GS Nguyễn Lân Dũng: Thắng vợ thì vẻ vang gì?

Nhắc đến Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng người ta nghĩ ngay đến một con người tài năng, đức độ, một lối sống dung dị và một gia đình hạnh phúc, yên ấm. Điều ít ai biết rằng người bạn đời của ông cũng là một nhà khoa học, một thầy thuốc nhân dân được nhiều người kính trọng và yêu mến – bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu, con gái của nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên. Câu chuyện tình của hai ông bà được coi là "Cổ tích tình yêu của các nhà khoa học"
GS Nguyễn Lân Dũng: Thắng vợ thì vẻ vang gì?

Chuyện tình giản dị của hai nhà khoa học “quên yêu”

Được biết cả G.S Nguyễn Lân Dũng và vợ PGS.Tiến sĩ Nguyễn Kim Nữ Hiếu là hai con người mê khoa học “quên yêu” điều này có đúng không?

Tôi quen vợ tôi khi tôi đã 32 tuổi, vợ tôi kém tôi 4 tuổi. Khi đó cả hai chúng tôi đều say mê khoa học và nghiên cứu, nên dành toàn bộ thời gian của mình ở những phòng thí nghiệm, bệnh viện. Ở thời bấy giờ tầm tuổi của tôi và vợ tôi mà chưa lập gia đình là rất muộn. Thậm chí nhiều người bằng tuổi vợ tôi, phụ nữ đã có mấy con. Chính vì vậy nhiều bạn bè tôi ngày ấy vẫn hay đùa với vợ chồng tôi là mải mê nghiên cứu khoa học nên “quên yêu”.

Ông có thể chia sẻ với bạn đọc mối lương duyên nào đã đưa hai ông bà đến với nhau không?

Năm 1970, khi nghiên cứu đề tài khoa học “Chống mủ xanh cho thương binh”, tôi thường xuyên ra vào Bệnh viện 108, nơi Hiếu công tác để hợp tác với các bác sĩ trong bệnh viện. Thấy bác sĩ Nguyễn Kim Nữ Hiếu chưa có người yêu, lại vốn yêu quý Hiếu, nên một người đồng nghiệp của vợ tôi là bác sĩ Quang (Trưởng khoa Vi sinh vật) đã giới thiệu cho chúng tôi làm quen vì thấy cả hai có rất nhiều điểm chung: Nhiệt huyết, say mê công việc và luôn ý thức tự rèn luyện, phấn đấu. Thời đó có rất ít phim chiếu rạp, nhưng không hiểu bằng cách nào, vợ chồng anh Quang kiếm được 4 cái vé rồi rủ hai chúng tôi đi xem phim. Chúng tôi quen nhau rồi yêu nhau đơn giản như thế.

GS Nguyễn Lân Dũng: Thắng vợ thì vẻ vang gì? - anh 1

Giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng

Yêu nhau khá muộn, lại bận rộn với công việc nghiên cứu khoa học, tình yêu của ông bà có đẹp và lãng mạn như những cặp đôi khác không?

Thời yêu nhau, vợ tôi ở trong tập thể quân đội, mỗi khi muốn ra cổng là phải xuất trình thẻ. Không muốn vì chuyện tình cảm mà vi phạm kỷ luật quân đội, nên nơi “hẹn hò” của chúng tôi thường chính là Khoa Truyền nhiễm, nơi Hiếu đang làm việc. Công việc của vợ tôi ở khoa khá bận nên ngày còn yêu nhau, không bao giờ tôi đòi hỏi vợ phải đi chơi hay phải gặp gỡ riêng tư. Ngày ngày, tôi vào Khoa Vi sinh làm việc, đến hết giờ làm việc lại sang Khoa Truyền nhiễm, ngồi nói chuyện với các anh chị em trong khoa. Thỉnh thoảng Bệnh viện 108 có phát động phong trào làm bích báo thi đua giữa các khoa, tôi thường là người vẽ đầu báo và trang trí cho bích báo của Khoa Truyền nhiễm. Câu chuyện tình yêu của chúng tôi được gia đình hai bên ủng hộ. Tháng 5/1971, tôi đi theo đoàn bác sĩ vào đường 9 – Nam Lào để chữa bệnh cho bộ đội. Đến tháng 9/1971 thì chúng tôi cưới nhau.

