Ngày Nay số Xuân 2024

SỐĐẶCBIỆT TẠP CHÍ W W W. N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ Xuân Tranh bìa: Rồng muôn sắc Họa sĩ: Nguyễn Thu Thủy

1900 558 868 www.vietinbank.vn 3 N G A Y N A Y . V N

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm với những nghi thức, phong tục mang đậm nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tết đến, mỗi người dân Việt Nam dù đang ở đâu, làm công việc gì, đều mong muốn được trở về quê hương đoàn tụ cùng người thân và gia đình, cùng nhau tổng kết những thành quả trong năm cũ, chào đón một năm mới với nhiều hi vọng mới. Hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất luôn am hiểu sâu sắc ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền, vì thế Người luôn chăm lo đến đời sống vật chất và cả tinh thần của nhân dân. Mùa xuân Tân Tỵ năm 1941, sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người trở về Tổ quốc. Từ đó, hàng năm vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, dù bận nhiều công việc nhưng Người vẫn dành thời gian thăm hỏi, chúc Tết và chăm lo đời sống nhân dân bằng những việc làm thiết thực. Để đảm bảo ai cũng được đón Tết, vui xuân, trước Tết ba tháng, Người nhắc các cơ quan, các ngành chuẩn bị chu đáo. Về phần mình, Người sẽ thực hiện ba việc: Làm thơ chúc Tết; trực tiếp đi thăm đồng bào, chiến sĩ và tham gia Tết trồng cây. Trong đó, di sản quý báu Người để lại cho dân tộc ta gồm 22 bài thơ và 3 thư chúc Tết với một niềm tin xuyên suốt nămmới thắng lợi mới. Đây là điểm mới, thể hiện nét văn hóa ngày Tết rất đặc biệt mà tiền nhân chưa từng có, đồng thời cũng tạo ra nét văn hóa mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Đã hơn nửa thế kỷ kể từ khi bài thơ chúc Tết cuối cùng củaChủ tịchHồChí Minh vang lên trong khoảnh khắc giao thừa, để sau này, mỗi khi Tết đếnXuân về, nhiều người vẫn bùi ngùi muốn được nghe lại những lời thơ chúc Tết ấm áp của BácHồ gửi cho đồng bào, chiến sĩ cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài. Đó là nét đẹp văn hóaNgười đã sáng tạo và duy trì mỗi dịp cả dân tộc đón Tết cổ truyền. THẠC SĨ LÊTHỊ KỸ (Bảo tàngHồ Chí Minh) Bác Hồ thăm và chúc tết nhân dân xã Việt Hưng tại đình Trường Lâm ngày mồngMột Tết Mậu Tuất (18/2/1958) Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết gia đình cụ Nguyễn Thị Khánh, phố Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội, ngày 30/1/1957 (30 Tết Đinh Dậu) Ảnh: TL nhớ những vần thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các cháu thiếu nhi trong dịp Người về thăm và chúc Tết đồng bào tỉnh Hà Bắc (Bắc Ninh ngày nay), xuân Đinh Mùi, 9/2/1967. Ảnh: T.L 4 N G A Y N A Y . V N

Vào giờ phút giao thừa thiêng liêng, những bài thơ, thư chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đem lại cảm xúc đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam. Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác Hồ đã nhận định: “Từ ngày đất nước ta có Cụ Hồ làm Chủ tịch, dân tộc Việt Nam có thêm một phong tục mới, mỗi lần xuân đến: Đó là Giao thừa đón nghe lời Bác đọc thơ Xuân”. Thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông, là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, là mệnh lệnh của trái tim được Người truyền cho cả dân tộc. Các bài thơ chúc Tết chứa đựng trong đó những phong tục tập quán đẹp và thiêng liêng, lời thơ khai bút đầu xuân mang tính dự báo của tư duy cách mạng, sự linh ứng tuyệt vời giữa quy luật đất trời, thiên nhiên quyện với lịch sử phát triển của dân tộc ở một nhà tiên tri, nhà cách mạng vĩ đại. Điều thú vị là không phải đến khi trở thành Chủ tịch nước, Bác mới làm thơ chúc Tết đồng bào. Bài thơ chúc Tết đầu tiên Người viết vào Xuân năm 1942 tại núi rừng Việt Bắc, in trên trang nhất của báo Việt Nam Độc Lập, số 114: Chúc đồng bào ta đoàn kết mau! Chúc Việt Minh ta càng lấn tới, Chúc toàn quốc ta trong năm này Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới! Năm nay là năm Tết vẻ vang, Cáchmệnh thành công khắp thế giới. Với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, mang tính tuyên truyền cao, bài thơ là dự đoán thiên tài, niềm tin thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời thể hiện mong muốn tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân đoàn kết đứng lên giải phóng mình khỏi ách nô lệ. Bài thơ chúc Tết năm 1942 của Bác đã truyền thêm sức mạnh, cổ vũ tinh thần cho nhân dân ta trong những ngày tháng khó khăn, gian khổ nhất của cuộc cách mạng. Để rồi 3 năm sau đó, hình ảnh “cờ đỏ sao vàng bay phất phới” đã trở thành hiện thực, đồng bào cả nước vui mừng đón nền độc lập, tự do sau hơn 80 năm nô lệ dưới gót giày thực dân. Mùa xuân đầu tiên nước nhà độc lập, Xuân Bính Tuất năm 1946, vào đêm giao thừa lần đầu trên làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, nhân dân ta được sống trong những giờ phút đặc biệt, xúc động khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc thơ chúc Tết. Trong thời khắc thiêng liêng ấy, bài thơ “Chúc đồng bào” với những lời hân hoan, hào sảng mừng đất nước độc lập, tự do như một món quà tinh thần vô giá, được truyền đi khắp mọi miền của Tổ quốc, trở thành nguồn động viên, cổ vũ lớn lao đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước trong học tập, thi đua lao động, sản xuất và chiến đấu: Trong năm Bính Tuất mới, Muôn việc đều tiến tới. Kiến quốc mau thành công, Kháng chiến mau thắng lợi. Việt Nam độc lập muôn năm! Suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, những bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành lời hiệu triệu toàn dân đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ cách mạng cùng những dự báo lịch sử về tương lai của nước nhà, với niềm tin tất thắng: “Kháng chiến nhất định thắng lợi!” (Tết Canh Dần 1950), “Nhiều xuân thắng lợi, càng gần thành công” (Tết Tân Mão 1951), “Năm mới thi đua mới, Thắng lợi ắt về ta” (Tết Nhâm Thìn 1952)… Thơ chúc Tết Kỷ Dậu 1969 là những lời chúc Tết nhân dân cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi xa. Bài thơ vừa là phương châm hành động cách mạng; vừa là lời hiệu triệu thể hiện tư tưởng, tình cảm và sự tiên đoán tài tình về ngày thống nhất đất nước: Năm qua thắng lợi vẻ vang, Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to. Vì độc lập, vì tự do, Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào, Bắc - Nam sum họp, xuân nào vui hơn! “Năm qua thắng lợi vẻ vang” là Bác nhắc tới Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, quân ta đã đánh vào các dinh luỹ kiên cố nhất của giặc ở các thành phố lớn và ngay cả tòa Đại sứ Mỹ chính giữa Sài Gòn, làm cho đế quốc Mỹ và tay sai vô cùng hoang mang và lo sợ. Với cuộc thử sức và đà thắng lợi đó, Bác tin tương lai “chắc càng thắng to”. Và đúng như vậy, từ năm 1969 trở đi, phong trào đấu tranh giải phóng miền Nam mỗi năm một phát triển mạnh và đến mùa xuân năm 1975 đã thắng lợi hoàn toàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người am hiểu và luôn trân trọng, giữ gìn, kế tục những truyền thống văn hóa tốt đẹp của ngày Tết cổ truyền dân tộc, đồng thời Người cũng vận dụng sáng tạo, linh hoạt với những việc làm cụ thể trong ngày Tết để phù hợp với thực tế đất nước. Thơ chúc Tết chính là một trong những điểm đặc biệt và chỉ có trong văn hóa Tết Hồ Chí Minh. Tiếp nối truyền thống văn hóa tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng năm các lãnh đạo Đảng, nhà nước luôn gửi đến đồng bào trong và ngoài nước những lời chúc Tết vào thời khắc giao thừa thiêng liêng. Đó là những thông điệp đầu năm, thể hiện mong ước và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ trong năm mới, phù hợp với tâm lý nhân dân, tạo nên một hình mẫu văn hóa Tết hiện đại nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Một mùa xuân mới lại về, trong không khí đón xuân rộng ràng, sum vầy đầm ấm của mỗi gia đình, mỗi người dân Việt Nam càng cảmnhận rõ hơn những tình cảm, sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày Tết. Chúng ta càng cảmphục và biết ơn sâu sắc những đóng góp to lớn của vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc - Người đã đem lại một mùa xuân mới cho đất nước, mùa xuân của độc lập, đổi mới, hội nhập và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết gia đình ông Nguyễn Văn Tá, Đống Đa, ngày 12/2/1964. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh 5 N G A Y N A Y . V N

