Ngày Nay số 422

SỐ422 (27/3/2025) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ CƠQUAN NGÔN LUẬN CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI UNESCOVIỆT NAM ORGAN OF VIETNAM NATIONAL FEDERATION OF ASSOCIATIONS FOR UNESCO Xây dựng một xã hội học tập, một dân tộc cầu tiến TRANG4-5

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất của Hiệp hội Dữ liệu quốc gia đã tổ chức thành công ngày 22/3/2025 vừa qua tại Hà Nội. Dấu ấn Đại hội Đại hội có sự tham dự của 200 đại biểu chính thức, đại diện chogần400 thànhviên là các tổ chức và cá nhân thuộc Hiệp hội. Sự kiện này mang ý nghĩa lớn, đánh dấu bước hoàn thiện về tổ chức, xác định hướng đi cho 5 năm tới, đồng thời khẳng định vai trò dẫn đầu của Hiệp hội trong việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đại hội vinh dự đón tiếp đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diệncáchiệphội, tập đoàn và doanh nghiệp. Tại Đại hội, các nội dung quan trọng đã được thông qua: Công bố Quyết định thành lập Hiệp hội; Trình bày báo cáo quá trình hình thành, Điều lệ Hiệp hội và dự thảo kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ 2025–2030; Bầu Ban Chấp hành gồm 62 ủy viên; Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra, Ban Thư ký gồm Tổng Thư ký và 4 Phó Tổng Thư ký; Thông qua Nghị quyết Đại hội với sự nhất trí cao từ các thành viên. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu quốc gia. Đại hội cũng đã bầu ra 12 Phó Chủ tịchHiệp hội Dữ liệu quốc gia, trong đó Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực.; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia giữ chức Phó Chủ tịch điều hành. Nhà báo Nguyễn Hùng Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội. Nhà báo Phạm Hữu Quang - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Ngày Nay, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO được bầu vào Ban Chấp hành Hiệp hội. Đại tướng Lương Tam Quang khẳng định, Hiệp hội sẽ tiếp tục kiện toàn bộ máy hoạt động và nỗ lực triển khai ngay các hoạt động ý nghĩa, thiết thực, tạo ảnh hưởng và sức lan tỏagópphầnxâydựng Hiệp hội Dữ liệu quốc gia theo đúng phương châm “Hội tụ - Đoàn kết - Sáng tạo - Đột phá - Phát triển”. Năng lượng mới đến nền kinh tế số Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của dữ liệu. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đề ra chủ trương “Chủ động tham gia vào các khuôn khổ pháp lý khu vực và toàn cầu để phát triển kinh tế số. Hoàn thiện pháp luật, chính sách về dữ liệu, quản trị dữ liệu, tạo thuận lợi cho việc tạo dựng, kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong nước, tiến tới kết nối với khu vực ASEAN và quốc tế”. Gần đây nhất, Nghị quyết số 57NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị đã xác định rõ: dữ liệu là trung tâm của chuyển đổi số, là động lực quan trọng cho sự phát triển”. được Tổng Bí thư giao phó: “Cơ hội và thách thức của kỷ nguyên số đang ngang bằng đối với chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta, đặc biệt là của các đồng chí và các bạn ngồi đây lúc này là phải làm lệch trạng thái cân bằng hiện nay nghiêng về phía cơ hội”. Tổng Bí thư giao 7 nhiệm vụ cho Hiệp hội Dữ liệu quốc gia Trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ nhất Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ: “Hiện nay, việc quản trị và khai thác dữ “Chúng ta đang bước vào giai đoạn bình minh của kỷ nguyên số, thời kỳ dữ liệu đã trở thành tài nguyên, tư liệu sản xuất quan trọng, trở thành “năng lượng mới”, thậm chí là “máu” của nền kinh tế số. Chuyển đổi số, với dữ liệu là trung tâm, đang làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làmviệc, và phát triển”, Tổng Bí thưTô Lâmnhấnmạnh. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của Hiệp hội Dữ liệu quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang nguồn năng lượng mới đến nền kinh tế số, với sứ mệnh đã Tổng Bí thưTô Lâm tin tưởngHiệp hội Dữ liệu quốc gia sẽ là “Ngôi nhà chung của các Hiệp sĩ số”, là “Ngọn cờ tiên phong” trong việc thực hiệnNghị quyết 57 và các Nghị quyết về khoa học, công nghệ... để đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, với nền tảng quản trị số, kinh tế số, xã hội số phát triển dựa trên dữ liệu “Đúng - Đủ - Sạch - Sống” của Việt Nam. HIỆPHỘI DỮ LIỆUQUỐC GIA: “Ngọn cờ tiên phong” trong VIỆT ĐAN Đại tướng LươngTamQuangphát biểu tại Đại hội. TổngBí thưTô LâmvàThủ tướngPhạmMinhChínhđếndựĐại hội Đại biểu toànquốc lần thứNhất Hiệphội Dữ liệuquốc gia. NGAYNAY.VN 2 TIÊUĐIỂM Số422 | ThứNăm, ngày 27/3/2025

