Đau lòng câu chuyện mẹ chồng nàng dâu tranh mảnh đất vàng

Khi chúng tôi có mặt tại thôn Xuân Trạch (xã Xuân Canh, Đông Anh, TP.Hà Nội), nhiều người dân nơi đây bày tỏ bức xúc xung quanh việc tranh chấp đất đai giữa mẹ chồng là cụ Hoàng Thị Sách và cô con dâu là bà Đào Thị Thanh…
Đau lòng câu chuyện mẹ chồng nàng dâu tranh mảnh đất vàng

Đổi đất… mất sạch!

Chuyện tranh chấp đất đai này đáng lẽ đã được kết thúc êm thấm, khi hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã cơ bản thống nhất nội dung tuyên án. Thế nhưng, chẳng hiểu sao, chỉ còn ít ngày nữa là hết hiệu lực kháng cáo thì Tòa án Nhân dân Tối cao lại ra kháng nghị giám đốc thẩm, khiến vụ tranh chấp lại rơi vào xoáy luẩn quẩn.

Đau lòng câu chuyện mẹ chồng nàng dâu tranh mảnh đất vàng - anh 1
Bà Đào Thị Thanh buồn rầu bên mảnh đất tranh chấp với mẹ chồng

Chuyện là, theo đơn khởi kiện đề ngày 1/7/2010, năm 1978, bà Đào Thị Thanh (SN 1958, trú tại thôn Xuân Trạch, xã Xuân Canh, Đông Anh, TP.Hà Nội) kết hôn với ông Bùi Bằng Kiên (SN 1962, là con cụ Bùi Văn Tề (đã mất năm 2009) và cụ Hoàng Thị Sách). Sau khi lấy ông Kiên, bà về ở chung với cụ Tề và cụ Sách trên đất nhà của hai cụ. Đến năm 1980, gia đình nhà chồng bà chuyển ngôi nhà mái rạ xuống phần đất của ông Bùi Văn Kế (em ông Tề) dể cho vợ chồng bà ở. Năm 1982, HTX Xuân Trạch chia đất giãn dân cho hai vợ chồng bà diện tích là nửa sào Bắc bộ (tại khu Cổng Cầu, thôn Xuân Trạch), vì vợ chồng bà đi cùng kinh tế mới nên được địa phương ưu tiên cấp đất. Việc cấp đất giãn dân không lập thành văn bản và KTX chỉ gọi các hộ ra nhận đất.

Vợ chồng bà đã nhận đất nhưng do điều kiện kinh tế nên không thể làm nhà ngay lúc đó được. Sau đó, do chồng bà muốn các anh em trai ở gần nhau nên đã đổi đất này cho vợ chồng anh Nguyễn Đường Bình và vợ là Nguyễn Thị Việt.Vì diện tích đất ao của vợ chồng anh Bình - chị Việt giáp với đất của bố mẹ chồng bà nên hai bên đã thống nhất đổi cho nhau. Theo đó, vợ chồng bà Thanh được sử dụng phần đất ao của vợ chồng anh Bình (315m2) giáp với đất của bố mẹ chồng bà; còn vợ chồng anh Bình sử dụng phần đất giãn dân mà vợ chồng bà Thanh được HTX cấp như trên. Hiện nay, gia đình anh Bình vẫn đang ở trên phần đất giãn dân đổi cho nhà bà Thanh.

Đáng chú ý, việc đổi đất này được anh Bình và cụ Hoàng Thị Sách xác nhận bằng văn bản của gia đình ngày 22/8/2005 do bà Thanh viết, sau đó mẹ chồng bà và anh Bình đã ký.

Sau khi đổi đất, vợ chồng bà Thanh không có điều kiện đổ đất, san lấp ao nên năm 1989, bố chồng bà bảo vợ chồng bà ra ngoài đê khu vực cống Long Tửu (cùng thôn) để ở và làm ăn kinh tế; đồng thời trả lại đất cho ông Bùi Văn Kế. Năm 1996, ông Kế cho con là Bùi Văn Viện ra ở phần đất mà vợ chồng bà đã ở nhà trước đây. Sau đó, vợ chồng bà Thanh và vợ chồng anh Viện đã thỏa thuận về việc đổi đất. Theo đó, anh Viện đổ đất san lấp ao mà bà Thanh đổi cho ông Bình, rồi gộp diện tích đất ao của vợ chồng bà với phần đất của anh Viện lại để chia.

Sau đó, hai bên đã thống nhất chia như sau: Vợ chồng anh Viện sử dụng 1/3 tổng diện tích đất, còn vợ chồng bà Thanh sử dụng 2/3 tổng diện tích đất. Vợ chồng anh Viện đã xây nhà và ở ổn định từ đó đến nay. Năm 199, vợ chồng bà Thanh đã xây hai gian nhà cấp bốn. Trước khi xây, bà có mời chính quyền thôn Xuân Trạch đến đo đất để phân định ranh giới giữa phần đất của bà và phần đất của anh Viện. Diện tích đất của vợ chồng bà Thanh đã được đưa vào bản đồ của xã Xuân Canh mang tên chồng là ông Bùi Bằng Kiên. Năm 2006, ông Kiên chết, không để lại di chúc. Đầu năm 2010, địa chính thôn Xuân Trạch có đo lại diện tích đất của vợ chồng bà sử dụng là 370m2.