Thành công các chuyến thăm, điện đàm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước từ sau Đại hội XIII của Đảng, nhất là hơn 40 chuyến thăm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các nước lớn, các nước đối tác chiến lược, hầu hết các nước ASEAN, nhiều đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống; đồng thời nhiều nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao các nước và các tổ chức quốc tế lớn thămViệt Nam, đã vẽ lên một bức tranh rất đẹp, rất sinh động và có sức hấp dẫn cao trên mặt trận đối ngoại trong hai năm vừa qua và tạo nên một vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế, được dư luận trong nước và bạn bè quốc tế đánh giá cao và đồng tình, ủng hộ. Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG (Phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32) Để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, chúng tôi cần khơi dậy các nguồn lực, vượt qua các thách thức, trong đó có những thách thức toàn cầu và những vấn đề nội tại cần phải giải quyết. Trên con đường đó, khoa học công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là mục tiêu, động lực quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững. Khoa học công nghệ được kỳ vọng sẽ tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, tăng năng suất lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao tiềm lực quốc gia và chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Chủ tịch nước VÕVĂN THƯỞNG (Phát biểu tại Lễ trao giải VinFuture năm 2023) 6 N G A Y N A Y . V N

Là một đất nước chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh, Việt Nam hiểu rõ giá trị của hòa bình và luôn nỗ lực đóng góp vào việc gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột. Với tinh thần đó, Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả. Với các nước láng giềng, khu vực, các đối tác, bạn bè truyền thống, Việt Nam trước sau như một mong muốn “là bạn, đối tác tin cậy và có trách nhiệm”, không ngừng củng cố quan hệ tin cậy, hợp tác cùng có lợi. Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng tương lai của đất nước chúng tôi gắn liền với hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và toàn thế giới. Chủ tịch Quốc hội VƯƠNGĐÌNHHUỆ (Phát biểu tại Đại học Chulalongkorn, Thái Lan) Chúng ta tự hào Việt Nam ngày nay là một trong 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới, nằm trong nhóm 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Việt Nam ngày nay sẵn sàng chào đón bạn bè quốc tế đến với một đất nước độc lập, tự chủ, hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển và là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Thủ tướng Chính phủ PHẠMMINHCHÍNH (Phát biểu tại lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IX) Cảng Cát Lái nhìn từ trên cao. Đây là cảng xuất nhập khẩu lớn quan trọng cho phát triển kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ảnh: Huy Thoại/Shutterstock 7 N G A Y N A Y . V N

