Sống trong biệt thự sang trọng với người chồng giàu có, tôi luôn thấy cô đơn

Tôi khao khát cuộc hôn nhân giản dị nhưng hạnh phúc – cuộc hôn nhân với người chồng bình thường, không cần giàu có. Miễn sao, người ấy quan tâm đến tôi, đến con, cùng tôi đi chợ, nấu ăn, đi dạo buổi tối, cùng chăm sóc, dạy con.
Sống trong biệt thự sang trọng với người chồng giàu có, tôi luôn thấy cô đơn
Nếu nhìn vào căn biệt thự to đẹp mà tôi đang ở, chiếc xế hộp chồng tôi vẫn hay lái đi làm, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ tôi là người phụ nữ hạnh phúc viên mãn. Tôi cũng đã từng nghĩ mình thật may mắn khi có người chồng giàu có, thành đạt. Thực tế, tôi nghĩ, cuộc đời không cho ai tất cả. Có được tiền bạc, tài sản trong tay nhưng tôi luôn thiếu sự yêu thương trong cuộc hôn nhân này.

Tôi chỉ là một nhân viên có chút nhan sắc, trong khi chồng là giám đốc công ty. Được anh quan tâm, tôi chỉ coi đó là những cử chỉ ga lăng mà bất kỳ người đàn ông nào đều có thể dành cho phụ nữ. Anh có tiền, biết cách chiều chuộng theo sở thích của tôi, dần dần tôi yêu anh mà không hay. Chuyện tình yêu của chúng tôi gặp phải sự phản đối của gia đình anh bởi tôi chỉ là một cô gái nghèo xuất thân nông thôn. Nhưng anh nói với tôi, anh đủ sức để lo cho vợ, không cần vợ phải là người giàu có. Tình yêu của chúng tôi cuối cùng có một cái kết đẹp bằng đám cưới tại khách sạn sang trọng.

Sống trong biệt thự sang trọng với người chồng giàu có, tôi luôn thấy cô đơn - anh 1

Sống trong biệt thự sang trọng với người chồng giàu có, tôi luôn thấy cô đơn (Ảnh minh họa).

Bắt đầu cuộc sống hôn nhân là những tháng ngày tôi khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng. Anh giàu có nhưng không hề đưa cho tôi đồng tiền nào. Anh nói tiền còn để lo cho công ty, trả lương cho nhân viên. Mọi chi tiêu trong nhà, tôi đều phải sử dụng tiền lương của mình. Chính vì vậy, từ ngày lấy chồng, tôi càng trở nên khó khăn hơn về tiền bạc. Sinh con xong, anh không cho tôi đi làm mà bảo tôi ở nhà trông con, chăm lo việc nhà.
Anh chẳng thuê ô sin phụ giúp mà dường như mọi việc lớn nhỏ, dọn dẹp nhà cửa tôi đều phải làm. Thà là ô sin còn được trả lương, tôi làm vất vả không công mà cũng chẳng được anh ghi nhận. Tiền tiêu cho sinh hoạt hàng ngày, nếu tôi xin thì anh mới đưa. Anh còn bắt tôi ghi rõ những khoản chi tiêu, đề xuất để anh xem rồi mới đưa tiền. Toàn chi phí cho gia đình, cho con chứ tôi có dám mua sắm, tiêu pha gì đâu. Cứ nghĩ ở nhà nuôi con thì anh chu cấp, chẳng ngờ anh keo kiệt với vợ con như vậy. Cũng từ ngày tôi ở nhà nuôi con không đi làm, anh thường xuyên về muộn trong tình trạng say xỉn.
Thấy anh về, tôi vội đưa anh vào phòng rồi nấu cháo giải rượu để anh ăn. Con quấy khóc lúc giữa đêm, cũng chỉ mình tôi thức trông con. Sáng hôm sau, tôi tỉnh giấc thì anh đã đi làm rồi. Cứ vậy, thời gian chúng tôi bên nhau ngày càng ít đi. Không còn những bữa ăn chung, những buổi hẹn hò, dạo phố. Khoảng cách ấy khiến tôi cảm thấy cô đơn vô cùng. Bạn bè dần xa cách tôi vì họ nghĩ tôi ở một thế giới khác biệt. Tôi trở thành người thừa trong ngôi nhà sang trọng này. Ngồi giữa đêm khuya, tôi không biết mình vì điều gì mà quyết định lấy anh? Bởi anh yêu công việc chứ đâu có yêu tôi.
Tôi bỗng thấy mình thật đáng thương bởi luôn thiếu sự sẻ chia. Tôi khao khát cuộc hôn nhân giản dị nhưng hạnh phúc – cuộc hôn nhân với người chồng bình thường, không cần giàu có. Miễn sao, người ấy quan tâm đến tôi, đến con, cùng tôi đi chợ, nấu ăn, đi dạo buổi tối, cùng chăm sóc, dạy con. Thế mới biết, hạnh phúc giản đơn thật khó kiếm tìm.

>>> Xem thêm:

Lâm vào cảnh phá sản, tôi bị vợ bỏ rơi

Phải làm sao khi vợ quá trẻ con?

Tôi nuôi con gái ăn học không phải để đi làm ruộng cho nhà chồng!

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Chồng tâm lý, mọi việc đơn giản hơn rất nhiều

Nhật ký dâu mới ngày Tết: Đau đầu chuyện lì xì

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đêm giao thừa nhớ bố mẹ biết bao

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.