Xử đại úy biên phòng phá rừng

Sau khi vụ tàn phá rừng cây pơ mu quý hiếm bị phát hiện, Lê Xuân Chính chỉ đạo đồng bọn bỏ trốn sang Lào và nếu có bị bắt thì không được khai mình ra
 
Bị cáo Lê Xuân Chính được xác định là người khởi xướng vụ phá rừng
Bị cáo Lê Xuân Chính được xác định là người khởi xướng vụ phá rừng

Ngày 19-1, tại tỉnh Quảng Nam, Tòa án Quân sự Khu vực I - Quân khu 5 đã đưa bị cáo Lê Xuân Chính, đại úy - nguyên Phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang kiêm Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Nam Giang (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) - cùng 20 đồng phạm ra xét xử sơ thẩm về tội "Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng".

"Đã có ông Chính lo"

Theo cáo trạng, Chính có quan hệ thân thiết với Tiêu Hồng Tư (SN 1967), Giám đốc Công ty CP Minh Hà (TP Đà Nẵng). Khoảng tháng 3-2016, Chính chở Tư sang xưởng gỗ của Nguyễn Văn Quang (SN 1982) ở Đắk Chưng (Lào) để trao đổi việc tìm khu vực có gỗ pơ mu, thông đỏ, dổi để khai thác.

Tháng 5-2016, Quang rủ Nguyễn Văn Thắng (SN 1978) đi theo đường công vụ biên phòng vào rừng và phát hiện khu vực Tiểu khu 351 rừng phòng hộ Nam Sông Bung (xã La Dêê, huyện Nam Giang) có gỗ pơ mu nên báo cho Chính. Chính thỏa thuận giá khai thác, vận chuyển gỗ pơ mu thành phách ra đến đường ô tô với giá 8 triệu đồng/m3. Chính nói Quang tìm người khai thác, có gì thì Chính và Tư lo và làm chu đáo, khéo léo.

Giữa tháng 6-2016, Quang gặp Tư trao đổi về quy cách xẻ gỗ và được Tư ứng trước 100 triệu đồng. Có tiền, Quang điện cho Thắng và Nguyễn Văn Sanh (SN 1982, ngụ tỉnh Quảng Bình) huy động 17 người vào rừng khai thác, vận chuyển gỗ. Khi Thắng hỏi việc khai thác gỗ này hợp pháp hay không thì Quang nói: "Làm cho ông Chính biên phòng, làm cho nhà nước; làm cho ông Tư giám đốc nên anh em yên tâm, cứ làm tẹt ga, không sao đâu. Việc này có ông Chính, ông Tư lo hết rồi".

Lời khai mâu thuẫn

Ngày 8-7-2016, khi biết việc phá rừng bị lộ, Chính điện thoại cho Quang chỉ đạo các đối tượng trong nhóm rời khỏi hiện trường. Chính cũng bảo Quang đổi số điện thoại và nói: "Tình hình rất căng, không được ở nhà mà phải trốn sang Lào gấp". Khi Quang trốn ở Lào, Chính cung cấp tiền, ngày nào cũng gọi bảo phải trốn 3-5 năm, khi bị bắt thì nhận trách nhiệm, đừng khai ra Chính, còn vợ con ở nhà đã có Chính lo. Quang ở Lào một thời gian thì về nước, sau đó trốn vào TP HCM thì bị bắt.

Tại phiên tòa ngày 19-1, Chính và Tư được cách ly khỏi phòng xét xử khi HĐXX xét hỏi các bị cáo khác. Khi được xét hỏi, Tư và Chính khai một số nội dung mâu thuẫn nhau, bất nhất và giải thích do "không nhớ", "tinh thần không ổn định".

Chính phủ nhận nhiều nội dung cáo trạng như khai không hề bảo Quang đi tìm gỗ mà khẳng định Quang tự giới thiệu có phát hiện gỗ pơ mu ở Lào, cách cửa khẩu 5-6 km, có giấy tờ; Quang sẽ khai thác, vận chuyển ra tới đường, bốc lên xe với giá 8 triệu đồng/m3. Sau khi "tham khảo" ý kiến Tư và biết Tư "không làm" nên Chính "làm một mình". Chính nói đã điện cho Quang và thống nhất chỉ khai thác gỗ bên Lào, không khai thác ở Việt Nam.

Chính cũng khai Quang chủ động gặp Chính nói ý định trốn sang Lào và nhờ Chính giúp đỡ vợ con ở nhà. "Tôi có dặn Quang nếu có bị bắt giữ thì đừng khai, vợ con ở nhà đã có người lo. Trong quá trình trốn sang Lào, tôi không điện cho Quang như Quang khai. Nói tôi yêu cầu Quang đổi số điện thoại và yêu cầu bỏ trốn sang Lào là không đúng sự thật" - Chính khai.

Hôm nay (20-1), phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi.

 Thiệt hại hơn 3,2 tỉ đồng

Theo xác định của cơ quan chức năng, các bị cáo đã chặt hạ, cưa xẻ 41 gốc cây pơ mu - gỗ nhóm IIA thuộc nhóm thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm ở Tiểu khu 351 rừng phòng hộ Nam Sông Bung. Tổng khối lượng gỗ pơ mu bị các bị can khai thác trái phép là 53,123 m3; tổng giá trị thiệt hại được xác định là hơn 3,2 tỉ đồng.

Theo Người Lao Động

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.