Ngã ngửa trước di vật và lá thư bố chồng gửi con dâu lúc lâm chung

Mỗi lần nhìn thấy cả hòm di vật và lá thư dài tới hai mặt giấy chứa chan nỗi niềm của người quá cố, nước mắt tôi lại lăn dài. Giá như tôi không nông nổi và trẻ con...
Ngã ngửa trước di vật và lá thư bố chồng gửi con dâu lúc lâm chung

Làm dâu xứ Nghệ 14 năm, tôi chưa một lần có lỗi lầm hay khiến nhà chồng phải bận tâm. Thậm chí nói như ông trưởng họ nhà chồng tôi: “Nhà này thật phúc đức mới có được con dâu như vậy. Đây mới đích thực là con trong nhà”. Tuy nhiên, trong thâm tâm, suốt quãng thời gian làm dâu đó, với tôi là quãng thời gian chịu đựng với kiểu sống “mắt nhắm mắt mở” cho qua. Và thực sự tôi không có thiện cảm với phong cách sống của nhà chồng.

Tôi là con gái gốc Hà Nội còn nhà chồng tôi là dân miền Trung lâu đời. Dù vợ chồng tôi có nhà riêng ở Hà Nội và chỉ thỉnh thoảng về thăm quê nhưng vì chồng tôi là con trưởng trong nhà nên hầu như mọi việc lớn bé đều do vợ chồng tôi một tay lo liệu.

Ngã ngửa trước di vật và lá thư bố chồng gửi con dâu lúc lâm chung ảnh 1

Hơn lúc nào, giờ tôi cảm thấy ân hận vô cùng trước những suy nghĩ sai lầm trước đây. Tôi chỉ ước, giá như tôi hiểu bố chồng sớm hơn… Ảnh minh họa.

Nhà chồng tôi tứ đời làm nghề nông, anh em họ hàng hầu hết chỉ quẩn quanh trong lũy tre làng nghèo khó nên mọi người quen với lối sống tằn tiệm. Mẹ chồng tôi mất sớm nên chỉ có bố chồng gồng gánh nuôi 4 chị em. Vì vừa làm mẹ vừa làm cha trong hoàn cảnh khó khăn nên bố chồng tôi cực kỳ khắc nghiệt trong cách sống hàng ngày.

Hôm đầu tiên về làm dâu, bố chồng tôi chỉ đạo kho một nồi cá biển mặn chát để ăn dần trong cả tuần và dặn tôi hàng sáng phải dậy rang cơm nguội từ hôm trước để ăn chứ không nấu đồ mới. Thú thực, nhiều hôm tôi thậm chí phải giả vờ đau bụng để không phải ăn cơm rang vì với tôi điều này hoàn toàn không quen.

Và mấy hôm ở nhà chồng, tôi đã bị bố chồng đay nghiến là hoang phí chỉ vì lỡ mua thêm ít thịt khi đã có món cá kho. Tôi từng khóc hết nước vì bị bố chồng mắng khi đổ bát thịt thừa cho chó.

Nhưng ấn tượng nhất là hôm tôi trở lại thành phố, quà mà bố chồng tôi gửi tặng thông gia mới là một bao tải khoai toàn những củ nhỏ xíu hay đầu thừa đuôi thẹo mà ông đi mót được ở ngoài đồng từ trước khi diễn ra đám cưới. Ông bảo giờ cân khoai tới cả chục nghìn nên mớ khoai này tuy nhỏ nhưng nếu mua cũng phải tới 7 chục ngàn.

Vì gia cảnh khó khăn nên bố chồng tôi lúc nào cũng rất đề cao chuyện tiền bạc. Trong những lần ra nhà tôi chơi, ông luôn bảo nhà nọ nhà kia vợ giàu nên cả nhà sướng, rồi ông so sánh tôi ăn hoang phá hoại so với những người họ hàng ở thành phố mà ông biết.

Vì cách đối xử khắc nghiệt và khó tính của bố chồng mà tôi không ưa gì ông. Tôi cố hòa nhã với ông chẳng qua để lấy lòng và muốn chồng không phải nghĩ ngợi mà thôi.

