đảng uỷ thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của ban cán sự đảng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ hiện nay. Đảng uỷ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư (tương tự như sự lãnh đạo đối với các ban cán sự đảng trong việc thựchiệnnhiệmvụchính trị của cơ quan, tổ chức hiện nay) và chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ Chính phủ; được dự họp các cuộc họp do Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập bàn về các nội dung có liên quan; được nhận các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện chế độ báo cáo như các cấp uỷ trực thuộc Trung ương (như vị trí, chức năng của ban cán sự đảng, đảng đoàn các cơ quan Trung ương hiện nay). - Nghiên cứu, đề xuất kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội, lập Đảng bộ Quốc hội trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các cơ quan thuộc khối Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước; có cơquan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Cơ quan Quốc hội. Đảng uỷ Quốchội ngoài các chứcnăng, nhiệm vụ của Đảng bộ trực thuộc Trung ương, còn bao gồmchức năng, nhiệmvụ của đảng đoàn như hiện nay; lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với hoạt động của khối Quốc hội và các cấp uỷ trực thuộc. Đảng uỷ Quốc hội gồm: ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng uỷ; ban thường vụ đảng uỷ gồm đồng chí Chủ tịch Quốc hội làm Bí thư, các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, một số Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và có thể bố trí 01 đồng chí Phó Bí thư chuyên trách; Bộ Chính trị chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng uỷ; quy định ban thường vụ đảng uỷ Quốc hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của Đảng đoàn Quốc hội hiện nay. Kết thúc hoạt động của ban cán sự đảng, lập Đảng bộ Kiểm toán Nhà nước trực thuộc Đảng uỷ Quốc hội (tương tự Đảng bộ các bộ, cơ quanngangbộ). - Nghiên cứu, đề xuất kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng đoàn các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệmvụ, lập Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức đảng ở các cơ quan thuộc khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đảng uỷMặt trậnTổ quốc Việt Namngoài các chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ trực thuộc Trung ương, còn baogồmchức năng, nhiệmvụ của đảng đoàn như hiện nay; lãnhđạo, chỉ đạo toàndiệnđối với hoạt động của khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cấp uỷ trực thuộc. Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm: ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng uỷ; ban thường vụ đảng uỷ gồm đồng chí Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làmBí thư, các đồng chí Phó Chủ tịch, một số đồng chí trưởng các tổ chức chính trị - xã hội, đồng chí Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và có thể bố trí 01 đồng chí Phó Bí thư chuyên trách; Bộ Chính trị chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng uỷ; quy định ban thường vụ đảng uỷ thực hiện chức năng, nhiệmvụ như của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Kết thúc hoạt động của Toàn cảnhhội nghị. NGAYNAY.VN 6 TINHGỌNBỘMÁY SốĐặcbiệt

các đảng đoàn, lập Đảng uỷ ở các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm: ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng uỷ; ban thường vụ đảng uỷ gồmđồng chí cấp trưởng làm Bí thư, các đồng chí cấp phó, đồng chí Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ và có thể bố trí 01 đồng chí Phó Bí thư chuyên trách; cấp có thẩm quyền chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng uỷ; quy định ban thường vụ đảng uỷ thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của đảng đoàn các tổ chức chính trị - xã hội hiệnnay. Đảng uỷ các tổ chức chính trị - xã hội chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư (tương tự như sự lãnh đạo đối với các đảng đoàn trong việc thựchiệnnhiệmvụchínhtrị của cơ quan, tổ chức hiện nay) và chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; được dự họp các cuộc họp do Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tậpbànvềcácnội dungcó liên quan; được nhận các văn bản lãnhđạo, chỉ đạo của BộChính trị, Ban Bí thư và thực hiện chế độbáocáonhưcác cấpuỷ trực thuộc Trung ương (như vị trí, chức năng của đảng đoàn các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Bí thưTrungươngĐoànhiệnnay). - Kết thúc hoạt động của các đảng đoàn, lập đảng bộ, chi bộ ở các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệmvụ trực thuộc Đảng uỷ Mặt trậnTổquốcViệtNam. - Rà soát lại tất cả hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệmvụ cần thiết. Thực hiện phương án này tối thiểu sẽ giảm: 04 cơ quan Đảng trực thuộc Trung ương, 25bancánsựđảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương[5]; tăng 02 đảng uỷ trực thuộc Trung ương[6]. (2)Đối với cácbộ, cơquan ngangbộ, cơquan trực thuộc Chínhphủ - Nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo hướng: + Sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư và BộTài chính. + Sáp nhập Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. + Sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, chuyển đổi số…; chuyển một số nhiệm vụ khác về: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan. + Sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên môi trường…; chuyển một số nhiệm vụ khác về các bộ và các cơ quan liên quan. + Kết thúc hoạt động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chuyển nhiệm vụ về: BộNội vụ, BộGiáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Dân tộc và các cơ quan liên quan. + Kết thúc hoạt động của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển nhiệm vụ về: Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan. + Kết thúc hoạt động của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan. + Chuyển Ban Tôn giáo Chính phủ về Uỷ ban Dân tộc, thành lập Uỷ ban Dân tộc - Tôngiáo. + Nghiên cứu, đề xuất sắp xếp 02 viện hàn lâm khoa học và 02 đại học quốc gia, bảo đảm hiệu quả, phát huy tốt nhiệmvụ nghiên cứu, đào tạo. + Nghiên cứu sắp xếp Học việnHành chínhQuốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện ChínhtrịQuốcgiaHồChíMinh. - Nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc các Bộ, trước hết là sắp xếp các đơn vị như Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng cục thi hành án dân sự, Tổng cục Quản lý thị trường, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố…; tiếp tục xem xét sắp xếp mô hình tổ chức một sốđơnvị bên trongcủacácbộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. - Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam; giao Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan liên quan chịu tráchnhiệmthực hiện sắpxếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế; tập trung xây dựng Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thông tấn quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, tập trung vào báo in, báo điện tử, báo nói (VOV) để thực hiện nhiệm vụ chính trị, được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi cho các hoạt động. Nghiên cứu, xây dựng, cơ cấu lại Đài Truyền hình Việt Nam, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp. - Nghiên cứu tiếp tục sắp xếp các cơ quan báo chí của các bộ, ngành. - Rà soát lại tất cả hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ cần thiết. Thực hiện phương án này, tối thiểu giảm được 05 bộ, 02 cơ quan trực thuộc Chính phủ. (3) Đối với các cơ quan của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụQuốc hội - Nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số cơ quan của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo hướng: + Sáp nhập Uỷ ban Kinh tế và Uỷ ban Tài chính - Ngân sách. + Sáp nhập Uỷ ban Xã hội và Uỷ banVăn hoá, Giáo dục. + Sáp nhậpUỷ ban Tư pháp và Uỷ ban Pháp luật. + Kết thúc hoạt động của Uỷ ban Đối ngoại: chuyển các nhiệm vụ về Bộ Ngoại giao, các uỷ ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. + Nghiên cứu chuyển Ban Dân nguyện thành Ban Giám sát và Dân nguyện. +Nghiên cứu tinhgọnmô hình Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký và Ban Thư ký Quốc hội; nghiên cứu chuyển các vụ chuyên môn của Văn phòng Quốc hội về trực thuộc các Uỷ ban củaQuốc hội, các ban của Uỷ banThường vụ Quốc hội. + Kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu Lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan liên quan của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. + Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam; giao Đảng đoàn Quốc hội chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế. + Không bố trí chức danh uỷ viên thường trực, uỷ viên chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; các uỷ ban của Quốc hội có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, đại biểu Quốc hội chuyên trách. Thực hiện phương án này, giảm được 04 uỷ ban của Quốc hội và 01 cơ quan trực thuộc Uỷ ban Thường vụQuốc hội. (4) Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giaonhiệmvụ - Rà soát lại tất cả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn, sáp nhập, kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệmvụ cần thiết. - Rà soát, sắp xếp lại các cơ quan báo, tạp chí trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số báo, tạp chí không thật sự cần thiết. - Nghiên cứu, đề xuất sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm đầu mối bên trong, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộmáy và chất lượng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý. (5)Đốivới cácđịaphương Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và chủ động nghiên cứu: - Đề xuất sáp nhập, giải thể một số ban, cơ quan, ban chỉ đạo của cấp uỷ cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tương tự như ở Trung ương. Xemtiếp trang 11 Đại biểu thamdựhội nghị. Rà soát lại tất cảhoạt độngcủa cácbanchỉ đạo theohướngkết thúchoạt động, chỉ giữ lại nhữngbanchỉ đạo cóchứcnăng, nhiệm vụcần thiết. NGAYNAY.VN 7 TINHGỌNBỘMÁY SốĐặcbiệt

