Cha con ông Trần Quí Thanh bị buộc trả lại 5.190 tỷ đồng

(Ngày Nay) - TAND Tối cao sẽ đề nghị cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm hình sự cha con ông Trần Quí Thanh ở giai đoạn hai của vụ án Phạm Công Danh.
Bị cáo Danh được dẫn giải đến tòa
Bị cáo Danh được dẫn giải đến tòa

Sáng 24/1, bị cáo Phạm Công Danh và thuộc cấp gây thất thoát 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) chính thức bị tuyên án tại cấp phúc thẩm.

HĐXX không chấp nhận kháng cáo về trách nhiệm hình sự của 25 bị cáo, 27 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Theo đó, bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch VNCB) bị tuyên y án 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và 18 năm tù vì tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt là 30 năm tù, do mức án tù có thời hạn tối đa theo quy định chỉ 30 năm.

Các bị cáo từng là lãnh đạo của VNCB như Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc) bị tuyên y án 22 năm tù, Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) 20 năm tù và Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang) 19 năm tù cùng 2 tội danh nói trên. Các bị cáo còn lại bị tuyên y án sơ thẩm.

HĐXX tuyên Tập đoàn Thiên Thanh và Phạm Công Danh phải khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án. Các bị cáo còn lại xét thấy chỉ là người làm công ăn lương, không hưởng lợi nên không phải liên đới bồi thường nhưng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Riêng phần lãi của số tiền liên quan đến vụ án, ông Danh cùng IDICO phải trả 220 tỷ cho CB (sau khi mua lại VNCB giá 0 đồng, Ngân hàng Nhà Nước đã đổi tên thành CB).

Về các khoản vay sai quy định, Tập đoàn Thiên Thanh và Phạm Công Danh phải nộp lại 3.200 tỷ đồng cho CB cùng toàn bộ tiền lãi phát sinh. HĐXX cũng buộc Trần Ngọc Bích (Phó giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) và các cá nhân liên quan trả lại số tiền 5.190 tỷ đồng cho CB, vì đó là tang vật của vụ án.

Việc chuyển 5.190 tỷ đồng từ tài khoản bà Bích nhưng không có chữ ký chủ tài khoản sẽ được tách ra thành một vụ án khác. 124 sổ tiết kiệm của nhóm bà Bích với tổng tiền gửi 5.881 tỷ được giải tỏa kê biên, giao cho CB. Sáu sổ tiết kiệm liên quan đến khoản vay 300 tỷ không hồ sơ vay được trả lại cho nhóm bà Trang, ông Phục và bà Dung.

Mối quan hệ giữa ông Danh, bà Bích và ông Trần Quí Thanh (Tổng giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) sẽ được xem xét nếu có yêu cầu.

Việc VKS đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự với ông Thanh, bà Bích, thu hồi hàng trăm tỷ đồng tiền lãi và truy thu tiền thuế, HĐXX sẽ kiến nghị cơ quan chức năng xem xét ở giai đoạn hai của vụ án.

Số tiền hơn 620.000 USD, nhẫn và đồng hồ của Phạm Công Danh được xác nhận không phải là tang vật của vụ án, nhưng vẫn bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

Bà Hứa Thị Phấn buộc phải nộp lại hơn 940 tỷ đồng vì đó là tang vật của vụ án.

Theo Zing
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.