Phát triển năng lượng tái tạo phải đi kèm với hệ thống lưu trữ năng lượng?!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại Hội thảo về Đề án Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 tổ chức mới đây, thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã yêu cầu các đơn vị tư vấn, thiết kế nghiêm túc tiếp thu các góp ý, đề xuất của chuyên gia, doanh nghiệp, qua đó, nghiên cứu trên cơ sở khoa học và thực tiễn, nhằm đảm bảo Quy hoạch được xây dựng và thực thi tốt nhất. Đại diện cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu phân tích rõ hiện trạng thực hiện các quy hoạch hiện nay, những bất cập trong quá trình thực hiện và triển khai các quy hoạch. Các đơn vị liên quan cần phải làm rõ về việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trong Chiến lược phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) cũng đang được lập, theo kế hoạch cũng sẽ được hoàn thiện và trình Chính phủ vào cuối năm nay.
Theo nhiều chuyên gia, cứ có năng lượng tái tạo biến đổi thì phải có nguồn tích năng tương đương mới đảm bảo cho việc vận hành an toàn.
Theo nhiều chuyên gia, cứ có năng lượng tái tạo biến đổi thì phải có nguồn tích năng tương đương mới đảm bảo cho việc vận hành an toàn.

Tại Hội thảo về Đề án Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 tổ chức mới đây, thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã yêu cầu các đơn vị tư vấn, thiết kế nghiêm túc tiếp thu các góp ý, đề xuất của chuyên gia, doanh nghiệp, qua đó, nghiên cứu trên cơ sở khoa học và thực tiễn, nhằm đảm bảo Quy hoạch được xây dựng và thực thi tốt nhất.

Đại diện cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu phân tích rõ hiện trạng thực hiện các quy hoạch hiện nay, những bất cập trong quá trình thực hiện và triển khai các quy hoạch. Các đơn vị liên quan cần phải làm rõ về việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trong Chiến lược phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) cũng đang được lập, theo kế hoạch cũng sẽ được hoàn thiện và trình Chính phủ vào cuối năm nay.

Phát triển năng lượng tái tạo phải đi kèm với hệ thống lưu trữ năng lượng?! ảnh 1

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu tại Hội thảo.

Theo thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, Viện Năng lượng - Cơ quan tư vấn cho cả 2 quy hoạch (QH Năng lượng và QH Điện lực) cần phải xác định và phân tích kỹ cơ cấu năng lượng tối ưu của nền kinh tế bởi đây là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định việc chủ động, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cũng như vận hành an toàn hệ thống điện.

Một trong những yếu tố “cốt tử” của cơ cấu năng lượng được Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh cần phải tập trung làm rõ, đó là tỷ lệ nhập khẩu năng lượng là bao nhiêu, khả năng nguồn cung trong nước thế nào. Cụ thể trong lĩnh vực điện năng thì “bao nhiêu NLTT là vừa? Hệ thống tích trữ năng lượng được tính toán ra sao khi phát triển NLTT:

"Chúng ta hiện nay đang xuất phát từ các chỉ tiêu được giao và trên cơ sở Nghị quyết 55/NQ-TW của Bộ Chính trị đã xác định. Ở đây chúng ta đang nói thuần túy về vấn đề môi trường và vấn đề về giá. Thế còn một chỉ tiêu nữa, ví dụ như trong hệ thống điện thì bao nhiêu là an toàn chẳng hạn? Với điều kiện phát triển NLTT mà không có hệ thống tích trữ năng lượng thì bao nhiêu là giới hạn của NLTT trong hệ thống điện? Và bao giờ thì chúng ta sẽ bắt buộc việc phát triển NLTT phải đi kèm với các hệ thống lưu trữ năng lượng? Các chi phí đó sẽ được tính vào chi phí cuối cùng của toàn ngành năng lượng trong đó có ngành điện là bao giờ? Những cái này phải phân tích và phải tính với thị trường thế giới. Chúng ta muốn phát triển NLTT mà không kèm theo các hệ thống lưu trữ và các giải pháp khởi động nhanh thì hệ thống điện cũng sẽ không hoạt động được. Đấy là điều chắc chắn về mặt kỹ thuật".

Phát triển năng lượng tái tạo phải đi kèm với hệ thống lưu trữ năng lượng?! ảnh 2

Ngày 11/11/2020, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo lần 2 Quy hoạch Tổng thể về Năng lượng Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lập Quy hoạch tổng thể về năng lượng.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, hiện nay tỷ lệ năng lượng tái tạo (NLTT) trong hệ thống điện Việt Nam mới khoảng 10-12%, trong khi các nguồn điện linh hoạt như thủy điện và nhiệt điện khí vẫn đang khá cao nên chưa cần tính tới hệ thống lưu trữ năng lượng. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ NLTT lên tới 20% thì bắt buộc phải tính tới hệ thống lưu trữ năng lượng để đảm bảo cho hệ thống điện vận hành an toàn. TS Nguyễn Mạnh Hiến, Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng cho rằng:

“Rất nhiều tài liệu của thế giới họ cho rằng phát triển NLTT nhất là gió và mặt trời, nhất là điện mặt trời, nếu dưới 20% tổng công suất của toàn hệ thống thì chưa cần đến các bộ tích điện, thế nhưng vượt quá 20% thì phải có bộ tích điện. Bởi vì, nhiều như thế mà không có bộ tích điện thì nó sẽ gây ra tình trạng mất ổn định cho hệ thống. Tức là khi không có gió hay mặt trời thì hệ thống sẽ mất một lượng điện quá lớn thì như vậy sẽ không bảo đảm. Cho nên họ quy định là nếu không muốn lắp đặt các bộ tích điện thì tỷ lệ NLTT chỉ ở mức 20% trở xuống thôi”.

