Còn chút gì để nhớ...

Đêm muộn thế, lôi hương nhu ra nấu lưng lưng thau nước gội đầu. Rồi chẳng chịu sấy, cứ để gió nhẹ nhẹ hong dần khô, như là để mùi hương nhu bện thật lâu vào tóc. Rồi thả lòng, cho phép bỏ trôi hết mọi xúc cảm thường ngày, bỏ trôi nào quá khứ và thực tại. Rồi lặng yên nghe Thái Thanh hát, cái giọng hát đằm sâu, da diết gì đâu. Rồi bày đặt trách móc người, như là muốn trách móc cho thật thỏa!
Còn chút gì để nhớ...

Rồi lần giở những tấm hình Đà lạt hôm nào, mà nhớ chị, nhớ em, nhớ hơn nữa là cái giăng mắc sương mù giữa đồi thông se lạnh, cái mưa không rát mặt, mà cứ nhẹ nhẹ thấm đẫm thịt da, chạy xe bềnh bồng trong đêm mưa Xuân Hương nghe mùi cao nguyên thổn thức.
"phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương "

Có phải vì một câu nói ấy thôi, từ cái thuở quen nhau,Người đã bảo rằng, "may mà có em, cho anh còn chút gì để nhớ", khiến cho Đà lạt càng trở nên thân thiết như kẽ bàn tay...Ai khiến xui Người gợi nhắc bài hát ấy, để ta cứ đứng trong sương, ngước mặt lên trời, cho sương ướt nhòe lên mắt, lên cả bờ vai... Để rồi mà ước ao giản dị thế này "giữ giùm anh mù sương che bóng núi/ giữ giùm anh dù chỉ là phút cuối/ nụ hoa hồng quên nở, ngủ trên tay"...

Có bao nhiêu mảnh đất từng đi qua? Có bao nhiêu con người từng gặp gỡ? Khi bảo rằng, "khi ta đi đất đã hóa tâm hồn" thì không hẳn đó là vì có bóng hình ai trên cái mảnh đất ấy để nhớ nhung. Cũng như ta và Người, đâu đã bao giờ gặp nhau ở đó. Ấy thế mà chỉ là tương tư tới chốn ấy, thì sẽ nghĩ về Người, giản đơn thôi, bởi cái màn sương ấy, cái trời thấp núi cao ấy cùng là điều chúng ta luyến ái ở mảnh đất này.

Còn chút gì để nhớ... - anh 1
"xin cảm ơn, thành phố của Anh"...


Ta muốn về lại, ngồi thảnh thơi bên bờ hồ Tuyền Lâm buồn rượi, ẩn mình nơi những khóm mimosa vàng tê tái, nhấp một chút vang Đà lạt chát chát nồng nàn đượm lên môi, đòi chị hát Ngày xưa hoàng thị, rồi một mình đi tìm níu chút tà huân đổ vào cội dốc. Muốn ung dung nhìn những giòng người khẽ kéo cao chiếc cổ áo, khẽ nâng niu chiếc khăn quàng, thảnh thơi nhàn hạ bước vào một ngày mưa gió an hòa. Còn muốn nữa, được xuýt xoa đôi bàn tay, chờ đợi món bánh mì xíu mại ngọt mềm, bưng trong tay ly sữa đậu nành nóng hổi, ấm áp lòng giữa đêm khuya...

Hẹn và mong muốn cùng một người thân đi dạo bước dưới bầu trời ấy, trên những cỏ ướt sương nơi ấy. Hẹn, mà chẳng biết đi hết nhân duyên, có thể thành toàn? Rồi gặp lại, cũng sẽ gửi về cao nguyên lời nhớ thương của Người, một Cố nhân, và nói với cao nguyên một lời của chính mình "xin cảm ơn, thành phố của Anh"...

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.