Những bí mật chưa tiết lộ về cuộc chiến 'tiễu phỉ' tại Hà Giang (1)

Những con người gắn liền với cuộc chiến đấu tiễu Phỉ ở Hà Giang như: Mã Chính Lâm, Hoàng Trọng Kim, Hoàng Việt Hưng, Vừ Mí Kẻ…được ông nhắc đi nhắc lại trong suốt quá trình trò chuyện với chúng tôi
Những bí mật chưa tiết lộ về cuộc chiến 'tiễu phỉ' tại Hà Giang (1)

Trong chuyến hành trình tìm hiểu cuộc chiến đấu chống Phỉ của quân dân Hà Giang, chúng tôi có cơ may được gặp ông Phạm Xuân Thủy - Nguyên là Đại tá, Trưởng ban Ban Khoa học lịch sử, Bộ CHQS tỉnh Hà Giang. Ông chính là người đi đầu trong việc nghiên cứu lịch sử ở Hà Giang. Cuộc gặp gỡ với ông đã để lại trong chúng tôi những cảm xúc khó phai.

Ông Phạm Xuân Thủy Thủy sinh ra và lớn lên ở quê lúa Thái Bình. Nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc, người trai trẻ lên đường nhập ngũ. Giống như bao người lính đi qua bom đạn của chiến tranh, ông Thủy đã góp mặt trong gần hai chục trận chiến ở 2 đầu biên giới phía Tây Nam và phía Bắc; trong đó có chiến dịch giải phóng Thủ đô Nông Pênh - Căm-Pu-Chia ngày 7/1/1979.

Khởi nguồn từ cán bộ quân sự, làm cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn ở huyện Xín Mần thời kỳ chiến tranh. Do có chút năng khiếu văn học và khả năng tư duy, nhớ lâu do người cha truyền lại, cộng với cảm hứng ham đọc, ham viết từ nhỏ, ông trở thành cộng tác viên đắc lực của Báo Hà Tuyên thời kỳ bảo vệ Tổ quốc với khoảng 7 chục bài báo.

Ngày làm cán bộ nghiên cứu lịch sử quân sự tỉnh từ năm 1998, được đơn vị tạo điều kiện cử đi dự các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sử học ở trong và ngoài quân đội. Là cán bộ lịch sử quân sự, ông dành mọi tâm huyết cho công cuộc viết sách lịch sử. Từ năm 1988 đến 2015, ông đã tham gia viết 31 cuốn sách lịch sử của tỉnh Hà Giang; trong đó có 21 cuốn là tác giả chính. Ông từng được Bộ Quốc phòng, Quân khu và tỉnh tặng 16 bằng khen trong sự nghiệp nghiên cứu lịch sử của mình.

Ông Phạm Xuân Thủy là người ham đọc, ham viết từ nhỏ. Niềm đam mê và yêu thích công việc này cũng bắt nguồn từ người cha giỏi văn thơ của ông. Đôi mắt ông rực sáng khi nhắc lại người cha của mình với niềm tự hào: “Ông già nhà tôi là cán bộ xã; Ông có biệt tài làm thơ; trước khi đi dự lễ, dự đám, ông chỉ cần 10 phút là có thể cho “ra lò” một bài thơ khá đình đám ở làng, ở xã".

Quả thực, đúng như lời giới thiệu của nhiều cán bộ đang công tác tại Bộ CHQS tỉnh Hà Giang, ông Phạm Xuân Thủy là người được đào tạo cơ bản nhất về phương pháp lịch sử, tổng kết, cũng là người tâm huyết nhất, viết khỏe và chắc nhất; sở hữu số lượng đầu sách nhiều nhất tỉnh Hà Giang.

Đối với ông, công việc nghiên cứu lịch sử là niềm vui, là đam mê, càng nghiên cứu càng hứng thú, ông siêng năng cần mẫn với công việc, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ phương pháp sử học. Có thể nói ông là người đi đầu trong việc tìm tòi biên soạn lịch sử cấp tỉnh ở Hà Giang: Cuốn “Hà Giang lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954”, xuất bản năm 1994 chính là cuốn lịch sử cấp tỉnh đầu tiên được xuất bản ở Hà Giang. Đây chính là tác phẩm đầu tay mà ông đã dầy công nghiên cứu tới 6 năm mới hoàn thành.

Những bí mật chưa tiết lộ về cuộc chiến 'tiễu phỉ' tại Hà Giang (1) ảnh 1

Ông Phạm Xuân Thủy

Dù đã đến cái tuổi “bước qua dốc bên kia của cuộc đời, nghỉ hưu từ năm 2012, nhưng ngày ngày ông vẫn theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu lịch sử của mình, mỗi năm ông vẫn đều đặn viết 2 cuốn sách. Tâm sự về nghiệp đèn sách của mình, ông cho hay: "Trong số trên 3 chục đầu sách đã xuất bản, tôi tâm đắc nhất là 2 cuốn: “Hà Giang lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954” và cuốn “Tổng kết công tác tiễu Phỉ trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1947-1962”. Lý do có lẽ bởi, cuốn đầu tiên là “mở màn” cho sự nghiệp viết sách, và ông đã mất 6 năm với 9 lần viết thảo để có thể hoàn thành cuốn sách đó. Với cuốn thứ 2, ông mất 4 năm (1997-2001) để viết, đó là đề tài có tính đặc trưng nổi bật nhất ở Hà Giang.

