Sao Mộc xuất hiện lâu đời nhất cách đây 4,5 tỷ năm

(Ngày Nay) - Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta, một nghiên cứu mới đã khẳng định rằng các thiên thạch cổ tạo nên hành tinh này khoảng 4,5 tỷ năm trước.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sao Mộc được tạo ra khoảng một triệu năm sau khi hệ Mặt trời được hình thành
Các nhà nghiên cứu cho rằng sao Mộc được tạo ra khoảng một triệu năm sau khi hệ Mặt trời được hình thành

Mặc dù chúng ta biết rằng sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời, mới đây một nghiên cứu đã khẳng định rằng ngôi sao này cũng là hành tinh lâu đời nhất.

Trong một nghiên cứu đầu tiên về tuổi thật của sao Mộc, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng hành tinh này bao quanh bởi một lượng khí dạng như khí gas khổng lồ xuất hiện cách đây 4,5 tỷ năm. Bằng cách phân tích các thành phần của thiên thạch lấy từ hành tinh đó, họ tìm thấy lõi rắn của sao Mộc được tạo ra khoảng một triệu năm sau khi hệ Mặt trời hình thành cách đây 4,6 tỷ năm.
Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc về hệ Mặt trời phát triển từ quá trình hình thành đến hiện tại.

Sao Mộc xuất hiện lâu đời nhất cách đây 4,5 tỷ năm ảnh 1

Ảnh cắt từ trung tâm thiên văn học của NASA

Nhóm các nhà khoa học - từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore và Đại học Münsterin của Đức - đã nghiên cứu những thiên thạch để tìm hiểu câu chuyện về những ngày sơ khai của hệ Mặt trời. Khi nghiên cứu cấu tạo của nhiều loại thiên thạch khác nhau, họ phát hiện ra rằng các vật thể đá bên trong được chia làm 2 loại dựa trên cấu trúc của chúng và nơi chúng hình thành trong hệ Mặt trời sau khi được tạo ra.

Thực tế là các vật thể được hình thành từ một trong 2 nhóm vật liệu cụ thể quay quanh Mặt trời vào thời điểm đó và tuổi của các thiên thạch đã khiến các nhà nghiên cứu suy luận rằng có đối tượng nào đó đã phải hoạt động với vai trò ngăn cách để chặn 2 "hồ" chứa vật liệu khổng lồ khỏi bị trộn lại.

Theo nhóm nghiên cứu, đối tượng đó là sao Mộc, bằng cách nghiên cứu đồng vị của các thiên thạch, họ có thể đoán được khá rõ về niên đại của hành tinh. Dữ liệu cho thấy lõi đá của sao Mộc hình thành chỉ một triệu năm sau ngày sinh của hệ Mặt trời, và nó đã tăng gấp 50 lần kích thước của Trái đất trong vòng 3 đến 4 triệu năm. Nếu xem xét hệ Mặt trời là một nơi nào đó trong khu làng 4,6 đến 5 tỷ năm tuổi thì sao Mộc là một già làng trong đó.

Sao Mộc xuất hiện lâu đời nhất cách đây 4,5 tỷ năm ảnh 2Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các thiên thạch sắt được hình thành từ hai nguồn khí gas và bụi độc nhất

Trong khi các mô hình trước đây dự đoán rằng sao Mộc hình thành tương đối sớm, nghiên cứu của một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California, đứng đầu là sự kiện đầu tiên xác định tuổi của hành tinh này. TS Thomas Kruijer, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng ký hiệu đồng vị của thiên thạch (được bắt nguồn từ tiểu hành tinh) để suy ra tuổi của sao Mộc". 

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các thiên thạch được tạo thành từ hai nguồn khí và bụi khác nhau có cùng nguồn gốc gen, song song tồn tại, cách nhau từ một triệu đến bốn triệu năm sau khi hệ Mặt trời hình thành.

Tiến sĩ Kruijer nói: “Cơ chế hợp lý nhất và hiệu quả cho nghiên cứu mới là sự hình thành của sao Mộc, tìm ra khoảng trống trong không gian (một mặt phẳng khí và bụi từ các ngôi sao). Sao Mộc là hành tinh lâu đời nhất của hệ Mặt trời, và lõi rắn của sao Mộc tạo ra trước khi hệ Mặt trời được hình thành". Sao Mộc là hành tinh lớn nhất và sự tồn tại của nó có ảnh hưởng rất lớn đến hệ Mặt trời của chúng ta. Khi Sao Mộc phát triển nhanh chóng khoảng một triệu năm trước, hành tinh này đã hoạt động như một vật cản đối với việc di chuyển các luồng khí bụi và thiên thạch qua không gian trong hệ Mặt trời của chúng ta. 

Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể giải thích tại sao hệ Mặt trời lại thiếu bất kỳ "trái đất siêu hạng" nào (các hành tinh khác có khối lượng cao hơn Trái Đất). Các nhà nghiên cứu cho biết, lõi của sao Mộc tăng lên khoảng 20 khối lượng Trái Đất trong vòng một triệu năm, tiếp theo là sự gia tăng kéo dài đến 50 khối lượng Trái Đất cho đến ít nhất ba đến bốn triệu năm sau khi hệ Mặt trời hình thành.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng lõi của sao Mộc phải được hình thành trước sự giải phóng tinh vân (tức là biến đổi nhanh từ một ngôi sao đỏ khổng lồ sang một tinh vân hành tinh.

Quá trình đó giải phóng lớp khí và bụi bên ngoài ngôi sao ra không gian xung quanh) trong hệ Mặt trời - lớp  khí xung quanh ánh Mặt trời non trẻ - có thể xảy ra từ một triệu năm đến 10 triệu năm sau khi hệ Mặt trời được hình thành.

Tiến sĩ Kruijer nói thêm: "Các phép đo của chúng tôi cho thấy sự trưởng thành của sao Mộc có thể được sử dụng để làm nghiên cứu về tuổi thọ của hành tinh và thời gian hình thành các thiên thạch".

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: