SỐ419 (6/3/2025) TẠP CHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ CƠQUAN NGÔN LUẬN CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI UNESCOVIỆT NAM ORGAN OF VIETNAM NATIONAL FEDERATION OF ASSOCIATIONS FOR UNESCO Ảnh: Viết Niệm Giải bài toán phát triển du lịch, kinh tế bằng lễ hội TRANG10 - 11
Sợi dây kết nối truyền thống và hiện đại Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước hiện có gần 8.000 lễ hội, trong đó hơn 7.000 lễ hội truyền thống. Các lễ hội diễn ra cả năm, nhưng tập trung nhiều vào dịp đầu Xuân. Những hoạt động tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc cùng trò chơi dân gian truyền thống trong lễ hội đã giúp gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đồng thời tạo điểm nhấn hấp dẫn, thu hút du khách thập phươngmỗi dịp Xuân về. Bắt đầu từ tháng Giêng, không chờ đến ngày chính hội 10/3 Âm lịch, du khách thập phương đã nô nức hướng về núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dâng lên những nén hương cho các vị anh hùng đã gồng mình bảo vệ đất nước từ thuở sơ khai. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước, củng cố tinh thần đoàn kết, cùng hướng về cội nguồn và tri ân tiên tổ. Thời điểm lý tưởng nhất để đi hội đền Hùng chính là mùa Xuân, thời tiết dễ chịu, cây cối sau khi tắm mưa xuân trở nên xanh biếc hút mắt... Người dân thong thả vượt hàng ngàn bậc thang để đi qua bốn ngôi đền chính, chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc Hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cũng thành điểm hẹn cho nhiều bạn trẻ đi du Xuân. Trong lễ hội, cư dân 8 làng trong vùng lần lượt dâng kiệu lễ: Giò hoa tre, ông ngựa, ông voi, ngà voi, trầu cau, cầu húc, cỏ voi và nữ tướng trong sự chờ đón của hàng nghìn khách thập phương về trẩy hội. Sau các nghi thức truyền thống, người dân nô nức vào lễ thánh, xin lộc, trải nghiệm các trò chơi dân gian, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật…. Độc đáo không kém là màn rước kiệu bát tại Lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh); Hội kéo lửa, thổi cơm thi truyền thống ở làng Thị Cấm (quận Nam Từ Liêm); màn múa “con đĩ đánh bồng” mừng thánh trong Lễ hội làng uy nghi và cổ kính trên đỉnh núi thiêng. Chuyến hành hương về giỗ Tổ còn khiến du khách thích thú khi được khám phá nét độc đáo ẩm thực ở vùng đất trung du với bánh tai, cọ ỏm, bánh sắn, thịt chua Thanh Sơn... Đã khép lại nhiều ngày qua song những ấn tượng từ Lễ hội Gò Đống Đa tại Thủ đô Hà Nội (mùng Năm Tết) vẫn còn đọng lại trong lòng nhiều người thông qua những nghi thức dân gian đặc sắc. Nghi thức không thể thiếu trong lễ hội là tục rước rồng lửa, tái hiện cuộc chiến đấu oanh liệt của quân Tây Sơn, đánh bại giặc Thanh. Sau đám rước rồng lửa là lễdânghương, lễđọc vănvà lễ cầu siêu... Phần hội hấp dẫn với các hoạt động tham quan di tích, dâng hương, chương trình nghệ thuật của Nhà hát Cải lươngViệt Namvà Nhà hát Tuồng Việt Nam, thi đấu cờ người, cờ tướng, trò chơi dân gian, múa rối nước... Trong hơi thở của mùa Xuân, trên khắp ba miền, người dân nô nức trẩy hội, gửi gắm ước vọng về một năm mới bình an, mọi việc hanh thông. Lễ hội chính là nơi để chúng ta phát huy công nghiệp văn hóa thông qua những hoạt động tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc cùng trò chơi dân gian truyền thống… Khai thác tài nguyên văn hóa một cách sáng tạo HẢI HÀ ĐềnCổ Loa. Hội GòĐốngĐa thuhút hàngngàndukháchđếnvui hội. NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ Số419 | ThứNăm, ngày 6/3/2025
Triều Khúc (huyệnThanhTrì)..., hay lễ rước thánh qua sông tại Lễ hội ĐềnVà (thị xã SơnTây)... Lễ hội là minh chứng cho bề dày văn hóa độc đáo của đất nước, phản ánh chiều sâu lịch sử, là cầu nối quan trọng giữa quá khứ và hiện tại, giúp thế hệ trẻ hiểu và tự hào hơn về bản sắc dân tộc. Mỗi lễ hội mang màu sắc văn hóa khác nhau, tạo điểm nhấn cho các địa phương có nền tảng phát huy công nghiệp văn hóa. Và trong tiến trình hội nhập của xã hội văn minh, lễ hội dần mở rộng tầm ảnh hưởng, không chỉ của riêng một địa phương nữa mà mang tính khu vực, quốc gia và quốc tế. Cách ứng xử trong lễ hội cũng có nhiều đổi thay theo thời cuộc. Đẩy mạnh công nghiệp văn hóa, phát triển văn hóa số Theo PGS.TS Dương Văn Sáu (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội), lễ hội ngày nay không chỉ thuộc về riêng một địa phươngmà thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Đây là nền tảng để phát triển du lịch lễ hội. Du lịch lễ hội là một trong những loại hình chủ đạo của du lịch di sản, du lịch văn hóaViệt Nam. Theo đó, là một sản phẩm của du lịch văn hóa và thuộc một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa, lễ hội có vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp vănhóa. Côngnghiệp vănhóa là xu hướng mạnh mẽ trên thế giới, được bắt đầu bởi tư tưởngphải lấy kinh tế, lấy sáng tạo kết hợp với nhau, để tạo ra những lợi thế cho sựphát triển của quốc gia. Cũng theo PGS.TS Dương Văn Sáu, để duy trì sức hấp dẫn của lễ hội thì chính địa phương phải hiểu các giá trị và bản sắc riêng của lễ hội, giữ gìn giá trị của lễ hội một cách phù