Chùa Bồ Đề: Sư Đàm Lan bị công an 'lật tẩy' việc ‘nói dối’

Tại buổi họp báo, cơ quan công an đã tiết lộ những tình tiết quan trọng trong vụ buôn bán con nuôi chùa Bồ Đề, theo đó có những thông tin đối lập với lời nói của ni sư Thích Đàm Lan.
Chùa Bồ Đề: Sư Đàm Lan bị công an 'lật tẩy' việc ‘nói dối’

Ni sư Đàm Lan nói bé Công không nằm trong danh sách nhà chùa

Liên quan tới phi vụ mua bán trẻ em vừa bị phanh phui tại chùa Bồ Đề, chúng tôi đã có buổi làm việc với ni sư Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề về việc hai đối tượng Trang và Nguyệt móc ngoặc trong vụ mua bán bé Cù Nguyên Công.

Trao đổi với PV về vấn đề này, ni sư Đàm Lan cho biết : "Nhà chùa không hề biết việc đứa bé (bé Cù Nguyên Công) bị bán. Trong thời gian ở chùa, Trang chủ yếu làm công việc dọn dẹp nhà cửa, chứ không phải chăm bé. Khi thấy Trang chăm cháu bé này tại chùa, nhà chùa có hỏi thì được Trang cho biết đó là đứa cháu đến chơi ít ngày. Vì vậy, nhà chùa chấp nhận cho cháu bé ở lại chùa”.

Chùa Bồ Đề: Sư Đàm Lan bị công an 'lật tẩy' việc ‘nói dối’ - anh 1

Trụ trì Thích Đàm Lan khẳng định bé Cù Nguyên Công không có tên trong danh sách nhà chùa.

Vài ngày sau đó, Trang đưa đứa bé đi thì nhà chùa không hề biết. Đứa bé đó không có trong danh sách của nhà chùa quản lý và Trang không hề báo thông tin cháu bé cho nhà chùa hay cho địa phương vì bảo là cho cháu chơi vài ngày.

Hơn nữa, theo lời của ni sư Đàm Lan, "từ trước tới nay, nhà chùa chưa từng cho người ngoài nhận xin con nuôi. Dù có đưa bao nhiều tiền thì chúng tôi cũng sẽ không đồng ý". Nhà chùa hiện nay đang cưu mang hơn 100 em bé bị bỏ rơi. Mà đã là trẻ bị bỏ rơi thì rất khó khăn để xác minh lai lịch nhân thân, nguồn gốc của các em. Vậy nhưng, khi được hỏi về những trẻ vắng mặt, nhà chùa trả lời là được cha mẹ đẻ nhận về. Và khi hỏi về địa chỉ của cha mẹ của bé thì chùa hoàn toàn… không nắm được. Đồng nghĩa với việc đứa trẻ được đưa đi đâu cũng chẳng ai hay.

Trụ trì Thích Đàm Lan cho rằng, nhà chùa bị hàm oan, bày tỏ nguyện vọng trả lại cho nhà chùa sự trong sạch và khẳng định “nếu làm sai thì sẵn sàng đi tù".

Trong khi đó, tại phòng tạm giam của cơ quan điều tra, bảo mẫu kiêm quản lý khu trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề đã òa khóc nức nở đầy oán thán: “Sao sư trụ trì vội vàng “phủi” tôi đi như thế? Tôi đi tù, ba đứa con tôi đều đang ở trong tay sư thầy, một đứa cũng bị khai sinh là trẻ bị bỏ rơi, chúng sẽ ra sao?”.

Cơ quan Công an tiết lộ nhiều thông tin chống lại ni sư Đàm Lan

Chiều 5/8 vừa qua, tại cuộc họp báo thường kỳ của Thành ủy Hà Nội, đại diện Công an Hà Nội đã thông báo vụ việc liên quan tới phi vụ bán trẻ em tại chùa Bồ Đề.

Tại buổi họp báo, cơ quan công an đã tiết lộ những tình tiết quan trọng trong vụ buôn bán con nuôi chùa Bồ Đề, theo đó có những thông tin đối lập với lời nói của ni sư Thích Đàm Lan.

Cụ thể, Thượng tá Vũ Thái Hưng – Phó Phòng Cảnh sát hình sự Công An Thành phố Hà Nội cho biết: Bé Cù Nguyên Công là con của Trần Thị Thu H và Vũ Xuân T.

Chùa Bồ Đề: Sư Đàm Lan bị công an 'lật tẩy' việc ‘nói dối’ - anh 2

Hai đối tượng Trang và Nguyệt tại cơ quan công an.

