Những điều cần biết để xem nhật thực ngày 9/3 ở Việt Nam

Ngày 9/3 tới, người yêu thiên văn Việt Nam có thể xem nhật thực, vậy nên xem vào giờ nào, xem ở đâu và xem như thế nào để thấy hết cái đẹp của hiện tượng này mà vẫn an toàn?
Những điều cần biết để xem nhật thực ngày 9/3 ở Việt Nam

Xem nhật thực ở đâu, vào lúc nào là tốt nhất?

Tin tức thời tết từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, ngày 9/3 trời sẽ nắng ráo, vì vậy người dân Việt Nam sẽ quan sát nhật thực thuận lợi nhất là vào lúc 6 giờ 30 phút của ngày này.

Những điều cần biết để xem nhật thực ngày 9/3 ở Việt Nam ảnh 1

Ở Việt Nam có thể xem nhật thực vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 9/3.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, những người yêu thiên văn sẽ chỉ được quan sát nhật thực một phần. Độ che khuất cao nhất của nhật thực ở Việt Nam là khoảng hơn 59%. Tỉ lệ che khuất giảm dần từ Nam ra Bắc, cao nhất là ở các tỉnh miền Nam (Cà Mau, TP.HCM, Cần Thơ…) lên tới 50-60%. Ở Hà Nội, tỉ lệ che khuất chỉ khoảng hơn 20%.

Dưới đây là tỉ lệ che khuất của một số địa điểm tương ứng:

Một vài khu vực lớn ở Việt Nam sẽ được chứng kiến hiện tượng nhật thực cùng độ che khuất tương ứng:

Lũng Cú, Hà Giang (16,78%); Hoàn Kiếm, Hà Nội (22,28%); Bỉm Sơn, Thanh Hóa (24,57%); Huế (34,76%), Tam Kỳ, Quảng Nam (37,59%); Nha Trang, Khánh Hòa (48,13%), Long Khánh, Đồng Nai (51,88%); Phú Nhuận, TP.HCM (52,20%); Đất Mũi, Cà Mau (59,43%)…

Những điều cần biết để xem nhật thực ngày 9/3 ở Việt Nam ảnh 2

Tại một số nước Đông Nam Á, nhật thực toàn phần có thể được nhìn thấy vào ngày 9/3 (theo giờ Việt Nam) như ở Indonesia, mặt trời bị che phủ 100% ở các đảo Palembang, Sumatra, Palu, Sulawesi, Pulau Ternate,… Vì vậy đây chính là những nơi lý tưởng nhất để xem nhật thực.

Tại Trung Quốc, Nhật Bản cũng có thể xem nhật thực với độ che khuất dưới 50%. Khu vực Thái Bình Dương như Hawaii hay đảo Guam cũng được ngắm nhật thực toàn phần.

Cách xem nhật thực an toàn cho mắt

Khi quan sát nhật thực, nếu nhìn trực tiếp vào Mặt trời khiến mắt bị bỏng giác mạc, gây đau đớn và mất thị lực trong nhiều tiếng đồng hồ. Ngoài ra, các tia UVA và UVB chiếu lâu vào mắt khiến mắt hấp thu tia cực tím, gây đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Kể cả khi đeo kính râm cũng vẫn chưa đủ bảo vệ mắt khỏi tác hại của việc nhìn trực tiếp Mặt trời khi quan sát nhật thực.

Vì thế, khi quan sát nhật thực có thể áp dụng những cách sau đây:

- Dùng một chiếc gương, hoặc một chiếc thẻ cứng đục lỗ, quay lưng lại với Mặt Trời, đặt gương hoặc thẻ lên cửa sổ và để hình ảnh của Mặt trời xuất hiện trên bức tường đối diện.

Chú ý: Không được nhìn trực tiếp vào gương vì tác hại tương đương nhìn trực tiếp vào Mặt trời.

- Tạo ra một màn chiếu qua lỗi trong nhỏ như hình dưới đây để quan sát Nhật thực:

Những điều cần biết để xem nhật thực ngày 9/3 ở Việt Nam ảnh 3

- Sử dụng chậu nước pha mực đen. Để chậu nước ra ngoài trời khi có Nhật thực và quan sát hiện tượng qua chậu nước.

Nước là một thiết bị lọc cực kì an toàn sẽ lọc được hầu như tất cả các tia tử ngoại và hồng ngoại không thấy được nhưng cực kì nguy hại cho mắt.

Sử dụng các loại kính chuyên dụng để quan sát Nhật thực

- Kính thiên văn có tấm lọc Mặt trời.

- Kính đeo mắt lọc Mặt trời.

Xuân Bách

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.