hợp với bối cảnh công nghệ số, kỹ thuật số, công dân số. Ngoài ra, việc giữ gìn và tổ chức lễ hội một cách vănminh cũng là yêu cầu đặc biệt quan trọng, từ đó tăng niềm tin với du khách, tạo ra thương hiệu hút khách nhờ những hoạt độngvănhóađặc sắc, ẩmthực độc đáo… Bước vào kỷ nguyên mới, địa phương nào cũng có cơ hội bứt phá từ lễ hội truyền thông nếu biết khai thác tài nguyên văn hóa một cách hiệu quả. Một trong những địa phương đi tiên phong trên cả nước chính là thành phố Hà Nội. Nếu như trước đây, Hà Nội nổi tiếng với những lễ hội truyền thống thường diễn ra vào mùa xuân, thì hiện nay, những lễ hội, những sự kiện vănhóadiễn raquanhnăm.Từ năm 2024 đến nay, Hà Nội đã tổ chức hàng trăm sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao có quy mô lớn. Phần lớn những sự kiện này đã trở thành sự kiện thường niên, thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Điển hình như: Lễ hội Du lịch HàNội, Lễ hội Quà tặngdu lịch Hà Nội, Festival Thu Hà Nội, Lễ hội Áo dài du lịch, Ngày hội Văn hóa Vì hòa bình, Lễ hội SenTâyHồ, LiênhoanPhimHà Nội, Hội chợ Hàng thủ công mỹ nghệ… Tính rộng hơn trong những năm gần đây, nhiều sự kiện văn hóa - nghệ thuật trên địa bàn thành phố không chỉ được tổ chức quy mômà còn vươn tầmquốc tế, nổi bật nhất là Liên hoan Phim Hà Nội, Liên hoan Âm nhạc Giómùa... Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong từng nhấnmạnh:“Nếu không có sự kiện tầm cỡ thì không thể có công nghiệp văn hóa”. Những sự kiện văn hóa tầm cỡ trải đều suốt trong năm đã và đang tạo ra một động lực phát triển mới cho công nghiệp văn hóa Thủ đô. Đó cũng là động lực phát triển cho tất cả các địa phương trong kỷ nguyên vươnmình. n TheoPGS.TSDươngVăn Sáu, đểduy trì sứchấp dẫncủa lễhội, chínhđịa phươngphải hiểucácgiá trị vàbản sắc riêngcủa lễ hội, giữgìngiá trị của lễ hộimột cáchphùhợpvới bối cảnhcôngnghệ số, kỹ thuật số, côngdân số. Hội ĐềnGióng. Nếu không có sự kiện tầm cỡ thì không thể có công nghiệp văn hóa. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ Số419 | ThứNăm, ngày 6/3/2025
Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La là một trong những sự kiện quan trọng nhất tỉnh Tuyên Quang sau dịp Tết Nguyên đán. Đây là dịp để người dân thểhiện lòng thành kính với các bậc thánh thần, đồng thời tạo không gian sinh hoạt cộng đồng, kết nối các thế hệ cùng hướng về cội nguồn. Năm 2025, lễ hội diễn ra với quy mô lớn hơn, nhiều đổi mới hơn với kỳ vọng có thể xây dựng các tour du lịch hấp dẫn hút khách du lịch về với tỉnh Tuyên Quang cũng như khu vực trung du miền núi phía Bắc. Mở rộng quy mô, nâng cao trải nghiệm du khách Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 9/3 đến 15/3/2025 (tức 10/2 đến 16/2 âm lịch) tại ba ngôi đền linh thiêng: Đền Hạ, Đền Thượng và Đền Ỷ La. Đặc biệt, phần nghi lễ được tổ chức trang trọng với các nghi thức rước Mẫu, tế lễ và hầu đồng, thể hiện sự giao thoa giữa tâm linh và nghệ thuật. Nghi lễ này không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh truyền thống mà còn là hình thức kết nối cộng đồng, giúp người dân hóa đặc sắc của địa phương, tăng cường sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại. Ngoài ra, để đảm bảo sự thuận tiện cho du khách, thành phố cũng đã có kế hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng, bổ sung thêm bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng và dịch vụ hướng dẫn viên. Việc sử dụng các ứng dụng công nghệ để cung cấp thông tin về lễ hội, lịch trình các sự kiện cũng được triển khai nhằm giúp khách tham quan dễ dàng theo dõi và tham gia vào các hoạt động yêu thích. Quy định chặt chẽ, đảm bảo lễ hội văn minh, lành mạnh Chia sẻ với Ngày Nay, ông Vũ Xuân Quỳnh, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thành phốTuyên Quang nhấn mạnh: “Năm nay, thành phố siết chặt quản lý nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng “chặt chém”, nâng giá dịch vụ ănuống, lưu trú. Các cơsởkinh doanh được yêu cầu niêm yết giá công khai, đảm bảo công bằng và minh bạch cho du khách.” Đồng thời, thành phố cũngđảmbảođủcơsở lưu trú, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hành hương. Những quy định này hoàn toàn phù hợp với Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.Theođó, tiêuchí “Không nânggiádịchvụ”và “Đảmbảo vệ sinh môi trường” là những yếu tố quan trọng để hướng tới một môi trường lễ hội an toàn, văn minh. Các quy định cònbaogồmviệchạnchế tình trạng đổi tiền lẻ với mức phí cao, kiểm soát các hoạt động mê tíndị đoan, đồng thời tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, giúpdu khách yên tâmkhi thamgia lễ hội. Theo bà Vũ Quỳnh Loan, Phó Chủ tịch UBND thành và du khách có cơ hội tìmhiểu sâu hơn về giá trị tín ngưỡng của địa phương. Ngoài cácnghi thức truyền thống, lễ hội năm nay còn có nhiều điểm đổi mới nhằm nâng cao trải nghiệm cho du khách. Ban tổ chức đã thiết lập các khu vực trải nghiệm văn hóa, nơi du khách có thể tìm hiểu về lịch sử tín ngưỡng thờ Mẫu, tham gia vào các hoạt động trưng bày hiện vật, lắng nghe những câu chuyện linh thiêng về các vị ThánhMẫu. Bên cạnh đó, lễ hội còn đẩy mạnh chương