Quá trình viết sách, ông Phạm Xuân Thủy đã phải trải qua không ít khó khăn. Ông chia sẻ: "Tôi vốn không phải người giỏi giang gì, lại còn có tật nói lắp; có lẽ vì thế, con đường quan chức không phải là nơi dành cho tôi. An phận trong vai trò người chiến sĩ cầm bút, tôi theo đuổi niềm đam mê viết sách và dành hết mọi tâm huyết, tình cảm cho nó với mong muốn có thể để lại gì cho đời…

Để hoàn thành được cuốn sách “Tổng kết công tác tiễu Phỉ trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1947-1962”, ông phải cất công sưu tầm, tổng hợp tư liệu gần 2 năm trời. Ông không còn nhớ đã phải “gom, nhặt” tư liệu từ bao nhiêu nguồn, bao nhiêu ngả, để viết nên cuốn sách này. Chỉ biết, có đợt ông “ăn nằm” cả quý bên các kho lưu trữ của tỉnh, của quân khu, của Bộ Quốc phòng để thu thập tư liệu gốc. Không những thế, ông còn tự mình tìm gặp những cán bộ cũ của Đảng, chính quyền địa phương tham gia lãnh đạo tiễu Phỉ để lấy thêm tư liệu cho cuốn sách thêm sinh động.

Ông Thủy kể lại những chuyến hành trình vất vả của mình với ánh mắt say mê. “Tính ra, số lượng nhân chứng tôi gặp không dưới 3 chục người” – Ông kể. “Ngày ấy chưa có chủ trương nên kinh phí viết sách không có. Từ năm 1995 Quân khu cấp 100 nghìn/năm, tỉnh không có nguồn; tôi tự bỏ tiền lương của mình ra viết sách; xa thì đi xe ca, gần thì xe đạp, mang theo cả xoong nồi, gạo nước để nấu ăn dọc đường. Gạo, mắm, cá khô thì cơ quan cấp, còn mọi thứ tôi tự lo. Tôi nằm ở kho lưu trữ của tỉnh lúc đó ở Tuyên Quang suốt 3 tháng, rồi đi gặp các nhân chứng ở Việt Trì, Thái Nguyên, Hà Nội".

Những con người gắn liền với cuộc chiến đấu tiễu Phỉ ở Hà Giang như: Mã Chính Lâm, nguyên là tỉnh đội phó Hà Giang: Mai Trung Lâm (Đồng Hỷ, Thái Nguyên, tham gia giải phóng TX Hà Giang, sau làm tỉnh đội trưởng: Hoàng Trọng Kim, nguyên Giám đốc Công an tỉnh, là cán bộ an ninh trực tiếp tiễu Phỉ nhiều năm liền: Hoàng Việt Hưng (Thành phố Thái Nguyên, người có công gây dựng phong trào CM ở vùng núi phía Bắc Hà Giang trước CM tháng 8/1945… giờ đã mất: Vừ Mí Kẻ, từng là quân của Vương Chí Sình, được giác ngộ theo CM, làm đại biểu Quốc hội nhiều khóa, Phó Chủ tịch tỉnh)…được ông nhắc đi nhắc lại trong suốt quá trình trò chuyện với chúng tôi.

Ông cho rằng, chính sự nhiệt tình cộng tác của những nhân chứng sống trên là động lực lớn giúp ông có thêm đam mê, trách nhiệm để viết cuốn sách này… và còn một điều nữa là bởi người dân ở nhiều nơi không còn nhớ đến phỉ, đến tội ác của chúng gây ra với dân tộc ta nên ông muốn lưu lại vào sử sách để nhắc nhở con cháu.

Nhìn những chồng sách đã xuất bản, những tủ tài liệu, những cặp bản thảo viết tay mà ông lưu giữ hàng chục năm nay, tôi cảm thấy chạnh lòng, mến mộ đức độ, công lao phi thường của ông. Với bản tính trung thực, tâm huyết, ông thực sự là người làm lịch sử, bởi lịch sử được dựng lại từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chỉ có những người trung thực, tâm huyết, có nhân cách, có lưng vốn thì lịch sử mới được tái hiện một cách công tâm, khách quan, trung thực.

Ông nói với chúng tôi: “Lịch sử chính là chính trị, là nghiên cứu quan điểm đường lối của Đảng, bởi Đảng lãnh đạo toàn diện trên các mặt: Cán bộ lãnh đạo giỏi, lại có kiến thức lịch sử sâu rộng thì lý luận càng trở nên uyên bác”.

Chia tay người chiến sĩ già có trái tim nhiệt huyết trong một buổi chiều đông ở thành phố Hà Giang. Chúng tôi chỉ hy vọng cho ông có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho đời niềm đam mê cháy bỏng của mình.

Mộc miên - Thược Dược

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.