Bất ngờ những người lật tẩy ý đồ che giấu sai phạm của ông Thăng

Nhằm che giấu hành vi sai phạm, ông Đinh La Thăng gọi điện nhờ một số người giúp đỡ xác nhận việc HĐQT PVN đã bàn bạc thống nhất chủ trương góp vốn OceanBank. Thế nhưng, ông Thăng "nằm mơ" cũng không ngờ rằng...
Ông Đinh La Thăng đã từng cố che giấu sai phạm bằng nhiều thủ đoạn. Nguồn ảnh; Tuổi Trẻ
Ông Đinh La Thăng đã từng cố che giấu sai phạm bằng nhiều thủ đoạn. Nguồn ảnh; Tuổi Trẻ

Sáng ngày hôm qua, ở ngày làm việc thứ 3, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để thất thoát 800 tỷ trong thương vụ góp vốn vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), VKSND giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 18-19 năm tù giam vì hành vi “cố ý làm trái…”.

Đáng chú ý, trong bản kết luận hành vi phạm tội của bị cáo Đinh La Thăng, VKSND cho biết trong quá trình điều tra, bị cáo không thực sự ăn năn, hối cải mà còn có thủ đoạn che giấu hành vi phạm tội, né tránh trách nhiệm và hậu quả gây ra. Vậy ông Thăng đã dùng những thủ đoạn nào để che giấu hành vi phạm tội của mình? Và ai đã lật tẩy khiến ông Đinh La Thăng phải hầu tòa ngày hôm nay?.

Những cuộc điện thoại “đen tối”

Theo cơ quan điều tra, tháng 3/2017, khi Ủy ban Kiểm tra TW đang làm việc với PVN, ông Đinh La Thăng (khi đó là Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh) đã điện thoại nhờ một số người (Hoàng Xuân Hùng, Trần Ngọc Cảnh, Phan Thị Hòa – thành viên HĐQT PVN) xác nhận việc HĐQT PVN đã bàn bạc thống nhất về chủ trương PVN góp vốn vào Oceanbank và giao cho ông Thăng ký thỏa thuận 6934.

Chắc mẩm rằng những thuộc cấp năm xưa thân quen sẽ đồng ý giúp đỡ, sau đó, tại cơ quan điều tra, ông Đinh La Thăng khai, trước khi ký thỏa thuận 6934 với Hà VănThắm, ông đã nhiều lần trao đổi với các ông bà trong HĐQT việc PVN tham gia góp vốn vào Occeanbank được thể hiện trên giấy xác nhận ngày 28/3/2017 được ông Thăng cung cấp để giải trình với CQĐT.

Ngoài ra, ông Đinh La Thăng cũng khai việc ký nghị quyết trước khi có ý kiến củaThủ tướng Chính phủ là để thống nhất trong HĐQT để ban hành chủ trương; sau khi báo cáo thủ tướng và được đồng ý bằng văn bản thì mới chuyển tiền mua cổ phần. Đến thời điểm thực hiện chuyển tiền góp vốn ngày 25/10/2008 thì đã có ý kiến của Thủ tướng nên không vi phạm.

Về lần góp vốn thứ 3, bổ sung 100 tỷ đồng, nâng tổng số vốn góp của PVN lên 800 tỷ đồng, duy trì nắm giữ 20% vốn điều lệ tại Oceanbank ông Đinh La Thăng cho rằng, ông nhận thấy việc góp vốn này là trái quy định. Tuy nhiên, do bận đi tiếp xúc cử tri tại Thanh Hóa nên ông Thăng ủy quyền điều hành HĐTV từ ngày 16/5/2011 đến 18/5/2011 cho ông Nguyễn Xuân Thắng, thành viên HĐTV, do vậy ông Thăng cho rằng không liên quan đến việc ban hành nghị quyết về việc chấp thuận điều chỉnh vốn điều lệ của Oceanbank.
Tưởng như thế là trót lọt, thế nhưng “lưới trời lồng lộng”, “người tính không bằng trời tính”, có lẽ ông Đinh La Thăng đã rất bất ngờ khi chính những người từng là thuộc cấp thân tín đã “hợp sức” lật tẩy những hành vi sai phạm động trời của ông.