trình giao lưu giữa nghệ nhân dân gian và du khách. Nhữngbuổi trình diễn nghệ thuật như hát chầu văn, múa hầu đồng được tổ chức thường xuyên, mang đến cơ hội để mọi người hiểu sâu hơn về loại hình diễn xướng này. Theo các chuyên gia, việc mở rộng không gian trải nghiệm giúp du khách không chỉ tham quan mà còn được hòa mình vào nét văn Lễ hội là sự giao thoa giữa tín ngưỡng và văn hóa, nó không chỉ bảo tồn giá trị truyền thống mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch tâm linh, thúc đẩy kinh tế cho từng địa phương, vùng miền. Giải bài toán phát triển du lịch, kinh tế bằng lễ hội MINH NGỌC Trìnhdiễn thực hànhnghi lễ tínngưỡngThờMẫuTamphủ củangười Việt. Không chỉ cần giữ gìn yếu tố linh thiêng trong lễ hội, mà còn phải tận dụng giá trị văn hóa để thúc đẩy các ngành dịch vụ khác như du lịch cộng đồng, ẩm thực truyền thống và thủ công mỹ nghệ. Nếu làm tốt, lễ hội không chỉ giúp người dân địa phương có thêm thu nhập mà còn tạo ra một hệ sinh thái kinh tế du lịch vững chắc. GS.TS. Trương Quốc Bình NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số419 | ThứNăm, ngày 6/3/2025
phố, công tác giám sát thực hiện các quy định này sẽ được thực hiện xuyên suốt thời gian lễ hội, với sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, lực lượng công an, ban quản lý di tích và các tổ chức văn hóa. Các biện pháp xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm như ép giá, bán hàng không đúng quy định, gâymất trật tự công cộng cũng sẽ được áp dụng chặt chẽ. Hướng đi bền vững cho du lịch tâm linh Phát triển du lịch tâm linh không chỉ đơn thuần là bảo tồn di tích mà còn đưa Tuyên Quang thích ứng với xu thế hội nhập và khai thác giá trị văn hóa một cách bền vững. Theo PGS.TS. Dương Thị Thu Hà (Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội), Tuyên Quang có tiềm năng lớn trong lĩnh vực này nhờ hệ thống đền chùa giàu giá trị lịch sử.” Bà cho rằng, để gìn giữ và phát huy những giá trị này, cần tổ chức các hoạt động lễ hội bài bản, đảm bảo tính linh thiêng, đồng thời hạn chế các yếu tố thương mại hóa quá mức có thể làm giảmđi ý nghĩa truyền thống. Bên cạnh đó, GS.TS. Trương Quốc Bình, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, nhấn mạnh rằng phát triển du lịch tâm linh cần gắn kết với kinh tế địa phương để tạo hiệu ứng lan tỏa. Ông cho rằng: “Không chỉ cần giữ gìn yếu tố linh thiêng trong lễ hội, mà còn phải tận dụng giá trị văn hóa để thúc đẩy các ngành dịch vụ khác như du lịch cộng đồng, ẩm thực truyền thống và thủ công mỹ nghệ. Nếu làm tốt, lễ hội không chỉ giúp người dân địa phương có thêm thu nhập mà còn tạo ra một hệ sinh thái kinh tế du lịch vững chắc.” Ngoài việc giữ gìn bản sắc, truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô và ảnh hưởng của du lịch tâm linh. Các chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh quảng bá qua các kênh truyền thông số, liên kết với các công ty du lịch để đưa lễ hội đến gần hơn với du khách quốc tế. Sự kết hợp giữa bảo tồn văn hóa, phát triển kinh tế và truyền thông hiện đại sẽ giúp du lịch tâm linh không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Thực tế cho thấy, lễ hội không chỉ có ý nghĩa tâm linh mà còn tác động đáng kể đến kinh tế địa phương. Báo cáo của Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Tuyên Thành phố siết chặt quản lý nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng ‘chặt chém’, nâng giá dịch vụ ăn uống, lưu trú. Các cơ sở kinh doanh được yêu cầu niêm yết giá công khai, đảm bảo công bằng và minh bạch cho du khách. Đồng thời, thành phố cũng đảm bảo đủ cơ sở lưu trú, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hành hương. Ông Vũ Xuân Quỳnh Toàn cảnhThiền việnTrúc Lâm ChínhPháp tại TuyênQuang. Dukháchđi lễ tại ĐềnHạ. Quang cảnh lễhội ĐềnHạ, ĐềnThượng, ĐềnỶ Lanăm2023-2024. Quang ghi nhận, lượng khách du lịch tăng trung bình 20-30% vào mùa lễ hội, góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ và thương mại phát triển. Đồng thời, lễ hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về bản sắc dân tộc. Các chuyên gia cho rằng, nếu kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, lễ hội sẽ không chỉ mang lại giá trị kinh tếmà còn giúp quảng bá hình ảnh địa phương một cách hiệu quả. n NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số419 | ThứNăm, ngày 6/3/2025
Chốn tâm linh giữa lòng Hà Nội Nằm tĩnh lặng giữa con phố Quán Sứ lúc nào cũng nhộn nhịp kẻ xuôi người ngược, chùaQuánSứnhưmột nốt trầm bình yên lạc giữa bản hòa tấu sôi động của thế sự. Bướcchânvào cổng tam quan uy nghi, người ta như chìm vào hương thơm thoang thoảng của nhang trầm, tiếng chuông chùa ngân nga, lạc vào thế giới kiến trúc độc đáo với chánh điện trang nghiêm, nhà tổ và gác chuông cổ kính… Chỉ cách Hồ Gươm chừng một kilomet, chùa Quán Sứ là địa chỉ thu hút hàng ngàn Phật tử, du khách ghé chân để cầu bình an, may mắn. Những ngày đầu Xuân, không gian chùa Quán Sứ được trang hoàng lộng lẫy với những lồng đèn đỏ, chậu quất, đào tươi thắm... Đã hai năm nay, những hình ảnh xấu xí, tiêu cực ở chốn tâm linh như đốt vàng mãvô tội vạ, xả rácbừabãi khu xếp lễ…đãkhôngcònbắt gặp trong khuôn viên chùa Quán Sứ. Trong dòng người đi lễ hômmồng Một tháng Hai âm lịch, ai nấyđềunhẹnhàng, vận đồ kín đáo, khom người xếp dép ở phía ngoài để được vào chính điện. Chẳng ai bảo ai, tất cả đều cố gắng giữ im lặng, tôn trọng sự trang nghiêm của chốn thiền môn. Những pho tượng lớn sơn son thếp vàng đặt theo các bậc từ cao xuống thấp đều không thấy có hiện tượng rải tiền. Tất cả nội dung về Quy tắc ứng xử thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội đều được đặt ở những vị trí dễ nhìn nhất trong chùa để người dân đều có thể lĩnh hội. Điều đặc biệt là ngay cả những câu đối, chữ viết trong chùa đều được viết bằng chữ Quốc ngữ thay vì chữHán như những ngôi chùa khác, dù chùa Quán Sứ được xây dựng cách đây cả gần thế kỷ. Cách đó không xa, vòng về phía hồ Tây, Phủ Tây Hồ cũng đón hàng ngàn du khách thập phương về chiêm bái mỗi ngày. Phủ nằm trên một bán đảo nhỏ giữa hồ Tây, tọa lạc trên phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận TâyHồ. Vừa bước vào Phủ, đón tiếp mọi người là giọng nói nhẹ nhàng của Ban quản lý Di tích lịch sử Phủ Tây Hồ trên loa phát thanh, lưu ý nhắc nhở người dân chú ý bảo quản tư trang, thực hiện nghiêm túc những Nội quy ứng xử trong khuôn viên của phủ. Con đường uốn lượn chạy từ cổng vào Phủ chính, đến lầuCô - lầu Cậu rồi vào Điện SơnTrang, có thể dễ thấy Nội quy ứng xử văn minh lễ hội niêm yết rõ ràng. Khi thì Quy tắc ứng xử nơi công cộng, khi là Nội dung cấm đốt những loại vàng mã gây lãng phí… giúp khách tham quan chấp hành quy định, hướng dẫn tại nơi thờ tự nhằm hình thành những chuẩn mực văn hoá khi tham quan khu di tích. Những ngày đầu năm 2025, Phật tử và du khách đến Phủ Tây Hồ đã không còn cồng kềnh cùng hình nhân thế mạng, mũ hia, khăn áo… mà ai nấy đều gọn gàng dâng kiểm tra, giám sát, kiện toàn các tiểu ban quản lý di tích, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban quản lý di tích trên địa bàn phường để thực hiện theo đúng quy định. UBND phường cũng đã ban hành các kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, thanh toán không dùng tiền mặt tại các di tích trên địa bàn phường, đặc biệt là khu vực di tích PhủTây Hồ trước, trong và sau Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025”. hương bằng lẵng hoa, lẵng quả nhỏ xinh được sửa soạn sẵn ở các gian hàng bày bán dọc lối đi. Traođổi với NgàyNay, ông Dương Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Quảng An, quận Tây Hồ chia sẻ: “UBND phường đã ban hành Kế hoạch số 14 về việc quản lý di tích và tổ chức lễ hội trên địa bàn phường Quảng An năm 2025 để triển khai công tác quản lý di tíchdanh thắng, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử và văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn phường và thường xuyên Xuân là mùa của chồi non, sự sống nảy nở. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất trong năm để cùng nhau đi lễ cầu an và vãn cảnh những ngôi chùa linh thiêng, mang đậm nét văn hóa, tâm linh người Việt. Đưa không gian văn hóa VIỆT ĐAN - THÙY CHI Địa phương cũng đã ban hành các kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, thanh toán không dùng tiền mặt tại các di tích trên địa bàn phường, đặc biệt là khu vực di tích Phủ Tây Hồ... Ông Dương Thanh Hải Người dânhành lễ tại ChùaQuánSứ. ẢnhPhương Ly. PhủTâyHồkhông có cảnh xôbồ, nhốnnháo. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số419 | ThứNăm, ngày 6/3/2025
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền và triển khai thực hiện, hoạt động của lễ hội đã được cải thiện và tăng cường chất lượng, công tác quản lý lễ hội truyền thống, xây dựngmôi trường văn hóa lành mạnh đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựngmôi trường văn hóa lành mạnh, tăng cường đổi mới để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổ chức lễ hội tại địa phương. Những tín hiệu tích cực cũng được người dân trực tiếp trải nghiệmvà thừa nhận. Theo chị Dương Minh Trang, ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa, Hà Nội), từ ngày Ban Quản lý Di tích lịch sử PhủTây Hồ và chính quyền địa phương “siết chặt” Quy tắc ứng xử trong lễ hội truyền thống, phủ Tây Hồ cũng như rất nhiều đình, chùa ở Hà Nội đã thực sự lấy lại được không gian trang nghiêm, bình yên và thư thái. “Bước chân vào phủ tôi không còn cảm giác phấp phỏng vì sợ, sợ móc túi, sợ chen lấn, thậm chí xô xát nhau vì giành chỗ đặt lễ. Khu vực gửi xe đã được quy hoạch bớt sự nhốn nháo. Các gian hàng tổ chức ngay ngắn, việc xả rác bừa bãi cũng ít hơn nhiều. Khu vực hạ lễ cũng được các bà, các cô dọn dẹp rác bẩn đâu ra đấy”, chị Trang nói. Lan tỏa tinh thần của Quy tắc ứng xử từ chính người dân Bên cạnh những nét đẹp văn hóa truyền thống, đâu đó vẫn còn những hình ảnh xấu xí tại chùa Quán Sứ. Ngay tại cổng chùa, không khó để bắt gặp những người bán tăm, bật lửa chèo kéo du khách bên cạnh những gánh hàng rong lấn chiếm vỉa hè. Thậm chí, vẫn cònngười ăn xinngay cổng chùa tạo nên sự tương phản với không gian thanh tịnh bên trong khuôn viên chùa. Ở Phủ Tây Hồ, vẫn không ít người dân dừng lại ngang nhiên thả tiền xuống chân các pho tượng. Ngay lối dẫn vào, tình trạng phóng sinh gây ảnh hưởng không ít đến môi trường lòng hồ xung quanh… Những hành động không đẹp vẫn chưa thể chấm dứt một sớm một chiều nhờ Bộ Quy tắc ứng xử văn minh nơi công cộng. Việc đi lễ chỉ mang ý nghĩa văn hóa nếu người đi lễ có hiểu biết về tín ngưỡng, tâm linh và thấu hiểu những quy tắc ứng xử văn minh, văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nói về thực trạng này, ông Dương Thanh Hải bày tỏ quan điểm, thực hiện các nội dung trong bộ quy tắc ứng xử thì ý thức của người dân về văn hóa ứng xử tại các lễ hội truyền thống đã dần được thay đổi từ nhận thức, thái độ, hành vi. Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực của các cơ quan quản lý, cần phải có sự giúp sức rất lớn từ phía người dân. Người dân phải hiểu và thấm nhuần ý nghĩamà Bộ Quy tắc ứng xử đề ra, đó là nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động lễ hội theo hướng văn minh, lành mạnh, tiết kiệmđể bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại các lễ hội. Theo đó, trong thời gian tới, để thay đổi được hành vi, thói quen của người dân, ban quản lý khu di tích Phủ Tây Hồ nói riêng và các đình, chùa trên địa bàn Hà Nội nói chung đang tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về di tích lễ hội để thực hiện nếp sống văn minh qua những nội dung, hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú. Nỗ lực thực hiện các tiêu chí để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bài trừ các hủ tục lạc hậu, các hành vi phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động lễ hội. n tâm linh về đúng nghĩa Khônggian trangnghiêmởChùaQuánSứ. ẢnhPhương Ly. Người dân chuẩnbị lễ trước khi vàoPhủTâyHồ. ẢnhMạnhCường. Bước chân vào phủ tôi không còn cảm giác phấp phỏng vì sợ, sợ móc túi, sợ chen lấn, thậm chí xô xát nhau vì giành chỗ đặt lễ. Khu vực gửi xe đã được quy hoạch bớt sự nhốn nháo. Chị Dương Minh Trang ẢnhMạnhCường. NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số419 | ThứNăm, ngày 6/3/2025
N gay từ đầu năm 2025, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những chỉ đạo, yêu cầu đối với công tác quản lý và tổ chức tốt các lễ hội. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 3/2/2025 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025. Thủ tướng chỉ đạo các cấp, địa phương bảo đảm tổ chức các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025 theo đúng quy định của Đảng, pháp luật củaNhànước, bảo đảm an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn minh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của Nhân dân các địa phương Nhờ có những chỉ đạo kịp thời, việc tổ chức lễ hội năm 2025 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều lễ hội lớn từng bị coi là điểm nóng trong nhiều mùa lễ hội trước đây, nay đã giảm tải, không xảy ra các hiện tượng phản cảm, đáng tiếc trong quá trình tổ chức. Nhiều sân chơi bổ ích được lan tỏa Cáchđâymột năm, mùa lễ hội Giáp Thìn 2024 là lần đầu tiên Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống được triển khai trên thực tế. Trừmột sốđịa phương đã có quá trình chuẩn bị, triển khai tích cực, domới banhành nênBộ tiêu chí nhìn chungđạt hiệu quả chưa cao. Xuân Ất Tỵ 2025 là mùa lễ hội thứ hai khắp cả nước thực hiện Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống. Với hơn 8.000 cũng khiến nhiều người ngỡ ngàng vì được quản lý chặt từ khâu trông xe đến thuê thuyền đò, niêm yết giá hàng quán. Lễ hội diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu từ ngày 3/2 đến hết ngày 1/5/2025 (mùng 6 tháng Giêng đến hết mùng 4 tháng Tư). Để giảm phiền hà cho du khách, tránh thất thoát nguồn thu từ phí cho ngân sách, lãnh đạo huyện Mỹ Đức quyết định phát hành vé điện tử tham quan thắng cảnh tích hợp với sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng thuyền đò. Hơn 3.700 thuyền đò của Hợp tác xã Dịch vụ du lịch Hương Sơn đã được sửa sang, sơn bằng màu xanh, trang bị đầy đủ áo phao, giỏ đựng rác, ô che nắng, chemưa, ghếngồi, nước uống miễn phí... Ngoài ra, mỗi lễ hội, phần lớn đều diễn ra vào những ngày đầu Xuân mới, việc “siết chặt” quản lý để có những mùa lễ hội văn minh, tươi vui luôn là điều mà các địa phương nỗ lực thực hiện. So với nhiều năm trước, lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), lễ hội Bia Bà (quận Hà Đông, Hà Nội), đền thờ Đức Thánh Cả (huyện Ứng Hòa, Hà Nội)… đến đền Bà Chúa Kho (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) đã dần đi vào nền nếp, trật tự hơn. Cách đây chừng hai tuần, trong niềm vui đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt, người dân sống quanh đình Đại Phùng (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng) đã nô nức rủ nhau đến hội đình diễn ra vào ngày 18 tháng Giêng xuân Ất Tỵ. Chương trình được tổ chức gồm hai phần: Phần Lễ đón nhận di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng và phần hội với nhiều hoạt động đặc sắc như tổ chức triển lãm ảnh, trình diễn cổ phục, chợ đặc sản văn hóa Đan Phượng, hội thi làm bánh tẻ, thổi cơm thi, trò chơi dân gian…Những tà áo dài thướt tha của người trẻ đi lại thành hàng lối những gian hàng bày bán ngay ngắn dọc con đường vào đình… Tất cả các khâu được ban tổ chức sắp xếpmột cách chỉn chu, văn minh và trật tự. Nhiều lễ hội đầunămtại đình, chùa khắp Hà Nội cũng mở sân chơi hấp dẫn cho người dân tìm hiểu về nét đẹp cổ truyền của dân tộc. Năm nay, Lễ hội du lịch chùa Hương có chủ đề“Lễ hội chùa Hương điểmđến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt” Hai năm trở lại đây, bên cạnh những công cụ “cứng” là hệ thống văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện, công cụ “mềm” là Bộ tiêu chí chuẩn hóa việc xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống đang giúp môi trường văn hóa ở các lễ hội sang trang. Trống hội vang lên trong HẢI THANH Trảy hội chùaHương. Lễ khai ấnđềnTrần. Du khách được cung cấp miễn phí nước uống, ô che nắng, mưa, đồng thời được thưởng thức các tiết mục múa rối, chèo, cồng chiêng... khi về Lễ hội du lịch chùa Hương năm 2025. Đó là những nét mới trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội chùa Hương năm 2025. Ông Bùi Văn Triều NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ Số419 | ThứNăm, ngày 6/3/2025
xã viên lái đò cómộtmãQRđể Hợp tác xãquản lý,mỗi thuyền đò có mã QR tương tác thông tin phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò đối với du khách. Năm nay, giá dịch vụ ở lễ hội chùa Hương được công khai niêm yết để tạo niềm tin cho người dân. Cụ thể, giá vé tích hợp phí tham quan và dịch vụ vận chuyển bằng thuyền đò tuyến Hương Tích đối với người lớn là 230.000 đồng, trẻ em là 65.000 đồng. Tuyến Long Vân - Tuyết Sơn là 85.000 đồng đối với người lớn và 50.000 đồng với với trẻ em… Ông Bùi Văn Triều ,Trưởng ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết:“Du khách được cung cấp miễn phí nước uống, ô che nắng, mưa, đồng thời được thưởng thức các tiết mục múa rối, chèo, cồng chiêng... khi về Lễ hội du lịch chùa Hương năm 2025. Đó là những nét mới trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội chùa Hương năm2025”. Tại Nam Định, lễ khai ấn Đền Trần diễn ra đầu tháng Giêng cũng diễn ra trang trọng, không xô bồ và chèo kéo như mọi năm. Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban quản lý Khu Di tích Đền Trần - Chùa Tháp cho biết, để những lá ấn lộc đầu Xuân đến với người dân được thuận lợi, tốt đẹp, công tác chuẩn bị cho hoạt động phát ấn được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. Để giảm lượng khách đổ về Đền Trần trong đêm khai ấn, Ban tổ chức đã lùi lịch phát ấn vào 5 giờ sáng hôm sau, đồng thời bố trí đến ba điểm phát ấn: Nhà Giải Vũ tại Cung Thiên Trường, Đền Cố Trạch và nhà trưng bày tại Cung Trùng Hoa. Trong lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân 2025, Ban tổ chức lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi nổi, hấp dẫn như: biểu diễn trống hội cà rùng; chơi cờ bỏi; tổ tômđiếm; múa lân - sư - rồng; thả diều sáo; hát chèo; hát văn; hát xẩm; múa rối nước; tổ chức chương trình “Mùa Xuân thượng võ” - biểu diễn võ thuật, thi đấu vật, các chương trình nghệ thuật của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh và các đoàn nghệ thuật của các địa phương. Bên cạnh đó, lễ hội cũng trưng bày triển lãm sinh vật cảnh, giới thiệu các sản phẩm OCOP Nam Định; tổ chức triển lãm“Hành cung Thiên Trường - Dấu ấn vàng son”, triển lãm “Ảnh đẹp du lịch Nam Định”... đẩy mạnh phát triển du lịch tín ngưỡng tâm linh qua các sản phẩmdu lịch đặc thù của quê hương... Môi trường văn hóa đi vào nền nếp Những đổi thay theo chiều hướng tích cực được nhiều ban quản lý đình chùa và lãnh đạo địa phương khẳng định đó là nhờ Bộ Tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai. Còn nhớ, tháng 8/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”. Bộ tiêu chí gồm hai nhóm: Nhóm tiêu chí chung có tính bao quát và nhómtiêu chí cụ thể. Có 9 tiêu chí cụ thể, gồm 44 tiêu chí chi tiết về các vấn đề từ quản lý, tổ chức, cơ sở vật chất, anninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, các hoạt động kinh doanh dịch vụ cho đến ứng xử khi tham gia lễ hội và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa... Đối với cơ quan quản lý nhà nước, ban tổ chức lễ hội, tiêu chí đầu tiên, tiên quyết là công tác quản lý nhà nước về lễ hội phải chặt chẽ, đúng quy định pháp luật. Trong khi các văn bản pháp luật làhành langpháp lý vững chắc thì Bộ tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng đến việc xây dựng ý thức, nền nếp ứng xử của tất cả các đối tượng tham gia vào hoạt động lễ hội, từ nhà tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ cũng như khách hành hương. Điểm được quan tâm nhất là ý thức tuân thủ pháp luật, tiếp đó, là ý thức về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn văn hóa truyền thống của tất cả các đối tượng tham gia. Thay vì những khái niệm định tính chung chung, Bộ tiêu chí chuẩn hóa việc xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống. Những đổi khác trong lễ hội năm nay đã dần nhìn thấy rõ ràng hơn, những nỗ lực của chính quyền, cơ quan quản lý văn hóa trong quản lý đã dần định hình trong đời sống. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia văn hóa, sự cố gắng của chính quyền địa phương mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là ý thức của người dân khi tham gia lễ hội. Sự ngăn nắp, trật tự của lễ hội phải đến từ hai phía. Lễ hội có vănminh hay không phụ thuộc vào sự chung tay của toàn xã hội; cùng với đó là việc tuyên truyền thông qua nhiều kênh thông tin để mỗi người dần thẩm thấu, thay đổi nhận thức và tự điều chỉnh hành vi.n không gian uy nghiêm ĐìnhĐại Phùng, ĐanPhượng. Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ Số419 | ThứNăm, ngày 6/3/2025