Được biết không lâu sau khi cưới bà Nữ Hiếu đã xung phong vào chiến trường khi đang mang thai đứa con đầu lòng, đây đã trở thành một câu chuyện huyền thoại của gia đình ông, ông có thể chia sẻ thêm với độc giả được không?

Cưới nhau tháng 9 thì tháng 1 năm sau vợ tôi có lệnh điều động vào chiến trường, đó là nguyện vọng của Hiếu từ trước đó rất lâu. Nhưng đúng vào lúc đó thì vợ tôi có những dấu hiệu đầu tiên của việc thai nghén. Sợ ảnh hưởng đến công tác được giao chúng tôi bàn với gia đình sẽ đưa Hiếu ra khám ở một bệnh viện khác. Kết quả Hiếu có thai thật. Vợ tôi mang thai khi đã 30 tuổi nên cả gia đình ai cũng lo lắng, nhưng cuối cùng vẫn đồng ý cho Hiếu vào chiến trường vì đó là nguyện vọng của vợ tôi.

Suốt khoảng thời gian Hiếu vào chiến trường, tôi rất lo lắng, có lúc còn nghĩ đến trường hợp xấu nhất. Thế nhưng may mắn, khi mang thai ở tháng thứ 7, Hiếu trở về an toàn. Đến giờ vợ tôi vẫn thường chia sẻ quyết định cho vợ vào chiến trường khi đó là quyết định can đảm nhất, vĩ đại nhất của tôi. Song cũng phải thú thật, kể cả khi vợ trở về tôi vẫn hết sức lo lắng bởi thời gian ở chiến trường, Hiếu thường xuyên lấy nước sinh hoạt ngoài suối và hái rau ngoài rừng. Mà ngày đó cả khu vực ấy đều bị Mỹ rải chất độc hóa học màu da cam. May rủi thế nào mà vợ tôi lại không bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học, có lẽ là nhờ trời thương, nên cuối cùng hai đứa con của tôi ra đời đều lành lặn, khỏe mạnh.

Thắng vợ thì được cái gì?

Nhiều người bạn của vợ chồng giáo sư cho rằng cuộc sống của vợ chồng ông rất hạnh phúc, ít khi nghe thấy ông bà to tiếng, vậy ông có thể chia sẻ bí quyết hạnh phúc của mình không?

Mỗi khi xảy ra tranh luận với vợ, tôi thường tự hỏi “Thắng vợ thì được cái gì?”. Tôi nghĩ trong một gia đình người chồng biết nhường nhịn, người vợ biết điều thì mọi chuyện đều êm thấm. Sự nhường nhịn nhau chính là chìa khóa để giữ hạnh phúc. Tới nay, đã 42 năm trôi qua tôi vẫn tự hào mình chưa từng bao giờ nặng lời với vợ. Vợ tôi làm lãnh đạo ở một bệnh viện lớn, nhiều lúc căng thẳng ở bệnh viện về, Hiếu nói với tôi những điều chưa xác đáng lắm, nhưng tôi không cãi lại bao giờ. Sau đó Hiếu có nói với tôi là: "Sao hôm nọ bà nói sai mà ông không nói lại”. Tôi trả lời: "Đúng như vậy. Thắng vợ thì có vẻ vang gì?

Thế nhưng trong cuộc sống hiện nay không ít gia đình tan vỡ sau những cuộc tranh cãi không có hồi kết. Chính bản thân người trong cuộc cũng ý thức được điều này, song họ vẫn không tránh được nó, vì sao?

