Nợ đọng xây dựng nông thôn mới tới 15.000 tỷ đồng

Làm cách nào để trả nợ 15.000 tỷ đồng trong xây dựng nông thôn mới là bài toán khiến các ủy viên Thường vụ Quốc hội 'đau đầu' bàn tính hôm nay. 
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.

Ngày 5/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến đầu năm 2016 số nợ đọng xây dựng nông thôn mới là hơn 15.000 tỷ đồng, trong đó 3 khu vực nợ cao nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, miền núi phía Bắc. Một số địa phương có nợ đọng lớn như Bắc Ninh trên 1.600 tỷ đồng, Thanh Hóa hơn 1.500 tỷ đồng, Thái Bình khoảng 1.200 tỷ đồng, Vĩnh Phúc hơn 900 tỷ đồng...

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt vấn đề, cả nước nợ hơn 15.000 tỷ đồng, nhưng hơn 3.600 xã có nợ, trong đó 147 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì phải xử lý thế nào. “Nếu kiến nghị ngân sách nhà nước có nguồn trái phiếu hay nguồn cho đầu tư công lại ưu tiên giải quyết trả nợ thì sẽ bất công với những xã khác. Nếu thế thì sẽ thành phong trào cứ vay nợ để đầu tư rồi sẽ được ưu tiên giải quyết nợ", Chủ tịch Quốc hội nêu.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trong quá trình giám sát, làm việc với kiểm toán, vấn đề trên đã được đặt ra. "Chúng tôi rất băn khoăn là làm sao giải quyết được khoản nợ hơn 15.000 tỷ đồng. Các địa phương cũng nói sẽ sử dụng quỹ đất, sau này sẽ đấu giá, trả nợ...", ông Thanh nói.

Ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, nợ xây dựng nông thôn mới cũng là nợ công, do đó đề nghị Bộ Tài chính trong báo cáo trước Quốc hội về tình hình nợ công cần phân tích kỹ hơn về khoản này.

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, đến giờ đã huy động một triệu tỷ đồng trong xây dựng nông thôn mới, nợ đọng hơn 15.000 tỷ đồng không phải là lớn, nhưng tập trung ở một số xã và địa phương. Trong một triệu tỷ đồng thì nhà nước hỗ trợ 44%, còn lại là địa phương.

Bộ trưởng Nông nghiệp cho biết, số nợ trên do nhiều nơi muốn nhanh để đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Nhưng thực ra tái cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân mới là mục tiêu cốt lõi của chủ trương xây dựng nông thôn mới. Rút kinh nghiệm 5 năm qua, Bộ đã thiết kế lại khung 19 tiêu chí theo 2 nhóm cứng và mềm. Trong đó phần cứng là thu nhập của nông dân ở nông thôn, miền núi; tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên diện rộng; môi trường; trật tự an toàn.

Phần mềm là các tiêu chí như: điện, trường, đường, trạm thì căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng huy động của địa phương, và giao cho người đứng đầu địa phương ban hành để phù hợp. Ví dụ vùng núi thì không nhất thiết đường phải rộng 3 m, nhưng vùng ven đô thì đường phải rộng...

Nợ đọng xây dựng nông thôn mới tới 15.000 tỷ đồng ảnh 1

Xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, Hà Nội, nợ 35 tỷ đồng tiền xây dựng cơ bản của nhiệm kỳ trước bàn giao. Ảnh:Võ Hải.

Theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, tại hội nghị đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới do Chính phủ tổ chức mấy hôm trước, ông nghe số tiền nợ xây dựng cơ bản nông thôn mới là 17.000 tỷ chứ không phải 15.000 tỷ như báo cáo hôm nay. “Con số nào là đúng, đề nghị xem lại”, ông Lưu đề xuất.

Trong báo cáo giám sát có đề nghị từ nay đến 2017 phải giải quyết dứt điểm nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, ông Lưu cho rằng yêu cầu trên khó khả thi vì có đến trên 40% số xã nợ xây dựng cơ bản, bình quân mỗi xã nợ 4,2 tỷ, có những xã nợ 30-40 tỷ, lấy tiền đâu để giải quyết hết nợ. Một số địa phương dựa vào nguồn vốn từ huy động sức dân. Do đó "có những xã chia bình quân, huy động từ đứa trẻ mới sinh, người tàn tật, người cô đơn… cũng phải đóng một suất đinh để xây dựng nông thôn mới, làm xã hội nặng nề”.

Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến tháng 9/2016, có 2.045 xã đạt tiêu chí nông thôn mới (đạt 23%); đã có 24 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Vnexpress
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.