liệu ởViệt Nam còn nhiều bất cập như: (1) Nhận thức về vai trò của dữ liệu chưa đầy đủ; (2) Hạ tầng dữ liệu còn phân tán, thiếu kết nối; (3) Nguồn nhân lực chất lượng cao về dữ liệu còn thiếu; (4) Khung pháp lý chưa hoàn thiện, đặc biệt là trong các lĩnh vực như bảo mật dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân; (5) An ninh, an toàn dữ liệu còn nhiều thách thức, nguy cơ lộ lọt, mất thông tin còn cao”... Tại Đại hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã giao 7 nhiệm vụ cho Hiệp hội. Một là, nghiên cứu đề xuất hoàn thiện hành lang pháp lý về dữ liệu, tạo điều kiện cho dữ liệu lưu chuyển, kết nối, chia sẻ và được khai thác tối đa, nhưng vẫn bảo đảm an ninh, an toàn và chủ quyền dữ liệu. Hai là, phát huy vai trò nòng cốt trong việc xây dựng, phát triển, khai thác và làm giàu dữ liệu quốc gia, tập trung vào bốn trụ cột chính: Con người, Vị trí, Hoạt động và Vật phẩm. Ba là, chủ động, tích cực ứng dụng, làm chủ, tiến tới tự chủ các công nghệ dữ liệu cốt lõi, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, và điện toán đám mây. Bốn là, hỗ trợ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng dữ liệu tiên tiến, bao gồm các trung tâm dữ liệu doNhà nước và doanh nghiệp tư nhân đầu tư. Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm, thu hút nguồn lực, và thamgia vào các sáng kiến toàn cầu về dữ liệu. Sáu là, xây dựng cơ chế thực thi và giám sát hiệu quả. Các cơ quan nhà nước cần có hệ thống giámsát chặt chẽ và đồng bộ hơn trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số để bảo đảm các quy định pháp luật được tuân thủ đầy đủ. Bảy là, bảo mật dữ liệu, xây dựng hệ thống, sản phẩm bảomật dữ liệu, phát triển các dịch vụ bảo mật dữ liệu, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về bảo mật dữ liệu, hình thành ngành công nghiệp trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh những công việc phải - cần - nhanh chóng - sớm thực hiện của Hiệp hội. Đó là: Phải xây dựng thị trường dữ liệu quốc gia, triển khai sàn dữ liệu để phục vụ nghiên cứu, phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Cần: Xây dựng nền tảng Al mở quốc gia giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận ứng dụng AI và lưu ý rằng đó là AI Việt Nam. Nhanh chóng: Phổ cập hiểu biết về Dữ liệu cho mọi người dân. Nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng về dữ liệu cho toàn xã hội, nhất là giá trị và tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, cũng như việc tuân thủ các quy định pháp lý. Sớm: Tổ chức các cuộc thi thách thức đối mới sáng tạo dựa trên dữ liệu để khuyến khích cộng đồng đưa ra các giải pháp sáng tạo dựa trên dữ liệu, tạo ra sân chơi để phát huy tối đa tiềm năng con người trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Đồng thời, Hiệp hội tiếp tục tăng cường năng lực tự chủ về công nghệ dữ liệu, ưu tiên, khuyến khích, tạo cơ chế để các sản phẩm công nghệ dữ liệu“Make in Viet Nam”có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường. n việc thựchiệnNghị quyết 57 Thiếu tướngNguyễnNgọcCương, Giámđốc Trung tâmDữ liệuquốc giađược bầu làmPhóChủ tịchđiềuhànhHiệphội. Trung tướngNguyễnVăn Long, Thứ trưởngBộCônganđược bầugiữ chức PhóChủ tịch Thường trựcHiệphội. TổngBí thưTô Lâm, Thủ tướngPhạmMinhChính cùng các đại biểu. Chúng ta đang bước vào giai đoạn bìnhminh của kỷ nguyên số, thời kỳ dữ liệu đã trở thành tài nguyên, tư liệu sản xuất quan trọng, trở thành “năng lượng mới”, thậm chí là “máu” của nền kinh tế số. Chuyển đổi số, với dữ liệu là trung tâm, đang làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc, và phát triển. Tổng Bí thư Tô Lâm NGAYNAY.VN 3 TIÊUĐIỂM Số422 | ThứNăm, ngày 27/3/2025

Ngày 2/3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết “Học tập suốt đời”, đưa ra những luận điểm mới, mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng ta trong việc xây dựng một xã hội học tập, một dân tộc ham học, cầu tiến. Vô cùng tâm đắc với bài viết, ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, BanTổ chứcTrungương cho rằng, dù chủ đề học tập suốt đời không mới nhưng trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, phát triển kinh tế thị trường và chịu tác động mạnh mẽ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâmmang tính chất rất mới, với yêu cầu mới và những điểmnhấnmới. “Bể học” mênh mông Ngay từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân học tập để diệt“giặc dốt”, xóa nạn mù chữ. Tư tưởng ấy đặt nền móng cho phong trào học tập của toàn dân tộc. Đến nay, tiếp nối tinh thần đó, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, học tập là chìa khoá quan trọng để nâng cao dân trí, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Theo ông Nguyễn Đức Hà, bài viết củaTổng Bí thưTô Lâm không chỉ là một lời kêu gọi học tập mà còn mang ý nghĩa sâu sắc khi khơi dậy những giá trị tinh thần từ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư đã nhắc lại tư tưởng của Bác về việc học tập như một nhiệm vụ trọng tâm, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. “Bài viết của đồng chí Tô Lâm ở thời điểm này không chỉ nhằm nhấn mạnh tinh thần học tập của Người, mà còn là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên tiếp tục rèn luyện, nâng cao tri thức để đáp ứng với đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”, ông Hà nhấn mạnh. Người đứng đầu Đảng sản phẩm nhiều hơn, và phát triển kinh tế vững mạnh. Đây là định hướng chiến lược để Việt Nam chuẩn bị cho kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bắt đầu từ Đại hội XIV năm 2026, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045”. Để đạt được mục tiêu này, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng cho rằng cần phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc - vốn là thế mạnh của người Việt Nam: cần cù, thông minh và ham học hỏi. “Bài viết của Tổng ta đã có bài viết về “Học tập suốt đời” trong bối cảnh hết sức đặc biệt, khi Việt Nam đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ toàn cầu. “Chúng ta đều hiểu, tri thức của một con người là có hạn nhưng tri thức của nhân loại là vô hạn. Đồng chí Tổng Bí thư cũng đã chỉ rõ trong bài viết, rằng chúng ta đang sống trong thời đại mà khối lượng kiến thức của nhân loại tăng lên hàng ngày theo cấp số nhân. “Bể học” rất mênh mông, đòi hỏi chúng ta phải học tập không ngừng để không bị tụt hậu. Nếu không bứt phá, không phát triển nhanh về khoa học công nghệ, Việt Nam sẽ mất đi cơ hội và mãi đi sau các nước”, ông Hà nhận định. Ông Nguyễn Đức Hà đặc biệt lưu ý đến các nghị quyết gần đây của Đảng ta, như Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: “Đồng chí Tổng Bí thư khẳng định rằng một đất nước muốn phát triển phải dựa vào khoa học công nghệ. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể tăng năng suất lao động, làm ra khối lượng Trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế tri thức và hội nhập sâu rộng với thế giới, Đảng ta luôn xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. PHẠM BÍCH NGỌC TổngBí thưTô Lâmkhẳngđịnh rằng học tập là chìakhoáquan trọngđể nâng caodân trí, thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xãhội. Đoànviên, thanhniên trải nghiệmcácmô hình sáng tạo kỹ thuật. Xây dựng một xã hội học tập, một NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số422 | ThứNăm, ngày 27/3/2025

Bí thư Tô Lâm đã khơi dậy phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự cập nhật kiến thức, đồng thời nhấn mạnh rằng học không chỉ trong trường lớp hay sách vở, mà còn từ cuộc sống, từ đồng nghiệp, từ thế hệ đi trước và từ ngày trong nhân dân. Trường học cuộc đời là nơi phong phú nhất, hay nói cách khác mỗi người trong chúng ta đều cần tự nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời, để liên tục, thường xuyên cập nhật kiến thức mới và không ngừng tiến bộ”, ông Nguyễn Đức Hà cho biết. Theo nhận định của ông Hà, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa đặt ra những khó khăn, thách thức, song đồng thời cũng mở ra những thời cơ mới, vận hội mới cho đất nước ta: “Chúng ta đang đi sau các nước phát triển, nhưng nếu nắm bắt được thời cơ, Việt Nam có thể đi tắt đón đầu, tăng tốc để đuổi kịp và sánh vai với các cường quốc. Từ áp lực, chúng ta tạo động lực; từ nguy cơ, chúng ta biến thành cơ hội. Đúng như tinh thần bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, đây chính là ý nghĩa sâu sắc của việc học tập suốt đời trong giai đoạn hiện nay”. tinh gọn bộ máy để hệ thống chính trị hoạt động hiệu năng, hiệu lực hiệu quả, yêu cầu đặt ra đối với mỗi người cán bộ, đảng viên rất lớn khi không những phải dày dặn chuyên môn, giỏi một việc mà còn phải làm được nhiều việc. Do đó, nếu không học tập, nghiên cứu, không suy ngẫm, không nâng cao trình độ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, cán bộ sẽ dần trở nên lạc hậu và không đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ của bộmáy”. Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng cũng thẳng thắn chỉ rõ, hiện vẫn còn một bộ phận cán bộ thiếu quyết đoán, trì trệ, không dám quyết định vì không nắm chắc kiến thức, không hiểu rõ chức trách nhiệm vụ, sợ sai. Họ phải chờ ý kiến cấp trên, đưa ra tập thể bàn bạc, dù việc đó thuộc thẩm quyền của mình. Sự chần chừ này làm mất thời cơ, gây lãng phí nguồn lực. Ngược lại, với kiến thức đầy đủ, cán bộ sẽ có tư duy đổi mới, hành động quyết đoán, thích ứng nhanh chóng với nhiệm vụ mới, nhận thức rõ trách nhiệm và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Ông Nguyễn Đức Hà khẳng định, cách mạng hiện nay đang rất cần đội ngũ cán bộ, đảng viên năng động, sáng tạo, có trí tuệ và bản lĩnh: “Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi mỗi người, đặc biệt là cán bộ, phải nhìn rõ vị trí của mình, xác định trách nhiệm học tập để nâng cao trình độ, kinh nghiệm, từ đó lãnh đạo đất nước bứt phá và phát triển một cách bền vững. Không có kiến thức, không có trí tuệ, chúng ta không dám nghĩ, không dám làm, và không thể đáp ứng yêu cầu của thời đại”. Chính vì vậy, theo nhận định của ông Hà, bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm là kêu gọi mạnh mẽ để toàn Đảng, toàndân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên tiếp tục phấn đấu, nỗ lực học tập không ngừng. Đó là chìa khóa đểViệt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển phồn vinh, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu, đúng như tâm nguyện của Bác Hồ. n Nhiệm vụ cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên Đánh giá về trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, ông Nguyễn Đức Hà cho rằng bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra yêu cầu rõ ràng: Học tập suốt đời là nhiệm vụ cách mạng để xây dựng xã hội học tập. Giống như người đứng đầu Đảng ta có đề cập trong bài viết, chỉ khi đẩymạnh thực chất học tập suốt đời, học trong sách vở, học lẫn nhau, học từ nhân dân và học trong đời sống; nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, đội ngũ cán bộ, đảng viên và đặc biệt là các lãnh đạo chủ chốt của chúng ta mới có thể tiếp cận được những vấn đềmới. Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14 về khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, cùngvới đó làquyđịnh yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới. “Đảng ta đã có nhiều chủ trương lớn về giáo dục và học tập, xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhiều nghị quyết quan trọng như Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Nghị quyết số 29-NQ/TW-một nghị quyết chuyên đề về đổi mới giáo dục đã được ban hành. Mục tiêu là đào tạo con người toàn diện - có trí, lực, phẩm chất, năng lực và sức khỏe, bởi muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải có con người xã hội chủ nghĩa”, ông Hà chỉ rõ. Ông nói thêm: “Trong bối cảnh chúng ta đẩy mạnh ÔngNguyễnĐứcHà, nguyênVụ trưởngVụCơ sởĐảng, BanTổ chức Trungương. Các cánbộquy hoạchỦy viênBanChấphànhTrung ươngĐảngkhóaXIV tham gia Lớpbồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng. dân tộc cầu tiến Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi mỗi người, đặc biệt là cán bộ, phải nhìn rõ vị trí của mình, xác định trách nhiệmhọc tập để nâng cao trình độ, kinh nghiệm, từ đó lãnh đạo đất nước bứt phá và phát triểnmột cách bền vững. Không có kiến thức, không có trí tuệ, chúng ta không dámnghĩ, không dám làm, và không thể đáp ứng yêu cầu của thời đại. Ông Nguyễn Đức Hà NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số422 | ThứNăm, ngày 27/3/2025

Cơ hội mở rộng vượt biên giới PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định: “Công nghệ AI và Internet giúp thế hệ trẻ mở rộng kiến thức vượt ra khỏi rào cản địa lý”. Ông lý giải: Các nền tảng học trực tuyến đã mở ra cơ hội cho hàng triệu người Việt tiếp cận tri thức từ các trường danh tiếng như Harvard hay MIT mà không cần rời khỏi quê nhà. Một học sinhở vùng sâu vùng xa có thể học lập trình qua bài giảng miễn phí, trong khi một người nội trợ có thể nâng cao kỹ năng kinh doanh qua các khóa học số. Theo báo cáo của UNESCO năm 2023, hơn 70% người học trực tuyến tại châu Á - Thái Bình Dương cảm thấy tự tin hơn trong công việc nhờ các chương trình này, minh chứng cho tiềm năng của công nghệ trong việc hỗ trợ học tập suốt đời. người dân còn ngại học, dẫn đến lạc hậu và không bắt kịp nhịp sống hiện đại. Thực trạng này càng rõ nét khi công nghệ phát triển với tốc độ nhanh chóng, tạo ra khoảng cách giữa những ai chủ động cập nhật tri thức và những ai thờơ, khiến việc thíchnghi trở thành yêu cầu cấp thiết trong thời đại mới. PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ: “Quá tải thông tin là nguyên nhân chính khiến việc chọn lọc kiến thức trở nên khó khăn”. Với hàng tỷ nội dung xuất hiện mỗi ngày trên Internet, từ bài viết, video đến bình luận trên mạng xã hội, nhiều người dễ bị cuốn vào thông tin rác hoặc chỉ tiếp thu kiến thức hời hợt, thiếu chiều sâu. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Pewnăm2024 chỉ ra rằng, 65% người dùng Internet gặp khó khăn trong việc phân biệt tin thật và tin giả, dẫn đến nguy cơ tiếp nhận những quan điểm sai lệch. Việc lạm dụng công nghệ có thể gây nghiện mạng xã hội, game online hay mua sắm trực tuyến. Trở lại năm 2022, Hơn nữa, công nghệ không chỉ cung cấp kiến thức mà còn tạo điều kiện để người trẻ thử nghiệm và sáng tạo với chi phí thấp, đúng với định hướng đổi mới sáng tạo của Nghị quyết 57NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hiện nay, các trang web công cụ thiết kế đồ hoạ, phát triển video game cho phép bất kỳ ai cũng có thể thiết kế sản phẩm, xây dựng trò chơi hoặc triển khai mô hình AI mà không cần đầu tư lớn. Có thể nói đây là một trong những cách hiện thực hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về học tập để phụng sự xã hội, khi tri thức lan tỏa qua không gian số, thúc đẩy mỗi cá nhân đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước. Với sự hỗ trợ của AI, người học còn có thể kết nối với cộng đồng quốc tế, tham gia các dự án xuyên biên giới, từ đó xây dựng mạng lưới quan hệ và cơ hội nghề nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia mà Nghị quyết 57-NQ/TW đề ra. Thách thức trong môi trường số hóa Dù mang lại nhiều cơ hội, kỷ nguyên số cũng đặt ra những thách thức lớn cho tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn, học tập là quá trình không ngừng, phải luôn tiến bộ và tiếp tục học hỏi. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận Khi máy móc dần thay thế sức lao động con người, tri thức nhân loại chỉ cách nhaumột cú nhấp chuột, học tập không còn là câu chuyện của riêng nhà trường mà còn là hành trình bền bỉ củamỗi cá nhân, mỗi gia đình, từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi. Khi tri thức chỉ cách nhau MINH NGỌC Lớphọc trực tuyếngiúp thế hệ trẻhọcmọi lúc,mọi nơi. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số422 | ThứNăm, ngày 27/3/2025

