Quảng Ninh: Hàng loạt mỏ khai thác đá và trạm trộn bê tông asphalt 'bức tử' môi trường, người dân kêu cứu

Khói, bụi, tiếng ồn, khí thải khét lẹt, đất đai khó canh tác là những gì mà người dân sống quanh khu vực các mỏ đá ở thôn Đồng Cao, xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đang  phải chịu đựng và “sống mòn” trong môi trường ô nhiễm từ các mỏ khai thác đá và trạm trộn bê tông nhựa asphalt gây nên. Tình trạng này diễn ra đã nhiều năm nay, mặc dù người dân đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu tới các cấp chính quyền nhưng sự việc vẫn không được giải quyết triệt để.
Đơn kiến nghị người dân gửi cơ quan báo chí
Đơn kiến nghị người dân gửi cơ quan báo chí

Các mỏ khai thác đá và trạm bê tông Asphalt “đua nhau” hành dân

Hiện nay xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ là một trong những địa phương tập trung nhiều mỏ khai thác đá nhất tỉnh Quảng Ninh, điều đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Tỉnh nhiều năm qua. Tuy nhiên, đi đôi với việc khai thác và vận chuyển đá của các công ty trên địa bàn đã tác động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.

Trong đơn kiến nghị của người dân thôn Đồng Cao, xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh gửi tới tòa soạn Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn cho biết hơn mười năm nay, họ đã và đang phải sống chung với khói, bụi bẩn và tiếng ồn,  nguyên nhân sâu xa người dân cho biết là do các mỏ khai thác đá và 4 trạm bê tông nhựa asphalt gây nên.

Quảng Ninh: Hàng loạt mỏ khai thác đá và trạm trộn bê tông asphalt 'bức tử' môi trường, người dân kêu cứu ảnh 1 Mỗi khi hoạt động các trạm bê tông Asphalt của công ty Hoàn Hảo, công ty 909 và công ty Quản lý Cầu đường bộ 1 Quảng Ninh  đua nhau xả khói bụi mù mịt, khét lẹt

Có mặt tại khu vực thôn Đồng Cao, xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ vào những ngày cuối tháng 3 nơi được coi là “thủ phủ” của các mỏ khai thác đá và các trạm trộn bê tông nhựa asphalt hoạt động, tại đây phóng viên mới thấu hiểu được nỗi khổ của những người dân nơi đây khi đang hằng ngày, hằng giờ phải ăn, ngủ, chung sống với bụi đá và “hít no” khí thải mùi khét lẹt từ những trạm trộn bê tông asphalt gây ra.

Quảng Ninh: Hàng loạt mỏ khai thác đá và trạm trộn bê tông asphalt 'bức tử' môi trường, người dân kêu cứu ảnh 2

Ngoài việc gây ô nhiễm môi trường từ các mỏ khai thác đá và trạm trộn bê tông Asphalt, các doanh nghiệp đua nhau lấp ruộng canh tác của người dân.

Đứng từ xa vài trăm mét đã thấy những cột khói đen cao cả chục mét cùng với những quầng  bụi khổng lồ bốc lên. Đến gần hơn thì thấy nơi đây đang nhộn nhịp như một đại công trường. Những chiếc xe ô tô nối đuôi nhau đổ đá xuống, máy xúc, máy gạt cũng hối hả đưa đá vào máy nghiền và cùng với đó là bụi trắng bốc lên mù mịt. Cách đó không xa là những trạm bê tông nhựa asphalt của công ty Hoàn Hảo, công ty 909, công ty 1 thành viên Hướng Tâm và công ty Quản lý Cầu đường bộ 1 Quảng Ninh đang hoạt động hết công suất và kèm theo là những cột khói đen bốc lên cuồn cuộn cùng mùi khét lẹt. Các trạm bê tông nhựa asphalt được xây dựng với qui mô lên tới hàng nghìn m2 và nằm ngay cạnh các mỏ khai thác đá để thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu.

Quảng Ninh: Hàng loạt mỏ khai thác đá và trạm trộn bê tông asphalt 'bức tử' môi trường, người dân kêu cứu ảnh 3 Các xe quá tải vận chuyển đá đi lại bụi mù mịt, băm nát tuyến đường dân sinh.

