CSGT yêu cầu đưa người đi cấp cứu, có được từ chối?

(Ngày Nay) - Vừa qua, trên đoạn đường đi làm tôi có gặp một tai nạn giao thông (TNGT). Khi vừa chạy đến nơi xảy ra tai nạn thì có anh CSGT ra yêu cầu xe tôi tấp vào lề.
CSGT yêu cầu đưa người đi cấp cứu, có được từ chối?

Sau đó, CSGT yêu cầu dùng ôtô của tôi để chở nạn nhân đến bệnh viện do nạn nhân không thể ngồi xe máy được. Tôi cũng đã chở nạn nhân đến bệnh viện gần đó theo yêu cầu của CSGT. Xin hỏi, tôi có thể không thực hiện yêu cầu trên của CSGT được không?

Nguyễn Hoàng Quý (hoangquynguyen@gmail.com)

Luật sư Hồ Thị Phùng Hân, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định CSGT được sử dụng phương tiện giao thông trong một số trường hợp.

Trong đó, CSGT “được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”.

Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông bao gồm: Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn, những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn, người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn và các cơ quan chức năng khác.

Ngoài ra, khoản 18 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định hành vi cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông mặc dù có điều kiện vào một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Như vậy, khi bạn đang lưu thông trên đường, gặp nạn nhân bị tai nạn giao thông mà được CSGT trưng dụng phương tiện thì bạn phải thực hiện theo yêu cầu và hỗ trợ CSGT đưa người đi cấp cứu.

Nếu bạn không thực hiện thì sẽ bị chế tài của pháp luật. Nghị định 46/2016 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với cá nhân; từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu (khoản 3 Điều 11).

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Theo PLO

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.