Cháy rừng Amazon và câu chuyện tập tục của nông dân

Cháy rừng Amazon và câu chuyện tập tục của nông dân

Khoảnh khắc Amazon bốc cháy ngùn ngụt, những cột khói bốc lên nghi ngút, bụi than vương vãi khắp nơi, truyền thông thế giới liên tục cảnh báo về nạn phá rừng bất hợp pháp. Nhưng ít ai biết, đốt rừng là một phần trong kế sinh nhai hàng ngày và truyền thống văn hóa của các chủ hộ nông dân nhỏ và bộ lạc bản địa trong rừng Amazon.

* * *

Cháy rừng Amazon và câu chuyện tập tục của nông dân ảnh 1

Theo thống kê mới đây nhất của Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE), đã có hơn 93.000 vụ hỏa hoạn xảy ra ở khu vực rừng Amazon của Brazil, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái và là con số cao nhất kể từ năm 2010. Theo NASA, những đám cháy năm nay thậm chí còn dữ dội hơn so với các năm trước.

Nhưng INPE chỉ mới lưu trữ các số liệu về các vụ cháy rừng kể từ năm 1998, và hai thập kỷ qua dường như chỉ là “giọt nước giữa đại dương” khi so sánh với nạn đốt rừng suốt hàng thiên niên kỷ trước.

Các lớp than được chôn dưới bề mặt rừng nhiệt đới Amazon tiết lộ rằng trong hàng nghìn năm, cư dân cổ đại nơi đây đã sử dụng lửa để dọn sạch thảm rừng nhằm phục vụ hoạt động nông nghiệp và chính hoạt động này đã gây ra tác động lâu dài, khiến cho khu rừng ngày càng có nguy cơ dễ bắt lửa hơn. Nhưng không giống như nhiều vụ hỏa hoạn hiện nay, được tạo ra để san phẳng toàn bộ khu rừng, những tập quán dùng lửa cổ xưa không hề làm tổn hại tới cây cối.

Cháy rừng Amazon và câu chuyện tập tục của nông dân ảnh 2

Các nhà cổ sinh vật học lấy mẫu từ lòng hồ và đất cũng như kiểm tra những mẩu than nhỏ tích tụ sau một đám cháy. Các chuyên gia thu thập mẫu vật bằng cách khoan vào lõi của các lớp trầm tích ở phía dưới bề mặt. Sau đó nhờ công nghệ phân tích đồng vị carbon cho phép họ biết được thời điểm xảy ra đám cháy. Điều khiến các nhà khoa học bất ngờ trước kết quả phân tích đó là hầu như không có hỏa hoạn tự nhiên ở Amazon, theo ông Mark Bush, giáo sư cổ sinh vật học tại Viện Công nghệ Florida: “Chúng tôi có chuỗi 4.000 năm hoàn toàn không có chút hỏa hoạn nào từ phía Tây Amazon, không hề có lấy một mẩu than nào, và những mẫu vật này không hề nằm trong các khu vực ẩm ướt nhất của Amazon”.

Hầu hết các cây rừng nhiệt đới, với vỏ cây mỏng và hệ thống rễ nông, không thể chịu đựng được lửa và cả những động vật sống ở đó.

“Hỏa hoạn là một phần hoàn toàn xa lạ, một phần khác biệt của hệ sinh thái nơi đây. Nó ảnh hưởng đến trật tự của cả hệ thống và phải mất nhiều năm để những thảm thực vật đó có thể phục hồi thành rừng nhiệt đới như cũ”, theo ông Bush.

Mức độ ảnh hưởng của con người đối với rừng mưa nhiệt đới Amazon trước khi người châu Âu đến Nam Mỹ còn đang là chủ đề gây tranh cãi, nhưng các chuyên gia đều đồng ý rằng lửa chỉ xuất hiện khi có mặt con người, ông Bush nói. “Lửa là dấu hiệu cho thấy sự có mặt của con người ở Amazon. Nó xuất hiện đúng với thời kỳ sản xuất nông nghiệp, khi con người canh tác ngô hoặc sắn”, theo chuyên gia Mark Bush.

Cháy rừng Amazon và câu chuyện tập tục của nông dân ảnh 3
Cháy rừng Amazon và câu chuyện tập tục của nông dân ảnh 4

Yoshi Maezumi, thành viên Hiệp hội Marie Curie tại Đại học Amsterdam và là nhà thám hiểm địa lý, đã điều tra về sự biến đổi ở các khu vực khác nhau của rừng Amazon, từ Brazil tới Bolivia.