Quán “Ga Đông Dương” sáng nay nhộn nhịp, khách đợi tàu vừa nhâm nhi cà phê vừa háo hức chờ khoảnh khắc đoàn tàu chạy đến. Nhiều người đến đây chỉ để ngắm tàu lướt qua, như Liên và An trong “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam, chờ nghe tiếng còi vọng giữa lòng phố. Nhưng với ông Nguyễn Đình Dũng, người soát vé tàu hỏa đã gắn gần 40 năm đời mình với những đường ray, con tàu không phải khoảnh khắc lướt qua mà là một phần đời. “36 năm đấy, cả một cuộc đời”, ông cười, đôi mắt ánh lên những ký ức xa xăm. “Một đứa nhóc 17 tuổi, vừa xuống khỏi lưng trâu là bước lên tàu”. Với ông, những con tàu không chỉ là phương tiện di chuyển, mà là thanh xuân, là chứng nhân của bao đổi thay. Ông kể về khoảnh khắc đặc biệt nhất trong những năm tháng đi tàu. Vào thời khắc Giao thừa bước sang thế kỷ 21, ông đang trên chuyến tàu ngang qua Nha Trang. Đúng 0h, hai đoàn tàu Nam Bắc ngược chiều gặp nhau, ánh đèn lóe sáng, hành khách và nhân viên hai tàu vẫy tay chào trong khoảnh khắc lịch sử. “Như một lời ông Xuân gửi qua đường ray,” ông nói, giọng đầy hoài niệm. Đêm ấy, biển Nha Trang lấp lánh ánh đèn, không khí giao thừa dường như cũng lan tỏa khắp từng toa tàu, cùng những tràng pháo hoa từ xa vọng lại. Đó là một khoảnh khắc đáng nhớ trong đời làm tàu của ông. Nếu người nông dân có vụ chiêm, vụ mùa, thì nghề chạy tàu cũng có “vụ Tết, vụ hè”. Hai thời điểm ấy, sân ga lúc nào cũng nhộn nhịp, như thể nhịp sống của đường ray cũng bám theo mùa mà xoay chuyển. Giáp Tết, người xa quê lỉnh kỉnh hành lý lên tàu về nhà, chuyến tàu nào cũng chật ních như phiên chợ cuối năm. Hết Tết, tàu lại tiễn những vị khách ngậm ngùi rời quê, mang theo dư vị đoàn viên. Rồi sang hè, sân dã với canh đắng, mắm tép còn giữ nguyên vị thanh nhẹ. Qua Nghệ An, Hà Tĩnh, cái vị đậm đà của nhút mít, tương Nam Đàn đã bắt đầu nồng hơn. Đến Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, món nào cũng thoảng mùi ruốc, ớt đỏ cay xè, như nắng miền Trung hắt lên từ đường ray bỏng rát. Ông cười bảo: “Hương vị đồ ăn từ Bắc đi vào chính là cay dần đều đấy, không phải ai cũng nhận ra đâu.” Ông Dũng đã trải qua đủ mọi công việc trên tàu, từ soát vé, trải chăn ga, vệ sinh toa tàu, đến trực tai nạn. Những ngày đầu vào nghề năm 1980, ông còn làm trên những chuyến tàu hơi nước, thời mà điện đóm còn chưa có, chỉ có một chiếc đèn bão treo giữa toa, ánh sáng leo lét soi mờ từng hàng ghế. Nhà vệ sinh tắc nghẽn, hành khách còn phải xuống mỗi ga để mua nước rửa mặt, đánh răng. Mãi đến những năm 90, ngành đường sắt mới có cải cách đáng kể. “Giờ thì khác rồi,” ông nói, mắt ánh lên niềm tự hào. “Tàu có điều hòa, giường nằm êm ái, nhà vệ sinh tự hoại sạch sẽ. Đời sống khá hơn, tàu cũng đổi khác, không còn cảnh chen chúc như xưa.” ga lại rộn ràng tiếng cười nói của học sinh, gia đình háo hức lên đường du lịch. Năm này qua năm khác, không khí ấy, cảm giác ấy gần như chẳng đổi thay. Mùa Xuân với người Hà Nội còn gắn liền với những chuyến đi lễ chùa Hương kéo dài tận ba tháng. Người ta đi lễ không chỉ để cầu may, cầu duyên mà còn để tìm bình yên giữa núi non trùng điệp. Mỗi lần tàu cập bến Hà Nội vào độ tháng Giêng, khách trên tàu lại xôn xao rủ nhau xuống ga, bắt xe về Mỹ Đức đi lễ chùa Hương. Có cụ già dặn con cháu cách khấn vái, có đôi vợ chồng trẻ háo hức với chuyến du xuân đầu tiên cùng nhau. Ông bảo: “Những ngày này, tàu đông lắm, nhân viên cũng vất vả hơn, nhưng ai cũng vui. Khách đi chùa mà, ai cũng mang theo tâm thế an lành.” Tàu hỏa có thể không nhanh và tiện như máy bay, nhưng mang đến nhiều trải nghiệm. Gần 40 năm xuôi ngược trên những chuyến tàu Bắc Nam, ông Dũng không chỉ thuộc từng cung đường, từng khúc cua mà còn quen với hương vị của mỗi miền đất. Dừng chân ở Thanh Hóa, bữa cơm dân Đường ray “kể chuyện” mùa Xuân QUỲNH HOA Những chuyến tàu Bắc Nam không chỉ chở hành khách mà còn chuyên chở bốn mùa, những cuộc chia ly, gặp gỡ và rất nhiều ký ức. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ Số419 | ThứNăm, ngày 6/3/2025