Những ngày cuối năm 2023, Đại sứ Bùi Thế Giang, nguyên Phó trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, vẫn giữ một lịch làm việc dày đặc. Ngoài tham dự các sự kiện chuyên môn, Đại sứ Bùi Thế Giang thường xuyên có những bình luận sắc sảo về các sự kiện quốc tế nổi bật trên báo chí. Trong hơn 10 năm qua, ông còn được bầu giữ vị trí Phó Chủ tịch Hội Việt - Mỹ. “Tôi từng là một người lính chiến”, ông Giang chia sẻ về mình. “Tôi tham gia kháng chiến chống Mỹ khi đang là sinh viên Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội”. Mối lương duyên của Đại sứ Bùi Thế Giang với nước Mỹ chưa dừng lại khi cuộc chiến kết thúc. Năm 1993, ông sang Mỹ học Thạc sĩ Quan hệ quốc tế giữa lúc đất nước vẫn đang bị bao vây, cấm vận. Sau đó, ông trở lại Mỹ với nhiệm vụ Đại sứ, Phó trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc khi nước ta lần đầu tiên được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an của tổ chức liên quốc gia lớn nhất hành tinh này. Tạp chí Ngày Nay đã có cuộc phỏng vấn với Đại sứ Bùi Thế Giang về những thành tựuđối ngoại củaViệt Nam, về ý nghĩa của các chuyến thăm và những thách thức chiến lược trong năm2024. Đồng bộ, thống nhất, hiệu quả Thưa Đại sứ, trong năm 2023 các hoạt động đối ngoại củaViệt Namđãdiễn rahết sức sôi động và phong phú, thiết thực và hiệu quả trên tất cả các kênh, các diễn đàn, các đối tác. Ông đánh giá thế nào về kết quả và ý nghĩa những thành tựunổi bật trongnămqua? - Có thể khẳng định rằng năm 2023 là một điểm sáng của hoạt động đối ngoại. Những thành tựu của đối ngoại Việt Nam trong năm vừa qua có thể được gói gọn trong ba từ: Đồng bộ, Thống nhất, Hiệu quả. Để đạt được những thành tựu này, chúng ta không thể không đề cập tới nền tảng chonhững thành công vừa qua, đó là Đại hội Đảng lần thứ 13. Đại hội 13 đã lần đầu tiên chính thức đề cập vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Có lẽ cũngnênnhớ lại thời điểm tháng 2 năm 1994 khi Chính quyền Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam rồi nhớ lại thời điểmtháng7năm 1995 khi Việt Namvà Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng là tháng đất nước ta gia nhập ASEAN và ký hiệp định khung về hợp tác toàn diện với EU. Nhắc lại những thời điểm đó đểnhớvềnhữngmối quanhệ ít ỏi đến mức nào của nước ta khi đó và để nhìn nhận rằng chỉ suýt soát 30 nămqua kể từ đó,Việt Namđã thiết lậpquan hệ đặc biệt với 3 quốc gia, Đối tác Chiến lược Toàn diện với 6 quốc gia (mà chỉ riêng trong năm 2023 đã nâng quan hệ lên cấp độ này với 2 quốc gia), Đối tác Chiến lược với 12 quốc gia và Đối tácToàn diện với 12 quốc gia khác. Vị thế của Việt Nam đã ngày càng được khẳng định khi thiết lập được những tầng nấc quan hệ đối ngoại phong phú, thực chất và hiệu quả như vậy chỉ trong vòng chưa đầy ba thập kỷ. Cần phải hiểu rằng các mối quan hệ chiến lược của Việt Nam không chỉ dừng lại ở hình thức hay tầm vóc, mà chúng thể hiện mức độ tin cậy về chính trị giữa chúng ta với cộng đồng quốc tế nói chung và đặc biệt với hơn 30 quốc gia đó. Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 (19/12/2023), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh những chuyến thăm nổi bật của 4 vị lãnh đạo nước ngoài tới Việt Nam, bao gồm chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Tổng thống Mỹ Joe Biden; Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Thongloun Sisoulith; và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, những “điểm sáng” đối ngoại này thể hiện nỗ lực có ý nghĩa của ngành ngoại giao - đối ngoại trong việc đóng góp vào cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước. Trên bình diện ngoại giao đa phương, chúng ta trong năm 2023 cũng rất chủ động thúc đẩy vai trò và sự tham gia hiệu quả của Việt Nam trong các tổ chức và cơ chế hợp tác quốc tế như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, G7, G20... Những kết quả đạt được trong ngoại giao đa phương không chỉ chứng minh vị thế, uy tín và lòng tin của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam, mà còn chứng minh rằng chúng ta đang thực sự trở thành một mắt xích quan trọng trong guồng máy đa phương. Ngoài ra trong năm 2023 này, Việt Nam lần thứ hai trúng cử là thành viên Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO VŨ BÙI - NGỌC PHẠM Việt Nam lần thứ hai trúng cử là thành viên Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2023-2027. Đây là một trong số ít cơ quan có thực quyền của UNESCO, đặc biệt trong việc quyết định những vấn đề then chốt liên quan tới công nhận các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; xem xét, đánh giá tình trạng bảo tồn của các di sản thế giới trên toàn cầu; quyết định chính sách, ngân sách chủ trương, định hướng phát triển của Công ước Di sản thế giới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: TTXVN Mộtnămrựcrỡcủangoại giao Nhìn lại năm 2023, Đại sứ Bùi Thế Giang khẳng định đây là năm của nhiều chuyến thăm lịch sử. 8 N G A Y N A Y . V N

Những thành tựu của đối ngoại Việt Nam trong năm vừa qua có thể được gói gọn trong ba từ: Đồng bộ, Thống nhất, Hiệu quả. Để đạt được những thành tựu này, chúng ta không thể không đề cập tới nền tảng cho những thành công vừa qua, đó là Đại hội Đảng lần thứ 13. nhiệm kỳ 2023-2027. Đây là một trong số ít cơ quan có thực quyền của UNESCO, đặc biệt trong việc quyết định những vấn đề then chốt liên quan tới công nhận các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; xem xét, đánh giá tình trạng bảo tồn của các di sản thế giới trên toàn cầu; quyết định chính sách, ngân sách chủ trương, định hướng phát triển của Công ước Di sản thế giới. Với việc được bầu vào Ủy ban này, chúng ta sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để đóng góp nhiều hơn nữa cho việc cập nhật và thực hiện các mục tiêu và ưu tiên của Công ước Di sản thế giới, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển các di sản thế giới tại Việt Nam. Tôi mong những tin mừng này sẽ được lan tỏa nhiều hơn trong và ngoài Việt Nam. Những chuyến thăm lịch sử Ông có bình luận gì về hai chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam trong nămnay? - Nhiều năm gắn bó với đối ngoại, tôi cho rằng hai chuyến thăm trong tháng 9 và tháng 12 năm 2023 đều mang tầmvóc lớn trong quan hệ đối ngoại Việt Nam và đều có thể được gọi là những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo nước ngoài tới Việt Nam. Chuyến thăm tháng 9 của ông Joe Biden đánh dấu lần thứ năm một tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam trong vòng 28 năm qua. Nhưng tính chất lịch sử của chuyến thăm này - như đã được rất nhiều nhà nghiên cứu và rất nhiều cơ quan truyền thông Việt Nam và thế giới phân tích - nằm trước hết ở chỗ đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Mỹ, và có lẽ cũng là lần đầu tiên trong lịch sử chính trị thế giới, khi tổng thống của siêu cường này nhận lời mời của một lãnh đạo chính trị, lại là đảng cộng sản, sang thăm cấp Nhà nước tới nước đó. Đây là chuyến thăm được dư luận trong nước và quốc tế theo dõi sát và bình luận nhiều. Chắc chắn không ai có thể đánh giá thấp tầm vóc và ý nghĩa của chuyến thămnày đối với quan hệ hai nước và cũng như đối với khu vực và thế giới. Ngoài những đánh giá của giới nghiên cứu, cá nhân tôi thấy chuyến thăm Hà Nội của ông Biden có hai điểm nhấn đáng chú ý: Thứ nhất, hai bên đã ra Tuyênbố chung với 10 trụ cột, tăng 1 trụ cột so với Tuyên bố nâng cấp quan hệ 2 nước lên Đối tác Toàn diện cách đây 10 năm, trong đó, trụ cột mới và (Xemtiếp trang98 - 99) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: VGP Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith tại Cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Campuchia - Lào. Ảnh: TTXVN - đối ngoại Việt Nam Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tham quan hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: TTXVN 9 N G A Y N A Y . V N