Theo tôi, những gia đình trẻ hay xảy ra mâu thuẫn vì ai cũng hiếu thắng, tranh phần thắng về mình. Trong cuộc sống không thiếu gì những lúc nóng nảy, buồn bực. Trong trường hợp đó mà lại hiếu thắng, gân cổ lên cãi nhau thì rất dễ đổ vỡ, những đổ vỡ nhỏ dẫn đến đổ vỡ lớn. Người chồng biết nhường nhịn, người vợ biết điều thì mọi chuyện đều êm thấm. Người chồng biết nhường vợ thì người vợ sẽ càng yêu thương và tôn trọng mình hơn. Tính hiếu thắng đối với xã hội là không hay, đối với gia đình lại càng không hay. Chỉ có sự nhường nhịn mới đem lại hòa khí trong gia đình.

GS Nguyễn Lân Dũng: Thắng vợ thì vẻ vang gì? - anh 2

Gia đình hạnh phúc của vợ chồng giáo sư Nguyễn Lân Dũng

Là người quan hệ rộng, lại uyên bác, trong xã hội không ít người thầm ngưỡng mộ ông, có khi nào trong cuộc sống ông xao lòng trước một bóng hình khác không?

Có thể nói sự gương mẫu của bố mẹ tôi đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Cha tôi – cố Giáo sư Nguyễn Lân là một người hết sức mẫu mực và thương yêu vợ con. Tôi có thể khẳng định, trong mắt bố tôi chỉ có duy nhất một người phụ nữ là mẹ tôi. Cho đến giây phút cuối đời, cả đàn con – tám anh chị em chúng tôi đều không tìm thấy giây phút nào đó bố mình xa rời hình ảnh của mẹ.

Hiểu được rằng sự chung thủy rất quan trọng trong cuộc sống hôn nhân gia đình, nên tôi luôn cố gắng học tập lối sống của cha, hết sức nghiêm túc trong các mối quan hệ để tránh bị hiểu nhầm. Từ trước đến nay, tôi chưa bao giờ để xảy ra việc gì khiến vợ phải suy nghĩ, cho nên vợ tôi rất tin tưởng ở tôi. Ngược lại cũng thế, tôi cũng tin tưởng vợ tôi mặc dù Hiếu cũng quan hệ rất rộng, trên cương vị lãnh đạo một bệnh viện lớn như vậy. Tin tưởng nhau thì không xảy ra chuyện gì cả. Với các con tôi cũng cố gắng truyền đạt lại tinh thần đó. Yêu nhau bằng sự tin cậy lẫn nhau là giữ gìn hạnh phúc cho mình và cho con cái mình.

Trải qua 42 năm chung sống, hình ảnh bà Nữ Hiếu có thay đổi gì trong mắt ông không? Cuộc sống của vợ chồng ông giờ đây diễn ra như thế nào?

Vợ tôi rất thành công trong việc "giữ lửa" gia đình bằng sự khéo léo, giỏi giang. Mặc dù giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Quân y 108, học hàm học vị cũng không thua kém chồng, nhưng Hiếu luôn hoàn thành vai trò của một người vợ, người mẹ trong gia đình. Hiện nay chỉ có hai vợ chồng tôi ở trong căn nhà 4 tầng. Chúng tôi thường bỏ trống cả ba tầng trên bởi lý do sức khỏe. Tôi bị bệnh tim, Hiếu bị bệnh khớp, tất cả cuộc sống chỉ tập trung ở dưới tầng một căn nhà 30m2 nhưng vẫn thấy đủ. Chúng tôi vẫn ăn uống, đọc sách và trao đổi với nhau hàng ngày. Trải qua hơn 40 năm gắn bó với nhau, tôi nhận ra rằng tình yêu kỳ diệu giúp cuộc sống hôn nhân trở nên hạnh phúc và đưa con thuyền gia đình vượt qua mọi khó khăn, sóng gió.

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.