Tại Hội thảo lần 2 giới thiệu về Đề án Quy hoạch Điện VIII mới được đưa ra lấy ý kiến (ngày 28/09/2020), theo kế hoạch tới năm 2030, công suất đặt nguồn điện toàn hệ thống dự kiến đạt khoảng 138.000 MW và tới năm 2045 khoảng 302.000 MW, trong đó nhiệt điện than có xu hướng giảm dần, tăng nhanh nhiệt điện khí trong cơ cấu phát triển nguồn điện. Cùng với đó, sẽ ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) phù hợp với tiềm năng từng vùng/miền.

Cụ thể, trong giai đoạn 2020- 2030 tổng công suất nguồn điện tăng thêm vào khoảng 80.000 MW, trong đó các nguồn điện lớn như các nhà máy nhiệt điện than, nhiệt điện khí LNG dự kiến sẽ tăng thêm khoảng trên 30.000 MW, các nhà máy điện gió trên bờ và trên biển và điện mặt trời dự kiến tăng thêm khoảng gần 30.000 MW.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, với một quy hoạch điện được xây dựng mang tính mở, các kịch bản cho thấy tỷ lệ NLTT có thể chiếm tới hơn 30% vào năm 2030 và khoảng hơn 40% vào năm 2045, trong khi các nguồn điện truyền thống, linh hoạt ngày càng giảm đi thì yêu cầu phải có nguồn năng lượng dự trữ để đảm bảo cho hệ thống điện vận hành an toàn (khi tắt nắng, tắt gió) là rất lớn.

Có tính toán cho rằng, cứ phát triển 1MW điện NLTT thì cần ít nhất 0,5MW điện tích trữ, thậm chí phải tương đương. Theo thiết kế của bản dự thảo Quy hoạch điện VIII, cơ cấu nguồn điện tích năng chưa đến 1,5% tổng công suất toàn hệ thống là quá nhỏ, khả năng rủi ro cao cho hệ thống trong quá trình vận hành.

Phát triển năng lượng tái tạo phải đi kèm với hệ thống lưu trữ năng lượng?! ảnh 3

Hội thảo có sự tham gia đông đảo đại biểu đến từ Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ban ngành liên quan, các Viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế.

Hiện nay, có 3 loại nguồn tích năng chính, đó là thủy điện tích năng, siêu tụ điện và các loại pin tích năng (ắcquy hoặc pin lithium). Trong đó, thủy điện tích năng được xem là phương án tối ưu cho việc dự phòng công suất phát, phát điện phủ đỉnh, giúp ổn định hệ thống, điều chỉnh tần số. Hiện nay, công trình thủy điện tích năng Bác Ái - công trình thủy điện tích năng đầu tiên tại Việt Nam đang được triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có công suất 1.200MW (4x300MW) dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 1 vào cuối năm 2026 (hoàn thành toàn bộ vào năm 2028).

Để tạm thời giải quyết bài toán điều độ hệ thống, ngoài các nguồn điện linh hoạt như thủy điện và điện khí, vào những thời điểm nhu cầu điện tăng cao, Việt Nam đang sử dụng máy phát điện chạy dầu diesel để bổ sung nguồn vào lưới điện quốc gia, tuy nhiên, giá thành phát điện từ nguồn diesel lại khá đắt đỏ, chưa kể việc huy động càng cao sẽ tăng lượng khí thải phát ra môi trường.

Chuyên gia năng lượng Nguyễn Văn Vi, Hiệp hội năng lượng Việt Nam cho rằng, về lâu dài cần tính tới phương án sử dụng pin tích năng như một yêu cầu bắt buộc đối với nhà đầu tư vào hệ thống NLTT:

“Xu thế phát triển các nguồn năng lượng, có thể cân đối theo từng vùng chẳng hạn hay tự cân đối để có thể đảm bảo được.Ví dụ như trong một gia đình khi lắp tấm pin NLMT thì trong đó có yêu cầu phải có thiết bị dự trữ,tức là hệ thống pin dự trữ nó là bao nhiêu đấy để nó đảm bảo cân đối,có thể là cân đối trong từng gia đình hay từng khu vực một, thì cũng phải có các vấn đề về kỹ thuật như thế. Tính rộng ra thì có thể sau này thì với một hệ thống phát triển thì cũng phải có yêu cầu đi kèm với bộ lưu trữ chẳng hạn. Ví dụ như 50MW thì phải có 10 - 10,2MW các tấm pin lưu trữ chẳng hạn thế, nghĩa là phải có các yêu cầu kèm theo”.

Theo nhiều chuyên gia, cứ có năng lượng tái tạo biến đổi thì phải có nguồn tích năng tương đương mới đảm bảo cho việc vận hành an toàn. Hệ thống pin tích năng có khá nhiều lợi ích, khiến cho hoạt động của hệ thống điện chủ động hơn với nguồn NLTT do khả năng “tích/mua lại” ở thời điểm nhiều nắng/gió, giá thấp để “bán lên” hệ thống lúc cao điểm/khi cần.

Tại Hội thảo về Quy hoạch Điện VIII, các yêu cầu về hệ thống lưu trữ năng lượng trong đó có việc sử dụng các loại pin tích năng cũng đã được đặt ra. Tuy nhiên, các vấn đề về tỷ lệ bao nhiêu, cơ chế vận hành, giá mua/trữ thế nào thì chưa được tính tới. Có chuyên gia còn cho rằng, bản thiết kế đề án Quy hoạch Điện VIII mới đây cơ cấu nguồn tích năng là rất thấp. Vì vậy, cần nghiên cứu, bổ sung hệ thống tích năng để khi bản Quy hoạch thực thi trên thực tế phải đảm bảo cho hệ thống điện được vận hành an toàn./.

TIN LIÊN QUAN
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.