Trong khuôn khổ buổi làm việc, phóng viên Tạp chí Ngày Nay đã đặt câu hỏi cho Đại sứ Đặng Hoàng Giang về vai trò của thế hệ tương lai trong việc thực hiện những sứ mệnh toàn cầu của LHQ. Đại sứ nhận định thế nào về vai trò của thế hệ trẻ trong việc theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của LHQ? - LHQ hiện nay rất quan tâm đến thế hệ trẻ và Đại hội đồng LHQ đang trong giai đoạn đưa ra những đề xuất cho Tuyên bố về Thế hệ tương lai (Declaration for Future Generations - DoFG). Trong gần hai năm qua, các quốc gia thành viên LHQ đã cócơhội thảo luậnvềý tưởng Tuyên bố và các cải cách liên quan dưới sự bảo trợ của Chủ tịch Đại hội đồng, tạo điều kiện cho một loạt các cuộc thảo luận về chủ đề này. Các cuộc đàm phán về Tuyên bố dự kiến sẽ được tiến hành vào năm 2023-2024 trước Hội nghị thượng đỉnh Tương lai (Summit for the Future). Về tổ chức LHQ, đây là trung tâm trí tuệ của thế giới, nơi quy tụ tinh hoa và những chuyên gia giỏi nhất. Bộ máy nghiên cứu đồ sộ của LHQ có thể phát hiện ra vấn đề rất nhanh, những xu hướng cũng như các vấn đề nổi cộm như Trí tuệ Nhân tạo (AI), hay biến đổi khí hậu trên thực tế đã được đề cập đến từ chục năm trước. LHQ đã đặt ra tầm nhìn chiến lược, những chương trình nghị sự cho tương lai rất tham vọng, đòi hỏi tất cả chung tay giải quyết vì mục đích chung. Dù vậy, việc thực thi lại diễn ra khá chậm bởi cần sự đồng thuận của 193 nước thành viên. Riêng về các SDG, mới chỉ có 15% các mục tiêu đang được thực hiện đúng lộ trình đến 2030, trong khi còn nhiều mục tiêu khác bị đảo ngược, thụt lùi so với vạch xuất phát năm 2015 bởi ảnh hưởng nặng nề của hai năm đại dịch toàn cầu, chiến tranh xung đột, hao phí nguồn lực… Hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, suy dinh dưỡng gia tăng, nhu cầu hỗ trợ nhân đạo tăng cao và tác động của biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, dẫn đến sự mất lòng tin và chủ nghĩa vị kỷ, đoàn kết quốc tế suy yếu, hợp tác đa phương và toàn cầu gặp rất nhiều thách thức. Trước tình hình hiện tại, thế hệ trẻ đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy những chương trình nghị sự. Tổng Thư ký LHQ António Guterres từng nhận định, thanh niên chính là nguồn lực khổng lồ của sự đổi mới, ý tưởng và giải pháp, là nhân tố tạo ra những thay đổi cần thiết trong lĩnh vực công nghệ, hành động bảo vệ khí hậu, sự công bằng xã hội. Phải nhấn mạnh rằng, Tổng Thư ký rất chú trọng thúc đẩy đối thoại với thanh niên. Bản thân ông cũng như các chuyên gia của LHQ đều cho rằng cách nhìn nhận vấn đề, cách tư duy và tiếp cận của thanh niên rất mới. Chính các bạn là lực lượng nòng cốt kế cận có thể góp phần tích cực vào việc hoàn thành sứ mệnh chung, xây dựng những chính sách toàn cầu. Theo Đại sứ, thế hệ trẻ Việt Nam đang đóng góp như thế nào vào các nỗ lực chung của LHQ? - Tôi nhận thấy các bạn trẻ Việt Nam đang dần quan tâm nhiều hơn đến các công việc của LHQ, thông qua nhiều hình thức sáng tạo và mới mẻ. Tôi từng được chứng kiến những Hội nghị Mô phỏng LHQ (UN Model), nơi mà giới trẻ nhập vai những chính trị Trong dịp cuối năm 2023 vừa qua, đoàn công tác của Tạp chí NgàyNay - Cơ quan ngôn luận của Liên hiệp cácHội UNESCO Việt Nam (VFUA), do bà Nguyễn LệHằng, ủy viên Ban chấp hành VFUA, Thư ký Tòa soạn Tạp chí dẫn dầu đã có chuyến thămđến văn phòng Đại sứĐặngHoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LiênHợpQuốc (New York, Mỹ). QUỲNH HOA ĐẠI SỨĐẶNGHOÀNGGIANG: Lan tỏa Văn hóaHòa bình của Việt Namcho thế hệ tương lai Đại sứ Đặng Hoàng Giang điều hành phiên họp khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77. Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu trong cuộc họp tại trụ sở Liên Hợp Quốc, New York. 10 N G A Y N A Y . V N