Thực tế đã chứng minh trong nhiều trường hợp, việc tinh gọn không những không làm bộ máy hoạt động thiếu hiệu quả đi mà còn nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc. Một ví dụ điển hình làHànQuốc - nơi bộmáyhành chính từng trải qua nhiều đợt tinh gọn, sáp nhập nhưng vẫn hoạt động hiệu quả và trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Á và có sức ảnh hưởng văn hoá toàn cầu. Vượt qua khủng hoảng Năm 2008, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã côngbốmột kếhoạch táobạo nhằmtinhgọn chínhphủ, đưa 52 cơ quan Trung ương (trong đó có 18 bộ và 10 uỷ ban) xuống còn 39 cơ quan. Ông lý giải: “Nhiều quốc gia đã thực hiện tái cơ cấu bộ máy chính phủ nhằm củng cố sức cạnh tranhquốc gia. Chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội trở thành một quốc gia tiên tiến nếu không tận dụng cơ hội này”. NhiềubộngànhHànQuốc đã được sáp nhập để tránh sự chồng chéo về chức năng, như Bộ Kế hoạch và Ngân sách được sáp nhập với Bộ Tài chính và Kinh tế để trở thành Bộ Chiến lược và Tài chính; Bộ Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng tích hợp thêm mảngCôngnghệ thông tinđể trở thành Bộ Kiến thức và Kinh tế; Bộ Xây dựng và Giao thông được tích hợp thêm các chính sách logistics cảng biển, đăng ký và quản lý đất đai để mang tênmới BộĐất đai, Giao thông và Hàng hải; Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực trở thành“siêu Bộ”Giáo dục, Khoa học và Công nghệ... 2008 cũng là thời điểm Tinh gọn bộ máy đang là xu hướng trên toàn cầu, khi ngay cả chính phủ Mỹ cũng lên kế hoạch thành lập Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) nhằm “cắt giảm các quy định dư thừa, cắt giảm chi tiêu lãng phí và tái cấu trúc các cơ quan liên bang”. Nhiều tập đoàn, tổ chức lớn như Meta, Twitter hay CLB Manchester United đều đã và đang tinh gọn bộ máy. quả. Đóng góp không nhỏ tới từ chương trình “Chính phủ điện tử”. Chính phủ điện tử 24/7 Hàn Quốc là một trong những quốc gia áp dụng công nghệ vào quản lý hành chính thành công nhất trên thế giới. Thước đo thôngdụng E-Government Development Index (EGDI - Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử) của Liên Hợp Quốc là một bộ chỉ số tổng hợp trung bình về ba lĩnh vực quan trọng nhất của Chính phủ điện tử, bao gồm: Dịch vụ công trực tuyến; Hạ tầng viễn thông; Nguồn nhân lực.TrongbảngxếphạngEGDI toàn cầu, Hàn Quốc đã lập kỷ lục có bảy lần liên tiếp nằm trong tốp3 trongbảy lần công bố của LHQ từ năm 2010 tới 2022, trong đó có ba lần đứng ở vị trí sốmột. Đây là một hệ quả của chiến lược dài hơi, khởi đầu từ thập niên 1960. Theo trang web Chính phủ điện tử Hàn Quốc, giai đoạn phát triển số của đất nước này đã trải qua xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với những vấn đề bắt đầu từ bong bóng nhà đất tại Mỹ bắt đầu từ 2007 và bùng phát mạnh mẽ thành chuỗi domino cuối năm 2008 với sự đổ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, khủng hoảng tín dụng, chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn. Nhưng dưới sự lèo lái của bộ máy mới, tháng 12/2008, Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng. Nềnkinhtếnước này thậm chí còn có phục hồi ngoạn mục khi đạt mức tăng trưởng 6,2% năm 2010 - con số ấn tượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang cố gắng giải quyết hệ quả khủng hoảng. Cách chính phủ Hàn Quốc phản ứng quyết liệt với cuộc khủng hoảng thông qua các công cụ chính sách đa dạng, kịp thời được xem như yếu tố quan trọng. Sau sự sụp đổ của Lehman Brothers vào tháng 9/2008, Seoul đã triển khai một gói kích thích tài khóa tương đương 1,2%GDP, tổng cộng khoảng 11 tỷ USD. Đến tháng 3/2009, chính phủ công bố một ngân sách bổ sung trị giá 28,9 nghìn tỷ won (tương đương khoảng 3% GDP) để thúc đẩy nền kinh tế trong nước. Cách Hàn Quốc xử lý khủng hoảng tài chính 2008 dù bộ máy mới đi vào hoạt động chưa lâu cho thấy bộ máy được tinh gọn nhưng không làm giảm đi sự hiệu quả. Kể từ sau thời ông Lee, các cơ quan chính phủ của Hàn Quốc từng trải qua thêm nhiều lần cải cách, tinh gọn nhưng vẫn vận hành hiệu THỊNH JOEY Tinh gọn bộ máy - Thúc đẩy HànQuốc duy trì vị thế tại châu Ávà thếgiới sau những lần tinh gọnbộmáy HànQuốc liên tục thuộc nhómdẫnđầu chỉ sốEGDI của LHQ. NGAYNAY.VN 8 TINHGỌNBỘMÁY SốĐặcbiệt

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==