Mơ ước lương cao, nhiều thiếu nữ rơi vào "động quỷ"

Nạn nhân chủ yếu của bọn buôn người là phụ nữ dân tộc Mông, Ê Đê trong độ tuổi từ 17 đến 30. Hầu hết họ đều có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhận thức hạn chế.
Mơ ước lương cao, nhiều thiếu nữ rơi vào "động quỷ"

“Mồi câu” việc làm lương cao

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Đắk Nông đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Hoàng Văn Quyền (SN 1991, ngụ xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) và Vũ Gia Phường (SN 1983, ngụ xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) về hành vi Mua bán người. Đồng thời, cơ quan công an còn tổ chức truy bắt đối tượng Hà Văn Đoán (SN 1991, ngụ xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) cũng về hành vi trên.

Mơ ước lương cao, nhiều thiếu nữ rơi vào "động quỷ" - anh 1

Đối tượng Quyền tại cơ quan công an.

Theo kết quả điều tra, vào ngày 10/4/2014, Đoán là bạn học gọi điện thoại nhờ Quyền tìm cho 3 cô gái đi làm tiếp viên với lời hứa trả tiền công 10 triệu đồng. Hám lợi, Quyền đã rủ được H’Ngân (SN 1996, ngụ xã Đắk Ha, huyện Đắc G’long, tỉnh Đắk Nông) cùng H’Lan và H’Hương (đều ngụ xã Đắc Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) nhận lời đi làm việc rửa bát và nhân viên trong một nhà hàng, khách sạn ở tỉnh Lào Cai với lương từ 20-30 triệu đồng/1 tháng.

Sau khi nghe Quyền điện thoại báo đã “gom được hàng”, Đoán đã rủ Phường cùng đi vào Đắk Nông đón 3 cô gái để đi Lào Cai. Tuy nhiên, đến thời điểm đi, H’Hương đổi ý không đi nữa nên Quyền đã dẫn 2 cô gái còn lại giao cho Đoán tại xã Quảng Sơn (huyện Đắc G’long).

Đến ngày 22/4/2014, Đoán và Phường đón xe ôtô đưa H’Ngân và H’Lan đi ra Hà Nội. Từ Hà Nội, chúng bắt xe thẳng lên cửa khẩu Lào Cai rồi bán hai cô gái sang Trung Quốc. Xong việc, Đoán đưa cho Phường 1,8 triệu đồng còn Quyền chưa nhận được số tiền mà Đoán đã hứa trước đó.

Đến Trung Quốc, H’Ngân được một người đàn ông Trung Quốc đứng chờ sẵn và đưa đến một nhà nghỉ. Từ ngày 23/4 đến ngày 10/5/2014, H’Ngân bị ép buộc bán dâm cho khách. Đầu tháng 6/2014, H’Ngân may mắn trở về nhà và làm đơn tố cáo hành vi phạm tội của bọn buôn người.

Từ đơn tố cáo của bị hại, qua xác minh, điều tra, ngày 10/6/2014, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đăk Nông đã ra lệnh bắt khẩn cấp các đối tượng Phường, Quyền, Đoán về hành vi mua bán người.

Tâm sự của thiếu nữ bị ép bán dâm

Không giấu được nước mắt, H’Ngân (SN 1996, ngụ xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong) tâm sự: “Chỉ vì quá tin vào mức lương cao mà Quyền nói nên em mới đi theo chúng. Sau khi bị bán, em bị bọn chúng ép phải bán dâm cho khách ở các nhà nghỉ nếu không sẽ cho ăn đòn. Mỗi đêm chúng bắt tụi em phải bán dâm từ 6-7 lượt khách ở nhiều điểm nhà nghỉ khác nhau. Không chịu nổi sự nhục nhã, lợi dụng lúc sơ hở em đã tìm cách trốn khỏi ổ mại dâm và được một người phụ nữ Việt Nam đang sống tại Trung Quốc giúp đỡ đưa về Việt Nam an toàn”.

H’Ngân thuật lại: “Trước khi sang Trung Quốc, em cùng bạn bị nhốt ở nhà một người tên Tuyết ở biên giới 3 ngày. Sang tới địa phận nước này, bà Tuyết đợi sẵn ở đó và đưa bọn em đến 1 nhà chứa để bán lại cho chủ làm gái mại dâm. Ở Trung Quốc, tụi em được bố trí mỗi phòng 2 người. Trong nhà nghỉ có 7-8 cô gái đều là người Việt Nam. Mỗi ngày tụi em phải làm việc từ 18h tối hôm trước cho đến khoảng 2h sáng hôm sau mới được nghỉ. Tiền bán dâm đều bị chủ chứa lấy hết”.

