Trịnh Xuân Thanh kháng cáo trong vụ tham ô tài sản ở PVP Land

Ngày 1-3, liên quan tới bản án sơ thẩm đối với 8 bị cáo trong vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land), Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội cho biết, sau khi phiên tòa kết thúc, đến nay đã có 6 bị cáo trong vụ án này làm đơn kháng cáo. 
 
Trịnh Xuân Thanh kháng cáo trong vụ tham ô tài sản ở PVP Land

Đáng chú ý, trong số các bị cáo có đơn kháng cáo, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC) đã kháng cáo kêu oan. Bị cáo Thanh cho rằng bản thân bị cáo không tham ô tài sản và bị cáo vô tội. Do vậy, trong đơn kháng cáo bị cáo Thanh đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét toàn bộ kết luận của bản án sơ thẩm về trách nhiệm hình sự, dân sự cho bị cáo. Trước đó, Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên án phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh tù chung thân về tội “Tham ô tài sản”.

Các bị cáo khác đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường mà bản án hình sự sơ thẩm của TAND TP Hà Nội ngày 5-2 đã tuyên. Là người bị TAND TP tuyên phạt 9 năm tù giam về hành vi tham ô tài sản, bị cáo Đinh Mạnh Thắng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà) đã kháng cáo đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh và giảm nhẹ mức hình phạt vì cho rằng mức án 9 năm tù mà TAND TP Hà Nội đã tuyên là quá nặng. Bị cáo Thái Kiều Hương (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Vietsan) cho rằng bản án 10 năm tù về tội “Tham ô tài sản” mà phiên tòa sơ thẩm đã tuyên phạt là quá cao. Do vậy, bị cáo Hương đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại hồ sơ vụ án và xem xét lại trách nhiệm của bị cáo trong việc chuyển số tiền 5 tỷ đồng cho bị cáo Đinh Mạnh Thắng và 14 tỷ đồng cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh thông qua Đinh Mạnh Thắng. Bị cáo Thái Kiều Hương cũng cho rằng trong vụ việc này, bản thân không được hưởng lợi và tại thời điểm chuyển tiền cũng không biết đây là nguồn tiền bất hợp pháp. Trong đơn kháng cáo, bị cáo Hương cũng bày tỏ mong muốn được Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại mức án và đưa ra bản án hợp lý để sớm được trở về với xã hội và đoàn tụ với gia đình. 

Trong khi đó, bị cáo Đào Duy Phong (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam - PVP Land) đề nghị xem xét lại mức án 16 năm tù mà Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên phạt vì cho rằng bản án 16 năm tù đối với bản thân là quá nặng và chưa thỏa đáng. Đồng thời, bị cáo Phong cũng đề nghị được trả lại 2 tỷ đồng do gia đình đã nộp quá số tiền mà bị cáo Phong đã nhận trong vụ án.

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.