Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ VietnamToday SỐĐẶCBIỆT T Ạ P C H Í QuýMão 2023

N G A Y N A Y . V N 3

Mang trong mình những giá trị văn hoá dân tộc bước ra thế giới, hoà nhập vào đại dương trí tuệ của thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chắt lọc tinh hoa của nhân loại, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước, từng bước định hình con đường cách mạng của dân tộc, trong đó có quan điểm về mô hình phát triển củaViệt Nam. Đây cũng là lĩnh vực mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp vô giá cho nhân loại, để các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận, suy tôn Người như một “nhà triết học hành động”tiêu biểu của thế kỷ XX. Độc lập, tự do, hạnh phúc - Nội dung cốt lõi của mô hình phát triển Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh Nội dung cơ bản nhất của mô hình phát triển của Việt Namdo Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi thảo có thể khái quát ở cụm từ: Độc lập, tự do, hạnh phúc. Nghiên cứu toàn bộ di sản của Người, chúng ta hiểu con đường cáchmạng của Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người đã Mô hình phát triển của Việt Nam theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguyên tắc, phương châm sống, hoạt động cách mạng của Người. hoài bão lớn nhất là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nước có độc lập rồi thì dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do, vì hạnh phúc tự do là thước đo giá trị của độc lập dân tộc. Muốn có hạnh phúc, tự do thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người nhấn mạnh chỉ có trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình, chăm lo cho con người và con người có điều kiện phát triển toàn diện. Khi Chủ tịchHồ Chí Minh xác định giànhđộc lập theo conđường cách mạng vô sản tức là đã khẳng định độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Chủ tịch Hồ ChíMinhkhôngphải là câu trả lời chomongmuốn chủ quan của con người theo quan niệm duy tâm, không tưởng, mà là câu trả lời cho một sự vận động lịch sử hiện thực theo khái niệm duy vật phê phán. Chủ nghĩa xã hội làmột vấn đề hiện thực, xuất phát từ thực tiễn khách quan, từ hiện thực vận động của lịch sử, từ đặc điểmViệt Nam, một nước vốn là thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội trong quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh không thể suy nghĩ chủ quan, giáo điều, nóng vội, duy ý chí mà phải dựa trên cơ sở thực tiễn nước ta, đặc điểm thế giới và xu thế của thời đại. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất của cách mạng Việt Nam để đạt được mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên suốt đường lối và thực tiễncáchmạngViệtNam. Người cho rằng, chủ nghĩa xã hội nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, ai cũng có công ăn việc làm, được ấm no và hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũngphải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng Tự do, hạnh phúc theo quan điểm Chủ tịch Hồ Chí từng khẳng định: “Nếu nước độc lậpmà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Hoặc “cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”. Người lại nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Khi nói chuyên với các nhàbáo, Chủ tịchHồChíMinh nhấnmạnh rằng“cảđời Người chỉ có một đề tài là chống đế quốc thực dân, chống phong kiếnđịa chủ, tuyên truyền cho độc lậpdân tộcvàchủ nghĩa xã hội”. Hiểu mô hình phát triển Việt Nam theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn phải nghiên cứu theo phương châm của người xưa “ý tại ngôn ngoại”. Toàn bộ cuộc đời cách mạng của Người hơn 60 năm, từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ để thực hiện PGS.TS DOÃNTHỊ CHÍN Chủ tịch Hồ Chí Minh - Kiến trúc sư của mô hình phát triển Việt Nam TheoChủ tịchHồChíMinh, độc lậpdân tộcgắn liền với chủnghĩaxãhội làcon đườngduynhất củacách mạngViệtNamđểđạt đượcmục tiêuđộc lập, tự do, hạnhphúc. Đócũng làsợi chỉ đỏxuyênsuốt tư tưởngHồChíMinh, xuyên suốt đường lối và thực tiễn cáchmạngViệtNam. Chủ tịchHồChíMinh làmviệc tại“PhủChủ tịch”Việt Bắc năm1952. Ảnh tư liệu N G A Y N A Y . V N 4 TIÊUĐIỂM

Tiếpcận theoquanđiểm phát triển, vănhóacósứ mệnh to lớn, soi đường choquốcdânđi, theoChủ tịchHồChíMinh, vănhóa phải để lênhàngđầuđể biếnnướcViệtNamlạchậu thànhmột nước tiên tiến. Ởđây, vai tròcủavănhóa đượcnhậndiện trongcông tácđào tạonguồnnhân lực,màhàngđầu lànhanh chóngđào tạocánbộcho tất cảcácngànhhoạt động. quần chúng nhân dân tự xây dựng lấy, đó là công trình tập thể của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, Trong điều kiện đó, chỉ có phát huy quyền làm chủ của nhân dân thì mới có sáng kiến và động lực. Nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân”. Đảng cầm quyền nhưng dân là chủ và để dân làm chủ. Theo quan điểmChủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là giá trị lớn nhất mà cách mạng do