Ngôi nhà mới cần tư duy mới!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Với sự chuẩn bị kỹ càng về công tác nhân sự, Thành ủy, HĐND và UBND TP HCM đã chọn ra được đội ngũ cán bộ để điều hành bộ máy Đảng bộ, chính quyền, MTTQ TP Thủ Đức.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, ông Hoàng Tùng và ông Nguyễn Phước Hưng (lần lượt thứ 3, thứ 7 và thứ 8 từ trái qua) và lãnh đạo TPHCM tại lễ công bố chiều 22/1. (Ảnh: Tiền Phong)
Ông Nguyễn Văn Hiếu, ông Hoàng Tùng và ông Nguyễn Phước Hưng (lần lượt thứ 3, thứ 7 và thứ 8 từ trái qua) và lãnh đạo TPHCM tại lễ công bố chiều 22/1. (Ảnh: Tiền Phong)

Hai chức danh lãnh đạo chủ chốt đã được lựa chọn là Bí thư Thành ủy Thủ Đức Nguyễn Văn Hiếu và Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng. Lãnh đạo cấp phòng cũng đã và đang được kiện toàn. Mới nhất là ngày 23-1, TP trao quyết định bổ nhiệm, điều động 17 cán bộ vào ban chỉ huy Công an TP Thủ Đức, với đại tá Nguyễn Hoàng Thắng, Trưởng Công an quận Thủ Đức giữ chức Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Trưởng Công an TP Thủ Đức.

Việc thành lập "thành phố trong thành phố" đầu tiên trong cả nước được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá mới. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định: TP Thủ Đức không chỉ là động lực phát triển kinh tế mà còn là đòn bẩy nâng cao đời sống người dân.

Với riêng người dân các quận 2, 9, Thủ Đức, cảm xúc của họ thật đặc biệt. Sau nhiều năm chia tách, nay Thủ Đức nhập lại ở một ngôi nhà với quy mô mới, diện mạo mới và kỳ vọng mới. Cảm xúc của họ cứ như khi được bước vào ngôi nhà cũ từng lưu dấu nhiều thế hệ. Còn nay là ngôi nhà mới được nâng cấp quy mô hơn, hoành tráng hơn.

Nhưng ngôi nhà mới thì luôn cần tư duy quản lý mới. Ở tầm vĩ mô, bài toán sáp nhập ba quận thành TP Thủ Đức không đơn thuần là tên gọi hay vỏ bọc về quản lý hành chính công, mà là một sự liên kết tiềm năng và thế mạnh để tạo sức mạnh đột phá. Còn ở tầm vi mô, đây là lúc để đội ngũ cán bộ thể hiện bằng những hành động cụ thể, phụng sự chủ nhân đích thực của TP Thủ Đức trẻ trung và năng động.

Điều mà người dân mong mỏi, kỳ vọng đó là phải đưa TP Thủ Đức phát triển, cuộc sống người dân ngày càng ấm no, sung túc hơn. Người dân cũng mong mỏi không thể để khu phố mình chỗ nào cũng thấy rác, nước thải, quảng cáo rút hầm cầu và khoan bê-tông. Phải sạch sẽ chứ ô nhiễm quá thì còn gì là nhà mới. Đã sạch rồi thì phải thoáng, chứ chỗ nào vỉa hè cũng bị chiếm dụng thì bộ mặt đô thị sẽ nhếch nhác. Sạch rồi, thoáng rồi thì phải bình yên, không còn lo trộm cắp, mất an ninh, trật tự…

Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nói rằng sự kỳ vọng của Đảng bộ và nhân dân TP HCM với TP Thủ Đức là rất nhiều. Người dân đặt niềm tin, kỳ vọng vào sự quyết tâm với cán bộ thuộc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Thủ Đức. Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP, theo dõi và chỉ đạo Đảng bộ TP HCM, cũng gửi gắm rất nhiều vào đội ngũ cán bộ. Đó là việc thành lập TP Thủ Đức không phải là việc sáp nhập cơ học 3 quận, mà sáp nhập lại để hình thành tổ chức với yếu tố bên trong, từ đó mới phát triển cao hơn.

Còn rất nhiều việc phải làm, phải xốc tay cho giai đoạn khởi đầu xây dựng một TP mới. Nhưng tin rằng, tập thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Thủ Đức sẽ quyết tâm vượt qua khó khăn, đoàn kết, giữ vững kỷ cương, năng động, sáng tạo, nghĩa tình để xây dựng một ngôi nhà mới, một TP Thủ Đức phát triển thịnh vượng.

Theo Người lao động
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
(Ngày Nay) - Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Tập trung khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió
Tập trung khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió
(Ngày Nay) - Sau hơn một ngày xảy ra sự cố sạt lở tại vị trí trong hầm đường sắt Đèo Cả, thuộc địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, lực lượng chức năng đã nỗ lực nhằm thông hầm sớm nhất.