Vụ mất tích bí ẩn của chủ hãng bia nổi tiếng ở Mỹ

(Ngày Nay) - Trong bức thư không dấu vân tay, kẻ vượt ngục thông báo đã bắt cóc vị chủ tịch của hãng bia lớn thứ 5 thế giới, yêu cầu chuẩn bị tiền chuộc 500.000 USD.

Vào những năm 1950, Coors là một trong những thương hiệu rất quen thuộc ở Mỹ, là tập đoàn bia lớn thứ 5 toàn thế giới, có 10 nhà máy với hơn 11.000 công nhân viên. Năm 1960, Adolph Herman Joseph Coors III giữ vị trí chủ tịch tập đoàn. Anh ta thế hệ thứ 3 nhà Coors - cháu trai của người sáng lập.

Sáng 9/2/1960, như thường lệ, Adolph Herman rời nhà từ lúc 8h đến nhà máy bia Golden nằm trong thành phố. Quãng đường đi làm dài khoảng 20km. Tuy nhiên, sáng hôm đó, Adolph Herman không xuất hiện tại nơi làm việc.

Một người đi đường đã phát hiện chiếc xe của Coors bị bỏ lại trên cầu Turkey Creek - chiếc cầu nhỏ một làn đường bắc qua một con suối tại khu vực ít người trên đường làm. Khi được phát hiện, xe vẫn đang nổ máy, đài mở. Xem xét hiện trường, cảnh sát tìm thấy một vệt máu lớn dưới đất. Dưới chân cầu, họ tìm thấy mắt kính và mũ của vị chủ tịch.

Vụ mất tích bí ẩn của chủ hãng bia nổi tiếng ở Mỹ ảnh 1Thương hiệu Coors có lịch sử hơn 100 năm.

Sáng hôm sau, vợ Adolph Herman nhận được một bức thư đánh máy thông báo rằng chồng bà đã bị bắt cóc. Theo đó, nếu muốn ông sống sót trở về, nhà Coors phải tuyệt đối giữ im lặng với cảnh sát, làm theo hướng dẫn và đưa 500.000 USD. Trong bức thư đề cập rõ, kẻ bắt cóc hoàn toàn không có ý định giết ông Adolph Herman, tất cả những gì hắn muốn là tiền bồi thường và sẽ trả lại an toàn cho ông 48 tiếng sau khi nhận đủ.

Gia đình Coors nhanh chóng chuẩn bị đủ số tiền. Tuy nhiên, kẻ bắt cóc đã không bao giờ gọi điện lại một lần nữa.

Không còn cách nào khác, gia đình Coors đã nhờ FBI vào cuộc. Các nhà điều tra phân tích kĩ bức thư nặc danh được gửi đến và không tìm thấy dấu vân tay. Phân tích kiểu chữ trong bức thư, cảnh sát nhận định bức thư được đánh bằng máy đánh chữ hiệu Royalite Portable. Cảnh sát xác định được hai cửa hàng tại thành phố Denver có bán loại máy này. Tuy nhiên khi hỏi chủ cửa hàng, số lượng khách hàng khá đông nên họ không cung cấp được bất cứ thông tin nào hữu ích.

Trong suốt thời gian đó, cảnh sát nhận được một nguồn tin quan trọng từ một nhân chứng. Người này nhìn thấy chiếc ôtô Mercury Sedan đời 50s đậu tại gần vị trí xảy ra vụ bắt cóc. Anh ta thậm chí còn nhớ một phần biển số xe vì cảm thấy chiếc xe có phần đáng nghi. Đó là 4 kí tự đầu tiên của biển xe: AT62.

Vụ mất tích bí ẩn của chủ hãng bia nổi tiếng ở Mỹ ảnh 2Phân tích mẫu đất trong gầm xe.

Dựa theo thông tin này, cảnh sát đã tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu và phát hiện bốn chiếc xe Mercury mang biển AT62. Họ đã kiểm tra cả bốn người và phát hiện một trường hợp đặc biệt. Người này tên là Walter Osborn mới mua chiếc Mercury cách đó một tháng, đã rời khỏi nhà ngay sau ngày xảy ra vụ bắt cóc.

Trong thùng rác phía sau khu chung cư nơi anh ta sinh sống, cảnh sát tìm thấy hai vỏ hộp mới của một chiếc còng tay và còng chân. Đối chiếu mẫu dấu vân tay thu thập được với cơ sở dữ liệu, cảnh sát thấy kết quả trùng khớp. Dấu vân tay thuộc về Joseph Corbett, 31 tuổi.

Năm 1951, hắn đã bắn chết một người. Trong quá trình đi tù, do chấp hành tốt nội quy nhà tù nên hắn được chuyển từ nhà tù an ninh cao về khu nhà tù an ninh thấp và  trốn thoát thành công.