đề mang tính “trendy” (hợp thời) thu hút thanh niên hiện nay chắc chắn phải nhắc đến trí tuệ nhân tạo hay chuyển đổi số. Đây là xu hướng lớn của thế giới, hấp dẫn đối với giới trẻ toàn cầu và trong khu vực chứ không riêng gì Việt Nam. Giữ vai trò là những nhà sáng tạo, người sử dụng công nghệ và người thúc đẩy công nghệ phát triển, thế hệ trẻ nắm giữ vai trò quan trọng trong việc đặt chuyển đổi số và sáng tạo vào trung tâm của các hoạt động nhằm đẩy nhanh tiến độ của các SDG. Công nghệ cũng là lĩnh vực mà thanh niên có khả năng nắm bắt được rất nhanh so với thế hệ đi trước. Sau đó là Văn hóa, cần chú trọng phổ biến Văn hóa Hòa bình của Việt Nam cho thế hệ tương lai. Nhìn những gì đang xảy ra trên thế giới, những cuộc xung đột vũ trang hoàn toàn có thể biến một quốc gia hay một khu vực quay trở về thời kỳ đồ đá, với vô số thương vong, hàng ngàn di sản, trường học, bệnh viện bị phá hủy… Với tư cách một thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ và cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẵn sàng tham gia các nỗ lực thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm một giải pháp hòa bình, lâu dài và bền vững cho mọi xung đột. Từ việc kêu gọi các quốc gia ký và phê chuẩn Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân (TPNW) cũng như tuân thủ đầy đủ Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Đây là điều mà thế hệ tương lai cần nắm vững và thấm nhuần, rằng hòa bình là điều kiện tiên quyết để phát triển. Xin cảmơn Đại sứ! Tổng Thư ký LHQ rất chú trọng thúc đẩy đối thoại với thanh niên. Bản thân ông cũng như các chuyên gia của LHQđều cho rằng cách nhìn nhận vấn đề, cách tư duy và tiếp cận của thanh niên rất mới. Chính các bạn là lực lượng nòng cốt kế cận có thể góp phần tích cực vào việc hoàn thành sứmệnh chung, xây dựng những chính sách toàn cầu. gia, các đại biểu sẽ được đại diện cho đất nước của mình tại các phiên họp cấp cao của LHQ, cùng nhau bàn luận với các quốc gia khác nhằm đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho từng vấn đề quốc tế mang tính thời sự. Thông qua các mô hình, các bạn có thể thử sức giải quyết tranh chấp theo hướng hòa bình, không vũ lực. Không nhất thiết cứ phải được chọn sang tham dự một diễn đàn tại trụ sở LHQ ở New York thì mới là đóng góp. Chỉ cần các bạn làm tốt phần của cá nhân trong những vấn đề như bảo vệ môi trường, đảm bảo bình đẳng giới… cũng như lan tỏa thông điệp chung từ LHQ đã chính là một sự chung tay thiết thực. Tuy nhiên, tôi cho rằng đóng góp của thanh niên Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cần có nhiều hơn những sáng kiến để kéo gần khoảng cách giữa người trẻ và những diễn đàn lớn mang tính toàn cầu. Những kênh tiếp cận người trẻ thì cần mang tính chính thống, truyền tải đúng lập trường và đường hướng của Việt Nam. Trong năm 2024, VFUA dự định sẽ tổ chức Diễn đàn Thanh niên nhằm tăng cường đối thoại với người trẻ, nâng cao nhận thức về các hoạt động của phong trào UNESCO phi chính phủ. Theo Đại sứ, những vấn đề nào nên được đưa vào diễn đàn dành cho thế hệ trẻ? - Trước tiên cần tìm chủ đề xoay quanh những mảng hoạt động của UNESCO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ. Xét mảng Khoa học công nghệ, thì những chủ Đoàn công tác của VFUA làm việc tại văn phòng của Đại sứ Đặng Hoàng Giang Đoàn công tác của VFUA tham quan trụ sở Liên Hợp Quốc, New York. Phóng viên Ngày Nay tác nghiệp tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Với tư cáchmột thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQvà cộng đồng quốc tế, Việt Namsẵn sàng thamgia các nỗ lực thúc đẩy đối thoại, tìmkiếmmột giải pháp hòa bình, lâu dài và bền vững chomọi xung đột. 11 N G A Y N A Y . V N

Năm 2023, các hoạt động đối ngoại tiếp tục được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam (VFUA) đẩy mạnh, trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tình hình mới, tạo nên sức mạnh tổng hợp, củng cố vị trí trên trường quốc tế cũng như thúc đẩy các phong trào UNESCO trong nước. Kỷ niệm30 năm thành lập: Ý nghĩa và ấm áp Ngày 19/10/2023, tại Hà Nội, VFUA đã tổ chức thành công Hội nghị quốc tế với chủ đề “Vai trò đóng góp của các hội UNESCO đối với sự phát triển của quốc gia và hợp tác quốc tế”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam (1993-2023). Hội nghị đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đại diện các cơ quan của Đảng, Nhà nước, một số bộ ban ngành, một số đại sứ quán, tổ chức trong nước và quốc tế, đại biểu quốc tế đại diện cho phong trào UNESCO thếgiới và khuvực và trên400 hội viên đại diện cho 14.000 hội viên chính thức của Liên hiệp. Hội nghị được các đại biểu khách mời đánh giá cao về mặt tổ chức và ý nghĩa của Hội nghị. Nhà ngoại giao, nhà báo Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liênhiệp cácHội UNESCOViệt Nam khẳng định, bằng sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ, VFUA đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt. “Thông qua mạng lưới tương đối rộng lớn, Liên hiệp đã góp phần thúc đẩy sự tham gia của quần chúng đóng góp cho mục tiêu phát triển đất nước và góp phần hiện thực hóanhững tiêuchí và lý tuởng cao đẹp của UNESCO vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững”, ông Nguyễn Xuân Thắng khẳng định. Củng cố vai trò trong Ban Chấp hành Hội UNESCO Châu Á - Thái Bình Dương Trong năm 2023, từ ngày 30/3 đến 5/4, VFUA đã tham dự Phiên họp thường kỳ lần thứ 26 của Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Châu Á - Thái Bình Dương (AFUCA) và Hội nghị nâng cao nhận thức về Giáo dục vì Phát triển bền vững. Đoàn đại biểu VFUA thamgia nghiêm túc và đầy đủ tất cả các hoạt động trong chương trình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Ban Chấp hànhVFUA giao phó. Tại Phiên họp lần thứ 26 của Ban Chấp hành AFUCA, báo cáo tình hình hoạt động của đoànViệt Namđược đánh giá cao, gây ấn tượng mạnh với nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, thiết thực trên các lĩnhvựcvănhóa, khoahọc, giáo dục và thông tin truyền thông, là các lĩnh vực thuộc thẩmquyền của UNESCO. Trong khuôn khổ cuộc họp, ông Trần Văn Mạnh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam (VFUA) đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Liên hiệp các Câu lạc bộ và Hội UNESCO Châu Á – Thái BìnhDương (AFUCA).ViệcViệt Nam được giao đảm nhiệm chức vụ này cho thấy vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối những nỗ lực và thành tựu củaViệt Nam trongphong tràoUNESCOphi chính phủ. Trong 27 năm là thành viên chính thức của AFUCA, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những Hiệp hội quốc gia hoạt động mạnh và đa dạng nhất khu vực, với nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả cho phong trào UNESCO phi chính phủ. Việt Nam cũng đã từng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch AFUCA từ năm1999 đến năm 2004. Tích cực tham gia các phong trào UNESCO thế giới Năm 2023, nhận lời mời của Liên hiệp UNESCO Kazakhstan, CFUA đã đóng góp bài viết về thành tựu của phong trào UNESCO tại Việt Nam để đưa vào ấn phẩm “Đoàn kết bởi UNESCO: Các Tròn 30 năm thành lập và phát triển (19932023), công tác đối ngoại của Liên hiệp các Hội UNESCOViệt Namđã đạt được những thành tựu nổi bật, ghi dấu trên trường quốc tế. VIỆT ĐAN LIÊNHIỆPCÁCHỘI UNESCOVIỆTNAM: Dấuấnđối ngoại trong tình hìnhmới TS. Serafin Arviola Jr (áo xanh), đại diện đoàn Philippines nhận hai bức tranh dân gian Đông Hồ, quà tặng lưu niệm từ Tạp chí Ngày Nay. 12 N G A Y N A Y . V N

