Chuyện ít biết về cách dạy con của cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên

Tấm gương sống, học tập, làm việc, dạy dỗ con cháu của cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên và cách thức con cháu của ông thực hành chữ Hiếu quả là một tấm gương sáng cho nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Chuyện ít biết về cách dạy con của cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên
Với một người học hành đỗ đạt, có nhiều mối quan hệ, lại sinh ra trong một gia đình “Danh gia vọng tộc” như vậy, việc làm giàu, làm ra nhiều tiền bạc lúc bấy giờ không khó, nhưng GS. TS Nguyễn Văn Huyên một trí thức chân chính đã viết thư cho vợ, một tiểu thư đài các “Ngọc thấy Huyên không thiết gì ngoài cái tình thân mật trong gia đình, còn danh lợi thì dửng dưng không ham muốn; có thì dùng không bao giờ đi tìm kiếm… Chúng ta muốn làm giàu thì không có gì là khó. Nhưng chúng ta dùng nó mà gây cái hạnh phúc chung, cho tất cả các con em thì tốt đẹp biết nhường nào…” (Thư của cha gửi mẹ năm 1946 – trích “Theo bước chân cha”).
Một người tài danh, nổi tiếng, bận nhiều việc đại sự quốc gia mà vẫn “Chúng tôi nhớ về cha âu yếm, thương yêu như sau bữa ăn không ngày nào không làm nhiệm vụ lau miệng cho con. Cha dạy chúng tôi rửa tay xà phòng. Hai bàn tay nhỏ bé của con lần lượt trong hai bàn tay vừa to, vừa mềm mại của cha xoa xoa tí xà phòng rồi cha cầm hai bàn tay bé xíu của từng con dạy cách xoa vào nhau… sao mà cha hiền dịu như người mẹ vậy…” (Trích hồi ký “Theo bước chân cha”).
Chính người con cả của cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, bà Nguyễn Kim Nữ Hạnh đã viết trong hồi ký của mình những dòng cảm động về một người cha mẫu mực “Sau 10 ngày, hai mẹ con đã được cha chuẩn bị chu đáo đón về nhà. Trên phòng ngủ đã có một chiếc giường xinh xắn với màn tuyn màu hồng... Cha đã mua một chiếc xe đẩy rất mode ở Goda (Bách hóa Tràng Tiền ngày nay)... Những bữa ăn của mẹ khi còn ở trong viện tự tay cha làm. Cha yêu mẹ, yêu con vô cùng…”.
Khi các con lớn lên dù là người đang ở cương vị bộ trưởng quốc gia giáo dục, GS vẫn “Cha dẫn chị em tôi đi xin học rồi ra thị xã làm quen với ông giáo Ngữ… Sự giúp đỡ đầu tiên và mãi mãi không bao giờ quên là chúng tôi được thổi cơm chung với các con của ông bà giáo Ngữ… Chúng tôi góp chung với nhóm chiếc nồi đồng mà cha dẫn chúng tôi đi mua ở phố Tuyên. Bà con ở đây dặn phải tẩy bằng lá tre trước khi dùng. Cha tôi đã cùng chúng tôi hái đầy một nồi lá tre bên vệ đường …”.

Ăn một miếng ngon, nhìn thấy một cảnh đẹp ở quê người lại nhớ tới vợ con “Khi còn ở tại bàn đàm phán hội nghị Fontainebleau, cha viết cho mẹ tôi: Thấy vật lạ đẹp mắt lại nhớ tới các con, nào chị Hạnh có cái bút này, cuốn sách này thì tốt biết bao? Nào nghĩ tới Bích Hà, Nữ Hiếu sinh ra trong thời loạn lạc không được hưởng những lạc thú của đời sơ sinh như chị Hạnh; biết xe đạp là cái gì? mùi kẹo là thế nào? Nghĩ tới năm nào cha con ốm yếu Bích Hà chỉ xin một tý “Vi ta”. Nay Nữ Hiếu lại thiếu hơn. Mà Văn Huy những ngày sắp tới đây thế giới vẫn sửa soạn chiến tranh như ngày nay thì còn thiếu biết bao nhiêu nữa…”.

Chuyện ít biết về cách dạy con của cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên - anh 1

GS. TS. Nguyễn Văn Huyên và vợ.