Ai đã lật tẩy?

Trước cơ quan điều tra, thực sự ăn năn vì mình đã lỡ tiếp tay cho hành vi sai phạm gây thiệt hại lớn cho nhà nước, ông Hoàng Xuân Hùng, Trần Ngọc Cảnh, Phan Thị Hòa – nguyên thành viên HĐQT PVN nhất loạt khai trước khi ông Đinh La Thăng ký hợp đồng thỏa thuận 6934 không họp HĐQT để bàn về chủ trương góp vốn vào Oceanbank.
Do cả nể nên các ông bà này đã ký xác nhận nhưng trên thực tế, thời điểm ông Thăng ký thỏa thuận góp vốn với Oceanbank, ông Hùng, ông Cảnh và bà Hòa không được ông Thăng bàn bạc trao đổi gì cả.

Ngoài ra, chính những thuộc cấp thân tín của ông Thăng như Nguyễn Ngọc Sự - nguyên Phó TGĐ PVN cũng góp phần lật tẩy các sai phạm của “sếp cũ”. Theo ông Sự, ông đã ký văn bản số 140B ngày 18/9/2008 gửi HĐQT báo cáo kết quả đàm phán với Oceanbank và kèm theo báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của Oceanbank. Tuy nhiên, cùng ngày 18/9/2008, ông Đinh La Thăng không thông qua HĐQT nhưng ký thỏa thuận 6934 với Hà Văn Thắm về việc PVN góp vốn vào Oceanbank. Đến tận ngày 22/9/2008, ông Đinh La Thăng mới bút phê chỉ đạo xin ý kiến các thành viên HĐQT

Trong lần PVN góp vốn lần thứ nhất 400 tỷ vào Oceanbank, ông Nguyễn Ngọc Sự khai rằng, khi chưa có ý kiến đồng ý về chủ trương góp vốn vào Oceanbank của Thủ tướng Chính phủ thì ông Đinh La Thăng đã ký nghị quyết để PVN thực hiện. Kết luận điều tra cho biết, quá trình xác minh tại PVN và Văn phòng Chính phủ, tại phương án tăng vốn lần 2 khi chưa được Thủ tướng phê duyệt, ông Đinh La Thăng đã đồng ý để PVN ra nghị quyết chấp thuận bổ sung tăng vốn 300 tỷ đồng. Trước khi ra nghị quyết không có bất cứ tài liệu nào thể hiện việc ông Đinh La Thăng chỉ đạo khảo sát, đánh giá lại tình trạng hoạt động của Oceanbank, mục đích tăng vốn điều lệ, hiệu quả đầu tư góp vốn lần đầu…

Box:

…Đối với Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV của PVN, VKS lập luận: Bị cáo là người có chức vụ, quyền hạn cao nhất ở PVN có trách nhiệm bảo toàn vốn của PVN; bị cáo là người quyết định chủ trương, chỉ đạo cấp dưới thực hiện hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế và phải chịu trách nhiệm chính về số tiền thiệt hại 800 tỷ đồng của PVN góp vốn vào Oceanbank.

Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo không thực sự ăn năn, hối cải mà còn có thủ đoạn che giấu hành vi phạm tội, né tránh trách nhiệm và hậu quả gây ra. Bản thân bị cáo trong thời gian này cũng có hành vi phạm tội và đã bị xét xử. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo chưa thành khẩn nhận lỗi về các hành vi phạm tội. Do vậy, cần có mức án nghiêm khắc để giáo dục bị cáo cũng như răn đe, phòng ngừa chung. Tuy nhiên, khi xem xét lượng hình phạt, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo, vì bị cáo cũng có quá trình cống hiến và trong quá trình truy tố có nhận trách nhiệm với tư cách người đứng đầu. Đây là tình tiết quy định tại điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo Kiến Thức

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.