hiệp hội và câu lạc bộ lấy UNESCO làm động lực cho một tương lai bền vững” do LiênhiệpUNESCOKazakhstan khởi xướng thực hiện. Ấn phẩm nhằm kỷ niệm và tôn vinh hành trình phát triển của phong trào Câu lạc bộ UNESCO đã kéo dài 3/4 thế kỷ thông qua việc ghi lại những thành tựu, đóng góp của các cá nhân và tổ chức, những người đã cống hiến thời gian và niềm đam mê của mình cho lý tưởng của UNESCO từ đó khẳng định vai trò của sáng kiến cộng đồng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết đa văn hóa, phát triển bền vững và nuôi dưỡng ý thức chia sẻ trách nhiệm vì sự thịnh vượng của tất cả mọi người trên hành tinh chung của chúng ta. Bài đóng góp của Việt Nam là một trong những bài hay và ấn tượng nhất được Ban Tổ chức đánh giá cao. Cũng trong năm 2023, từ ngày 25-29/10/2023, ông Trần Văn Mạnh – Phó Chủ tịch Liên hiệp UNESCO Châu Á –Thái Bình Dương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VFUA và ông Nguyễn Xuân Thiết – Phó Chủ tịch, PhóTổng thư ký kiêm Chánh Văn phòng VFUA đã tham dự Đại hội UNESCO Thế giới lần thứ 10 tại Seoul, HànQuốc. Tại đại hội, ông Trần Văn Mạnh được Ban tổ chức mời làm thành viên của Ủy ban kiểm tra tư cách pháp lý kiểm trahồ sơcácứngcửviên tham gia ứng cử vào các chức vụ trong Liên hiệp UNESCO thế giới. Chương trình Đại hội diễn ra thành công tốt đẹp với các kết quả cụ thể. Một là, thống nhất đổi tên của Liên hiệp các Câu lạc bộ,Trung tâm vàHội UNESCOThế giới thành LiênhiệpcácCâu lạcbộvàHội UNESCOThếgiới.Hai là, thông qua việc sửa đổi Điều lệ của WFUCAđểphùhợpvớiKhung pháp lý về các Hiệp hội, Trung tâmvà Câu lạc bộ UNESCO do tổ chức UNESCO ban hành. Ba là, kết nạp thành viên mới gồm: Azerbaijan, Iran, Kenya, Kyrgyzstan, Tajikista. Bốn là, bầu cử Ban Chấp hành mới của WFUCA gồm: Chủ tịch (Kazakhstan), các Phó Chủ tịch (Rumani, Jamaica, Hàn Quốc, Benin, Tunisi), Thủ quỹ (Belarus), các Ủy viên Ban Chấp hành (Burkina Faso, Helen, Tajikistan), các Ủy viên Ban chấp hành mặc nhiên (Việt Nam, Trung Quốc, Italy), TổngThư ký (TrungQuốc). Trước đó, theo lời mời của Hội đồng Thương mại & Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTC India), từ ngày 2-5/8/2023, ông Trần Văn Mạnh đã dẫn đoàn tham dự Diễn đàn Giao lưu Văn hóa và Kinh tế Việt Nam - Ấn Độ tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Đoàn đại biểu VFUA đã thể hiện tốt vai trò của mình, tham gia đóng góp tích cực cho chương trình diễn đàn, được Ban tổ chức và đại biểu tham dự Diễn đàn đánh giá cao. Tăng cường giao lưu, kết nối với bạn bè quốc tế Tháng 8/2023, VFUA đã nhiệt tình đón đoàn Hiệp hội UNESCO Philipines sang Việt Nam theo chương trình “Giáo dục di sản thế giới & Gặp gỡ” (World Heritage Education & Encounter - WHEN) do Hiệp hội UNESCO Philippines thực hiện. Đoàn đại biểu Hiệp hội UNESCO Philippines đã vô cùng ấn tượng trước thành tựu mà Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đạt được trong 3 thập kỷ hoạt động và cho rằng đây là những kinh nghiệm quý báu mà các Câu lạc bộ UNESCO Philippine Đại biểu đại diện các Hiệp hội quốc gia thành viên AFUCA chụp hình lưu niệm. Tạp chí Ngày Nay đón đoàn Philippines. có thể tham khảo trong quá trình đạt được những mục tiêu về xây dựng cộng đồng theo tiêu chí của UNESCO. Buổi chiều cùng ngày, đoàn đến thăm một số tổ chức thành viên nằm trong mạng lưới của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam như Tạp chí Ngày Nay - Cơ quan ngôn luận chính thức của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Học viên Toán Tư duy B-Smart và Hiệp hội UNESCO Hà Nội. Chuyến thăm diễn ra thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho đoàn đại biểu Hiệp hội UNESCO Philippines. Trước những thách thức và yêu cầu ngày càng cao trong tình hình mới, trong năm tới, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động đối ngoại. Theo lãnh đạo Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, công tác UNESCO phi chính phủ có vị trí vô quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước. 13 N G A Y N A Y . V N