Trong một nghiên cứu, nhóm của Maezumi đã lấy lõi trầm tích có niên đại 8.500 năm từ hồ Caranã ở bang Pará của Brazil, gần nơi sông Tapajós gặp sông Amazon. Con người được cho là đã định cư ở khu vực này khoảng 4.500 năm trước và bắt đầu đốt rừng để có đất canh tác.

Nhưng đây không phải hoạt động phá hoại hàng loạt. Thay vào đó, họ trồng xen lẫn nhiều loại cây khác nhau trong rừng, làm tăng tỷ lệ các loài cây cho hạt như điều và acay, cũng như bắt đầu làm giàu đất nghèo dưỡng chất bằng cách sử dụng kết hợp phân bón hữu cơ, chất thải và than, qua đó trực tiếp tạo ra những mảnh đất phì nhiêu cho các thế hệ nông dân tương lai.

Chúng tôi không thể nói chính xác có bao nhiêu người ở đó, nhưng có những khu vực rộng lớn được quản lý rất chặt chẽ. Lửa là một phần quan trọng trong chiến lược sử dụng đất của họ.Yoshi Maezumi, thành viên Hiệp hội Marie Curie

“Chúng tôi không thể nói chính xác có bao nhiêu người ở đó, nhưng có những khu vực rộng lớn được quản lý rất chặt chẽ. Lửa là một phần quan trọng trong chiến lược sử dụng đất của họ”, theo Maezumi. Các mẩu than, cùng với phấn hoa và các loại thực vật khác được lấy từ các trầm tích, cho thấy rằng con người thường xuyên dọn dẹp thảm thực vật trong rừng bằng lửa một cách thường xuyên với cường độ thấp, mà theo Maezumi điều này sẽ hạn chế sự tích tụ nhiên liệu và có thể ngăn chặn các vụ cháy rừng lớn hơn. Tuy nhiên phương pháp này cho tới hiện tại lại gây tác dụng ngược, bởi việc đốt rừng không kiểm soát trên diện rộng khiến thảm thực vật trở nên “mỏng manh” hơn và dễ dàng bắt lửa nhanh hơn, khiến các đám cháy rất khó dập tắt.

Cháy rừng Amazon và câu chuyện tập tục của nông dân ảnh 5

“Hãy tưởng tượng một khu rừng nhiệt đới dày đặc cây, hết sức tăm tối và ẩm ướt, không có ánh sáng mặt trời xuyên qua các tán lá và chiếu xuống thảm thực vật. Nhưng khi con người xuất hiện và bắt đầu dọn dẹp mọi thứ xung quanh bằng một mồi lửa, mọi thứ sẽ trở nên khô hơn và nhiệt độ tại đó sẽ gia tăng theo thời gian”, theo Maezumi.

Những kiến thức lịch sử này rất có ích để giúp khắc phục thảm họa cháy rừng Amazon hiện tại và những hiểu biết về cổ sinh vật học có khả năng được tận dụng để ban hành khuyến cáo về cách thức, thời gian và nơi cho phép được đốt lửa trong rừng Amazon.

Chính quyền Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vốn đã bị chỉ trích do khuyến khích các doanh nghiệp và người nông dân chặt cây, đốt rừng lấy đất canh tác, đã ban hành lệnh cấm đốt rừng nhìn chung các chính sách của chính phủ đã ngăn chặn việc sử dụng lửa. “Tuy nhiên, trong những khu rừng khô khốc đã bị con người biến đổi, điều đó thực sự có thể làm trầm trọng thêm vấn đề”, Maezumi nói.

Khi dịch bệnh do người châu Âu mang tới quét sạch 95% cư dân bản địa Amazon, hoạt động đốt rừng thường xuyên với cường độ thấp đã bị gián đoạn và khi thảm thực vật có cơ hội sinh sôi, lượng nhiên liệu tăng lên. Do đó, những khu rừng dễ cháy này chiếm tới 3% diện tích Amazon có thể đóng vai trò là chất xúc tác cho các vụ cháy rừng”, Maezumi chỉ ra.

“Trong thế giới ấm hơn, khô hơn, dễ bị hạn hán hơn mà chúng ta đang phải đối mặt, chúng ta liệu có thể làm gì để giảm thiểu thiệt hại của các vụ đốt rừng? Chúng ta có thể xác định các khu vực dễ bị tổn thương nhất, những khu rừng vẫn được canh tác theo phương pháp bản địa và đánh dấu chúng là các khu vực có nguy cơ cháy cao”, theo Maezumi.

