Combo: Nước bẩn + không khí bẩn + …

Combo: Nước bẩn + không khí bẩn + …

Sau khủng hoảng ô nhiễm không khí, nguy cơ nhiễm thủy ngân từ nhà máy Rạng Đông, Thủ đô tiếp tục bước vào khủng hoảng nước bẩn suốt hơn 10 ngày qua. Đó là chưa kể rất nhiều khủng hoảng “bẩn” mà người dân Hà Nội đã đi qua, từ đường bẩn, rác bẩn đến thực phẩm bẩn… Những vụ việc gắn liền với nhu cầu cơ bản nhất, thiết yếu nhất của người dân đặt ra câu hỏi về vấn đề quản lý.

* * *

Combo: Nước bẩn + không khí bẩn + … ảnh 1

Không giục giã trên loa phát thanh thời chiến nhưng lời thông báo giữa thời bình, “mọi người chú ý, xe téc đã đến…” cũng đủ khiến hàng ngàn hộ dân bừng tỉnh trong đêm, nháo nhào hành động.

Hơn chục ngày qua, với nhiều cư dân ở phía Tây Nam Hà Nội, thực sư là những ngày mệt mỏi rã rời, chán nản xen bực dọc, nhiều bà lão suốt ngày lỉnh kỉnh xô chậu không còn sức bế cháu vì trắng đêm lấy nước, nhiều ông lão chép miệng: “Ô nhiễm không khí mới dịu xuống được mấy hôm đã đến nước bẩn, không biết còn gì nữa”.

Nước sạch đã cấp trở lại, nhưng gia đình chị Hòa- anh Khải (khu chung cư Hapulico Complex, phố Nguyễn Tuân, Thanh Xuân) vẫn kiên nhẫn mua nước bình về sử dụng. “Từ hôm 8-9/10, nước máy trong nhà xả ra chậu đã sặc mùi clo... Cơm như bị khét, canh đầy mùi clo. Chỉ sau 1 ngày phát hiện mùi lạ, nước đã sộc mùi khét, màu như nước cống, mùi như nước giặt, không thể nhắm mắt sử dụng…Có nhiều hôm về đến nhà mệt đứt hơi, nghe thấy thông báo xe téc đến là tôi phi xuống sân xếp hàng. Có lúc đứng đợi 15 phút mệt mỏi chỉ muốn bỏ về, nhưng tôi lại cố…” – anh Khải kể. Cả nhà anh không thể di cư đâu khác, vì việc học hành của con, công ty vợ ngay sát nhà, chưa kể ông bà nội ngoại ở phố Triều Khúc cũng lâm cảnh tương tự.

Combo: Nước bẩn + không khí bẩn + … ảnh 2

Nhiều chung cư cấp nước trong đêm buộc các gia đình phải cắt cử các thành viên thức đêm, chong mắt ngóng xe téc. “Một tuần căng thẳng cao độ, nhà vệ sinh nồng nặc mùi khai vì thiếu nước, cả nhà dạt vòm cơm chợ. Ăn không ngon, ngủ  không yên, 12 giờ đêm hai vợ chồng thay nhau xếp hàng lấy nước” – chị Quỳnh Nga, Khu đô thị Nam An Khánh (xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) ngao ngán viết lên trang cá nhân với hình ảnh căn nhà bừa bãi, quần áo bẩn xếp đống, chỉ có loạt xô chậu là ngay ngắn, lúc nào cũng sẵn sàng hứng nước.

Trên các diễn đàn mạng, nhiều người dở khóc dở cười chia sẻ bức ảnh xếp hàng lấy nước với tâm trạng chán nản: “Thời đại 4.0 là 4 người chung 1 can nước!”.

Trong danh sách khách hàng đang dùng nước nhiễm bẩn của công ty Viwasupco không chỉ có cư dân Thanh Xuân, Hoài Đức mà còn có quận Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, một phần Cầu Giấy, Thạch Thất, Quốc Oai... Đấy là chưa kể đến một số khách hàng lẻ là các chung cư, công ty, thậm chí cả các đơn vị bộ đội của Bộ Quốc phòng.

Cơn khủng hoảng nước khiến 270.000 hộ dân trên địa bàn Hà Nội chịu ảnh hưởng, hoàn toàn bị động trước khủng hoảng, cuộc sống bỗng chốc đảo lộn. Nhưng theo ông Bùi Đăng Khoa - Phó Giám đốc công ty Cổ phần nước sạch sông Đà phát biểu trong cuộc họp báo của UBND tỉnh Hòa Bình ngày 17/10: “Chúng tôi là nạn nhân lớn nhất”.