Đảng lãnh đạo đem lại cho người dân. Vì vậy, dân chủ trong chế độ dân chủ nhân trả lời: “Có lẽ cần phải để lên hàng đầu những cố gắng của chúng tôi nhằm phát triển văn hóa. Chủ nghĩa thực dân đã kìm hãm nhân dân chúng tôi trong vòng ngu muội để chúng dễ áp bức. Nền văn hóa nảy nở hiện thời là điều kiện cho nhân dân chúng tôi tiến bộ”. Từ rất sớm, ngay khi còn phải tập trung vào nhiệm vụ hàng đầu là giành độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấu ý nghĩa và sức mạnh của văn hóa, của đời sống tinh thần. Người cho rằng, con người cần phải có đời sống văn hóa tinh thần vì đó là lẽ sinh tồn và mục đích cuộc sống chúng ta. Sau này, trong kháng chiến ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên”. Trong đời sống tinh thần thì hàng đầu là phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là do Minh là người dân phải được hưởng đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần do chủ nghĩa xã hội đem lại. Đời sống vật chất là trên cơ sở một nền kinh tế cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Người dân từ chỗ có ăn, có mặc, có chỗ ở đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm. Chủ nghĩa xã hội là cùng với việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất, là phải không ngừng nâng cao đời sống tinh thần. Trongđiềukiệnnước ta, nhiều khi đời sống tinh thần, văn hóa phải đi trước “soi đường cho quốc dân đi; văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”. Trả lời câu hỏi của phóng viên báo L’Humanité về nhân tố nào biến nước Việt Nam lạc hậu thành một nước tiên tiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh dân đến chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là động lực vừa là mục tiêu của cáchmạng. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về mặt giải phóngconngười khỏi mọi áp bức, bóc lột đem lại cho con người hạnh phúc, tự do. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống. Văn hóa nói chung, trong chủ nghĩa xã hội nói riêng không dừng lại ở trình độ học vấn, ở bề nổi “cờ, đèn, kèn, trống” mà đó là “chất người”, “trình độ người”trong cácmối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với thiên nhiên. Văn hóa là lối sống, là quyền con người, là cái chân, thiện, mỹ giữa người với người. Thống nhất với cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh rất chú trọng sức phát triển sản xuất, chú trọng chế độ sởhữu coi đó là những nhân tố quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Nhưng điều đặc biệt mang sắc thái Hồ Chí Minh, đó là Người chú trọng tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo phương diện đạo đức. Con người có hạnh phúc trong chếđộ xã hội chủnghĩa phải là những con người được giáo dục và có đạo đức. Chế độ xã hội chủ nghĩa mang lại hạnh phúc cho con người phải là chế độ xa lạ với chủnghĩa cá nhân, với những gì phản văn hóa và đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân là trái với đạo đức cách mạng, là trở lực trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. Con đường để thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc theo tư tưởng Hồ Chí Minh Nhận thức về con đường cách mạng của Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam phải trải qua các giai đoạn cách mạng gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, giai đoạn độc lập dân tộc và giai đoạn chủ nghĩa xã hội. Nhìn một cách tổng quát, có thể hiểu mô hình phát triển xã hội Việt Nam theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: Tổ quốc bị đô hộ thì phải đấu tranhgiải phóngdân tộc; khônggiànhđượcđộc lập dân tộc sẽ không có gì hết. Nhưngnếunướcđượcđộc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Thực chất là giải quyếtmối quan hệ giữa Tổ quốc được giải phóng và nhân dân được hạnh phúc; giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. (Xemtiếp trang64) Chủ tịchHồChíMinh thămkhu côngnghiệp Liênhợpgang thépThái Nguyênnhândịp lò cao số1 ramẻgangđầu tiên, ngày 1-1-1964. Ảnh tư liệu N G A Y N A Y . V N 5 TIÊUĐIỂM

Năm 2023 là dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của đồng chí Phan Văn Khải - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam. Lúc sinh thời, ông là một trong những nhà chính trị cấp cao nhất của Đảng, của đất nước. Trong lòng ông Sáu Khải luôn đau đáu làm sao để quy hoạchmột đất nướcViệt Nam đổi mới ngày càng vững chắc, thêmphầnvữngmạnh, người dân càng ngày càng có cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi bước vào thời kỳ Đổi mới, nhiệm vụ chính là ổn định xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hòa bình. Sau thời đại của “nhà khai phá” Võ Văn Kiệt, đất nước lại xuất hiện “nhà quy hoạch” Phan Văn Khải, người vạch ra những chủ trương, chính sách, biện pháp phù hợp với tình hìnhmới để thúc đẩy kinh tế – xã hội đất nước phát triển theo một định hướng, khuôn khổ phù hợp. Đã có rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu sâu sắc về vấn