Cháy rừng Amazon và câu chuyện tập tục của nông dân ảnh 6
Cháy rừng Amazon và câu chuyện tập tục của nông dân ảnh 7

Con người có thể đã đốt cháy một phần rừng Amazon trong hàng nghìn năm, nhưng các số liệu thống kê cháy rừng được phân tích cho đến nay cho thấy quy mô các thảm họa gây biến đổi rừng trong thế kỷ 21 có lẽ là chưa từng có.

Điều quan trọng là việc đốt rừng theo lối cổ xưa không nên được sử dụng để biện minh cho các đám cháy hiện đại. Các cộng đồng người bản địa và nông dân địa phương sử dụng lửa trong các môi trường sống này theo những cách khác nhau. Ví dụ, lửa được sử dụng trong canh tác rừng luân canh quy mô nhỏ, nơi thường là những mảnh đất rộng nửa ha được cắt tỉa, đốt và trồng trong một số năm, trước khi con người bỏ đi nơi khác để mảnh đất này có thời gian tái sinh. Và tại các vùng thảo nguyên, người bản xứ sử dụng mồi lửa để bẫy hươu và lợn rừng.

Đối với nhiều nhóm người bản địa ở Amazon, toàn bộ sinh kế của họ dựa vào ngọn lửa. Ví dụ, người Mebêngokrê (Kayapó), sống ở một vùng xa xôi trong rừng Amazon của Brazil, sử dụng lửa để săn rùa. Lửa được sử dụng để dọn sạch các đồng cỏ savanna, khiến các hang rùa hiện ra trong tầm mắt các thợ săn. Các hoạt động săn bắt này là một phần của các lễ hội truyền thống của người Mebêngokrê, khi các thế hệ đi trước truyền đạt kiến thức cho thế hệ sau, và cũng là dịp để các cặp trai gái kết đôi.

Các tộc người Wapishana và Makushi ở Guyana, sử dụng lửa để thu thập các tài nguyên như đốt lửa dọc theo đầm lầy trước khi cắt lá cọ, đuổi ong trước khi lấy mật và kích thích một số cây cho ra quả, cũng như sử dụng lửa để bảo vệ các khu vực quan trọng như rừng thiêng, đất canh tác và nhà cửa khỏi thú hoang. Đối với tất cả các nhóm người bản địa này, lửa liên quan mật thiết tới sinh kế, văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng của họ.

Cháy rừng Amazon và câu chuyện tập tục của nông dân ảnh 8

Biện pháp sử dụng lửa của người bản địa cho thấy hiệu quả bất ngờ: Bằng chứng từ một số ảnh vệ tinh cho thấy các vùng đất của người bản địa có ít nạn phá rừng và biến đổi hệ sinh thái so với các khu vực xung quanh. Điều này có nghĩa là những khu vực này có trữ lượng đa dạng sinh học lớn hơn và lưu trữ nhiều carbon hơn. Hiện một bộ phận vẫn đổ lỗi cho các nhóm người dân bản địa và các hộ nông dân nhỏ là thủ phạm gây cháy rừng Amazon.

Tại Brazil có quan niệm rằng các hoạt động đốt rừng của người bản địa đại diện cho tâm lý phá hoại. Các nhóm lợi ích đều ủng hộ quan điểm này để làm mất uy tín của cộng đồng bản địa và khiến chính phủ di dời các bộ lạc và trao quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp khai thác gỗ. Truyền thông thế giới đăng tải không ít các tấm ảnh vệ tinh ghi lại cảnh cháy rừng ở Amazon trong phạm vi rộng lớn, nhưng liệu có ai phân biệt được đâu là một đám cháy mang tính phá hoại giữa các đám cháy nhỏ, được kiểm soát.

Không thấu hiểu nguyên nhân gốc rễ của các vụ cháy rừng Amazon có thể gián tiếp đe dọa tới sinh kế của các cộng đồng người bản địa và nông dân địa phương.

Không thấu hiểu nguyên nhân gốc rễ của các vụ cháy rừng Amazon có thể gián tiếp đe dọa tới sinh kế của các cộng đồng người bản địa và nông dân địa phương. Tại hội nghị thượng đỉnh G7, một nhóm các quốc gia giàu có đã cam kết chi 22 triệu USD cho các hoạt động chữa cháy bằng máy bay cũng như hỗ trợ quân sự. Nhưng đây chỉ là phương pháp tiếp cận từ trên xuống.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hỏa hoạn tại Amazon đó là nhà chức trách phải trao trả lại quyền quản lý đất đai cho các cộng đồng bản địa và lắng nghe ý kiến của họ trước khi ban hành các lệnh cấm đốt lửa. 

Cháy rừng Amazon và câu chuyện tập tục của nông dân ảnh 9
TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.