Nàng dâu bị mẹ chồng đánh tím mặt vì muốn về để tang bố

Ngày hôm đó, bố đẻ của chị mất. Mẹ chồng chị tuyên bố nếu chị muốn về, cả gia đình chị, mẹ chị phải đến xin phép nhà chồng. Mẹ chồng còn bắt chị quỳ xuống xin mới được về chịu tang bố...
Nàng dâu bị mẹ chồng đánh tím mặt vì muốn về để tang bố

Chị Vân Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) sinh ra và lớn lên với tuổi thơ và những mơ ước ngọt ngào như bao người con gái cùng trang lứa khác. Nhưng cuộc đời chị đã thay đổi hoàn toàn từ khi chị lấy chồng. Và từ đó chị biết thế nào là bất hạnh…

Chị thẳng thắn chia sẻ: “Mình tình cờ đọc được trên một trang báo an ninh có bài viết về con dâu bất hiếu với mẹ chồng. Có rất nhiều người nói cô ta nanh nọc, độc ác nhưng mình lại nghĩ mọi người không ở trong hoàn cảnh đó thì không thể hiểu được nội tình câu chuyện.

Mình không bao che cho việc làm đó, việc đó là sai trái nhưng biết đâu người con dâu đó quá uất ức, tủi nhục khi bị mẹ chồng hành hạ và trong một lúc bồng bộc không làm chủ được bản thân đã thực hiện hành vi đó? Mình không phải là luật sư nên không dám biện hộ hay thanh minh cho bất kỳ ai mà mình xin phép kể cho mọi người nghe câu chuyện về cuộc sống của mình. Mình nghĩ nếu không đủ tỉnh táo, sợ rằng có lúc mình còn làm những điều kinh khủng hơn thế, chẳng hạn như 'ăn thịt' mẹ chồng cũng nên...".

Với chị Vân Anh, 9 năm qua, sống trong nhà chồng, kỷ niệm vui với chị sao quá ít nhưng nỗi buồn lại quá nhiều. Nhiều lúc, chị thấy ngột ngạt trong suốt quãng thời gian sống chung với nhà chồng…

Nàng dâu bị mẹ chồng đánh tím mặt vì muốn về để tang bố ảnh 1

Sau 9 năm lập gia đình, chị Vân Anh dường như già nua, khắc khổ, xuống sắc hơn rất nhiều...

Hạnh phúc vô bờ bến khi gặp người đàn ông trong mơ

Chị từng là người phụ nữ rất tình cảm, lạc quan, bao nhiêu người thương thầm nhưng chị lại không rung động với họ. Có người đã nói với chị rằng lấy chồng thì nên chọn người đàn ông biết yêu thương bố mẹ và gia đình thì sau này họ cũng sẽ yêu thương vợ con, gia đình nhà vợ.

Thế nên, khi gặp anh M., tiếp xúc với anh, chị nhận thấy anh là người đàn ông hiếm có. Anh tốt bụng, hiểu chị, lại vô cùng có hiếu với bố mẹ, vì thế chị quyết định tiến tới hôn nhân với anh chỉ sau 1 thời gian ngắn hẹn hò.

Chị là người đàn bà đẹp như cái tên của chị vậy. Chị dịu dàng và vô cùng nhanh nhẹn, tháo vát. Chị đang làm kế toán trưởng của một công ty ở gần nhà. Nói không ngoa chút nào khi một tay chị chăm sóc, vun vén cho nhà chồng từ đầu tới cuối. Chị hạnh phúc vô bờ khi các thành viên trong gia đình anh rất gắn bó và bản thân chị cũng không ngại khó, ngại khổ để cùng anh gánh vác gia đình, chăm sóc bố ốm, mẹ già.