đề Đổi mới, tuy nhiên tôi vẫn nhớ những câu hỏi bình dị của ông Sáu Khải từ gần 30 năm trước, ví dụ như: “Trồng cây gì? Nuôi con gì?” Thoạt nhiên nghe qua những câu hỏi này sẽ có người cười, nhưng phải chăng đây lại là những câu hỏi mà ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể giải Suốt tối hôm đó, ông không uống nhưng vẫn ngồi tâm tình cùng chúng tôi như một người cha thuần hậu ngồi cùng con cháu chứ không hề có bóng dáng của một Thủ tướng. Chúng tôi ngồi rất khuya và uống cũng rất say nhưng ông Sáu vẫn cười hề hề tiếp chuyện, mà những câu chuyện cũng “chẳng đầu, chẳng đuôi”, có lẽ đây là lúc ông tạm xa đi những phức tạp của đời sống chính trị, cũng như cương vị cao cả của ông. Khi về, ông cũng không quên dặn: - Tụi bây khi nào rảnh lại qua đây tán dóc cho vui. Nghe ông nói thế thôi, chứ chúng tôi sao dám đến phiền ông nữa, khi đó tôi mới chỉ là Cục trưởng Cục 12 (Bộ Quốc phòng) ở miền Nam, còn ông đã là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Những lần báo cáo Sau này, khi đảm nhiệm cương vị phụ trách ngành Tình báo Quốc phòng, theo quy chế tôi được phục vụ trực tiếp ông Sáu Khải vềmặt tin tức. Trong suốt chín năm, từ 1997 đến 2006, hàng tuần tôi thường xuyên được gặp gỡ và báo cáo tình hình với ông Sáu. Điều tôi ấn tượng nhất chính là sự nghiêm túc và kỹ lưỡng, cùng tinh thần chịu khó lắng nghe của ông Sáu Khải - lúc này đã là một lãnh đạo cao cấp. Mỗi lần tôi đến làm việc đều thấy ông đã chờ sẵn để nghe báo cáo. Ông luôn muốn nghe tận tai từng tin tức thay vì đọc tài liệu, cógì ông lại hỏi thêm. Điều lạ nhất với tôi là dù báo cáo có đầy đủ, nhưng ông vẫn ghi chép lại kỹ lưỡng vào một cuốn sổ cá nhân và lần nào ông cũng dành cho tôi nhiều câu hỏi hóc búa. Mỗi lần làm việc, tôi không có thời gian và cũng không dám có những tâm tình riêng với ông Sáu, mà đáp thấu đáo cho đất nước và nhân dân? Cá nhân tôi được gặp ông Sáu Khải từ rất sớm, khi còn là bạn thời ấu thơ của con trai ông, anh Phan Minh Hoàn. Dù chúng tôi ít gặp nhau, nhưng luôn có cùng tâm sự của những người con có “ông bà già” là người miền Nam tập kết ra Bắc, và cũng chính họ đã quay trở lại miền Nam để chiến đấu và xây dựng quê hương. Đó là điểm chung thiêng liêng nhất mà tôi và anh Hoàn, cùng một số bạn bè khác cùng chia sẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Chai rượu quý của ông Sáu Khải Một tốimùahènăm1997, tôi và PhạmNgọc Hùng (Tổng cục trưởngTổng cục II, lúc bấy giờ là Cục phó Cục 12), đang ngồi ở nhà với nhau thì nhận được một cuộc điện thoại của ông Sáu Khải. - Cháu đang ở đâu? - Thưa chú, cháu đang ở nhà. - Ờ, có rảnh thì tới chú. Tôi và Hùng lật đật chạy sangnhà ông Sáu, tưởng cógì hệ trọng, đến nhà thấy có cả Phan Minh Hoàn đang ngồi đó, té ra là ông được tặngmột chai rượuwhisky rất ngon, mà “hai cha con ngồi đối ẩm thì vắng quá”- ông bảo thế. - Chú chẳng có gì cho tụi bây. Bọn nó bảo chai rượu này ngon lắm, nên gọi tụi bây tới cho chai rượu. - Vậy thì chú cho cháu xin phép mở chai rượu uống tại đây. Nhân dịp chúcmừng chú lên chứcThủ tướng. ÔngSáuKhải lập tứcđồng ý, rồi lom khom đứng dậy đi vào trong. Tưởng ông đi ngủ, té ra ông vào bếp mở tủ lạnh lấy ra một hộp tôm khô, lạc rang, dưa kiệu NamBộ cầm ra cho chúng tôi nhắm. - Chú không uống rượu. Tụi bây ngồi với nhau đi. Anh em làm sao bảo nhau sống cho tốt, ở cương vị nào cũng vậy. Tác giảbài viết: Thượng tướngNguyễnChíVịnh. NHÀ QUY HOẠCH của THỜI ĐẠI ĐỔI MỚI Trong tâm trí tôi, ông Sáu Khải không hiện lên như một chính trị gia thông thường. Nếu cho tôi được hình dung, thì đó là hình bóng của một vị kiến trúc sư vĩ đại, luôn trầm ngâm đứng trước tấm bản đồ của đất nước. Thượng tướng NGUYỄN CHÍ VỊNH N G A Y N A Y . V N 6 TIÊUĐIỂM

Đúng như vậy, tất cả các báo cáo của Quân ủy Trung ương lúc bấy giờ được ông Sáu Khải soi xét một cách chặt chẽ, nếu đúng ông sẽ cho triển khai ngay, đã làm thì phải làm cho xong, ông sẽ trực tiếp kiểm tra, không xong thì“phiền”với ông lắm. Trong giai đoạn đảm nhiệm cương vị Thủ tướng, ông Sáu Khải rất quan tâm tới nhiệm vụ củng cố tiềm lực quốc phòng của đất nước. Khi đó, mặc dù kinh tế còn khó khăn, nhưng Chính phủ đã quyết tâm cân đối nguồn lực để thực hiện các Củng cố thế trận quốc phòng Gần 10 nămphụng sự đất nước với tư cách Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, ai cũng biết ông Sáu không phải là một nhà quân sự. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã nắm rất chắc các vấnđềquốc phòng– quân sự của đất nước. Hồi đó, khi ông Sáu Nam (Đại tướng Lê Đức Anh), nghe báo cáo về vấn đề Campuchia hay vấn đề phòng thủ đất nước đều dặn tôi: “Xin ý kiến anh Sáu Khải, vì anh ấy mới là người miệng nói tay làm”. chỉ báo cáo xong thì về. Nhưng ông luôn tạo ra một không khí gần gũi, ấm cúng khiến tôi coi ông như một bậc cha, chú trong nhà. Khi nói chuyện, ông luôn xưng “mày - tao” rất thân mật, còn đến khi ông dùng từ “cậu” hay “đồng chí” là tôi biết có chuyện ông không bằng lòng. Ông Sáu Khải luôn mong muốn kiến tạo một xã hội ổn định để tập trung tất cả nguồn lực của đất nước nhằm phục vụ đời sống của người dân. “Ổn định” theo nghĩa hẹp là để phát triển, nhưng theo nghĩa rộng là để bảo vệ Tổ quốc. quyết sách mua sắm vũ khí hiện đại, tiên tiến. Hồi đó, nói mua sắm vũ khí thì dễ, nhưng để quyết tâm mua sắm hay đóng tàu quân sự thế hệ mới tại Việt Nam là một vấn đề nan giải, trước hết là ngay trong nội bộ. Cần phải nói rõ rằng, vấn đề mua sắm vũ khí hiện đại cho quân đội khi đó còn rất khó khăn. Tiền chỉ là một phần, bởi quân đội ta dù“gậy tầm vông cũng đánh”, nhưng trong bối cảnh lúc bấy giờ việc sở hữu vũ khí hiện đại là nhu cầu bức thiết đểphục vụmụcđíchbảo vệTổ quốc. Đây cũng chính là vấn đề ông Sáu Khải luôn quan tâm, ông thừa nhận nhu cầu mua sắm là đúng đắn, nhưng “mua sao cho tốt, cho bền”. Lúc bấy giờ, ông Sáu Khải nổi lên như một cặp bài trùng với Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà trong công cuộc kết hợp kinh tế với quốc phòng. Cũng trong thời gian ấy, Nghị quyết 05-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển Công nghiệp Quốc phòng đến năm 2000” được ông Sáu Khải cùng Bộ trưởng Phạm Văn Trà triển khai quyết liệt bằng cách tăng cường tiềm lực công nghiệp quốc phòng và trang bị của đất nước. Những động thái mang tính vĩ mô ấy đã nằm trong tính toánquyhoạchcủa ông Sáu Khải về mặt thế trận phòng thủ đất nước. Một dẫn chứng khác về tầm nhìn sâu xa của ông Sáu Khải trong lĩnh vực quốc phòng có thể kể đến câu chuyện nhà giàn DK trên Biển Đông. Ngày 12/12 năm 1998, cơn bão Faith có sức gió giật trên cấp 12 quét qua vùng Biển Đông. Sáng ngày 13/12, nhà giàn Phúc Nguyên 2A bị sóng cuốn trôi, đánh sập, khiến ba chiến sĩ hy sinh. Ngay sau đó, ông Sáu Khải đã trực tiếp thị sát thực tế nhà giàn trên biển và cho làm lại toàn bộ với mục tiêu đầu tiên là đảm bảo an toàn cho các chiến sĩ: (Xemtiếp trang66) Thủ tướngPhanVănKhải vàThượngnghị sĩMỹ JohnMcCain. Thủ tướngViệt NamPhanVănKhải vàTổng thốngMỹGeorgeW. Bush tạiWashington. Hồi đó, khi ôngSáuNam (Đại tướngLêĐứcAnh), nghebáocáovềvấnđề Campuchiahayvấnđề phòng thủđất nướcđều dặn tôi: “Xinýkiếnanh SáuKhải, vì anhấymới là ngườimiệngnói tay làm”. ÔngSáuKhải luônmongmuốn kiến tạomột xãhội ổnđịnhđể tập trung tất cảnguồn lực của đất nướcnhằmphục vụđời sốngcủangười dân. “Ổnđịnh” theonghĩahẹp làđểphát triển, nhưng theonghĩa rộng thì làđể bảovệTổquốc. N G A Y N A Y . V N 7 TIÊUĐIỂM

Sựkiệnnổi bật nhất trong năm2022doLiênhiệp cácHội UNESCOViệtNam tổchức làHội nghị quốc tế “Vai tròcủanềnkinh tế xanh trongbảo tồndi sản vănhóavà thiênnhiên” được tổchức tại HàNội ngày10/10/2022. Trong năm qua, công tác bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa thiên nhiên được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tiếp tục ưu tiên chú trọng. này đang dần hình thành rõ nét ở Việt Nam thông qua “Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh thời kỳ 20112020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Vừa phát triển kinh tế xanh vừa giữ gìn di sản là bài toán khó, là ẩn số cần được giải mã chính xác trong quá trình hoạch định chính sách phát triển của mỗi quốc gia. Hội nghị quốc tế đã thu hút hàng trăm đại biểu trong nước và quốc tế, với nhiều bài tham luận tâm huyết, nhiều ý kiến đóng góp đa chiều về vấn đề bảo vệ di sản. ÔngGeogreChristophides, Chủ tịch Danh dự của Liên Di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển, là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, làm giàu bản sắc văn hóa. Kết nối quốc tế tìm lời giải cho bài toán văn hóa Sự kiện nổi bật nhất trong năm 2022 do Liên hiệp các Hội UNESCOViệt Nam tổ chức làHội nghị quốc tế“Vai trò của nền kinh tế xanh trong bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên”được tổ chức tại Hà Nội ngày 10/10/2022. Theo nhà ngoại giao, nhà báo Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Ngày Nay, là một tổ chức phi chính phủ hoạt động theo tiêu chí UNESCO, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam luôn coi trọng việc động viên khuyến khích hội viên của mình và kêu gọi cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo tồn các di sản quốc gia và xemđây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tổ chức. Hội nghị quốc tế “Vai trò của Nền kinh tế Xanh trong bảo tồn Di sản Văn hóa và thiên nhiên” được coi là một đóng góp của Liênhiệpvới UNESCO, với cộng đồng, đồng thời là trách nhiệm đối với đất nước và quốc tế. Đây là hội nghị quốc tế lần thứ ba do Liên hiệp chủ trì bàn về những vấn đề liên quan đến sự nghiệp bảo tồn di sản – vốn là mối quan tâm chung của các quốc gia, đồng thời cũng làmột trongnhững tiêu chí quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững và hình thành những chuẩn mực căn bản của nền đạo đức toàn cầu. Hội nghị đưa ra vấn đề thời sự mà Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung đang đối mặt, làm sao để hài hòa giữa