Tủi nhục ngày sau sinh ở nhà chồng dịp tết của cô gái Hà Nội

Mai mồng 1 tết rồi, cô đừng có chường cái mặt mốc u ám này ở phòng khách nhà tôi, giông cả năm.
Tủi nhục ngày sau sinh ở nhà chồng dịp tết của cô gái Hà Nội

Thời gian gần đến ngày sinh tôi vừa hồi hộp vừa lo lắng. Tôi cũng như bao bà mẹ khác mong móng ngày được bế con, ôm con vào lòng. Thế nhưng tôi lo sợ bởi sinh xong cũng gần đến ngày Tết, bố mẹ các em tôi ở xa, không biết rồi tôi có thể xoay xở như thế nào.

Chồng tôi vốn đi xuất khẩu lao động, tết năm nay cũng không về được. Biết vợ sắp sinh nhưng cũng đành phải chịu bởi anh vừa mới sang Đài Loan làm việc được mấy tháng thôi. Tiền vé máy bay đã tốn kém lại vào ngày tết kiếm đâu ra. Tôi động viên chồng ở lại làm việc kiếm thêm tí tiền để nuôi con. Đài Loan người ta cũng ăn tết âm lịch chắc chắn ngày lễ lương cũng cao hơn ngày thường.

Nhà chồng tôi cũng ở gần đây, tôi đẻ xong chắc chắn sẽ về nhà chồng. Chứ nhà bố mẹ đẻ tôi tận Yên Bái, tôi không thể nào về nhà ngoại nổi.

Thế nhưng đây là lần đầu tiên về nhà bố mẹ chồng một mình không có anh bên cạnh tôi lo lắm, đã thế lại còn nằm cữ nữa. Song anh cứ động viên là bố mẹ anh còn trẻ, con tôi lại là cháu đầu, cháu đích tôn, chắc ông bà sẽ vui lắm. Tôi giờ một thân một mình, chả biết bám vào đâu nên đành phải đồng ý với phương án về nhà anh sau khi sinh.

Tủi nhục ngày sau sinh ở nhà chồng dịp tết của cô gái Hà Nội ảnh 1

Ngày 30 tết, nhà chồng nấu bánh chưng. Tôi ngồi rửa lá suốt cả đêm, lưng mỏi nhừ, người đau nhức. Con tôi vẫn ngủ ngon lành trong lòng mẹ... Ảnh minh họa

Có về nhà bố mẹ chồng sinh mới thấy phận làm con dâu tủi thân đến thế nào. Tôi cảm giác như bố mẹ chồng tôi coi tôi vừa mới sinh như vừa mới đi khâu vết tay đứt về. Sang đến tuần thứ 2, ông bà thản nhiên bảo tôi dậy nấu cơm rồi đi quét dọn nhà cửa. Tôi vết mổ vẫn còn đau, không dám trái lời đành phải dậy. Nhà cửa ngày Tết bao nhiêu là việc, dọn dẹp mãi không hết. Tôi lê lết khắp bậc cửa cầu thang để lau dọn.

Mẹ chồng tôi bảo tôi sữa hôi, không nên để cháu bà phải bú thứ sữa nhạt toẹt này, để bà mua sữa ngoài cho cháu uống. Tôi bảo mẹ là sữa tôi dù sao cũng có sức đề kháng, để cháu bú cũng không sao. Mẹ chồng tôi trừng mắt bảo: "Ở cái nhà này ăn không ngồi rồi, cô cấm có mở mồm cãi lại lời tôi. Tôi nuôi 3 đứa con khỏe mạnh cao lớn, cô cậy cái gì mà đốp chát lại mẹ chồng." Tôi nín nhịn không dám nói câu gì.

Con tôi bú bình không quen, khóc hờn suốt. Mẹ chồng tôi rít lên ngoài cửa: 'Mỗi cái việc ăn rồi trông con mà cũng không biết đường. Tết nhất đến nơi nhà còn bao nhiêu việc, ngồi đó mà cấu con cho khóc để kiếm cớ trốn việc à?". Tôi nước mắt vòng quanh vừa địu con trước ngực vừa dọn dẹp nhà cửa. Sau sinh không được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, cứ đứng lên ngồi dậy là đầu óc tôi choáng váng, suýt ngã biết bao nhiêu lần.

Cứ mỗi lần như thế tôi cắn răng, nước mắt lại trào ra, không dám khóc. Chồng tôi gọi điện về, mẹ ngọt nhạt bảo: "Gọi gì cho lắm tốn tiền, nó ở nhà này cơm nước hầu hạ tận nơi. Anh không phải lo". Tôi không biết ai hầu hạ ai, chả dám nói một câu nào.

Ngày 30 tết, nhà chồng nấu bánh chưng. Tôi ngồi rửa lá suốt cả đêm, lưng mỏi nhừ, người đau nhức. Con tôi vẫn ngủ ngon lành trong lòng mẹ...Mẹ chồng tôi đến sau lưng cao giọng: "Mai mồng 1 tết rồi, cô đừng có chường cái mặt mốc u ám này ở phòng khách nhà tôi, giông cả tết".

Tôi quen với những lời nói này rồi nên cũng không thốt nên một câu nào cả. Tôi chỉ hy vọng bà coi mẹ con tôi như không khí, để tôi thoát mấy ngày tết không bị xỉ vả hay chì chiết gì.

Tôi không biết ở nhà khác, con dâu sau sinh có phải chịu cảnh tủi nhục như tôi không. Nếu biết thế này tôi đã cắn răng về Yên Bái sinh con rồi ở với bố mẹ đẻ.

Tôi mong ngóng cho qua ngày tết. Tôi nhất quyết sẽ trở về Hà Nội. Hai mẹ con tôi rau cháo có gì ăn nấy, chắc sẽ tốt hơn rất nhiều phải sống trong nhà chồng như thế này.

Vy Vy

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.