Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Dâng hiến trọn một đời cho Phật pháp và hòa bình

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong 96 năm trụ thế, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà hoạt động tôn giáo, nhà thơ, nhà hoạt động vì hoà bình được thế giới kính nể với những lời dạy thông qua chánh niệm về hoà bình, xây dựng cộng đồng…
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc chân tu, dành trọn đời mình cho Phật pháp và hoà bình.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc chân tu, dành trọn đời mình cho Phật pháp và hoà bình.

Hành trình hoằng pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Theo thông tin từ trang Cộng đồng Làng Mai, sau nhiều năm trở về cố hương, rạng sáng 22/1, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch tại chùa Từ Hiếu trong sự xót thương của các tăng sĩ Phật giáo, các phật tử cùng người dân khắp trong và ngoài nước. Lúc sinh thời và trong sự nghiệpcủa mình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận được vô vàn sự kính nể ở khắp thế giới bởi những lời răn dạy mạnh mẽ, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng của ông.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc chân tu, lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn ở phương Tây và tích cực thúc đẩy vì hoà bình. Thiền sư là một trong những người có ảnh hưởng lớn tới Phật giáo Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Dành trọn đời mình cho Phật pháp, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xây dựng một cộng đồng thịnh vượng gồm hơn 600 nhà sư và nữ tu trên toàn thế giới, cùng với hàng vạn sinh viên đang theo học, áp dụng các giáo lý về chánh niệm, hòa bình và xây dựng cộng đồng trong các trường học, nơi làm việc, kinh doanh trên toàn cầu.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11/10/1926 tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế). Từ nhỏ, ông theo học ở chùa Từ Hiếu (phường Thuỷ Xuân, TP. Huế) và trở thành một tu sĩ Phật giáo vào năm 16 tuổi.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Dâng hiến trọn một đời cho Phật pháp và hòa bình ảnh 1
Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022).

Vào đầu những năm 1950, Thiền sư đã tích cực tham gia vào phong trào phục hồi Phật giáo Việt Nam. Ông là một trong những người đầu tiên nghiên cứu chủ đề thế tục tại một trường đại học ở TP.HCM. Khi chiến tranh xảy ra, các nhà sư và nữ tu phải đối mặt với câu hỏi là tuân theo cuộc sống chiêm niệm và thiền định trong các tu viện hay giúp những người xung quanh họ thoát khỏi những vụ đánh bom và hỗn loạn.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong số những người đã chọn để làm cả hai, và ông đã thành lập phong trào Phật giáo Nhập thế, thuật ngữ này xuất hiện trong cuốn sách “Việt Nam: Hoa sen trong biển lửa”.

Đầu những năm 1960, Thiền sư Thích Nhất Hạnh thành lập Trường thanh thiếu niên về các dịch vụ xã hội tại TP.HCM. Một tổ chức cứu trợ cấp cơ sở gồm 10.000 tình nguyện viên dựa trên nguyên lý Phật giáo về hoà bình và từ bi. Năm 1961, Thiền sư sang Mỹ để giảng dạy tôn giáo ở Đại học Princeton và năm tiếp theo, ông tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Columbia. Ông kêu gọi Martin Luther King, Jr - nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi nổi tiếng thế giới, chống lại chiến tranh Việt Nam.

Năm 1967, mục sư Martin Luther King đã đề cử ông giải Nobel Hòa bình. Tuy nhiên, năm đó Ủy ban Nobel không chọn giải Nobel Hòa bình. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã lãnh đạo phái đoàn Phật giáo tại Paris Peace Talks. Là một trong những giáo sư Phật giáo nổi tiếng nhất ở phương Tây, giáo lý và thực hành của ông thu hút nhiều người với nhiều nguồn gốc tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau.

Tại chùa Từ Hiếu ngày 1/5/1966, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận được “Ấn khả” từ Sư phụ Chân Thật, trở thành một vị Thiền sư và nhà lãnh đạo tinh thần của chùa Từ Hiếu. Sau hàng chục năm xa quê, năm 2005, lần đầu tiên Thiền sư trở về thăm quê hương với sự đón tiếp nồng hậu và đạo tình thắm thiết của Tăng ni, Phật tử ở TT-Huế.

Ngày 11/11/2014, một tháng sau ngày sinh nhật thứ 89 của Thiền sư Thích Nhất hạnh, sức khoẻ của ông giảm sút do bị đột quỵ và được đưa qua Mỹ điều trị. Tháng 1/2016, sau hơn một năm phục hồi chức năng, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Làng Mai. Ngày 28/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở lại Việt Nam và ông chọn chùa Từ Hiếu làm nơi tĩnh dưỡng những năm tháng cuối đời.