Ông nhớ những ngày chạy tàu qua “đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi”, lời ca trong“Tàu anh qua núi”như tiếng vọng của một thời trai trẻ, khi những chuyến tàu còn mang hơi thở của đầu kéo hơi nước. Ngày ấy, mỗi lần tàu lên đèo, khói than bốc lên nghi ngút, hòa vào mây trời, tạo thành một dải sương mờ quấn lấy vách núi. Anh em nhân viên tàu tranh thủ đặt cặp lồng cơm vào chỗ xì hơi, thức ăn nóng hổi, ăn ngon lành. Bây giờ, tàu đầu kéo chạy phăm phăm qua Hải Vân, không còn tiếng phì phò của hơi nước, không còn làn khói quấn quanh đỉnh núi. Chuyến tàu đổi khác, nhưng những ký ức và câu hát ngày nào vẫn còn đó, len lỏi giữa những toa tàu lăn bánh. “Có những người trẻ vào Nam làm ăn, rồi sau này lại đưa cả gia đình về Bắc thăm quê. Lặp đi lặp lại trên những chuyến tàu”. Ông kể, bản thân đã chứng kiến biết bao câu chuyện đời - những cuộc chia tay đẫm nước mắt, những hành trình mới đầy hy vọng, những nhân duyên diệu kỳ. Với ông Dũng, mỗi chuyến tàu là một mảnh ghép ký ức. Rồi sẽ có những người trẻ như chàng trai 17 tuổi năm nào, lần đầu khoác lên mình bộ đồng phục ngành đường sắt, bước lên con tàu với cả một hành trình phía trước. Mùa xuân năm nay, tàu vẫn xuôi về Nam, ngược ra Bắc, kể tiếp những câu chuyện không bao giờ cũ trên đường ray. n Tàu có điều hòa, giường nằm êm ái, nhà vệ sinh tự hoại sạch sẽ. Đời sống khá hơn, tàu cũng đổi khác, không còn cảnh chen chúc như xưa. Ông Nguyễn Đình Dũng Ảnh: Kondou NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ Số419 | ThứNăm, ngày 6/3/2025
Một trung tâm dữ liệu quốc gia không chỉ là hạ tầng công nghệ, mà còn là “lá chắn” bảo vệ an ninh mạng, động lực thúc đẩy kinh tế số và công cụ tối ưu hóa quản lý nhà nước. Với tốc độ phát triển “vũ bão” của kỷ nguyên số, việc Việt Nam đầu tư xây dựng TTDLQG mạnh là một đòi hỏi bắt buộc để đảmbảo chủ quyền dữ liệu, bảo vệ an toàn thông tin quốc gia và thúc đẩy nền kinh tế số phát triển bền vững. Đây chính là chìa khóa giúp Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số và đảm bảo vị thế trong nền kinh tế toàn cầu, hướng đến những mục tiêu được đề ra tại Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị. tầng này. Các quốc gia khác như Đức (521 trung tâm), Vương quốc Anh (514 trung tâm) hay Trung Quốc (449 trung tâm) đều là những thị trường lớn. Những quốc gia còn lại trong top 10 như Pháp, Nga, Úc hay Nhật Bản… đều là những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới. Việc tập trung chủ yếu tại các cường quốc công nghệ, đặc biệt là các các nền tảng cloud (dịch vụ đámmây) quốc tế như Google Cloud, Amazon Web Services hay Microsoft Azure… tiềm ẩn ít nhiều rủi ro khi dữ liệu quan trọng của quốc gia có thể bị lệ thuộc, chi phối hoặc gián đoạn nếu xảy ra xung đột về chính sách hoặc tranh chấp pháp lý. Ngay cả khi nhiều đại gia công nghệ như Google dự kiến chính thức mở trụ sở và đi vào hoạt Trung tâm là lõi Từlâu,việcthànhlậptrung tâm là vấn đề được Đảng, Nhà nước, xã hội đặc biệt quan tâm. Ngày 30/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 175/NQ-CP phê duyệt Đề án TTDLQG. Tầm quan trọng của TTDLQG tiếp tục được đề cập trong Nghị quyết 57 NQ TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, trong đó nhấn mạnh “phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc “hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí”; làm giàu, khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu, đưa dữ liệu thành tư liệu sản xuất chính, thúc đẩy phát triển nhanh cơ sở dữ liệu lớn, công nghiệp dữ liệu, kinh tế dữ liệu”. Ngày 13/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng tại “Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”, trong đó tiếp tục đề cập tầm quan trọng của dữ liệu: “Xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là “không khí và ánh sáng” của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới”. Đây là quan điểm chính xác và mang tính thời đại, nếu nhìn vào các nước phát triển và hạ tầng dữ liệu họ sở hữu. Theo số lượng của Statistas tính tới tháng 3/2024, thế giới có hơn 11.800 trung tâm dữ liệuđanghoạt động, với sự tập trung lớn nhất tại Mỹ với 5.381 trung tâm, chiếm gần 45,6% tổng số trên toàn cầu. Điểm nổi bật này phản ánh vai trò không thể thay thế của Mỹ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, nhờ mạng lưới công nghệ tiên tiến và các gã khổng lồ công nghệ như Microsoft, Amazon, và Google - những đơn vị đầu tư nhiều tỷ USD vào cơ sở hạ Sáng 25/2, Bộ Công an đã tổ chức lễ ra mắt Trung tâmDữ liệu quốc gia (TTDLQG) - trung tâm dữ liệu được Chính phủ giao Bộ Công an xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành nhằm thực hiện việc tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác, điều phối dữ liệu của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật, nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. Đảmbảo chủ quyền dữ liệu để thúc đẩy nền kinh tế số LÝ QUỐC THỊNH Đại tướng LươngTamQuang, Ủy viênBộChính trị, Bộ trưởngBộCônganphát biểu tại buổi lễ. Ảnh: BCA Đồng chí NguyễnDuyNgọc, Ủy viênBộChính trị, Bí thưTrungươngĐảng, ChủnhiệmỦy banKiểmtraTrungương tặnghoa chúcmừngban lãnhđạoTrung tâmDữ liệuquốc gia. Ảnh: BCA Đây cũng là kho dữ liệu tổng hợp, trụ cột để phát triển, hình thành các sản phẩm số, các hệ thống dữ liệu tin cậy của Nhà nước, nhằm kết nối, chia sẻ, tạo ra nhiều giá trị mới cho phát triển, góp phần đảm bảo hạ tầng số an toàn, ổn định, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đại tướng Lương TamQuang NGAYNAY.VN 12 TIÊUĐIỂM Số419 | ThứNăm, ngày 6/3/2025
RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==