Một lần Ngân đi ra ngoài tiếp khách và thấy có đồn công an nên đã lợi dụng cơ hội mọi người đang ngủ say để bỏ trốn. Nhưng khi đến đồn công an trình bày thì họ không hiểu tiếng Việt. Sau đó, Ngân chạy ra đường nhờ người giúp và gặp được một người phụ nữ Việt Nam biết nói tiếng Trung Quốc.

Tuy nhiên người này sợ không dám vào trình bày nên đã dẫn Ngân về nhà rồi bàn kế hoạch đưa cô gái trốn về Việt Nam. “Em còn gọi cho Quyền bảo gửi 1 triệu để đủ tiền mua vé xe nhưng lúc đầu anh ta bị từ chối phải đến lúc em dọa tố giác thì Quyền mới chịu gửi tiền”, H’Ngân thuật lại.

Được biết, nhà H’Ngân nằm ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Nông, kinh tế gia đình em vô cùng khó khăn. Vì gia cảnh cùng cực mà H’Ngân phải bỏ học từ rất sớm. Hàng ngày, Ngân chỉ ở nhà phụ giúp mẹ làm nương rẫy nên khi nghe có người nói đi làm thu nhập cao, em rất mừng và tin theo.

Bà H’Nhăi Bya (SN 1980, mẹ H’Ngân) cho biết: “Con bé bị thiếu thốn tình cảm từ bé nên bị thiệt thòi đủ đường. Khi nó mất tích, tôi cũng lo lắng lắm mà không biết làm thế nào. Từ giờ tôi sẽ bảo nó ở nhà, không cho nó đi đâu nữa, đói thì ăn đói, khổ thì hai mẹ con cùng chịu”.

Nhức nhối nạn buôn người

Được biết, trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2014, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện, triệt phá được 4 đường dây với 10 bị can mua bán người. Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Đắk Nông, từ năm 2008 đến nay, lực lượng công an các cấp trong tỉnh đã triệt xóa 7 đường dây tội phạm mua bán người, bắt giữ, xử lý gần 20 đối tượng. Hiện trên địa bàn có 39 phụ nữ trốn gia đình bỏ đi không lý do. Trong đó có gần 20 trường hợp đã xác định là bị bán sang Trung Quốc.

Mơ ước lương cao, nhiều thiếu nữ rơi vào "động quỷ" - anh 2

Một đối tượng khác trong đường dây buôn người.

Địa bàn tập trung các nạn nhân đông nhất là ở các xã Đắk Som, Đắk R’măng, Quảng Sơn (thuộc huyện Đắk G’long), xã Đắk Ngo (huyện Tuy Đức) và huyện Đắk Mil. Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ dân tộc Mông, Ê Đê trong độ tuổi từ 17 đến 30. Có chị em đã có gia đình 4-5 đứa con, có trường hợp còn rất trẻ sinh năm 1996, 1997 và chưa có gia đình. Hầu hết họ đều có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhận thức hạn chế.

Thượng tá Bùi Văn Khẩu (Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội - Công an tỉnh Đắk Nông) cho biết, thông qua việc triệt phá các đường dây mua bán người trong thời gian qua cho thấy, thủ đoạn của các đối tượng không có gì mới nhưng đã đánh đúng vào tâm lý của một số cô gái nhẹ dạ cả tin. Đó là lợi dụng sự khó khăn về việc làm, thu nhập thấp nên đã tới rủ rê đi ra các tỉnh phía Bắc bán hàng lương cao, hoặc giả vờ tán tỉnh yêu đương rồi rủ nạn nhân đi du lịch nhưng lại đưa thẳng các nạn nhân qua biên giới.

Tuy nhiên việc phát hiện, điều tra, xử lý các đường dây buôn bán người cũng gặp không ít khó khăn. Thứ nhất là do địa bàn tỉnh Đắk Nông rộng. Thứ hai là do trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn thấp nên dễ bị các đối tượng xấu dụ dỗ, lừa gạt. Các nạn nhân hầu hết đều bị bán ra nước ngoài nên thông tin phục vụ cho quá trình điều tra, giải cứu nạn nhân cũng hết sức khó khăn. Ngoài ra có những nước mà ta đã chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp nên việc giải cứu gặp không ít rào cản.

Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, để đấu tranh ngăn chặn tội phạm buôn người, thì bên cạnh việc lực lượng Công an triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, triệt phá các đường dây mua bán người, đưa ra xử lý nghiêm trước pháp luật còn cần sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc nhận biết dấu hiệu, tố giác tội phạm mua bán người.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.