Chồng lĩnh án tử hình, vợ tù chung thân sau cuộc hội ngộ bạn tù

Sau khi ra trại được ít lâu, Trình và các bạn tù tổ chức gặp nhau. Sau cuộc gặp trên, họ lập nên đường dây ma túy khủng xuyên tỉnh. Hậu hành vi này, Trình và đồng phạm bị tuyên mức án từ chung thân tới tử hình về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
 
Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.

Mới đây, TAND Cấp cao tại Hà Nội đưa Nguyễn Văn Trình (SN 1964, ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) và 4 đồng phạm ra xử tội Mua bán trái phép chất ma túy theo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo.

4 đồng phạm của anh ta là những mắt xích quan trọng trong đường dây ma túy khủng do Trình thiết lập. Đặc biệt trong đó còn có Lê Thị Thắm (SN 1986, ở quận Long Biên, Hà Nội) – người chung sống như vợ chồng với Trình.

Lập đường dây ma túy khủng

Theo nội dung bản án sơ thẩm, Trình sinh ra và lớn lên tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Quá trình lập nghiệp, Trình vướng vòng lao lý vì ma túy. Sau 4 năm trả án cho tội Mua bán trái phép chất ma túy tại Trại giam Phú Sơn 4- Bộ Công an, tháng 4/2000 Trình được ra tù. Trở về với cuộc sống đời thường, Trình lấy vợ, sinh con.

Khoảng 4 năm sau ngày kết hôn, người đàn ông quê Sơn La lại vướng vòng lao lý về tội Mua bán vật liệu nổ. Lần này, Trình bị TAND huyện Mộc Châu tuyên 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội danh trên.

Có lẽ cũng vì không chấp nhận được người chồng liên tục vướng vòng lao lý nên vợ chồng Trình sống ly thân. Tháng 4/2012, thông qua bạn bè, Trình quen biết với Lê Thị Thắm. Do có tình cảm, ít lâu sau ngày quen biết, Trình với Thắm sống với nhau như vợ chồng, sinh được hai người con.

Tưởng rằng sau khi có gia đình mới, Trình sẽ tu chí làm ăn nhưng không, anh ta tiếp tục phạm tội lớn hơn, trở thành “ông trùm” của đường dây ma túy “khủng” sau cuộc gặp với những người bạn tù.

Tài liệu điều tra thể hiện, 13 năm sau ngày ra tù, Trình đi họp hội bạn tù Phú Sơn 4 tại nhà Phùng Đình Long (ở Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội). Tại đây, Trình quen biết với Nguyễn Tiến Thành (SN 1969, quê Uông Bí, Quảng Ninh).

Thành từng bị tuyên phạt 20 năm tù về các tội Cướp tài sản của công dân, Chiếm đoạt trái phép vũ khí, Trộm cắp tài sản công dân. Quá trình gặp mặt, nói chuyện, Thành biết Trình ở Mộc Châu, Sơn La nên đặt vấn đề mua heroin của Trình.

Sau thỏa thuận hợp tác với Thành, Trình nhờ Vũ Ngọc Hưng (SN 1976, ở huyện Vân Hồ, Sơn La) tìm mối mua heroin giúp mình. Nhận lời, Hưng dẫn Trình tới nhà Giàng A Dong (SN 1991, cùng huyện Vân Hồ) để mua 10 bánh heroin trong phi vụ đầu tiên.

Gặp nhau, Dong đồng ý bán cho Trình 10 bánh heroin với giá 7.300 USD/bánh, nhận đặt cọc trước 70.000 USD. Vài ngày sau, Trình lên nhà Dong lấy hàng, mang về Hà Nội giao cho Thành. Do đối tác đang ở miền Nam, Trình cất số ma túy trên vào cốp ôtô, để ở khu vực nhà Thắm (vợ hờ của Trình).

Thấy việc mua bán ma túy dễ dàng lại kiếm được nhiều tiền,khoảng một tháng sau, Trình tiếp tục thực hiện phi vụ thứ 2. Lần này, Trình “lôi” cả vợ hờ vào cuộc. Tài liệu điều tra thể hiện, ngày 28/7/2013, Trình gọi điện đặt mua 20 bánh heroin của Dong.

Tối cùng ngày, Trình thuê Lương Mạnh Dương (SN 1978, ở Mộc Châu) đi nhận hàng cùng mình. Về tới Hà Nội vào sáng sớm ngày hôm sau, Trình mang balo đựng 20 bánh heroin tới nhà Thắm để. Thấy chiếc balo, Thắm hỏi Trình trong đó có gì. Nhận được câu trả lời trong đó là ma túy, Thắm không những không ngăn cản, báo công an mà đồng ý cho chồng hờ cất giấu ở nhà mình…

Sau hai phi vụ trên, Trình và đồng bọn còn thực hiện thêm 2 lần mua bán ma túy khác. Cơ quan chức năng xác định, từ cuối tháng 6/2013 đến tháng 8/2013, Nguyễn Văn Trình và đồng bọn đã thực hiện 4 vụ mua bán ma túy với tổng số 149 bánh.

Hai án tử, nhiều án chung thân

Ngày 15/12/2015, TAND TP Hà Nội đưa Trình và các đồng phạm ra xét xử sơ thẩm. Tại tòa, Trình không thừa nhận đã mua bán trái phép chất ma túy cho Dong mà chỉ thừa nhận vận chuyển cho Dong 106 bánh heroin từ Mộc Châu về Sơn La.

Trình khẳng định những lời khai tại cơ quan điều tra là không đúng. Ngoài Trình chối tội, đồng phạm đối tác của anh ta cũng chối tội. Tuy nhiên, sau khi nghị án, căn cứ lời khai ban đầu, biên bản đối chất bắt người phạm tội quả tang, lời khai của nhân chứng…, HĐXX nhận thấy có đủ căn cứ khẳng định các bị cáo phạm tội Mua bán trái phép chất ma túy.

Do đó, HĐXX tuyên Trình và Thành, Dương, Phương tử hình, Thắm chung thân, Hưng 20 năm tù về tội danh trên. Nhận thấy bản án trên là quá nặng, 5 trong 6 bị cáo đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Vừa qua, TAND Cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án trên ra xét xử. Khác với phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Tiến Thành và Nguyễn Đức Phương lại thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi mua bán trái phép chất ma túy như cơ quan tố tụng xác định.

Xét thấy đây là tình tiết mới nên HĐXX phúc thẩm quyết định giảm từ mức án từ hình xuống còn chung thân đối với 2 bị cáo này. Đối với Nguyễn Văn Trình cùng 2 bị cáo liên quan, trong đó có Thắm (vợ hờ Trình), do không đưa ra được tình tiết gì mới làm căn cứ giảm án như nội dung đơn kháng cáo nên HĐXX phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo của 3 bị cáo này. Liên quan tới ông trùm ma túy Dàng A Dong, do Dong bỏ trốn nên cơ quan điều tra đã tách rút tài liệu, ra quyết định truy nã, quyết định tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can.

Theo Phapluatplus

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.