nghiên cứu cho thấy hơn 60% thanh thiếu niên cảm thấy bất an khi không có điện thoại bên cạnh, phản ánh mức độ phụ thuộc đáng lo ngại. Thuật ngữ“brain rot”- suygiảmnhận thức do tiếp xúc nội dung“rác” - càng cho thấy tác động tiêu cực đến khả năng tư duy và tập trung, cản trở quá trình học tập hiệu quả”. Sựxóanhòaranhgiớiđịa lý khiến người trẻ Việt Nam phải cạnh tranh với hàng triệu tài năng toàn cầu. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2023, tự động hóa và AI dự kiến sẽ thay thế 20% việc làm thủ công tại Đông Nam Á vào năm 2030, tạo áp lực lớn về việc nâng cao kỹ năng để duy trì sức cạnh tranh. Những vấn đề như mất an toàn dữ liệu cá nhân, vi phạm quyền riêng tư hay hành vi thiếu đạo đức trên mạng cũng đòi hỏi mỗi người phải trang bị kiến thức về bảo mật và đạo đức số. Tổng Bí thư Tô Lâm luôn nhấn mạnh, cần xây dựng đội ngũ nhân lực có ý thức trách nhiệm để bảo vệ thông tin và thích nghi với côngnghệ.Vì thế, học tập suốt đời không chỉ giúp vượt qua thách thức cá nhân mà còn là cách để mỗi người đóng góp vào sự phát triển an toàn và bền vững của xã hội số. Học tập suốt đời - Kỹ năng cần thiết để thành công Để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, học tập suốt đời cần tập trung vào việc trang bị các kỹ năng phù hợp với thời đại số, từ đó tạo nên một thế hệ công dân vừa sáng tạo vừa trách nhiệm. Tổng Bí thư Tô Lâm đã kêu gọi xây dựng nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo và làm chủ công nghệ, thúc đẩy sự giàu mạnh của đất nước. Điều này đặt ra yêu cầu mỗi người không chỉ học để biết mà còn phải học để ứng dụng hiệu quả trong bối cảnh công nghệ không ngừng thay đổi. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Ngày Nay, PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng: “Thị trường lao động hiện nay đánh giá cao tư duy phản biện và khả năng thích nghi”. Báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2025 liệt kê 5 kỹ năng hàng đầu: tư duy phân tích (69%), khả năng phục hồi sau thất bại (67%), lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội (61%), sáng tạo (57%) và tự nhận thức (52%). Những năng lực này đòi hỏi sự chủ động học tập và thực hành liên tục, chẳng hạn như một lập trình viên cần học cách dùng AI để tối ưu hóa mã code, vừa tiết kiệm thời gian vừa đạt hiệu quả cao. Báo cáo của LinkedIn (một trang mạng định hướng kinh doanh) năm 2024 cũng chỉ ra rằng 80% nhà tuyển dụng ưu tiên ứng viên có khả năng học hỏi nhanh và giải quyết vấn đề phức tạp, thay vì chỉ dựa vào kiến thức lý thuyết. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển những kỹ năng này. Phụ huynh cần tạo môi trường khuyến khích con cái khám phá, đặt câu hỏi và sử dụng công nghệ một cách lành mạnh thay vì học thuộc lòng. Nhà trường nên tích hợp năng lực số vào chương trình giảng dạy, từ việc dạy cách sử dụng AI đến giáo dục đạo đức trực tuyến, giúp học sinh hiểu về quyền riêng tư và trách nhiệm trong môi trường số. PGS.TS Nam nhấn mạnh: thế hệ trẻ cần “những ngọn hải đăng định hướng” như giáo viên và chuyên gia để không lạc lối trong biển thông tin. Nhà quản lý giáo dục nên thúc đẩy kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp để tạo cơ hội thực hành. Học tập suốt đời không chỉ là chìa khóa để mỗi người thích nghi với kỷ nguyên AI và công nghệ mà còn là nền tảng để dân tộc Việt Nam bứt phá trong thời đại số. Chỉ khi mỗi công dân sẵn sàng học hỏi và sáng tạo, đất nước mới thực sự tiến tới mục tiêu giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.n một cú “nhấp chuột” Công nghệ AI và Internet giúp thế hệ trẻ mở rộng kiến thức vượt ra khỏi rào cản địa lý. PGS.TS Trần Thành Nam PGS.TS Trần ThànhNam, PhóHiệu trưởng TrườngĐại học Giáo dục (ĐHQGHN). Thếhệ trẻ cónhiều cơhội học tập trongkỷ nguyên số (Ảnhminhhọa). NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số422 | ThứNăm, ngày 27/3/2025

Chiến thắng vinh quang của cô gái ung thư xương Sinh năm 2004 ở làng quê Hà Tĩnh, Lê Thị An đã trải qua một hành trình đầy thử thách khi bước vào tuổi 18. Theo mẹ vào TP Hồ Chí Minh để mưu sinh, không lâu sau đó, An được chẩn đoán ung thư xương trong thời gian cao điểm của đại dịch COVID-19, khiến An phải lựa chọn giữa việc thay xương và cắt một bên chân. Để tiết kiệm chi phí và tăng khả năng điều trị thành công, An quyết định cắt đi chân phải. “Thời điểm đó vô cùng khó khăn. Bên cạnh việc mình cảm thấy sốc và chưa thể tin được mình sẽ bị mất một phần cơ thể thì chi phí điều trị và sinh hoạt là gánh nặng đè lên đôi vai củamẹ”, An tâmsự. Dù đã bình phục nhưng còn rất nhiều hạn chế về thể lực, An từng nghĩ mình không thể hoạt động gì như những người bình thường. Sau khi tìm hiểu và cân nhắc rất nhiều, An đã lựa chọn ngành học Gắn nhãn dữ liệu - Data labelling tại Trung tâm Nghị lực sống, “đây là ngành học mới và em cũng thấy khá thú vị. Lúc đó em chỉ nghĩ công việc này không cần phải di chuyển nhiều, nhưng hiện tại đó là công việc yêu thích của em và giúp em có thu nhập ổn định”, An chia sẻ. Sau 6 tháng học tập, An