Anh Đ.V.D, nhà gần các mỏ đá và trạm trộn bê tông asphalt cho biết: “nhiều năm nay, người dân trong thôn chúng tôi vẫn phải “hít no” khói bụi,  mùi khét lẹt từ các trạm trộn bê tông asphalt đã khiến không khí trong thôn ngột ngạt. Ban đêm, khói bụi từ các trạm trộn bê tông xả ra ngợp cả một vùng. Mái nhà, sân, thậm chí đồ đạc trong nhà luôn trong tình trạng bị bụi phủ một lớp dày. Các gia đình phải thường xuyên đóng kín cửa. Người dân chúng tôi đã nhiều lần phản ánh lên thôn, xã, huyện về thực trạng ô nhiễm môi trường và thiệt hại các loại cây trồng ở đây. Nhưng đến nay “ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm”. Giờ đây người dân chỉ còn cách sống chung, nhưng nếu hàng ngày vẫn phải hít khói bụi ô nhiễm, thì cũng không biết có thể thở được đến khi nào!”.

Quảng Ninh: Hàng loạt mỏ khai thác đá và trạm trộn bê tông asphalt 'bức tử' môi trường, người dân kêu cứu ảnh 4 Mặc dù UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo tại các mỏ đá trên toàn Tỉnh, tại khu vực nghiền, sàng phải có nhà khung nhằm giảm thiểu ô nhiễm nhưng tại các mỏ đá thôn Đồng Cao đều không thực hiện các quy định của Tỉnh.

Cùng chung nỗi bức xúc, Bác N.V.B cho biết thêm: “Mỗi khi các trạm trộn asphalt ở đây hoạt động, mùi khét lẹt, nồng nặc cả một vùng khiến người dân không thể thở nổi. Hoa màu của nhiều nhà cũng chết dần, chết mòn vì khói bụi. Cây ra hoa nhưng không đậu quả, lá phủ trắng lớp bụi, cây chết dần chết mòn, các xe trọng tải lớn chạy rầm rập suốt ngày đêm đi lại phá nát hết đường. Trẻ con, người già thì luôn ốm đau và mắc những bệnh về hô hấp.

Qua báo chí chúng tôi xin kiến nghị đến các cơ quan chức năng  huyện, tỉnh vào cuộc kiểm tra, xử lý, đình chỉ các mỏ đá, trạm trộn bê tông asphalt này và di dời đi nơi khác để bà con chúng tôi được hưởng môi trường sống trong lành.

Quảng Ninh: Hàng loạt mỏ khai thác đá và trạm trộn bê tông asphalt 'bức tử' môi trường, người dân kêu cứu ảnh 5 Bác Đinh Văn Điểu – Trưởng thôn Đồng Cao cho biết: ” vấn đề ô nhiễm môi trường tại thôn Đồng Cao do các mỏ khai thác đá, trạm trộn bê tông asphalt gây ra là đúng”.

Bác Đinh Văn Điểu – Trưởng thôn Đồng Cao xác nhận: “Hằng năm thôn thường xuyên nhận được ý kiến phản ánh của bà con về việc gây ô nhiễm môi trường của các đơn vị khai thác đá và trạm trộn bê tông atphalt. Đặc biệt ngày 22/12/2017, tất cả bà con trong thôn đã đồng loạt kí tên vào đơn kiến nghị về các mỏ đá và trạm trộn bê tông asphalt trong thôn hoạt động gây ô nhiễm môi trường, khi nhận được tôi cũng có kiến nghị ý kiến của dân lên xã để giải quyết nhưng sự việc đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để”.

Đi khảo sát thực tế tại khu vực sản xuất bê tông asphalt trên địa bàn thôn Đồng Cao, phóng viên không thể chịu nổi các mùi hắc nồng, khét lẹt từ các trạm trộn tỏa ra. Tại đây, nhiều xe cơ giới ra vào vận chuyển không sử dụng bạt che chắn khiến đất đá rơi vãi xuống đường, tăng thêm mức độ ô nhiễm môi trường trong khu vực. Do bị xe quá khổ “cày nát” liên tục, đường xá nơi đây bị xuống cấp nghiêm trọng, dọc tuyến đường từ ngoài vào các mỏ đá xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà chằng chịt.

Những ngày mưa thì đoạn đường trơn trượt, lầy lội, ngày nắng từng vệt bụi trắng xóa cuộn thành vốc bay lên không trung theo hướng gió thổi thẳng vào nhà dân.