việc phát triển lợi ích kinh tế và việc bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên, nhất là khi cả thế giới đang hướng tới mô hình “Kinh tế xanh” với 5 lĩnh vực chính là các nguồn năng lượng, công nghệ sạch, nông nghiệp bền vững, cơ sở hạ tầng sinh thái, cắt giảmkhí thải và hoạch định phát triển đô thị bền vững. Xu hướng VIỆT ĐAN LIÊNHIỆP CÁC HỘI UNESCO VIỆT NAM: Tiếp tục phát huy sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ di sản Nhàngoại giaoNguyễnXuânThắng , Chủ tịch Liênhiệp cácHội UNESCOViệt Namnhậnquà kỉ niệmtừôngGeogre Christopides, Chủ tịchDanhdự của Liênhiệp cácHội UNESCOThếgiới. Các đại biểuquốc tế thamdựHội nghị“Vai trò củanềnkinh tế xanh trongbảo tồndi sảnvănhóa và thiênnhiên”. N G A Y N A Y . V N 8 TIÊUĐIỂM

Nhiều doanh nghiệp đã dành thời gian để góp mặt tại Hà Nội, cùng bàn bạc, thảo luận về nhiệm vụ bảo vệ di sản. Theo nhiều đại biểu, dù ít hay nhiều, hai chữ di sản cũng sẽ có mặt trên bàn cân khi họ đưa ra các quyết định đầu tư của doanh nghiệpmình. Ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liênhiệp cácHội UNESCOViệt Nam, TBT Tạp chí Ngày Nay cho biết, ngày hội đã mở ra cơhội để các cơquan, tổ chức, doanh nghiệp, các chuyên gia được giao lưu, thảo luận để thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ mang tính đạo đức đối với sự nghiệp bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên vì mục đích phát triển bền vững, cùng nhau chia sẻ kinhnghiệmvà đề ra các sáng kiến nhằm thu hút các doanh nhân, doanh nghiệp thamgia ngày càng đông đảo vào lĩnh vực bảo tồn các di sản văn hóa, lịch sử và thiên nhiên, vì các mục tiêu và lợi ích quốc gia và quốc tế. “Công tác bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa cần được ưu tiên chú trọng, nhất là khi đất nước đang trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ” - ông Trần Văn Mạnh nói thêm:“Bàn về vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa, chúng ta không thể bỏ qua vai trò của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hưởng lợi từ di sản... Khi những di sản có giá trị được khai thác ‘đúng mức’ sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành du lịch và các ngành liên quan như khách sạn, dịch vụ ăn uống, thương mại và bán lẻ, đồng thời tạo Đưa doanh nhân, doanh nghiệp đến gần di sản Tháng 11/2022, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam - Trung tâm UNESCO Hỗ trợ Bảo tồn & Phát triển Nghệ thuật Việt Nam cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã phối hợp tổ chức các hoạt động nhân“Ngàyhội Di sảnVănhoá Việt Nam”lần thứ 4, đồng thời bảo trợ cho Diễn đàn Doanh nhân, Doanh nghiệp với việc bảo tồn di sản văn hóa. Sự kiện này, một lần nữa liên quan đến di sản. hiệp các Hội UNESCO Thế giới khẳng định, UNESCO đang ưu tiên hành động, thúc đẩy những giá trị toàn cầu liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, tinh thần hợp tác và đối thoại một cách hiệu quả, tích cực giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Đó là nội dung mà hội nghị hướng đến, cũng là điều mà ông rất quan tâm. Còn theo bà Aygun Samadova, Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam, thông qua hội nghị, bà đã được lắng nghe các giải pháp, học hỏi kinh nghiệm từ phía Việt Nam trong việc khôi phục và tái tạo những di sản văn hóa, thiên nhiên và tôn giáo. Đây cũng là cơ hội tốt để thiết lập những mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương liên quan đến lĩnh vực du lịch, bảo tồn di sản giữaViệt Nam– Azerbaijan và nhiềuquốcgiakhác cómặt tại hội nghị. Hội nghị vươn tầm quốc tế đã thực sự gây tiếng vang lớn, là cơ hội để Việt Nam cùng bạn bè quốc tế trao đổi ý tưởng, học tập kinh nghiệm lẫn nhau để hiểu và cùng nhau bảo vệ di sản cho muôn đời sau. ra nhiều cơ hội việc làm, góp phần nâng cao thu nhập và mức sống của người dân. Ở chiều ngược lại, các doanh nhân, doanh nghiệp hưởng lợi từ di sản cần có kế hoạch đầu tư trở lại vào việc bảo tồn di sản như một phần trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, tự nguyện, tự giác trích một phần những khoản thuđược từkhai thácdi sảnđể quay ngược trở lại đóng góp và thúc đẩy hơn nữa công tác bảo tồn và gìn giữ di sản”. Cũng trong năm 2022, nhiều hoạt động liên quan đến di tích lịch sử, di sản văn hóa đã được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam bảo trợ như: Đại lễ giỗ Đức Hoằng nghị Đại vương Thượng đẳng Phúc thần - Thân phụ thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ tại thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (ngày 9/9); Lễ khánh thành và Lễ tưởng niệm240nămngàymất Chúa Trịnh Sâm tại thôn Hội Xá, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, HàNội (ngày8/10); Lễkỷniệm 138 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2022) và Lễ tưởngniệm 50 năm ngày mất Cụ Cả Ứng (1972-2022) tại thôn Chùa, xã TăngTiến, huyệnViệtYên, tỉnh Bắc Giang (ngày 5/11). Với 30 năm kinh nghiệm thực tiễn