Tôi nuôi con gái ăn học không phải để đi làm ruộng cho nhà chồng!

Ông bà ấy tham việc thì làm, con tôi nó về nghỉ Tết chứ không phải về để đi làm ruộng, chăn lợn. Tôi bảo con đưa máy cho chồng rồi dặn con rể phải quán triệt luôn với bố mẹ bên ấy, tôi nuôi con gái ăn học không phải để đi làm ruộng. Nếu gả con về để làm ruộng thì tôi đã nhất định không cho lấy về nhà đó rồi.
Tôi nuôi con gái ăn học không phải để đi làm ruộng cho nhà chồng!
Tôi mới đọc bài viết “Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Phải làm sao khi mẹ chồng bảo đi làm ruộng?” mà sao thấy giống trường hợp của con gái tôi quá. Hết 3 ngày Tết, tôi mới có thời gian viết lên những ức chế trong lòng. Đợt nghỉ Tết vừa rồi có lẽ là khoảng thời gian kinh khủng nhất của tôi. Người ta vui vẻ đi chơi Tết, còn tôi, vừa thương con gái lấy chồng xa, vừa bực mình với nhà thông gia. Nhà tôi khá giả, vợ chồng tôi đều làm cán bộ công chức, mà chỉ có duy nhất một đứa con gái. Tôi khó có con nên không sinh thêm được đứa thứ hai nên tập trung mọi nguồn lực cho con gái. Khỏi phải nói, con tôi từ nhỏ đã được chiều chuộng như công chúa. Con thích gì, tôi cũng chiều theo. Được cái, tuy tôi chiều nhưng con vẫn chăm ngoan, học giỏi.
Con gái tôi từ cô công chúa bé nhỏ, đã thành thiếu nữ lúc nào tôi không hay. Con đi học xa nhà, tôi nhớ lắm mà dần rồi cũng quen. Chúng tôi đã tính bán đất, bán nhà để cùng con sống tại Thủ đô nhưng nghĩ đang có anh em họ hàng, công việc ở đây, ra ngoài đó chúng tôi khó thích nghi được. Vợ chồng tôi bảo con học xong về gần nhà làm mà con không chịu. Con không theo thì bố mẹ cũng đành chiều theo ý con.
Tôi khuyên con nên yêu và lấy chồng cùng quê, miễn là cùng làm việc ngoài đó hoặc tốt duyên hơn, lấy một anh có nhà ở đó. Vợ chồng tôi có tiền mua nhà cho con nhưng tôi nghĩ, phải chờ xem chàng rể như nào rồi tôi mới cho tiền. Gia đình khá giả, con gái tôi xinh xắn, chăm chỉ, lẽ ra nó phải lấy chồng có điều kiện hơn hoặc ít ra ngang bằng với nhà tôi. Chứ nếu nó sướng từ bé như thế mà lấy phải nhà nghèo thì sống sao nổi. Chính vì thế, vợ chồng tôi thường xuyên nói chuyện với con để phân tích cho con hiểu, chọn chồng sao cho không phí đời con gái. Nhưng nó chẳng nghe lời tôi, yêu một anh nhà nghèo, bố mẹ làm ruộng, lại ở xa.
Từ những ngày đầu biết chuyện, tôi đã phản đối kịch liệt vì nghĩ người ta ham của chứ chắc gì đã yêu con gái tôi. Thậm chí, những lần xung đột gay gắt giữa vợ chồng tôi và con gái đều chỉ do chuyện lấy chồng của con. Thế nhưng, chuyện kết hôn cha mẹ đâu thể áp đặt được. Cũng có người khuyên tôi cứ để thuận theo tự nhiên, đừng ngăn cấm, vì trai quê chịu khó, chăm chỉ làm ăn. Tôi cũng đành gả con gái vào nhà ấy.
Vẫn cứ nghĩ nhà tôi như thế, nhà họ phải có phần nể nang mà đừng bắt nạt con gái tôi. Vài lần sau khi cưới, con tâm sự với tôi rằng tính tình bố mẹ chồng xuề xòa, thoải mái khiến tôi yên tâm phần nào. Nhưng đợt nghỉ Tết vừa rồi, con gọi điện về khóc quá khiến tôi vừa thương con, vừa trách nhà thông gia. Con bảo từ bé đến giờ chỉ có việc học, không phải làm gì, nhà cũng chẳng có ruộng. Thế mà, vừa rồi con bé về nghỉ Tết, ông bà thông gia bắt nó phải đi cấy, phải nấu cám, cho lợn ăn. Con bảo lúc ông bà còn ngần ngại, sau hàng xóm kích bác, họ bảo có con dâu rồi thì để con dâu làm. Nghe thấy những câu ấy, tôi vốn nóng tính, cảm thấy không chịu đựng nổi.
Ông bà ấy tham việc thì làm, con tôi nó về nghỉ Tết chứ không phải về để đi làm ruộng, chăn lợn. Tôi bảo con đưa máy cho chồng rồi dặn con rể phải quán triệt luôn với bố mẹ bên ấy, tôi nuôi con gái ăn học không phải để đi làm ruộng. Nếu gả con về để làm ruộng thì tôi đã nhất định không cho lấy về nhà đó rồi. Càng nghĩ càng bực khiến tôi ăn Tết mất ngon. Từ khi con lấy chồng, tôi và ông bà thông gia chưa có dịp ngồi nói chuyện với nhau. Sắp tới, thấy bảo nhà đó mời vợ chồng tôi qua thăm nhà, tôi nhất định phải nói cho ra nhẽ.

Xem thêm:

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Phải làm sao khi mẹ chồng bảo đi làm ruộng?

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đấu tranh để được ngủ lại nhà bố mẹ đẻ

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đêm giao thừa nhớ bố mẹ biết bao

Nhật ký dâu mới ngày Tết: Đau đầu chuyện lì xì

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Chồng tâm lý, mọi việc đơn giản hơn rất nhiều

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.