“Mẹ tôi thường nhắc đi, nhắc lại một điều về cha: cả đời không trách mắng vợ con, không nói điều gì to tiếng với đồng nghiệp. Không tính thiệt hơn… Tôi nhớ lại ngày tôi mới 4, 5 tuổi, cha tôi thường cho tôi nằm võng và kể rất nhiều chuyện ngày xửa, ngày xưa. Giọng cha ngâm thơ vừa ấm mà rất rành mạch. Hình ảnh Mạnh Lệ Quân cải trang nam, người con gái làm nên nghiệp lớn đã in sâu trong tâm trí tôi… Tôi được cha cho dùng ống nhòm không chỉ một lần xem ông trăng trên trời. Tôi cố tìm chú cuội hay nói dối và cây đa là cây thuốc… Mặc dù bận việc nước nhưng cha tôi vẫn tìm được thời gian đưa mẹ con chúng tôi đi xem phim, đi dạo chơi công viên, xem thú vật ở vườn bách thảo, đi tham quan chùa chiền… Cha tôi là người hiểu sâu sắc tính cách của con người Việt Nam như ông đã viết trong cuốn “Văn minh Việt Nam” nên thường dặn nên tránh cái quá mức: Tất cả ở đây phản ảnh cái tính chất ít khoan dung, khiến cho một cái vốn chẳng ra gì, chẳng mấy chốc phồng lên thành cái vô tận. Chẳng khuyết điểm nào, ưu điểm nào, nói tóm lại chẳng có mặt nào của tính cách người Việt Nam lại không có mặt bù lại và không gợi ngay tức khắc một bằng chứng ngược lại…

Cha tôi thường viết thư chỉ thẳng vào vấn đề để con nhận ra thiếu sót đồng thời dạy con cách suy nghĩ để có mục đích, có ý thức sống hơn: Cậu nhắc con bền bỉ, kiên nhẫn, con nhớ muốn quyết tâm phải có ý thức về việc mình làm… Có thế mới rắn rỏi lên được mà có rắn rỏi, mạnh dạn thì mới thành công được; nếu không thì gặp khó dễ bỏ xuôi dòng, gặp dễ thì sinh kiêu, tự mãn. Bỏ xuôi, tự mãn thì dễ xa rời học tập, xa rời công việc, xa rời bạn hữu…

Vào năm 1959, khi tôi có nhiều tiến bộ, trở thành đối tượng Đảng, tôi khai lý lịch tất nhiên đụng chạm đến một vấn đề: Vì sao cha tôi lại không vào Đảng? Nhân việc này cha tôi đã trao đổi về vấn đề phấn đấu như sau: Cậu nỗ lực không ngừng, mẹ cũng vậy. Mọi người đều cố gắng công tác, học tập, rèn luyện mình để vươn ngang tầm với yêu cầu của cách mạng …”.

Cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên không chỉ biết cách chăm sóc dạy dỗ, yêu thương vợ con. Theo con trai ông, TS nguyễn văn Huy, ông “Coi các con như những người bạn, dân chủ, chân thành, thẳng thắn trao đổi, bàn bạc, để cho các con tự quyết lấy vấn đề của mình trong cuộc sống”. Ông còn là một người cha thực sự thông minh trong cách động viên vợ con “Bố là Văn Huyên một ánh sáng nhẹ nhàng, mẹ là Kim Ngọc một vật quý không vết, con Văn Huy phải tiến một bước dài trong các nguồn hạnh phúc của các chị lớn… Hạnh là chị lớn gây lấy cái rễ để đưa đường cho các em…” (Trích thư cố bộ trưởng gửi vợ năm 1946).

Cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên. Tên ông đã được đặt tên cho một con đường gần bảo tàng dân tộc học Việt Nam.
Tạm biệt TS Nguyễn Văn Huy, tôi kính cẩn cúi đầu trước hai bức tượng đồng to bằng người thật, tượng cố bộ trưởng Nguyễn văn Huyên và bà Vi kim Ngọc đặt trong phòng khách; Hẳn ông bà đang rất hạnh phúc vì có những người con, người cháu đã thực sự nên người, đã làm tròn chữ Hiếu, đã sống, học tập và làm việc như những gì mà ông bà đã dạy dỗ, đã mong đợi…
Tấm gương sống, học tập, làm việc, dạy dỗ con cháu của cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên và cách thức con cháu của ông thực hành chữ Hiếu quả là một tấm gương sáng cho nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay – tôi thiển nghĩ vậy.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.