Chị cho biết, người khác làm việc 8 tiếng thì bản thân chị làm tới 15- 16 tiếng đồng hồ để tích cóp từng đồng chăm sóc gia đình. Bố chồng chị ốm đau liên miên, phải nằm một chỗ, một tay chị chăm ông không kêu than lấy nửa lời. Ai nhìn vào cũng đều tấm tắc khen chị là nàng dâu hoàn hảo, vừa năng động trong công việc vừa chăm sóc gia đình chu toàn. Ngày chị về làm dâu, chị mang theo mình một tinh thần lạc quan, hồ hởi vui vẻ, chị được mọi người xung quanh quý mến.

Thế nhưng, càng ngày chị càng cảm thấy mình suy sụp bởi "mọi thứ mình tưởng vậy mà không phải vậy", ít ai hiểu được đằng sau cuộc sống tưởng chừng bình yên đó, đã có lúc chị muốn buông xuôi tất cả.

Vỡ mộng khi về nhà chồng

Sau khi cưới, chị mới nhận ra thời gian tìm hiểu anh quá ít nên còn vô vàn điều chị không hiểu anh, không hiểu gia đình anh. Lấy nhau xong, anh hiện nguyên hình là một người đàn ông gia trưởng, mẹ chồng chị lại vô cùng bảo thủ.

Chị tâm sự: “9 năm hôn nhân, chưa bao giờ mình nhận được một lời nói ngọt ngào, một bông hoa hay một món quà nào từ anh”. Từ khi lấy nhau về, anh chưa từng một lần giúp đỡ chị việc nhà, thậm chí anh thường xuyên đánh đập chị tàn tệ vì nghe lời mẹ xúi bẩy mà chẳng cần biết đúng sai.

Mọi tình cảm, hành động của chị dành cho gia đình chồng đều khiến mẹ chồng không hài lòng. Thậm chí mẹ còn sợ chị sẽ “tranh giành”, cướp trắng tình yêu thương của con trai bà nên bà lúc nào cũng nhìn chị bằng ánh mắt đầy căm thù.

Anh càng ngày càng trở nên vũ phu và nhu nhược. Chỉ cần mẹ tỏ ý không hài lòng bất cứ chuyện gì về con dâu thì ngày hôm đó những trận mưa đòn, những lời chửi rủa sẽ liên tiếp giáng xuống đầu chị. Chưa một lần anh bênh vực chị trước mặt mẹ dù rõ ràng anh biết mẹ anh là người bày ra tất cả những câu chuyện này. Bà luôn muốn chị phải hiểu trong gia đình này ai là người được quyền lên tiếng.

Trước anh cũng tình cảm, yêu vợ nhiều nhưng điều này là cái gai trong mắt mẹ, bà lo lắng sợ con vì vợ mà quên mẹ nên bà luôn tìm cách nói xấu chị với chồng. Về sau, công việc khó khăn vất vả, cộng với việc hàng ngày đối mặt với sự dày vò của mẹ khiến anh cũng căng thẳng theo. Anh lao vào chơi bời, cờ bạc và đánh vợ.

Trong mắt mẹ chồng, chị làm gì cũng không đúng. Bà luôn kết tội và so sánh chị với những người phụ nữ khác. Cứ nghĩ đến mẹ chồng, chị lại thấy xót xa khi mọi hành động của mình đều là cái đinh nhức nhối trong mắt mẹ. Để tất cả hàng xóm và những người họ hàng quay lưng lại với chị, mẹ chồng của Vân Anh đã không ngừng loan tin rằng con dâu là kẻ hư hỏng, hoang phí. Bởi vậy, từ một người phụ nữ được hàng xóm láng giềng quý mến, chị bị tất cả mọi người ghét ra mặt trong khi chị luôn cố gắng cư xử nhũn nhặn với hàng xóm và hết lòng chăm sóc chồng cũng như bố mẹ chồng.

Không những thế, bà còn lôi bố mẹ chị ra sỉ nhục. Bao lần nhà ngoại có việc nhưng mẹ chồng luôn tìm cách ngăn cản không cho anh chị về thăm nhà ngoại lấy một lần. Nhiều khi chị ức đến bật khóc trước thái độ trái khoáy của mẹ chồng.