củamột tổ chức hoạt động trên lĩnh vực UNESCO phi chính phủ, Liên hiệp các Hội UNESCO đã, đang và luôn nỗ lực đóng góp nhiều hoạt động tíchcựcđể thayđổi nhận thức của người dân trong vấn đềbảo vệdi sảnvănhóa. Đứng về phía những phận người cần được giúp đỡ Bên cạnh những đóng góp tích cực cho sứ mệnh bảo vệ di sản văn hóa, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Namcònnỗ lực khôngngừng để mang lại tương lại tốt đẹp hơn cho người dân, xã hội. Đó là lý do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tham gia Chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” do Liên minh Giáo dục toàn cầu UNESCO phát động và được triển khai trên toàn cầu từ năm 2020. Một trong những hoạt động cụ thể nằm trong chiến dịch đó là tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ emgái”diễn ra ngày 16/6 do Tạp chí Ngày Nay và UNESCO đồng tổ chức. Có thể khẳng định, trong nhiều thập kỉ qua, cùng với nỗ lực của chính phủ Việt Nam, các tổ chức phi chính và liên chínhphủ, trongđó có UNESCO và Liên hiệp các Hội UNESCOViệt Nam đã liên tục xây dựng các chương trình hành động liên quan đến trẻ em gái dân tộc thiểu số. Tạp chí Ngày Nay thuộc Liên hiệp kể từ khi ra đời cũng liên tục dành nhiều trang viết, thời lượng để thúc đẩy quyền của đồng bào các vùng khó khăn. Tọa đàm góp thêm tiếng nói nhằm kêu gọi các bên gìn giữ những tiến bộ đã đạt được trong giáo dục cho trẻ em gái, đảm bảo việc tính liên tục trong học tập của họ, đồng thời thúc đẩy trẻ emgái trở lại trường một cách an toàn sau hai năm dịch bệnh căng thẳng. Theo ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, “UNESCO tin tưởng báo chí trong việc khắc họa những hình ảnh đa chiều tích cực về phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số, đồng thời kêu gọi các bên liên quan thúc đẩy nền giáo dục công bằng, an toàn và không phân biệt đối xử cho trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ emgái”. “Công bằng thông tin – Cân bằng tin tức – Bình đẳng tiếp cận – Làmđầy dữ kiện”là thông điệp chốt lại một cuộc tọa đàm đầy ắp những nội dung sâu sắc, tác động vào tâm trí mỗi nhà báo tham dự, giúp mọi người tìm cho mình cách thức phù hợp hơn để khi tiếp cận và đưa tin phù hợp và tận tâm về trẻ em gái ở những vùng khó khăn.n Có thể khẳng định, trong nhiều thập kỉ qua, cùng với nỗ lực của chính phủ Việt Nam, các tổ chức phi chính và liên chính phủ, trong đó có UNESCO và Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã liên tục xây dựng các chương trình hành động liên quan đến trẻ em gái dân tộc thiểu số. Tạp chí Ngày Nay thuộc Liên hiệp kể từ khi ra đời cũng liên tục dành nhiều trang viết, thời lượng để thúc đẩy quyền của đồng bào các vùng khó khăn. ÔngNguyễnVănMạnh, PCT kiêmTổng thưký LHcácHội UNESCOViệt Nam, TBT tạp chí NgàyNay cùng các đại biểu thamgia sựkiệnNgày hội Di sảnVănhóaViệt Namlần thứ4. Màn trìnhdiễnhơn100 bộ áodài cổphục trong Ngày hội Di sảnVănhóa Việt Namlần4. N G A Y N A Y . V N 9 TIÊUĐIỂM

TheoĐại sứPhạmQuang Vinh, trong năm 2022 đầy biến động, Việt Nam đã chủ động nối lại các hoạt động đối ngoại ngay khi thế giới “mở cửa”, làm sâu sắc hơn nữa các mối quan hệ vốn đã bị “đóng băng” trong thời dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tích cực tại nhiều diễn đàn như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC... giúp vị thếViệt Namngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Một năm với những chuyến thăm dày đặc Có thể nói 2022 là một năm đầy thách thức, trong đó có những thách thức lớn chưa từng có đan xen với nhau tạo ra một bức tranh chung đầy phức tạp. Trong nửa đầu năm, đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục làm gián đoạn các hoạt động ngoại giao, kinh tế, trước khi dần được kiểm soát. Ngoài dịch bệnh, các cuộc cạnh tranh giữa những cường quốc vẫn diễn ra hết sức phức tạp và tiếp tục đặt ra nhiều vấn đềmới. Đặc biệt, những quốc gia cạnh tranh với nhau lại là những đối tác quan trọng của Việt Nam. Sựcọxát giữacácnước lớnkhông chỉ khiến các nước nhỏ đứng trước ngã ba đường phải “chọn bên”, mà còn gây đứt gãy các chuỗi cung ứng. Trong năm qua, không thể không nhắc đến cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine. Cuộc khủng hoảng này không chỉ tác động tiêu cực tới chính trị, an ninh, kinh tế và năng lượng của châu Âu, mà còn lan ra toàn cầu. Trong bức tranh toàn cầu, nền kinh tế thế giới tưởng chừng như sẽ bước vào đà tăng trưởng hậu đại dịch lại rơi vào tình trạng khó khăn và bất ổn sau một loạt các biến động. Là một quốc gia hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, Việt Nam không nằm ngoài những tác động của “làn sóng” bất ổn đó. Nhưng trong năm 2022, khi nước ta kiểm soát được tình hình dịch bệnh và nối lại các hoạt động kinh tế, xã hội thì ngành ngoại giao cũng ngay lập tức triển khai các hoạt động một cách đồng bộ. Điển hình là một loạt các chuyến đi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội như chuyến đi của Tổng Bí thư tới Trung Quốc, hay chuyến đi Hàn Quốc của Chủ tịch nước, chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Chính phủ để tham dự Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ - ASEAN và chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Quốc hội. Những động thái này cho thấy ba vấn đề: Thứ nhất, chúng ta đã chủ động nối lại các hoạt động đối ngoại ngay khi thế giới “mở cửa” sau đại dịch. Thứ hai, chúng ta cũng chủ động làm sâu sắc hơn nữa các mối quan hệ vốn đã bị “đóng băng” trong thời kỳ dịch bệnh. Cuối cùng và quan trọng nhất, các hoạt động ngoại giao này vừa củng cố mối quan hệ chính trị với những đối tác ở trong khu vực và trên thế giới, vừa hỗ trợ và đẩy mạnh các hoạt động phục hồi và phát triển kinh tế. Chúng ta cũng đã có nhiều hoạt động tích cực trên cả bình diện đa phương tại các diễn đàn như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC. Những thành tựu này vừa làm tăng thêm quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước, đồng thời cũng tranh thủ nguồn lực và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thông qua các hoạt động đối ngoại, Việt Nam đã chủ động đóng góp tích cực cho môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực. Năm 2022, lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện hàng loạt các chuyến thăm tới những nước lớn và các đối tác trọng điểm. Ông đánh giá thế nào về kết quả và ý nghĩa của những chuyến thămđó? Trong nửa năm qua, chúng ta có thể thấy các hoạt động đối ngoại hai chiều của Việt Nam diễn ra với tần suất dày đặc. Các chuyến đi của lãnh đạo Đảng và Nhànước tới nhữngđịabàntrọng điểm như Trung Quốc, Mỹ, Đông Bắc Á, EU cho thấymột bức tranh tổng thể về chủ trương và chính sách đối ngoại củaViệt Nam: Thứ nhất, chúng ta tiếp tục củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ với tất cả các đối tác chủ chốt. Thứ hai, Việt Nam ưu tiên bồi đắp mối quan hệ với láng giềng, khu vực và các đối tác lớn. Thứ ba, bên cạnh việc làm sâu sắc hơn quan hệ chính trị, thì những chuyến đi của các lãnh đạo đều đặt ưu tiên tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh tế, tạo sựđanxen về mặt lợi ích. Chính những lợi ích kinh tế sẽ tạo cơ hội giữ môi Trước thềm đón nămmới Quý Mão 2023, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh đã có cuộc trò chuyện với Tạp chí Ngày Nay về những thách thức và cơ hội của Việt Nam trong hoạt động đối ngoại. BÍCH NGỌC – HUYVŨ Sẵn sàng vị thế Việt Nam Các hoạt động ngoại giao đa phương không chỉ giúp Việt Nam tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước bạn bè, mà còn giúp chúng ta tranh thủ nguồn lực và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. N G A Y N A Y . V N 10 TIÊUĐIỂM

trường hòa bình, ổn định trong nước, giúpphát triển các quan hệ chính trị với các đối tác. Trongbối cảnh toàn cầuphức tạp như hiện nay, chính những chuyến thăm sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết và lòng tin giữa các nước, bởi chỉ có đối thoại mới giúp thu hẹp được những khác biệt. Vì thế, nền ngoại giao Việt Nam vẫn phải tuân thủ nguyên tắc độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa dựa trên lợi ích quốc gia và luật pháp quốc tế. Chủ trương này nghe có vẻ“khẩu hiệu suông”, nhưng đặt trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước lớn, dịch bệnh và xung đột Nga - Ukraine, thì chính những người làm đối ngoại mới cảm nhận rõ nhất và thấy thấmnhất. Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực và thế giới Thưaông, đượcbiếtngoại giao kinh tế được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2022, hoạt động này đã có những đóng góp nổi bật nào cho cơ đồ của đất nước? - Ngoại giao kinh tế được xác định là trọng tâm của ngoại giao Việt Nam bởi nó vừa là yêu cầu trướcmắt, vừa làmục tiêu lâudài. Tất nhiên không có ngành ngoại giao nào, ở bất kỳ thời điểm nào, không cùng lúc thực hiện nhiều mục tiêu, trong đó có ngoại giao kinh tế. Đại dịch COVID-19, kết hợp với cạnh tranh nước lớn và khủng hoảng địa chính trị, cũng đã tạo ra sự đứt gãy các chuỗi cung ứng. Khi thế giới mở cửa trở lại, việc nối lại các chuỗi cung ứng và tái phân công thị trường lao động quốc tế được coi là ưu tiên hàng đầu. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam cũng nhanh chóng đón đầu xu hướng này, lựa chọn những chuỗi cung ứng phù hợp dựa trên tiêuchí bềnvữngvàchất lượng cao. Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát dữ dội trên toàn cầu, Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực và thế giới. Do đó chính các doanh nghiệp Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đều hỗ trợ tìm kiếm nguồn vaccine cho Việt Nam để duy trì mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, chúng ta mới có cơ sởmở cửa nền kinh tế và từ đó thúc đẩy các hoạt động đối ngoại để tìm kiếm cơ hội từ bên ngoài. Trong các hoạt động ngoại giao kinh tế đầy thách thức, ngành ngoại giao sẽ phải tìm ra được những cơ hội để phục vụ yêu cầu phục hồi nền kinh tế trước mắt và mục tiêu phát triển trong tương lai. Việt Nam đã có một loạt hiệp định thương mại tự do với các nước, các khu vực và đối tác thương mại chủ chốt như EVFTA, RCEP, CPTPP. Đây chính là lúc chúng ta phải đẩy mạnh hiệu lực của các hiệp định này. Trong năm 2022, chúng ta cũngđã thảo luận để tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF). Nếu đạt được thỏa thuận, chắc chắn IEPF sẽ giúp kinh tế Việt Namhội nhập sâu hơn với những thị trường lớn nhất thế giới. Đại sứ đánh giá như thế nào về hoạt độngđối ngoại đaphương của Việt Nam, qua đó nhìn nhận về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trongbối cảnhhiệnnay? - Thời đại ngày nay không thể tách rời hoạt độngđối ngoại song phương và đa phương. Bởi hàng loạt các vấn đề song phương nhìn rộng ra đều mang nội hàm đa phương. Đó là câu chuyện hội nhập kinh tế, phát triển công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh… Ngành ngoại giao Việt Nam hiện nay luôn tuân thủ nguyên tắc đan xenhợp tác songphương và đa phương, điều này thể hiện rõ nhất khi chúng ta đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN hay thamgia các cơ chế của Liên Hợp Quốc như Lực lượng Gìn giữ Hòa bình, hay Hội đồngNhân quyền. Các hoạt động ngoại giao đa phương không chỉ giúp Việt Nam tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước bạn bè, mà còn giúp chúng ta tranh thủ nguồn lực và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Sẵn sàng đón cơ trong nguy Trong năm tới, Việt Nam sẽ bước vào nhiệm kỳ thứ hai với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, ông có nhận định gì về đóng góp củaViệt Namtrong lĩnh vực bảo vệ quyền conngười? - Đây không phải lần đầu Việt Nam tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, với bất kỳ cơ chế nào của Liên Hợp Quốc, chúng ta đều tham gia với mục đích đóng góp cho lợi ích chung của thế giới. Mỗi một quốc gia khi nói về nhân quyền, việc đầu tiên họ phải làm là lo cho người dân của mình về vật chất, tinh thần, giống nhưmongmuốn của Chủ tịchHồ Chí Minh: “Đồng bào ai cũng có cơmăn, áomặc, ai cũngđược học hành”. Chỉ khi lo được cho phúc lợi của người dân, thì đất nước đó mới đóng góp cho thế giới. Khi tham gia Hội đồng Nhân quyền, chúng ta đóng góp vào việc thúc đẩy quyền con người trên tất cả các lĩnh vực, dựa trên Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) cùng với một số công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Namvàcácnướcđã thamgianhư Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Quyền con người nên được hiểu theo nghĩa rộng, nó không chỉ dừng lại ở câu chuyện tự do, dân chủ mà còn bao gồm quyền bình đẳng giới, quyền tiếp cận giáo dục, quyền bảo vệ trẻ em, người yếu thế,… Việt Nam tham gia vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc là nhằm đóng góp vào các văn bản, văn kiện và các chuẩn mực liên quan tới hợp tác quốc tế vềquyền conngười dựa trên kinh nghiệm trong nước. Quan điểm của Việt Nam về vấn đề quyền conngười đó làphải dựa trênhợp tác, đối thoại với nhau, khôngchủ trương áp đặt quan điểm của nước này lên nước kia bởi mỗi quốc gia đều có sự lựa chọn và con đường phát triển củamình. Vậy ông đánh giá thế nào về những cơ hội và thách thức đang chờ đợi ngành ngoại giao Việt Namtrongnămmới? - Năm 2023 được dự đoán sẽ vẫn hiện hữu những thách thức phức tạp tồn đọng từ năm trước như đà suy thoái kinh tế, lạm phát, cạnh tranh giữa các nước lớn và cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Tuy nhiên, việc dịch bệnhđược kiểmsoát, cùngvới đó là nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại sẽ là những điểm sáng và tạo ra động lực để nối lại chuỗi cung ứng. Trong năm tới, sự cạnh tranh giữa các nước lớn sẽ còn tiếp diễn và gia tăng. Nhưng các nước lớn cũng bày tỏ mong muốn quản trị cạnh tranh để không xảy ra xung đột. Việt Nam muốn xử lý tốt các mối quan hệ chồng chéo giữa hợp tác và đối đầu của các nước lớn thì cần phải hành động dựa trên ba trụ cột: Lợi ích quốc gia, Độc lập tự chủ, Luật pháp quốc tế. Hoạt động đối ngoại cũng giống như bài toán chọn gói thách thức và gói cơ hội, trong mỗi gói thách thức đều có cơ hội và ngược lại. Do đó người làm công tác đối ngoại phải có bản lĩnh tìm ra cơ hội trongmỗi thách thức. Trong bối cảnh phức tạp như vậy, thử thách lớn nhất cho công tác đối ngoại Việt Nam đó là phải củng cố quan hệ với khu vực và các đối tác lớn, để tạo ra sự cộng hưởng vị thế địa chiến lược của chúng ta, cũng như khả năng tranh thủ nguồn lực để phục vụ mục tiêu tạomôi trườnghòabình và ổn định. n Hoạt động đối ngoại cũng giống như bài toán chọn gói thách thức và gói cơ hội, trong mỗi gói thách thức đều có cơ hội và ngược lại. Do đó người làm công tác đối ngoại phải có bản lĩnh tìm ra cơ hội trong mỗi thách thức”. N G A Y N A Y . V N 11 TIÊUĐIỂM

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==