Số người chết ở Ấn Độ trong đại dịch có thể gấp 10 lần số liệu chính thức

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Số ca tử vong do COVID-19 của Ấn Độ có thể gấp 10 lần con số chính thức, theo một nghiên cứu toàn diện đánh giá về thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử Ấn Độ hiện đại.
Số người chết ở Ấn Độ trong đại dịch có thể gấp 10 lần số liệu chính thức

Theo số liệu chính thức, hiện Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng 414.482 ca tử vong do COVID-19. Hầu hết các chuyên gia cho rằng con số này quá thấp, còn chính phủ Ấn Độ cho rằng những lo ngại này là phóng đại và gây hiểu lầm.

Một bản báo cáo được công bố bởi Arvind Subramanian - cựu cố vấn kinh tế chính phủ Ấn Độ, và hai nhà nghiên cứu khác tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu và Đại học Harvard ước tính số ca tử vong vượt mức - khoảng cách giữa số ca được ghi nhận và số ca dự đoán - là từ 3 triệu đến 4,7 triệu trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021.

Báo cáo cho biết: “Số ca tử vong thực sự có thể lên tới vài triệu chứ không phải hàng trăm nghìn, điều này có thể là thảm kịch tồi tệ nhất của Ấn Độ kể từ khi được trao trả độc lập".

Trước đó vào năm 1947, khi tiểu lục địa Ấn Độ được chia thành Ấn Độ và Pakistan như ngày nay, đã có đến 1 triệu người thiệt mạng sau các cuộc đụng độ giữa hai cộng đồng đạo Hindu và đạo Hồi.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 3 nguồn dữ liệu khác nhau để phác thảo ra một trong những bức tranh toàn diện nhất về thực trạng đại dịch ở Ấn Độ.

Báo cáo cũng ước tính rằng gần 2 triệu người Ấn Độ đã chết trong đợt bùng phát đầu tiên vào năm ngoái và cho biết việc không "nắm bắt được quy mô của thảm kịch trong thời gian thực" có thể đã "nuôi dưỡng sự tự mãn tập thể dẫn đến tình trạng thảm họa của làn sóng lây nhiễm hồi đầu năm nay".

“Sau làn sóng đầu tiên, có cảm giác rằng Ấn Độ đã thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất bởi vì số người chết quá thấp và điều đó dẫn đến một tư tưởng tự mãn. Nhưng trong làn sóng thứ hai, với tất cả những hình ảnh khủng khiếp mà chúng ta đã thấy, dư luận phải đi đến tận cùng để tìm ra những con số thực", tác giả bản báo cáo Arvind Subramanian cho biết.

Làn sóng thứ hai của Ấn Độ, xảy ra vào tháng 3 là đợt tàn phá nặng nề nhất khi các lò hỏa táng đã phải làm việc hết công suất, nhiều bãi đất trống được tận dụng để thiêu hủy thi thể người bệnh. Những người không mắc bệnh thì tranh giành nhau thuê bình oxy và mua thuốc cứu chữa cho người nhà, còn các bệnh viện hoàn toàn quá tải.

“Biết được số người chết thực sự trong đại dịch là điều rất quan trọng. Làm sao chúng ta có thể hiểu những tác động cơ bản của đại dịch mà không biết bao nhiêu người đã chết và họ chết ở đâu? Dữ liệu chính xác là cách duy nhất để chúng ta có thể chuẩn bị một phản ứng đầy đủ cho đại dịch trong tương lai", ông Subramanian khẳng định.

Theo AP, The Guardian
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.