Rao bán tiền giả: '1 triệu tiền thật đổi lấy 5 triệu tiền giả'

Đổi 1 triệu đồng tiền thật được 5 triệu đồng tiền giả, cam đoan giống 98%, mua hai tặng một, mua ba tặng hai… Dịch vụ rao đổi tiền giả đang hoành hành.
Rao bán tiền giả: '1 triệu tiền thật đổi lấy 5 triệu tiền giả'

Trên mạng xã hội đang lan truyền nhiều Fanpage và địa chỉ Facebook cá nhân rao bán các loại tiền polymer giả với mệnh giá: 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng

Báo Lao động cho hay, về nguồn gốc của tiền giả, chủ tài khoản Faceook có tên Bích Ngọc quảng cáo “hàng nhập Trung Quốc đàng hoàng, in tờ nào ra là chất lượng tờ đó. Tiền giả giống tiền thật 98% làm từ polime... Mình tuyển đại lý và chi nhánh với giá cực tốt”.

Ngang nhiên rao bán tiền giả

Ngang nhiên quảng cáo trên mạng về “đổi 1 triệu tiền thật lấy 5 triệu tiền giả”. Ảnh: báo Lao động

Gần tết là thời điểm dịch vụ đổi tiền trên mạng bùng nổ, facebook có tên Bích Ngọc quảng cáo: “Tiền giả chỉ khác tiền thật ở một chỗ là các tờ tiền giả có cùng mệnh giá và số seri giống nhau”. Tuy nhiên, Bích Ngọc đưa ra gợi ý cho người mua tiền giả là “nếu xài 1 tờ thì chắc chắn sẽ ko bị phát hiện, đổ xăng, đi chợ mua hàng tạp hoá đều được hết. Chỉ có ra ngân hàng đối chiếu số seri mới bị phát hiện”.

Rao bán tiền giả: '1 triệu tiền thật đổi lấy 5 triệu tiền giả' ảnh 1

Ngang nhiên quảng cáo trên mạng về “đổi 1 triệu tiền thật lấy 5 triệu tiền giả”. Ảnh: báo Lao động

Để lấy lòng tin của khách hàng, Bích Ngọc đồng ý cho khách mua tiền giả phương thức “tiền trao, cháo múc”, tức là “khách có thể mở hàng ra xem, thấy hài lòng thì thanh toán tiền, không hài lòng thì trả lại mình”.

Ít lộ liễu hơn Bích Ngọc, tại trang Fanpage mang tên “Buôn bán tiền giả uy tín 100%”, “Buôn bán tiền giả chất lượng”…, các admin chỉ đăng tải ảnh đống tiền xếp thành từng cọc với chú thích “ai có nhu cầu mua tiền giả thì inbox”.

Liên quan đến vụ việc, báo Tuổi trẻ cũng cho hay, không ít người dân vì hám lợi mà bất chấp thực hiện giao dịch chuyển tiền theo yêu cầu của các admin, và rồi đợi mãi không thấy tiền chuyển lại thì mới ngã ngửa ra là mình bị lừa. Lúc này gọi điện thoại thì trong tình trạng “tò tí te ngoài vùng phủ sóng”.

Nhận tiền thật rồi mất tăm

Liên lạc với số điện thoại được cung cấp trên một tài khoản cá nhân, chúng tôi nhận được câu trả lời từ người đàn ông tự nhận mình đã giao dịch thành công hàng trăm vụ: “Tiền giả giống tiền thật đến mức chỉ có máy quét mới phát hiện. Tin thì mua, không tin thì thôi, khỏi tốn thời gian đôi bên”.

Người này cho biết có hai cách để mua tiền giả là chuyển khoản toàn bộ số tiền (nếu tin tưởng) hoặc chuyển một phần, sau khi nhận được tiền giả thì trả số còn lại. Đặc biệt, dịch vụ mua bán tiền giả còn giao hàng tận nơi, miễn phí trong một vài khu vực nội thành.

Người này còn cho hay: “Nếu sợ thì đừng xài nhiều tiền một lần, chia nhỏ và xài ở vùng quê sẽ không ai phát hiện”.

Theo nội dung tin nhắn giao dịch giữa chủ tài khoản ngân hàng Techcombank chi nhánh quận 1 (TP.HCM) tên Đặng Văn Đậm với người mua tiền giả, sau khi chuyển tiền, đối tượng Đậm cho biết đã gửi tiền bằng xe Phương Trang.

Tuy nhiên, nhiều ngày sau người này vẫn không nhận được, khi liên hệ với Đậm thì điện thoại đối tượng này liên tục bận hoặc khóa máy.

Nhiều trường hợp tương tự cũng được các “khách hàng” từng bị lừa khi giao dịch đăng tải lên các fanpage kèm theo hình ảnh minh chứng.

Buôn tiền giả - phạt tử hình

Đó là thông tin được đưa trên báo Lao động, theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, số lượng tiền giả thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm 2014. Theo kết quả phân tích, các loại tiền giả polymer đã thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước đều có thể dễ dàng nhận biết bằng tay, mắt thường qua kiểm tra các yếu tố bảo an dành cho công chúng (như: Hình bóng chìm, mực đổi màu, yếu tố hình ẩn...).

“Mặc dù vậy, nếu người tiêu dùng không nắm rõ được các đặc điểm bảo an của tiền thật, không kiểm tra đồng tiền khi giao dịch thì vẫn có thể rủi ro nhận phải tiền giả”, đại diện Cục Phát hành và Kho quỹ (NHNN) cho biết.

Tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định rõ về việc cấm làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Nếu bắt được quả tang tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Hình sự. Mức phạt đối với tội danh này từ 3 năm tù đến tù chung thân hoặc tử hình tùy vào mức độ nghiêm trọng.

Thảo Nhi (t/h)

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.