Combo: Nước bẩn + không khí bẩn + … ảnh 3
Combo: Nước bẩn + không khí bẩn + … ảnh 4

Trong báo cáo gửi Sở Xây dựng Hà Nội hôm 14/10, Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) cho biết, vào 12 giờ ngày 9/10, nhân viên bảo vệ vớt rong rêu phát hiện ngoài cửa kênh dẫn nước hồ có váng chưa rõ nguyên nhân. Viwasupco đã dùng phao, gối hút dầu chuyên dụng trên kênh dẫn nước hồ 500m làm khu vực tách dầu và thu gom. Đơn vị này cho rằng, có thể phản ánh khách hàng về nước có mùi lạ là do mùi clo vì sau xử lý theo số liệu Phòng hóa nghiệm Công ty vẫn đảm bảo theo chất lượng của Bộ Y tế. Sau khi nhận được phản ánh của khách hàng ngày 10/10, Công ty đã tiến hành xả toàn bộ tuyến ống truyền tải, Trạm điều tiết lưu lượng Tây Mỗ và giảm châm clo với hàm lượng trước đây là từ 0,3 - 0,5 mg/l.

Phía công ty không lường hết được trách nhiệm khi nguồn nước có liên quan tới tính mạng hàng vạn người dân sử dụng, đây là vấn đề an ninh nguồn nước.

Luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, chất lượng nước không đảm bảo hay không đủ điều kiện sử dụng mà vẫn cố tình cấp nước là hành vi đáng lên án và cần phải xử lý theo quy định pháp luật. Việc xử lý như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ sai phạm và hậu quả xảy ra. Tùy vào hậu quả xảy ra mà hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng trước hết, công ty đã coi thường tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng. Phía công ty không lường hết được trách nhiệm khi nguồn nước có liên quan tới tính mạng hàng vạn người dân sử dụng, đây là vấn đề an ninh nguồn nước. Theo LS Cường, trước mắt, thành phố cần triển khai các biện pháp đồng bộ, quyết liệt để đảm bảo cung cấp đủ nước sạch, ổn định tâm lý cho nhân dân. Sau đó đánh giá mức độ sai phạm và hậu quả xảy ra để truy cứu trach nhiệm.

Đáng nói hơn, ngoài “ăn dầu”, nước sông Đà còn đầy nguy cơ “ăn” thêm chất thải nông nghiệp từ các xã đầu nguồn là xã Phúc Tiến, Hợp Thành, Phú Minh (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình), khi có sự góp mặt của nhiều trang trại nuôi lợn, gà… vây quanh. Theo người dân ở đây, nước thải nông nghiệp trực tiếp đổ xuống sông, suối không qua bất cứ quy trình xử lý nào. Rõ ràng, chỉ đến khi nước đầu nguồn sông Đà dính dầu thải, người ta mới ngỡ ngàng nhận ra, môi trường nước đầu nguồn đã bị đe dọa từ bao giờ.

Combo: Nước bẩn + không khí bẩn + … ảnh 5

Theo TS Đào Trọng Tứ, Trưởng Ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, “an ninh nguồn nước” đang thực sự có vấn đề. Theo ông Tứ, mặc dù có Luật Bảo vệ Môi trường, chất lượng nước sinh hoạt được quy định rõ tại Thông tư 41/2018/TT-BYT (Thông tư 41) ban hành Quy chuẩn về chất lượng nước sạch sinh hoạt; quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt cũng như trách nhiệm của các bên, từ các Viện thuộc Bộ Y tế đến các Cục Quản lý môi trường y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện... nhưng trên thực tế, các sông suối vẫn bị tác động, suy thoái.

Cách đây khoảng 1 năm, UBND thành phố Hà Nội từng phê duyệt Đề án “Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội”, trong đó ô nhiễm nguồn nước đứng thứ 2 trên tổng số 10 rủi rõ có thể thành thảm họa: “Trong tương lai, Hà Nội sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu là nước mặt. Vì vậy, có thể xảy ra rủi ro nếu nguồn nước mặt bị nhiễm độc, ô nhiễm từ hóa chất, chất thải công nghiệp. Vấn đề an ninh về chất lượng nước sạch của các nhà máy nước là vấn đề phải quan tâm”. Thành phố vạch kế hoạch tiếp tục đầu tư hệ thống quan trắc môi trường, cảnh báo trước các hiện tượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là hệ thống nước mặt cấp cho sinh hoạt của thành phố để kịp thời ứng phó, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người dân.

Từ đó đến nay, việc thực thi trách nhiệm kiểm tra giám sát an ninh nước của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp vẫn để ngỏ. Khác với ô nhiễm không khí hay ô nhiễm môi trường, nước sinh hoạt là thứ thiết yếu đối với sinh hoạt người dân, theo nhiều chuyên gia môi trường, thành phố Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành nói chung cần phải đặt sự kiểm soát chất lượng và trách nhiệm quản lý ở mức an ninh quốc gia chứ không đơn thuần chỉ là mua bán một mặt hàng thông thường. Và đương nhiên, việc giao trọng trách cung cấp nước cho đối tác nào cũng phải suy tính kỹ, vì không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể gánh vác tính mạng của hàng ngàn hộ gia đình trong tay.

Combo: Nước bẩn + không khí bẩn + … ảnh 6
TIN LIÊN QUAN
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.