Do không thể đi đến hôn nhân, sau khi có thai H và T đã tìm một nhà nghỉ ở quận Nam Từ Liêm làm nơi sinh cháu Công. Vì sợ bị gia đình biết, cuối tháng 10/2013, họ đã mang cháu bé đến chùa Bồ Đề nhờ nuôi dưỡng.

Tại đây, sư trụ trì Thích Đàm Lan đã hướng dẫn người mẹ trẻ gặp Nguyễn Thị Thanh Trang trú tại phố Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là người quản lý “nhà mở” - nơi trông trẻ của chùa Bồ Đề làm thủ tục nhập chùa.

Như vậy, việc ni sư Đàm Lan nói rằng bé Cù Nguyên Công không có tên trong danh sách nhà chùa là hoàn toàn vô lý, bởi chính vị trụ trì này đã hướng dẫn người mẹ trẻ tên H gặp Trang để làm thủ tục nhập chùa cho cháu.

Chùa Bồ Đề: Sư Đàm Lan bị công an 'lật tẩy' việc ‘nói dối’ - anh 3

Bé Cù Nguyên Công.

Hơn nữa, sư Đàm Lan nói rằng: “Khi thấy Trang chăm cháu bé này tại chùa, nhà chùa có hỏi thì được Trang cho biết đó là đứa cháu đến chơi ít ngày”. Thông tin này cũng mâu thuẫn so với những tiết lộ của cơ quan công an. Vì bé Công được đích thân mẹ đẻ mang tới gửi nhà chùa, sư trụ trì cũng đã biết và hướng dẫn tới gặp Trang, khó có chuyện Trang nói rằng bé chính là cháu mình.

Anh Nguyễn Thành Long (cha đỡ đầu của bé Công) cũng tiết lộ, gia đình anh rất nhiều lần đề nghị với sư trụ trì Thích Đàm Lan về chuyện muốn đón bé Công về nhà để tiện săn sóc cháu nhưng chỉ nhận được câu trả lời của sư thầy là nhà chùa chưa có tiền lệ và còn để tùy duyên của cháu Công.

Khi biết tin bé Công mất tích bí ẩn, anh Long đã liên hệ với sư trụ trì nhưng chỉ có được những phản hồi hờ hững: "Xin lỗi chú Long. Mấy hôm nay bác bận quá.” hay “Bác thì hôm nay bác bận mất rồi, cả hôm nay và ngày mai. Bác đang chuẩn bị làm lễ hô thần nhập tượng và lễ cầu siêu cho anh hùng liệt sĩ ở chùa gần ga Hàng Cỏ".

Ni sư Đàm Lan chắc chắn phải biết rõ trường hợp của bé Cù Nguyên Công tại chùa, vì như vậy vị trụ trì này mới có thể nhiều lần từ chối gia đình anh Long nhận bé về nuôi.

Ngoài ra, việc trụ trì Thích Đàm Lan nói "từ trước tới nay, nhà chùa chưa từng cho người ngoài nhận xin con nuôi" cũng cần phải xem xét lại. Bởi theo điều tra của nhóm PV báo Phụ nữ Tp.HCM, đích thân ni sư Thích Đàm Lan đã từng ký vào một biên bản cho con nuôi vào ngày 17/5/2011, đó là trường hợp bé Cù Việt Anh làm con nuôi một gia đình giàu có, trú tại Hà Nội.

Chùa Bồ Đề: Sư Đàm Lan bị công an 'lật tẩy' việc ‘nói dối’ - anh 4

Biên bản cho con nuôi do trụ trì Thích Đàm Lan ký ngày 17/5/2011 (Ảnh báo Phụ nữ Tp.HCM).

Chính những tình tiết “chống nhau” giữa trụ trì chùa Bồ Đề và cơ quan công an đã khiến dư luận đặt ra nhiều nghi vấn. Phải chăng ni sư Đàm Lan nói dối, hay vì lý do nào đó mà vị trụ trì này không biết được sự việc xảy ra ngay trong ngôi chùa mình quản lý.

Trụ trì Thích Đàm Lan cho rằng, nhà chùa bị hàm oan, ni sư bày tỏ nguyện vọng trả lại cho nhà chùa sự trong sạch và khẳng định “nếu làm sai thì sẵn sàng đi tù". Tuy nhiên, chính những phát biểu của vị ni sư này đã mâu thuẫn với cơ quan công an và có nhiều tình tiết vô lý khiến dư luận không khỏi đặt ra nghi ngờ.

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.