Thế nhưng, tháng 3/2010, cụ Sách đã tiến hành chuẩn bị làm nhà trên phần đất của vợ chồng bà nên bà Thanh đã làm đơn ra chính quyền xã Xuân Canh yêu câu giái quyết và chính quyền địa phương đã không cho cụ Sách xây nhà trên đất. Đến ngày 1/4/2010, cụ Sách vẫn cho xây tường bao quanh diện tích đất của vợ chồng bà Thanh. Trên đất hiện nay có công trình xây dựng gồm 2 gian nhà cấp bốn do vợ chồng bà Thanh xây năm 1999…

Những bất thường trong vụ tranh chấp

Ngay trong bản án sơ thẩm và phúc thẩm, anh Bùi Văn Viện và vợ là bà Đào Thị Kim đều có lời khai rằng, nhất trí với lời khai của nguyên đơn về việc vợ chồng anh Viện đã đổi đất của vợ chồng bà Thanh như đã nêu trên. Việc đổi đất này không được lập thành biên bản mà chỉ thỏa thuận miệng với nhau. “Việc đổi đất giữa vợ chồng tôi và vợ chồng bà Thanh đã được thực hiện xong, nay không còn vướng mắc gì. Hiện vợ chồng tôi đang sinh sống trên đất ổn định từ năm 1996”, đại diện gia đình ông Viện khai tại tòa.

Từ những căn cứ trên, TAND huyện Đông Anh trong bản án sơ thẩm (ngày 18/7/2011) đã quyết định: Chấp nhận đơn yêu cầu của bà Thanh về việc khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền đối với cụ Hoàng Thị Sách. Theo đó, xác định diện tích đất 369,53m2 tại thửa số 17, tờ bản đồ số 47 thôn Xuân Trạch, xã Xuân Canh (Đông Anh, Hà Nội) thuộc quyền sử dụng của bà Đào Thị Thanh. Đồng thời buộc cụ Hoàng Thị Sách phải tháo dỡ 1 đoạn tường đã xây trên mảnh đất này.

Trong bản án phúc thẩm (ngày 24/10/2011), TAND TP.Hà Nội đã sửa lại bản án sơ thẩm, nhưng phần chính vẫn tuyên rằng: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là bà Đào Thị Thanh về việc khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với bị đơn là cụ Hoàng Thị Sách và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo đó, xác định diện tích đất 369,53m2 tại thửa số 17, tờ bản đồ số 47 thôn Xuân Trạch, xã Xuân Canh (Đông Anh, Hà Nội) thuộc quyền sử dụng của bà Đào Thị Thanh.

Câu chuyện tranh chấp đất đai giữa mẹ chồng là cụ Hoàng thị Sách và con dâu là bà Đào Thị Thanh khiến dân làng rất đau lòng. Bản thân bà Thanh nhiều lần bị gia đình nhà chồng hành hung, đánh đập, khiến bà Thanh phải nhập viện. “Mẹ con tôi còn bị mẹ chồng và các anh chồng ném cả phân vào mặt. Đau lòng lắm, các nhà báo ơi…”, bà Thanh chia sẻ với PV.

“Vợ chồng bà đi xây dựng kinh tế mới về, thuộc diện ưu tiên được cấp đất đáng hoàng, chứ có dám tự ý cắm dùi một tấc nào đâu. Thế mà, mặc dù hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã xử đúng người, đúng việc, nhưng không hiểu sao Tòa án Nhân dân Tối cao lại ra kháng nghị, khiến việc đòi lại công bằng của chúng tôi lại thêm một chặng đường dài, thậm chí chưa biết đến bao giờ mới có kết quả…”, bà Thanh vừa khóc vừa kể với PV.

Trao đổi với PV, nhiều người hàng xóm cũng bức xúc trước cách hành xử của các anh chồng. Được biết, khi bà Thanh xây tường trên đất đã được tòa tuyên được quyền sử dụng, gia đình nhà chồng đã đạp đổ tường rào; sau đó đã bị tòa xử về tội hủy hoại tài sản công dân, có người bị xử tù 7 tháng, có người bị xử án treo. “Việc tòa xử người ta hủy hoại tài sản của tôi cũng mặc nhiên thừa nhận quyền sử dụng đất của tôi. Sự việc trắng đen rõ ràng như thế, nhưng không hiểu sao, tòa Tối cao lại ra kháng nghị giám đốc thẩm (ngày 6/10/2014) giao TAND huyện Đông Anh xét xử sơ thẩm lại từ đầu, để tôi lại thêm bao phen khổ sở thế này…”, bà Thanh ngậm ngùi.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Nhóm PVĐT
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.