Chị chán nản, thất vọng và quyết định sống khép mình, không quan hệ, thân mật với bất kỳ ai. Từ một người phụ nữ lạc quan yêu đời, chị khắc khổ hơn, già hơn tuổi vì suy nghĩ nhiều.

Chị khóc nghẹn và tự nhủ cả cuộc đời này sẽ không bao giờ quên được những câu nói, hành động mà bà từng làm với chị thời điểm bố chị mất.

Kể lại những năm tháng làm dâu khổ cực, chị Vân Anh nghẹn ngào: “Năm 2008, khi con trai 2 tuổi, bố mình bị ung thư giai đoạn cuối. Nhìn bố ngày một gầy yếu, mình đau khổ khôn cùng. Sau một thời gian điều trị không có hiệu quả, bố được bệnh viện trả về và chỉ 1 tháng sau, bố mất. Vậy mà chồng rồi gia đình chồng không một ai hỏi han, quan tâm tới dù chỉ một câu. Thậm chí mình như mất đi nửa trái tim khi chính tai nghe mẹ chồng đi khoe với hàng xóm ‘Bố nó sắp chết rồi’".

Ngày bố chị mất, mẹ chồng nhất quyết không cho chị về nhà chịu tang bố. Bà bảo nếu chị muốn về, cả gia đình chị, mẹ chị phải đến xin phép nhà chồng. Mẹ chồng còn bắt chị quỳ xuống xin mới được về chịu tang bố.

Chưa bao giờ chị khóc nhiều như hôm ấy. Chị nhớ như in khuôn mặt chồng chị đứng trơ trơ nhìn mẹ sỉ nhục vợ. Gạt nước mắt, chị quyết tâm bế con và gọi xe quyết về nhà. Thấy con dâu trái ý, bà lấy gậy đánh chị túi bụi đến bật cả máu mặt.

Kinh khủng hơn khi tay bà đánh chị nhưng miệng lại hét ầm lên là chị đánh bà. Dù chồng chị đứng ngay cạnh, anh vẫn chạy vào bênh mẹ và đánh chị tới tấp. Tối đó, chị lê bước về đến nhà mẹ đẻ, cả gia đình chị ai cũng ngạc nhiên, thương cảm khi mặt chị máu me be bét rồi sưng húp, tím bầm.

Đau đớn hơn cả là những lần chị bị cả chồng và mẹ chồng chì chiết, mắng mỏ, đánh đập… con chị đều phải nghe, phải chứng kiến. Nhiều khi chị nghĩ, trẻ con làm sao có thể hiểu được “màu xám” của cuộc đời này nhưng chị xót xa khi các con lững thững chạy ra ôm và khóc thương mẹ. Từ đó chị hiểu rằng, chị phải sống vì con.

Có rất nhiều lần chị muốn buông xuôi và tìm cách giải thoát cho chính bản thân mình. Nhưng nghĩ về con, chị không còn cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương trước những lời nói nghiệt ngã, cay độc của chồng và mẹ chồng nữa. Cũng vì quá thương con và nghĩ mẹ chồng từng vất vả bao năm nuôi nấng, chăm sóc anh nên người nên bà mới ích kỷ như vậy, vả lại bà đã già nên chị chẳng muốn đôi co...

Những gì chị muốn làm với anh, với gia đình chồng ngày hôm nay với tư cách là một người vợ đã có hai đứa con bé bỏng, dù hết tình nhưng vẫn còn giữ lấy chữ nghĩa, vì đứa con của anh chị.

Dù cuộc sống đã trải qua những giây phút không khác gì địa ngục nhưng lúc nào chị cũng lạc quan. Với chị, cuộc sống hiện tại có rất nhiều điểm đáng tự hào: chị có những đứa con ngoan ngoãn, nghe lời mẹ, hiểu mẹ. Chị có công việc ổn định, tự chủ được cuộc sống của bản thân.

Theo Trí Thức Trẻ

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.