trở thành một thành viên tích cực của đội tuyển Việt Nam tham gia cuộc thi “Thách thức công nghệ thông tin dành cho thanh thiếu niên khuyết tật toàn cầu 2024 (GITC 2024)” - cuộc thi thường niên dành cho thanh thiếu niên khuyết tật từ nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy kỹ năng công nghệ thông tin, cuộc thi còn khuyến khích các bạn trẻ sự tự tin, khả năng hòa nhập và khẳng định giá trị bản thân trong cộng đồng quốc tế. Lê Thị An và đồng đội việc đúng với ngành học Gắn nhãn dữ liệu tại Công ty Testwork Việt Nam, An nói: “Em tin rằng, không chỉ đối với các bạn trẻ, mà những người khuyết tật nói chung, hãy tự tin học tập và khẳng định giá trị của bản thân. Học chưa bao giờ là muộn, với sự hỗ trợ từ công nghệ, người khuyết tật hoàn toàn có thể làm chủ cuộc sống, tự tin hòa nhập xã hội”. “Học tập là cơ hội bình đẳng với người khuyết tật” Vươn lên bằng con đường học tập - đó cũng là cách mà thầy giáo Vũ Phong Kỳ (SN 1991, quê Nam Định) bền bỉ thực hiện, trở thành kỹ sư đồ họa và chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp. Cuộc đời của anh là câu chuyện truyền đã cho thấy tinh thần đoàn kết, đầy quyết tâm của người khuyết tật Việt Nam trong quá trình thamgia thi đấu.Tại phần thi cá nhân“Best Excel”, sự xuất sắc của An đã góp phần giúp đoàn Việt Nam đoạt giải cao nhất. Giây phút được xướng tên trong lễ trao giải, An và các thành viên không giấu nổi niềm xúc động. “Chúng em không chỉ thi đấu cho bản thân mà còn mang theo niềm tự hào của cộng đồng người khuyết tật Việt Nam ra quốc tế”, An nói. Được trao cơ hội học tập chính là trao cả một tương lai đối với người khuyết tật. Hiện tại, An đã có một công Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, chuyển đổi số đòi hỏi mỗi cá nhân trong xã hội phải liên tục học tập và trau dồi để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Chính câu chuyện chuyển đổi số đã mang lại nhiều cơ hội mới, tạo ra môi trường bình đẳng cho tất cả mọi người, trong đó có nhóm người yếu thế. Cơ hội học tập bình đẳng cho người yếu thế NGỌC ÁNH Lê Thị An cùng các thànhviên củađội tuyểnViệt Namtại GITC2024. Học tập là cơ hội bình đẳng đối với người khuyết tật. Tất cả mọi người, ai cũng đều có quyền được học tập. Thầy giáo Vũ Phong Kỳ NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ Số422 | ThứNăm, ngày 27/3/2025

cảm hứng đầy tâm huyết. Biến cố ập đến năm Vũ Phong Kỳ lên 6 tuổi. Khi đó, câu bé Ky trải qua những đợt đau nhức xương khớp liên miên, căn bệnh loãng xương khiến chân tay anh yếu dần, nhiều lần anh bị gãy chân và cơ thể như dừng phát triển. Là một đứa trẻ rất thích đi học, nhưng do sức khỏe hạn chế, mọi quá trình sinh hoạt đều cần người giúp đỡ nên tới năm lớp 9, Vũ Phong Kỳ đành gác lại chuyện học. Không thể tự di chuyển, ở nhà đến 6-7 năm khiến Phong Kỳ càng thêm tự ti, mất phương hướng. Năm 2014, cơ hội mỉm cười với Phong Kỳ khi có gia đình cùng quê động viên, hỗ trợ anh lên Hà Nội học. Nhờ sự chăm chỉ, nỗ lực cùng sự động viên từ gia đình, chỉ sau hai tháng học công nghệ thông tin tại trung tâmNghị lực sống, anhKỳ xuất sắc đỗ kỳ thi tuyển dụng của Công tyTNHHEsoftflow thuộc Tập đoàn Esoft Systems - một trong những tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch chuyên phát triển, cung cấp các giải pháp và sản phẩm đồ họa. Từ cơ duyên đó, anh trở thành nhân viên đồ họa, chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp. Vũ Phong Kỳ chia sẻ, trước đây, cộng đồng người khuyết tật có rất ít cơ hội phát triển bởi hạn chế về thể chất cũng như trình độ văn hóa. Nhưng bước sang thời đại mới, sự phát triển và hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp người khuyết tật có cơ hội được học tập bình đẳng, được trao “chìa khóa” để phát triển và tự tin làm những công việc trình độ cao, với mức thu nhập tốt hơn. “Nếu không làmnghề này, tôi khó có thể tìm kiếm được công việc khác, thể lực của tôi không đáp ứng được những công việc đòi hỏi sức lực cũng như sự di chuyển”, anh Kỳ nói: “Học tập là cơ hội bình đẳng đối với người khuyết tật. Tất cả mọi người, ai cũng đều có quyền được học tập”. Từ một người khuyết tật, anhVũ Phong Kỳ đã vươn lên trở thành kỹ thuật viên đồ họa bậc cao. Tích luỹ nhiều kinh nghiệm, sau 4 năm làm việc, anh Vũ Phong Kỳ quay lại Trung tâm Nghị lực sống - nơi giúp anh tìm thấy đam mê để trở thành giáo viên, dạy nghề cho những người có hoàn cảnh khó khăn như mình. Vừa đi dạy lại có công việc riêng, vào những lúc cao điểm, anh Kỳ thường xuyên phải thức đến 2 giờ sáng. Song, anh luôn cảm thấy vui với những hạnh phúc nhỏ b mà mình đang có. “Tôi yêu thích công việc này, đó là động lực của tôi mỗi lúc mệt mỏi. Tôi mong rằng những người khuyết tật hãy luôn học tập và trau dồi bản thân, bởi chỉ có kiến thức mới đưa chúng ta đến những nơi mà mình muốn đến, mang lại những giá trị mà mình muốn đạt được”, anh Kỳ khẳng định. Cùng với anh Kỳ, b An, giữa công cuộc chuyển đổi số, hàng ngàn người khuyết tật đã có cơ hội chạm tay vào ngành nghề mới, đó là cơ hội để họ sống một cuộc đời mới, có ích và làm chủ xã hội. Việc tạo ra một hệ sinh thái giáo dục số