Vị Sư ông dành cả đời mình để đấu tranh cho hòa bình

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tham gia hoạt động xã hội vào những năm 1960 với vai trò là học giả, giáo viên và nhà đấu tranh cho hoà bình… Ông thành lập Trường Đại Học Phật Giáo Vạn Hạnh ở TP.HCM và Nhà xuất bản Lá Bối (một tạp chí hoạt động vì hòa bình). Năm 1966 ông thành lập Dòng tu Tiếp Hiện (Order of Interbeing).

Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Thiền sư thường xuyên đi Mỹ và châu Âu để nói về vấn đề hoà bình và kêu gọi chấm dứt các cuộc chiến ở Việt Nam. Trong chuyến đi 1966 lần đầu tiên ông gặp nhà đấu tranh dân quyền Martin Luther King Jr, người sau này đã đề cử ông giải Nobel Hòa bình vào năm 1967.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau đó tiếp tục đi khắp nơi, truyền bá thông điệp hòa bình và từ bi, vận động các nhà lãnh đạo phương Tây tác động đến chiến tranh tại Việt Nam, và trở thành nhà lãnh đạo phái đoàn Phật giáo tại Paris Peace Talks vào năm 1969. Thiền sư Thích Nhất Hạnh sống chủ yếu ở miền tây nam nước Pháp, nơi ông thành lập một trung tâm tu tập được gọi là Làng Mai hay Đạo tràng Mai Thôn.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Dâng hiến trọn một đời cho Phật pháp và hòa bình ảnh 2

Những cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xuất bản ở nước ngoài.

Dưới sự lãnh đạo của Thiền sư Nhất Hạnh, Làng Mai đã phát triển từ một trang trại nông thôn nhỏ để trở thành tu viện Phật giáo lớn nhất và năng động nhất ở phương Tây, với hơn 200 tu sĩ thường trú và hơn 8.000 du khách mỗi năm, những người đến từ khắp nơi trên thế giới để học “nghệ thuật của cuộc sống chánh niệm”.

Lúc sinh thời, Thiền sư Thích Nhất Hạnh gọi Làng Mai là nơi trú ngụ của sự hòa hợp, hoà bình và đa dạng sắc tộc. Làng Mai vốn là tập hợp của nhiều dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và giới tính khác nhau nhằm trân quý giây phút hiện tại, ý thức sâu sắc và trân trọng cuộc sống.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng là một nghệ sĩ, ông đã sáng tác những tác phẩm văn học vô cùng độc đáo và nổi tiếng. Bên cạnh đó, ông còn sáng tác những cụm từ ngắn và những câu chuyện thể hiện bản chất của các giáo lý chánh niệm dễ hiểu, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, lay động lòng người. Ông được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Từ năm 2010 đến nay, các tác phẩm của Thiền sư được trưng bày tại Hồng Kông, Đài Loan, Canada, Đức, Pháp và Mỹ.

Cùng với đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khóa tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ… Bên cạnh sự nghiệp hoằng pháp, Thiền sư cũng đã tổ chức nhiều Đại Giới Đàn và lễ Truyền Đăng, Việt hóa Nghi lễ và tân tu Giới bản để tiếp dẫn hậu lai.



Những câu nói, lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về giá trị cuộc sống, về giá trị đích thực của một con người và sự lý giải cho câu hỏi "Làm thế nào để hạnh phúc?"

1. Khoảnh khắc hiện tại là lúc duy nhất chúng ta có thể kiểm soát.

2. Được sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là khả năng đi trên mặt nước, nó chính là bạn có thể đi bộ trên trái đất xanh ngay lúc này để nhìn thấy sự bình yên và vẻ đẹp của cuộc sống.

3. Bởi vì bạn đang sống nên mọi thứ đều có thể thành sự thật.

4. Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.

5. Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay.

6. Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số 1? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hi sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.

7. Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng bàn chân của mình.

8. Chỉ biết đau khổ thôi thì không đủ. Cuộc sống đầy khổ đau nhưng cũng rất tuyệt vời. Làm thế nào có thể mỉm cười khi trong lòng đầy những buồn đau? Bạn hãy học cách mỉm cười với nỗi buồn của mình bởi vì bạn đâu phải chỉ là nỗi buồn ấy.

9. Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi.

10. Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc.

11. Con người đau khổ là vì các thành kiến. Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, chúng ta sẽ tự do và chẳng còn khổ đau nữa.

12. Không phải vĩnh cửu là điều làm cho chúng ta đau khổ. Điều làm chúng ta khổ là mong muốn mọi thứ phải kéo dài vĩnh viễn, trong khi chúng không phải như vậy.

13. Thời khắc hiện tại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn để tâm, bạn sẽ nhìn thấy chúng.

14. Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.