Đóng góp vào bức tranh đa dạng văn hóa của nhân loại Năm 2023 tiếp tục là một năm ghi nhận nhiều thành công củaViệt Namtại UNESCO. Xin Đại sứ nhận xét về những thànhcôngnày, đặcbiệt làkhía cạnh bảo vệ và phát huy giá trị di sảnvănhóa? - Các lãnh đạo ở UNESCO đều đánh giá rất cao đóng góp của Việt Nam từ phương diện lý luận, cho tới các hành động trong thực tiễn. Với 15 Di sảnvănhóaphi vật thể, 8Di sảnvănhóavà thiênnhiênthế giới, Việt Nam là quốc gia có số lượng di sản được UNESCO ghi danh cao trong nhóm các nước thuộc khu vực châu Á - Thái BìnhDương. Điềunày thể hiện những nỗ lực của chúng ta trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản ở tầm quốc gia, đóng góp vào bức tranh đa dạng văn hóa chung của nhân loại. Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng lần đầu tiên tham gia cùng lúc 05 cơ chế điều hành quan trọng hàng đầu của UNESCO. Sự kiện này giúp Việt Nam có cơ hội tiêp tục đóng góp một cách chủ động, tích cực hơn trong các chương trình, định hướng lớn của UNESCO noi chung va vê văn hoa noi riêng, nâng nhận thức về tầmquan trọng của di sản vì đây không chỉ là nguồn lực thiết yếu cho đa dạng văn hóa, sáng tạo, đối thoại giữa các nền văn hóa và gắn kết xã hội mà còn là động lực cho hòa bình, tự cường và phát triển bền vững. Trong khía cạnh hoàn thiện luật, từ nỗ lực trong cả quá trình, Việt Nam tiếp t c chia sẻ tích cực các kinh nghiệm của mình tới nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều nước rấtmongViệtNamtham gia vào các ủy ban để chia sẻ với họ từ quá trình hoàn thiện luật cho đến xây dựng hồ sơ ghi danh di sản, đây là những điềukhônghềdễvới cácnước đang phát triển, các nước châu Phi và các nước đảo nhỏ. Với tư cách thành viên Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, thành viên Ủy ban Di sản Thế giới, đặc biệt là tư cách Phó Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta đang làm rất tốt những điều trên. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, mong Đại sứ cho biết những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn học thuật, các khuyến nghị trong việc ghi danh và bảo vệ di sản vănhóaphi vật thể? - Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên tham gia Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003). Dù vậy trước khi Công ước ra đời, chúng ta là một trong sốquốc gia sớmđưa giá trị, tinh thần bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể vào luật về di sản văn hóa từ năm 2001, sau đó tiếp t c sửa đổi luật năm 2009, hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo luật cho các năm tiếp theo. Trong 20 năm qua, từ góc độhoàn thiện luật, có thể thấy Việt Nam thể hiện tinh thần, nội dung của Công ước 2003 một cách đậm nét trong luật pháp, các chương trình, dự án về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, cũng như trong các chiến lược, các chương trình về phát triển kinh tế-xã hội nói chung. Không chỉ tham gia Ủy ban liên chính phủ về Công ước 2003, Việt Nam còn cử chuyên gia thamgia hội đồng thẩm định. Chúng ta có hai lần cử chuyên gia với lần đầu là TS. Lê Thị Minh Lý và lần tiếp theo là GS.TS Nguyễn Thị Hiền. Các chuyên gia đều được lựa chọn kỹ lưỡng, đủ tiêu chí đại diện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có tầm quốc tế, được đánh giá cao qua chuyên môn, năng lực, sự chuyên nghiệp và công tâm. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là những thành tựu của Việt Nam trong việc thực hành, trao truyền để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tại cộng đồng. Chúng tôi từng nhiều lần chứng kiến bạn bè thế giới bàytỏấntượngtrướcsốlượng 15 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh của chúng ta. Để làmđược điều này, cần ghi nhận nỗ lực của cộng đồng, những người làm chính sách, các bộ ngành, lãnh đạo, đây là điều đang được thể hiện từ chính sách cho đến thực tiễn tại Việt Nam. Một trong những dấu ấn khác là việc Việt Nam trở Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Tạp chí Ngày Nay đã có buổi gặp và ghi nhận những chia sẻ của Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO về hoạt động của Việt Nam tại diễn đàn đa phương này trong năm 2023 vừa qua. NGUYỆT LINH ĐẠI SỨLÊ THỊ HỒNGVÂN: Việt Nam thể hiện tốt vai trò thúc đẩy cơ chế tại UNESCO Đại sứ Lê Thị Hồng Vân. Đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp của Ủy ban Di sản thế giới UNESCO tại Saudi Arabia ngày 16/9/2023. 14 N G A Y N A Y . V N

lãnh đạo, Việt Nam được tín nhiệm bầu vào Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 nhiệm kỳ 2022 - 2026 với số phiếu cao nhất (năm 2022) và bầu vào Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027 với số phiếu cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương (năm 2023) dù chúng ta ở trong nhóm cạnh tranh nhất. Kết quả của các lần bầu cử thể hiện sự tin cậy của bạn bè quốc tế đối với khả năng đóng góp, năng lực điều hành của Việt Nam tại các cơ chế đa phương ở UNESCO, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, di sản. thành quốc gia đầu tiên đề nghị chuyển đổi loại hình từ Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp sang Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với trường hợp di sản Hát Xoan Phú Thọ. Qua đây, chúng ta đã tạo ra một tiền lệmới, thúc đẩy quá trình chuyển đổi loại hình di sản ở các quốc gia khác. Có thể nói, việc chuyển đổi loại hình thể hiệnnỗ lực của quốc gia trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Di sản văn hóa là động lực cho hòa bình, tự cường và phát triển bền vững Có thể thấy thành tựu của Việt Nam đóng góp không nhỏ vào các hoạt động của UNESCO. Theo Đại sứ, đâu là lý do giúp Việt Nam đạt được những thành tựu trên? - Các thành tựu là tổng hòa củanhiềuyếu tố. Đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vai trò của văn hóa và phát triển văn hóa rất toàn diện và rõ ràng, phù hợp với thực tiễn đấtnướcvàxuthếthờiđại.Hội nghị văn hóa toàn quốc nhấn mạnh, văn hóa là ”hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn”, văn hóa là m c tiêu, nguồn lực nội sinh và động lực to lớn để phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt nhiệm v “phát huy hơn nữa ngoại giao văn hóa đóng góp thiết thực vào quảng bá mạnh mẽ hình ảnh quốc gia và tăng cường sứcmạnh tổng hợp của đất nước”. Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030... tạo khuôn khổ cho triển khai hiệu quả ngoại giao văn hóa. Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá cao chủ trương, tầm sâu của văn hóaViệt Namvì so với thế giới, chúng ta còn đi trước. Đây cũng là kết quả của việc triểnkhai hiệuquả chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương như tinh thầncủaChỉ thị 25-CT/TWcủa Ban Bí thư, với phương châm chủ động đóng góp, tích cực tham gia xây dựng, định hình các thể chế đa phương, trong đócócác cơchế thenchốt của UNESCO, từ Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 cho đến Ủy banDi sảnThế giới. Trong chuyến thăm Việt Nam vào năm 2022, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay từng nhận định Việt Nam là “điển hình mẫu mực” của mô hình hài hoà giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản, gắn với phát triển du lịch bền vững, phát triển kinh tế và sinh kế của người dân. Đặc biệt, tại Hội nghị quốc tế về “Phát huygiá trị các danhhiệu UNESCO ph c v phát triển bền vững tại Việt Nam” tháng 7 vừa qua tại Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về ưu tiên Châu Phi và quan hệ đối ngoại nhấn mạnh vai trò thành viên chủ động, tích cực, tráchnhiệmcủaViệt Nam tại UNESCO, nhất là trong trong công tác bảo tồn, gìn giữ các di sản thế giới cho các thế hệ mai sau. Các Lãnh đạo UNESCO đều ấn tượng trước đất nước, con người, truyền thống, lịch sử của Việt Nam – một đất nước phat triên năng đông, hôi nhâp sâu rông, đổi mới sang tao, song cung đâm đa ban săc dân tôc. Trong cuộc trò chuyện, Đại sứnhiềulầnnhắcđếnxuhướng UNESCOđang thúc đẩy, xinĐại sứnói rõhơnvề xuhướngnày? - Việc gắn kết di sản văn hóa vật thể, di sản vănhóa phi vật thể và di sản văn hóa gắn với sáng tạo là xu thế đang được UNESCO thúc đẩy mạnh mẽ. Cuối tháng 11 vừa qua, chúng tôi tham dự Hội nghị về Di sản văn hóa là động lực cho hòa bình, tự cường và phát triển bền vững tại Napoli (Italia). Đây là hội nghị có sự tham dự của Tổng giám đốc, các đại diện Ban thư ký 03 công ước của UNESCO cùng rất nhiều nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia. Tại đó, văn hóa được nêu bật là tài sản toàn cầu, các di sản văn hóa phải tạo ra sự gắn kết chung giữa các loại hình, đồng nghĩa với việc gắn kết 03 công ước là Công ước 1972, Công ước 2003 và Công ước 2005. Trong đó các nước đặc biệt nhấn mạnh đến việc cần cómột cách tiếp cận tổng thểvềbảo tồn, phát huygiá trị di sản, từ đó di sản thực sự là sức mạnh nội sinh, trở thành động lực cho sự tự cường và phát triển bền vững. Qua xu hướng này, vai trò trung tâm của conngười, cộngđồng, các chủ thể sáng tạo, của những người trao truyền và bảo tồn di sản cũng được UNESCO tập trung thúc đẩy. Với những thành công đạt được cùng sựnỗ lựchànhđộng theo xu hướng chung, xin Đại sứ chia sẻ hướng đi tương lai củaViệt Namtại UNESCO? - Việc bảo tồn văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng là bài toán đặt ra với nhiều quốc gia, không riêng Việt Nam. Với xu thế hiện tại là nhấnmạnh vào vai trò trung tâm của cộng đồng, của người bảo tồn, thực hành và trao truyền di sản, để làm được điều này cần có quanhệ đối tác nhiềubên, với không chỉ nhà nước, các bộ ngành, địa phương mà còn kết nối cộng đồng, chuyên gia, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để đóng góp những hành động vào nỗ lực chung. Gần đây, Việt Nam và các nước quan tâmmạnhmẽ đến khía cạnh giáo d c di sản. Bởi giáo d c di sản sẽ nâng cao nhận thức, truyền lòng tự hào cho thế hệ trẻ về các giá trị, lan tỏa cảmhứngđểhọnỗ lực tiếp bước các thế hệ đi trước, giúp di sản thực sự là “di sản sống” trong lòng của nhiều cộng đồng, của truyền thống dân tộc, đónggópchosựphát triển. Có rất nhiều đề xuất từ việc hợp tác quốc tế, Việt Nam không chỉ tham gia vào các ủy ban mà còn thúc đẩy quá trình tham gia, hợp tác, chia sẻkinhnghiệm, chia sẻnhững điển hình tốt, nâng cao năng lực. Bản thân Việt Nam cũng đang nỗ lực nâng cao năng lực nội tại qua việc nâng cao năng lực cho cộng đồng, cho những người thực hành di sản, và chúng ta cũng đang tích cực hỗ trợ bạn bè quốc tế trên khía cạnh này. Việt Nam cũng tăng cường vai trò cho thanh niên bởi thế hệ trẻ chính là chủ nhân của tương lai. Bên cạnh thanh niên, vai trò của ph nữ cũng đang được đề cao. Tôi nghĩ đây là xu thế chung các quốc gia hướng tới vàViệt Nam đang làm rất tốt, chúng ta sẽ tiếp t c những nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sảnở tầmquốcgia, khuvực và toàn cầu. Xin cảmơn Đại sứ đã dành thời gian chia sẻ! Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam từ 5-7/9/2022. 15 N G A Y N A Y . V N

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==