mạnh mẽ, bình đẳng và linh hoạt đã và đang giúp người khuyết tật có thể phát huy tối đa khả năng của mình, giúp họ không bị tụt lại phía sau trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đó cũng chính là quan điểm, tầm nhìn về học tập suốt đời mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề ra, đặc biệt là đối với những người gặp khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục. Theo ông, học tập suốt đời không chỉ làmột sự lựa chọnmà còn là yêu cầu của xã hội trong thời đại 4.0. Học tập suốt đời trở thành một quy luật sống, không chỉ nâng cao trình độ, kỹ năng mà còn giúp người dân làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.n Thầy giáoPhongKỳ đang tận tìnhhỗ trợhọc viên. Chúng em không chỉ thi đấu cho bản thân mà còn mang theo niềm tự hào của cộng đồng người khuyết tật Việt Nam ra quốc tế. Lê Thị An Học tập suốt đời không chỉ làmột sự lựa chọnmà còn là yêu cầu của xã hội trong thời đại 4.0. Học tập suốt đời trở thànhmột quy luật sống, không chỉ nâng cao trình độ, kỹ năngmà còn giúp người dân làmgiàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ Số422 | ThứNăm, ngày 27/3/2025

Giấc mơ số hóa của Thào A Phử Sinh ra ở huyện khó khăn nhất tỉnh Yên Bái, 18 tuổi, chàng trai dân tộc Mông Thào A Phử (huyện Mù Căng Chải, Yên Bái) phải nghỉ học vì gia đình quá khó khăn. Phử gác lại ước mơ được đến trường khi chi phí đi học của 6 anh emPhử trở thành gánh nặng quá lớn đè lên đôi vai bố mẹ. Có nhiều hôm, ngồi giữa núi rừng mênh mông, Thào A Phử thấy mình bơ vơ mắc kẹt giữa thực tế nghèo khó và giấc mơ được xuống núi đi học. “Em muốn thay đổi. Nhìn những anh chị được đi học nghề ở thành phố, em khao khát muốn thử sức xem bản thân mình có làm được không? Em luôn băn khoăn mình có thể vượt lên số phận để kiếm một cái nghề thu nhập cao hơn làm nương không?”, Phử nói. Ngày mới nghỉ học THPT, Phử đã theo chân một người anh họ xuống Thủ đô với hi vọng sẽ kiếm được một nghề thật chỉn chu để thay đổi cuộc sống. Anh họ Phử học nấu ăn ở một trung tâm dạy nghề giữa lòng Hà Nội, nhưng lúc đó, Phử không có tiền để trụ lại mảnh đất đắt đỏ ấy. Phử buộc phải vềquê, lặng lẽ cất đi giấc mơ học tập của mình để bươn chải đủ thứ, loay hoay kiếmtiền tronghai nămmong có chút vốn liếng để bỏ núi xuống thành phố học nghề. Rồi cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách, Phử đã làm được. Thào A Phử may mắn được người thân giới thiệu, mách cho Phử đăng kí một khóa đào tạo ngắn hạn về công nghệ ở thành phố. Những thanh niên dân tộc thiểu số như Phử không chỉ được miễn phí tiền học, mà còn được thầy cô giáo dạy cả kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử, cách làmviệc nhóm… Phử kể, “ngày còn ở quê, em chỉ học qua loa excel, word, lập bảng tính… Máy tính vẫn là cái gì đó rất xa lạ. Nhưng emmuốn thử...”. Ở quê, những thanh niên sinh năm 2000 như Phử thường dựng vợ gả chồng rất sớm, cuộc đời quanh quẩn với nuôi lợn, nuôi gà, lên rừng bẻ măng, chặt củi... Người ta học nghề cũng thường chỉ chọn nghề sửa chữa xe máy, học nấu ăn, giúp việc cho các cửa hàng ăn trên phố… chứ chẳng ai băng núi, vượt suối xuống thành phố học về máy tính, công nghệ như Phử. Nhưng Phử vẫn muốn đi học. Phử thích được tìm hiểu máy tính, di chuyển con chuột, được khámphá thếgiới bất tận trong chiếc máy tính video về sản phẩm… Sau khóahọc, Phử tự tinứng tuyển vào nhiều công ty công nghệ, rồi khi đã đủ vững, chàng trai Mông mạnh dạn đứng riêng kinh doanh, sử dụng những kiến thức đã học để bán hàng cho gia đình, đó là bán các loại dược liệu xung quanh nhà mà bố mẹ Phử ươm trồng, hái lượm trên rừng. “Em muốn thử nghiệm hết các cơ hội ở thành phố, rồi quay về quê hương, hỗ trợ các bạn trẻ đi theo con đường em đã chọn. Con đường bước ra khỏi làng, nắm lấy cơ hội đi học. Chỉ cần được đi học là có thể viết nên câu chuyện tương lai tốt đẹp hơn bên ngoài nương rẫy”, Phử chia sẻ. Ý chí ham học của chàng trai nghèo Trương Minh Phức Đi học - đó cũng là khát khao cháy bỏng của chàng trai dân tộc Thổ Trương Minh Phức. Nhà ở vùng sâu vùng xa tỉnh Nghệ An, hoàn cảnh gia đình Phức đặc biệt hơn khi chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau. Mẹ Phức là người đàn có kết nối internet… Hành trình chinh phục giấc mơ số hóa của Thào A Phử bắt đầu từ đammê đó. Ngày khóa học chính thức khởi động tại Hà Nội, Phử vẫn chôn chân ở Mù Căng Chài, Yên Bái vì cơn bão số 3 ập đến. Làng quê nghèo chìmtrongbão lũ, nước lũ tràn khắp núi đồi, sông suối. Sự tàn phá khủng khiếp của cơn bão không làm chàng trai Mông nhụt chí. Sau khi các bạn đã nhập học được nửa tháng, Phử rời quê, vượt hơn 300 km về Hà Nội nhập học. Khóa học chuyên dạy các học viên về thiết kế đồ họa 2D, thiết kế đồ họa 3D và Digital Marketing. Một chân trời mới về công nghệ số mở ra trước mắt Thào A Phử. “Em hiểu được các quy trình lập kế hoạch trong kinh doanh, thế nào là Digital Marketing, biết cách dùng một số ứng dụng để làm video quảng cáo, sản xuất video thu hút khách hàng…”. Sau một năm, từ chỗ lóng ngóng dùng máy tính, không có nghề, giờ Phử đã biết dùng máy tính thành thạo, biết tự mày mò bán hàng và làm Với nhiều thanh niên dân tộc thiểu số, có những hạnh phúc chỉ đơn giản như nhà đầy ngô để ăn, chiếc áo đủ ấm để cả ngày lặn lội đi nương giữa mùa đông giá lạnh. Nhưng hạnh phúc hơn nữa, là được đi học... Hạnh phúc mang MINH LÂM Giấcmơđược đi học củaPhức đã thànhhiện thực. Các bạnhọc viên thamgiakhóahọcmiễnphí củaREACH. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ Số422 | ThứNăm, ngày 27/3/2025

