Nghiên cứu mới về sự phát triển của các biến thể virus SARS-CoV-2

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Biến thể Delta của SARS-CoV-2 (virus gây ra COVID-19) hiện đang gây hỗn loạn cho nhiều quốc gia trên thế giới vì sự nguy hiểm và tốc độ lây lan nhanh chóng của nó. Trong khi đó, các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục tồn tại, nếu dịch bệnh không được ngăn chặn, virus tiếp tục đột biến để hình thành các biến thể mới trong tương lai.
Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.
Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.

Tại sao virus đột biến?

Giáo sư y khoa David Wohl chuyên về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y North Carolina, Mỹ cho biết virus đột biến và hình thành các biến thể mới “để cố gắng sống sót lâu hơn”.

Giáo sư Wohl giải thích, đột biến là một vấn đề sống còn đối với virus, giúp virus có thể vượt qua các cuộc tấn công miễn dịch, thoát ra ngoài không khí, xâm nhập vào cơ thể người khác và tiếp tục lây lan . Quá trình đó khiến virus sống sót.

“Virus tồn tại ở trong những cơ thể người khoẻ mạnh nhất và điều đó có nghĩa virus “dễ bắt dính” hơn. Có thể virus tồn tại lâu hơn trong mũi và cổ họng và có thể lây lan sang nhiều người” – giáo sư Wohl cho biết.

Virus không đột biến để trốn tránh thuốc và vắc xin, mà là trốn tránh hệ thống miễn dịch của con người. “Không có gì ngạc nhiên trong một năm rưỡi qua, khi chúng ta về cơ bản không làm gì để chống lại virus ngoại trừ việc tiêm phòng, và khi thế giới còn lâu mới được tiêm phòng hết, virus vẫn đang hoạt động và có thể càn quét hệ miễn dịch của con người nhiều hơn nữa”.

Điều gì làm cho các biến thể khác nhau?

Những thay đổi chính trong các biến thể SARS-CoV-2 là sự khác biệt trong các protein đột biến, phần có gai ở bên ngoài của virus gắn vào các thụ thể trên tế bào con người.

Các protein đột biến có thể thay đổi theo những cách khiêm tốn, nhưng giúp tránh khỏi hệ thống miễn dịch có thể có các kháng thể chống lại protein đột biến. Các biến thể có thể giống như “tắc kè hoa”. Với các protein tăng đột biến khác nhau, các kháng thể từ vắc xin hoặc do cơ thể tạo ra chống lại phiên bản trước của SARS-CoV-2 sẽ không nhận ra virus và bỏ qua chúng.

Hiện tại, bốn biến thể chính của virus SARS-CoV-2 là các biến thể alpha, beta, gamma và delta, nhưng các biến thể khác vẫn tồn tại. Theo giáo sư Wohl, các biến thể không nhất thiết đến từ những nơi mà chúng được xác định lần đầu tiên.

Làm thế nào có thể ngăn chặn các biến thể?

Đã có nhiều biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2 kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19. “Chừng nào mọi người còn lây nhiễm virus và tái tạo nó, điều đó sẽ tiếp tục xảy ra. Còn khi nào cơ thể bạn ngừng phát tán virus, các biến thể sẽ ngừng xuất hiện” – giáo sư Wohl khẳng định. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã lên tiếng cảnh báo khi virus tiếp tục lây lan, các biến thể mới có thể xuất hiện trong tương lai, thậm chí còn khó kiểm soát hơn.

Các chuyên gia y tế khẳng định, tiêm chủng và các biện pháp hạn chế nhằm giảm sự lây lan của dịch bệnh là rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của các biến thể mới. “Điều quan trọng là phải tiếp tục theo dõi sự tiến hóa của các biến thể, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu đang triển khai chiến dịch tiêm chủng, để xem liệu quá trình tiến hóa của virus có chậm lại hay không và những đặc điểm mới nào mà virus có thể phát triển để né tránh hệ miễn dịch” – bác sĩ Piccoli, một trong những tác giả của bài báo viết về biến thể COVID-19 đăng trên tạp chí chuyên ngành Science hồi đầu tháng 7 vừa qua, cho biết.

Ngày 21/7, trường hợp nhiễm biến thể Lambda đầu tiên được xác nhận tại Houston, Mỹ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể Lambda lần đầu tiên được phát hiện ở Peru vào tháng 12/2020 và chiếm 81% các trường hợp COVID-19 được phát hiện ở nước này kể từ tháng 4/2021. Hiện tại, WHO chỉ định Lambda là "biến thể được quan tâm". Biến thể này có các đột biến với các biến thể Alpha, Beta, Gamma.

Trong khi đó, tính đến ngày 21/7, biến thể Delta đã có mặt tại 104 quốc gia và được nhận định sớm trở thành chủng COVID-19 chiếm ưu thế trên thế giới.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.