Người chủ khu chung cư đã xác nhận Joseph Corbett chính là Walter Osborn - người thuê căn hộ đó, dựa vào ảnh lưu trong hồ sơ của cảnh sát. Cảnh sát xác định, với việc sử dụng tên giả, Joseph đã làm công nhân trộn sơn trong nhà máy sơn Benjamin Moore tại địa phương trong khoảng thời gian khá dài. Công ty này cũng xác nhận, Joseph chính thức nghỉ việc sau ngày xảy ra vụ mất tích của ông Adolph Herman.

Thông tin được đối chiếu với chủ cửa hàng bán máy đánh chữ hiệu Royalite Portable. May mắn thay một nhân viên đã nhớ mặt Joseph, vì là một trong số ít khách hàng thanh toán máy đánh chữ này bằng tiền mặt. Theo đó, Joseph đã mua chiếc máy đánh chữ này 4 tháng trước khi xảy ra vụ bắt cóc.

Vụ mất tích bí ẩn của chủ hãng bia nổi tiếng ở Mỹ ảnh 3Bức thư tống tiền.

Dù nắm được rất nhiều thông tin, cảnh sát vẫn không thể lần ra dấu vết của Adolph Herman cũng như Joseph Corbett.

8 ngày sau khi xảy ra vụ bắt cóc, cách Colorado 1.700 dặm, cảnh sát bang New Jersey tìm thấy một chiếc xe Mercury bị đốt cháy tại một khu đất trống trong khu vực. Toàn bộ chiếc xe đã bị thiêu rụi bằng xăng. Biển số xe bị lấy mất. Tuy nhiên, số seri tìm thấy trong động cơ cho thấy đây chính là xe mà Joseph đã mua dưới cái tên giả Walter Osborn.

Dưới gầm xe, cảnh sát thu thập được 4 mẫu đất. Lớp đất mới nhất chứa nhiều cát, là đất điển hình của bờ biển New Jersey. Lớp đất phía dưới rất hỗn tạp, cho thấy chiếc xe đã đi xuyên nước Mỹ. Và mẫu đất nằm ở dưới cùng khá đặc biệt. Các nhà phân tích tìm thấy mẫu đá phiến sét – giống với mẫu đất tại khu vực xảy ra vụ bắt cóc.

Cảnh sát phân tích kĩ lớp đất nằm ngay trên mẫu đá phiến sét, với hy vọng sẽ tìm ra vị trí của Adolph Herman sau khi bị bắt cóc. Mẫu đất này khá đặc biệt, cảnh sát tìm thấy vết của đá granite và đá bồ tát hồng. Cảnh sát đã thu thập 612 mẫu đất ở các khu vực lân cận vùng Denver để đối chiếu, và cuối cùng cho rằng đó có thể là mẫu đất tại khu vực đỉnh núi Pike, thuộc dãy Rocky, nằm cách Colorado khoảng 10 dặm.

Cảnh sát cho người tìm kiếm quanh toàn bộ khu vực và 8 tháng sau tìm ra thi thể nạn nhân, lúc này đã bị phân hủy hết chỉ còn lại khung xương. Bên cạnh là quần áo Adolph Herman đã mặc vào ngày xảy ra mất tích. Đối chiếu hồ sơ khám răng, cảnh sát kết luận thi thể tìm thấy chính là chủ tịch Adolph Herman.

Vụ án mất tích trở thành vụ giết người và Joseph Corbett trở thành tên tội phạm bị truy nã hàng đầu ở Mỹ tại thời điểm đó. Sau rất nhiều những nỗ lực truyền thông từ FBI, một phụ nữ sống tại thành phố Vancover (Canada) đã biết được thông tin về kẻ đang bị truy nã và nhận ra hắn đang sống trong khu nhà của mình. FBI đã đột nhập vào khu nhà và khống chế được Joseph Corbett.

Vụ mất tích bí ẩn của chủ hãng bia nổi tiếng ở Mỹ ảnh 4Vùng núi tìm thấy thi thể nạn nhân.

Theo các công tố viên, quá trình điều tra xác định ban đầu Joseph Corbett chỉ định bắt cóc Adolph Herman, nhưng trong quá trình xô xát kẻ bắt cóc đã bắn chết nạn nhân. Bức thư đã được hắn chuẩn bị và gửi đi từ đêm hôm trước của ngày xảy ra án mạng.

Với những bằng chứng thu được, trong đó quan trọng nhất là mẫu đất tìm thấy trong xe và chiếc máy đánh chữ hiệu Royalite, Joseph Corbett bị kết tội giết người cấp độ 1. Tuy nhiên, theo luật bang Colorado tại thời điểm đó, nếu không có nhân chứng tận mắt chứng kiến hoặc không có lời thú tội từ thủ phạm, tòa không thể tuyên án tử hình. Vì vậy, Joseph Corbett chỉ phải nhận án tù chung thân và không được phép ân xá.

Theo Vnexpress
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.