Đệ tử của ông trùm Năm Cam được giảm án

(Ngày Nay) - Khi “tập đoàn tội phạm” của Năm Cam bị triệt phá, Sáng phải cải tạo 2 năm. Ra tù, Sáng về địa phương sinh sống, tránh xa chốn giang hồ. Thế nhưng, chỉ vì mâu thuẫn của mấy thanh niên mới lớn mà Sáng tiếp tục sa vào con đường tù tội.
Các bị cáo tại phiên phúc thẩm
Các bị cáo tại phiên phúc thẩm

Ngày 18/7, TAND TP.HCM đã mở phiên xét xử phúc thẩm đối với cáo bị Sỳ Vĩnh Sáng (56 tuổi, còn gọi là hùm xám cây Da xà - một trong những đàn em của ông trùm Năm Cam) và các đồng phạm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Theo điều tra, khoảng 13h30 ngày 5/6/2016, Cổ Chí Linh (25 tuổi) và bạn là Nguyễn Minh Nhựt (17 tuổi) đi bơi tại hồ bơi chung cư Nhất Lan, thuộc P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, thì xảy ra đánh nhau với hai thiếu niên khác.

Chiều cùng ngày, Chí Linh lấy xe máy đi tìm những người đánh nhau với mình để trả thù thì thấy hai thiếu niên này đang ở đường số 55, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân. Thấy Chí Linh, hai thiếu niên vội chạy vào 1 nhà gần đó để trốn.

Không đánh được, Chí Linh chạy về phòng trọ báo cho Cổ Vũ Linh (anh ruột) biết. Vũ Linh bàn với Chí Linh, Trần Minh Đương (29 tuổi) và Nhựt cùng đi trả thù cho em. Sau khi chuẩn bị hung khí là 4 con dao, anh em Cổ Chí Linh và nhóm bạn quay lại căn nhà mà hai thiếu niên đã chạy vào ẩn nấp (nhà này do Sỳ Vĩnh Sáng thuê) la hét và lấy vỏ chai bia trước cửa ném vào trong nhà.

Thấy vậy, người nhà của Sáng cũng cầm hung khí chống trả, đánh lại nhóm của Chí Linh. Sau cuộc hỗn chiến này, Chí Linh bị gãy ngón tay, Đương bị thương và nhóm bên kia thì Sín Hỷ Phí (em vợ của Sáng) cũng bị chém vào tay, lưng.

Do Phí bị thương nên được gia đình chở đến bệnh viện Quốc Ánh (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân) cấp cứu. Khoảng 15 phút sau, thì Đương và Chí Linh cũng được người nhà đưa vào cấp cứu tại bệnh viện này.

Nhận được tin Phí bị thương, Sín Nhộc Giễng (anh ruột của Phí) chạy xe đến nhà Sáng và cả nhóm cùng kéo đến bệnh viện Quốc Ánh.

Nghe tin nhóm của Sáng đến, biết sẽ bị trả thù nên Đương (đang nằm cấp cứu gần đó), bỏ chạy khỏi phòng cấp cứu, trốn dưới gầm bàn quầy thu ngân nhưng vẫn bị phát hiện. Giễng đi vào quầy thu ngân kéo đầu Đương ra bên ngoài và cùng một số đối tượng khác đánh Đương.

Cùng lúc, tại phòng cấp cứu, khi biết Chí Linh (đang được cấp cứu) chính là người đánh Phí, Sáng đã đến đánh vào mặt Chí Linh làm Linh ngã ngửa ra giường. Những thành viên khác của nhóm Sáng cũng lao vào dùng hung khí đánh Chí Linh.

Sau đó, Giễng đưa Phí đến bệnh viện Triều An cấp cứu và cả nhóm ra về. Còn Chí Linh và Đương được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Đương bị thương tích tỉ lệ 20%, Chí Linh thương tích 31%, còn Phí cũng bị thương tật 19%.

Tại phiên sơ thẩm, TAND quận Bình Tân đã tuyên phạt Sỳ Vĩnh Sáng 8 năm 6 tháng tù, Sín Nhộc Giễng (41 tuổi) 7 năm tù, Sín Hỷ Phí (38 tuổi) 6 năm tù. Các đồng phạm khác trong vụ án có mức án từ 2 năm 9 tháng tù đến 5 năm 6 tháng tù.

Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Sáng thừa nhận mình có tội nhưng không phải là tội “Cố ý gây thương tích” và cho rằng mức án như vậy là quá nặng. Theo lời khai của Sáng, bị cáo không tham gia gây thương tích và không chỉ đạo đàn em đến bệnh viện gây thương tích cho Chí Linh và Đương.

Thậm chí, khi chuẩn bị lên bệnh viện Quốc Ánh, đàn em đòi mang theo hung khí, Sáng không cho mang theo nhưng anh ta lại thừa nhận khi nghe đàn em phân tích “mình không mang nhưng tụi nó vẫn mang” nên Sáng không ngăn cản nữa.

Theo hồ sơ, trong giới giang hồ Sài Gòn xưa, Sỳ Vĩnh Sáng cũng là một tay giang hồ có “số má” với biệt danh “Hùm xám cây Da Sà” và từng nhiều lần “vào tù ra tội”. Năm 1999, sau khi mãn hạn tù, Sáng về đầu quân cho ông trùm Trương Văn Cam (tức Năm Cam).

Khi “tập đoàn tội phạm” của Năm Cam bị triệt phá, Sáng phải cải tạo 2 năm. Ra tù, Sáng về địa phương sinh sống, tránh xa chốn giang hồ. Thế nhưng, chỉ vì mâu thuẫn của mấy thanh niên mới lớn mà Sáng tiếp tục sa vào con đường tù tội. Xem ra con đường hoàn lương đối với Sáng không hề đơn giản.

Sau một ngày xét xử, chiều muộn ngày 18/7, TAND TP. HCM đã quyết định giảm một phần hình phạt cho các bị cáo. Theo đó, Sỳ Vĩnh Sáng được giảm từ 8 năm 6 tháng xuống còn 8 năm 3 tháng; Sín Nhộc Giễng xuống còn 6 năm 6 tháng tù, Sín Hỷ Phí 5 năm 4 tháng tù. Một số bị cáo khác được chuyển từ án tù sang hưởng án treo.

Theo Vietnamnet

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.