Tuy vậy cứ mỗi lần phải về quê là tôi lại thấy nản, thậm chí tôi ám ảnh với căn bếp cáu bẩn và những lời cằn nhằn của bố chồng.

Mối quan hệ của tôi với bố chồng có lẽ cứ nhạt nhòa như thế cho đến ngày bố tôi trở bệnh nặng. Nghe tin ông ốm, cả hai vợ chồng tôi đều bỏ hết việc tức tốc về quê thăm nom. Tối ấy, vừa thấy tôi về, ông đã ra hiệu tôi lại gần và làm dấu ý nói chỉ muốn nói chuyện với tôi. Qua những câu nói thì thào lại giọng miền Trung tôi không nắm bắt được gì hơn ngoài mấy câu: “Bố rất tin tưởng con, hãy thay bố gánh vác gia đình nhé. Bố để lại cho con một hòm kỷ vật ở trong tủ, khi nào bố mất thì con hãy mở ra nhé”. Lúc đó, tôi cũng có đôi chút cảm động nhưng nghĩ đơn giản đó là cách người sắp lâm chung hay làm mà thôi, không có gì quá đặc biệt.

Tuy nhiên, đến khi lo hậu sự cho bố chồng xong, có thời gian rảnh rang tôi mới mở tủ để lấy chiếc hòm ra. Khi mở hòm ra tôi thực sự choáng váng khi thấy có rất nhiều bìa tiết kiệm, dù số tiền mỗi bìa sổ tiết kiệm không nhiều, chỉ chục triệu một bìa mà thôi nhưng tôi hiểu để có được số tiền này là bao công tích cóp, tiết kiệm của bố tôi.

Khi lục đến đáy hòm, tôi thấy một chiếc phong bì thư ông viết tên người nhận là tôi và có ghi ngày tháng viết thư từ cách đó nửa năm, khi ông bắt đầu yếu hơn. Mở bức thư ra, đọc từng lời mà tôi bật khóc nức nở như một đứa trẻ:

“Gửi D.

Mấy nay, bố thấy trong người mình khác lắm, có lẽ đã sắp đến lúc bố theo ông bà và mẹ con đi gặp tổ tiên. Vì vậy nên bố viết bức thư này gửi con với mong muốn con sẽ hiểu bố và chồng con hơn.

Qua thời gian con làm dâu, bố hiểu con là cô con dâu tốt. Con được học hành, có hiểu biết nên rất bao dung, độ lượng với hoàn cảnh gia đình chồng. Con cũng thật thiệt thòi khi về làm dâu nhà bố. Có lẽ cũng vì con tốt như vậy nên chồng con mới thật sự nể phục và nghe lời con đến vậy.

Có thể con chưa bao giờ biết rằng chồng con là người cực kỳ nóng tính, hay la đà với bạn bè xấu và nhiều khi làm gia đình phiền lòng. Nhiều năm rồi, bố bất lực trước tính cách coi trời bằng vung của nó và nó từng phá phách không biết bao tiền của của bố. Ơn giời, có con về, nó thuần tính hẳn. Bố nghĩ rằng chỉ khi ở bên con nó mới trở nên hoàn thiện như vậy.

Vì lẽ đó nên bố quyết định giao hết gia tài của bố mẹ cho con, chỉ mình con thôi nhé. Toàn bộ giấy thừa kế nhà đất, và tiền tiết kiệm bố đều để tên mình con, coi như quà riêng bố mẹ gửi tặng con để con tiếp tục gánh vác trụ cột trong ngôi nhà này. Khi nào khó khăn, con hẵng lấy ra dùng nhé…”

Tôi đã đọc không biết bao lần lá thư này, và chưa lần nào tôi không khóc. Vậy mà lâu nay, tôi chưa bao giờ xem bố chồng là người một nhà. Trong thâm tâm nhiều lần tôi còn đổ cho bố là kẻ keo kiệt, bủn xỉn. Hóa ra, ông tiết kiệm là để cho chính tôi và gia đình tôi chứ không phải vì bản thân ông. Hơn lúc nào, giờ tôi cảm thấy ân hận vô cùng trước những suy nghĩ sai lầm trước đây. Tôi chỉ ước, giá như tôi hiểu bố chồng sớm hơn…

P.V

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.