 Chính quyền bất lực…!

Được biết hiện nay trên địa bàn thôn Đồng Cao có 4 mỏ khai thác đá: Công ty xây dựng nhà ở Quảng Ninh, Công ty Dung Huy, Công ty Hữu Nghị, Công ty Việt Hưng và 4 trạm bê tông asphalt: Công ty Quản lý Cầu đường bộ 1 Quảng Ninh, Công ty Hướng Tâm, Công ty 909 và Công ty Hoàn Hảo.

Quảng Ninh: Hàng loạt mỏ khai thác đá và trạm trộn bê tông asphalt 'bức tử' môi trường, người dân kêu cứu ảnh 6 Ông Trần Đình Giang – Chủ tịch UBND xã Thống Nhất thừa nhận: ” qua tiếp xúc cử tri, xã xuống kiểm tra các mỏ khai thác đá và trạm trộn bê tông asphalt nhưng các đơn vị trên không hợp tác.

Trao đổi với phóng viên Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn về vấn đề này, ông Trần Đình Giang – Chủ tịch UBND xã Thống Nhất cho biết: “ nhiều năm nay bà con trên địa bàn xã nói chung và thôn Đồng Cao nói riêng thường xuyên phải hứng chịu ô nhiễm từ các mỏ đá, trạm trộn bê tông asphal gây nên, Trong 4 trạm trộn bê tông asphalt này chỉ có duy nhất Công ty Quản lý Cầu đường bộ 1 Quảng Ninh là được cấp phép xây dựng trạm, còn 3 trạm kia dựng trạm là không có phép, họ thuê lại đất của công ty Dung Huy và Công ty Cầu đường bộ 1 Quảng Ninh. Các công ty về đây hoạt động không báo cáo với xã và hầu như họ không phối hợp với xã, họ chỉ quan hệ với các lãnh đạo Tỉnh, chính quyền huyện thôi. Chính vì vậy, mỗi khi tiếp xúc cử tri, hay đơn thư bà con gửi lên xã, UBND xã có xuống kiểm tra làm việc nhưng họ bất hợp tác không phối hợp. Cho đến nay, các doanh nghiệp sản xuất bê tông asphalt vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về việc cấp phép đặt trạm cũng như đề án bảo vệ môi trường.

Cũng theo ông Giang, vào ngày 29 giao ban hàng tháng UB xã thường xuyên nhận được ý kiến phản ánh ô nhiễm môi trường của nhân dân về các mỏ đá và trạm trộn bê tông asphalt. Các doanh nghiệp về đây hoạt động, người dân chẳng hưởng lợi được gì, công nhân thì họ tuyển từ nơi khác về làm, người dân luôn phải hứng chịu về khói bụi và mùi, đường đi thì phá nát. Tôi rất mong báo chí vào cuộc để cho đời sống của người dân trong thôn họ được tốt lên.

Quảng Ninh: Hàng loạt mỏ khai thác đá và trạm trộn bê tông asphalt 'bức tử' môi trường, người dân kêu cứu ảnh 7 Mặc dù mỏ đá Dung Huy đã bị Uỷ ban Tỉnh đình chỉ hoạt động, nhưng công ty này vẫn ngang nhiên cho các trạm bê tông Asphalt và tự ý xây dựng nhà máy gạch không nung lắp đặt hoạt động không phép.

Sự vô trách nhiệm của các cấp chính quyền nơi đây đang đẩy những tiếng kêu cứu của những người dân nghèo hằng ngày phải sống chung với ô nhiễm, khí thải độc hại trở nên tuyệt vọng. Phải chăng  lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, huyện Hoành Bồ đang đặt lợi ích phát triển kinh tế lên hàng đầu mà coi nhẹ vấn đề môi trường và cuộc sống và tính mạng của người dân nơi đây?!

Hiện tình trạng khai thác đá và các trạm trộn bê tông asphalt vẫn đang hoạt động rầm rập suốt ngày đêm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân thôn Đồng Cao, xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ.

Đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan chức năng của tỉnh vào cuộc kiểm tra, làm rõ để bảo đảm quyền lợi cho những hộ dân bị ảnh hưởng nói trên, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, có như vậy người dân nơi đây mới được hưởng cuộc sống yên bình và môi trường sống trong lành.

Theo Môi Trường và Cuộc Sống

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.