bà miền núi thuần nông, lại là một người khiếm thính, bà không thành thạo ngôn ngữ kí hiệu nên luôn cần người hỗ trợ khi giao tiếp. Mơ ước lớn nhất của Trương Minh Phức là có phép màu nào đó giúp mẹ nghe được âmthanh cuộc sống. Mơ ước nhỏ hơn, xếp ngay sau đó, là được đi học. Trương Minh Phức chia sẻ, “em rất thích vẽ, từ nhỏ em đã muốn làm kiến trúc sư, được vẽ những ngôi nhà thật đẹp, đi thật nhiều nơi ngắm kiến trúc các tòa nhà chọc trời sừng sững...”. Nhưng thực tế, Phức phải giúp mẹ làm nương, hỗ trợ mẹ trong mọi việc vì mẹ khiếm thính. Phức từng nghĩ sẽ chẳng bao giờ được đi học giữa bộn bề nghèo khó bủa vây. Nhưng như một giấc mơ có thật, Phức được người thân giới thiệu khóa học đào tạo miễn phí của một trung tâm ở Hà Nội. Mẹ động viên Phức đi học, dằn lưng cho con trai một số tiền ít ỏi để lên đường kiếmmột cái nghề. Thành phố Hà Nội đón Phức với vô vàn lạ lẫm, khó khăn. Hành trình đi học của Phức có nhiều ngày nhớ mẹ đến chảy nước mắt, Phức thường xuyên gọi điện về cho mẹ, kể cho mẹ nghe những điều hay đã học…Từ một cậu bé rụt rè, tự ti, Phức dần hòa nhập với cuộc sống thị thành. Sau bao ngày mày mò thâu đêm để luyện vẽ 2D, Trương Minh Phức đã có thể vỡ òa cảmxúc khi thôngbáo vớimẹ: “Con được nhận công ty NPN rồi, mẹ ơi!”. Bà Lê Trần Thái Hòa, Trưởng phòng nhân sự công ty TNHH Imaging NPN nhớ rất rõ những bước đi vững vàng của Phức. Mỗi bức ảnh mà Phức chỉnh sửa không chỉ đẹp hơn mà còn là dấu mốc trưởng thành của em trong hành trình chinh phục giấc mơ số hóa giữa cuộc cách mạng 4.0. Bà đánh giá rất cao những bạn học viên biết lắng nghe, chăm chỉ làm việc như Phức. Một trong những yếu tố khiến công ty NPN muốn giữ chân các bạn học viên đó là ham học hỏi. Truyền cảm hứng học tập suốt đời Sau bao ngày tự hỏi hạnh phúc là gì, làm sao để hạnh phúc hơn, giờ Trương Minh Phức đã cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết. Hạnh phúc với Phức chính là được đi học, có nghề ổn định nuôi sống bản thân và chăm sóc mẹ tốt hơn. Trương Minh Phức và Thào A Phử đều là những thanh niên may mắn được tham gia Dự án “Hướng tới tương lai chuyểnđổi sốởViệt Nam” do Tập đoàn Lenovo tài trợ, được triển khai bởi Tổ chức Plan International tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục nghề nghiệp (REACH). Sau một năm triển khai, dự án đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: 207 thanh niên độ tuổi từ 18 - 25 tuổi (trong đó 42% là nữ) được tham gia các khóa đào tạo nghề từ 3 - 6 tháng trong lĩnh vực kỹ thuật số. 85% học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Dự án tập trung vào các khóa học ngắn hạn thiết kế đồ họa 2D, thiết kế đồ họa 3D và Digital Marketing, cung cấp nguồn nhân lực cho nhiều công ty công nghệ trong các lĩnh vực như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, phát triển web, phân tích dữ liệu... trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Khóa học là nền tảng giúp các bạn trẻ tự động hơn trong tên ĐI HỌC việc xây dựng doanh nghiệp trong nền kinh tế số. Dự án đã giúp đỡ rất nhiều thanh niên vùng cao, dân tộc thiểu số có cơ hội được đi học, trong đó, tỷ lệ thanh niên khuyết tật trong dự án này là 6%. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Quản lý Giám sát Viện Reach, điều phối viên Dự án “Hướng tới tương lai chuyển đổi số Việt Nam”: Với sự tài trợ của Lenovo, và sự đồng hành của Plan, Viện REACH đã triển khai thành công dự án “Hướng tới tương lai chuyển đổi số tại Việt Nam”. Kết quả của dự án không chỉ thể hiện qua các con số, mà còn thông qua những câu chuyện truyền cảm hứng. Mỗi người trẻ là một câu chuyện truyền cảm hứng, tất cả đều ham học hỏi và có ý chí kiên cường trong học tập. Không chỉ trong dự án của REACH, cũng không chỉ có Thào A Phử, Trương Minh Phức… mà rất nhiều dự án ý nghĩa nữa đang triển khai, mở cửa đón nhiều bạn trẻ vùng cao khác đi học. Những dự án đều có sự tham gia của nhiều bạn dân tộc thiểu số, nhiều bạn nữ…, góp phần xóa nhòa khoảng cách vùng miền, xóa bỏ định kiến và thúc đẩy bình đẳng giới. Thành công của các bạn trẻ đã và đang trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ về hành trình học tập suốt đời, nỗ lực vươn lên làm chủ tri thức, làm chủ công nghệ, hướng tới tương lai bền vững. n ThàoAPhử (ngồi) đanghướngdẫn các bạn chỉnh sửavideo. ThàoAPhử (thứ hai từ trái sang) cùngmẹ, chị gái và các cháu. BàNguyễnThị Thanh Huyền, Điềuphối viên dựán, Quản lý giám sát tại REACHphát biểu khaimạc. Kết quả của dự án không chỉ thể hiện qua các con số, mà còn thông qua những câu chuyện truyền cảm hứng. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ Số422 | ThứNăm, ngày 27/3/2025

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==