Dẫm đạp cướp lộc chẳng khác gì coi thần linh như ‘cỏ rác’

Dẫm đạp cướp lộc chẳng khác gì coi thần linh như ‘cỏ rác’

“Hiện tượng dẫm đạp lên đầu nhau để cướp lộc chẳng khác gì con người đang xem thần linh như cỏ rác và đã là cỏ rác thì không bao giờ đem phúc về cho ai” – GS.TS Trần Lâm Biền nói.
* * *

Những năm gần đây, câu chuyện hàng nghìn người xô đẩy, dẫm đạp, tranh nhau cướp lộc tại một số lễ hội truyền thống cũng như ở đền chùa dịp đầu năm không phải là câu chuyện quá mới.

Sự việc này đã tồn tại một thời gian dài, đặc biệt là khi quan niệm của con người về văn hóa, tín ngưỡng có quá nhiều vấn đề đáng để bàn luận. Sự tồn tại của “vấn nạn” này ngày càng làm cho hình ảnh lễ hội thêm phần xấu xí và chốn thiêng đã không còn giữ được tính chất vốn có của nó.

Không nói đâu xa, vào dịp đầu năm, hình ảnh hàng trăm thanh niên mình trần lao vào nhau, dẫm đạp để cướp được quả phết may mắn trong lễ hội cướp phết Hiền Quan (Phú Thọ) khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng.

Dẫm đạp cướp lộc chẳng khác gì coi thần linh như ‘cỏ rác’ ảnh 1

Hay như lễ hội khai ấn đền Trần (Nam Định), hội chùa Hương, hội Gióng... hàng trăm nghìn người dân chen lấn, xô đẩy nhau để dâng lễ, cướp lộc... Dần dà, người ta hiểu những cụm từ "cướp lộc", "cướp hoa tre", "cướp phết"... tại các lễ hội đầu năm sang một ý nghĩa khác.

Chứng kiến những cảnh tượng bạo lực ấy, chắc chắn không ít người sẽ cảm thấy phản cảm. Bởi khi lễ hội cầu an, may mắn bỗng nhiên biến thành cuộc hỗn chiến, giành giật. Thế nhưng phải làm sao để sự biến tướng trong lễ hội này được loại bỏ thì không phải chuyện “một sớm một chiều”.

Đề cập đến vấn đề này, Nhà nghiên cứu di sản văn hóa – GS. Trần Lâm Biền khẳng định rằng: Lễ hội phản cảm vì người tranh cướp chứ bản thân lễ hội không hề phản cảm.

Dẫm đạp cướp lộc chẳng khác gì coi thần linh như ‘cỏ rác’ ảnh 2

Di sản văn hóa và yếu tố văn hóa bao giờ cũng hướng đến tương lai. Người xưa đã từng có câu: “Nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân” (ngày mới, ngày mới, lại ngày mới), có nghĩa là con đường chúng ta đi luôn mỗi ngày một phát triển đi lên. Và, người xưa cũng đã cho rằng, không một ai muốn hướng đến tương lai mà không nhìn lại quá khứ, bởi vì khi nhìn lại quá khứ thì ta mới khẳng định được ta là ai, để ta làm “bệ đỡ” bước vào tương lai.

Theo GS. Trần Lâm Biền, tín ngưỡng tôn giáo thực sự nó là một khía cạnh của văn hóa. Nếu chúng ta hiểu được tôn giáo, tín ngưỡng dưới góc độ văn hóa cũng như hiểu được bản chất của lễ hội thì sẽ có ứng xử tốt đẹp. Còn nếu chúng ta không hiểu được bản chất của nó thì sẽ chỉ đi vào những sai lầm.

Chẳng hạn như người ta cướp phết, về bản chất tục này đã dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp. Người ta trở lại thời kỳ “hỗn mang” (thời còn ăn lông ở lỗ), mà thực tế đã thấy như: ném đá ở chùa Hương, cướp gậy ở Sơn Đồng hay cướp bông ở đền Sóc... họ cướp để tạo nên một sự “lao xao” của thời hỗn mang đó, để như muốn nhắc với thần linh rằng, thời kỳ hỗn mang đã qua rồi. Như vậy, cái mất trật tự ấy là văn hóa, là tục lệ chứ không phải chỉ để cầu phúc cá nhân.

Dẫm đạp cướp lộc chẳng khác gì coi thần linh như ‘cỏ rác’ ảnh 3

Rồi, sau lễ đốt pháo Đồng Kỵ, sau mùng 4 tháng giêng và sau những vụ cướp kén, cướp cầu... thì họ đều có tục mật khấn như để nói với thần linh rằng, đến nay thời kỳ hỗn mang đã qua rồi, xin các vị thần linh hãy ban cho chúng tôi trật tự về không gian và thời gian của thiên nhiên. Để cho dân khang vật thịnh, cây trồng, vật nuôi phát triển trong năm nay, để chúng tôi có vụ mùa bội thu. Nó có ý nghĩa như thế!

Cái mất trật tự nói trên thực sự thuộc lĩnh vực tín ngưỡng chứ không phải là sự mất trật tự là để tranh cướp lộc. Hiện tượng biến những cái đó thành lộc đã là một hiện tượng sai, vì nhận thức sai thì sẽ có hành động sai. Hiện tượng dẫm đạp lên đầu nhau để tranh cướp thì chẳng khác gì con người đang xem thần linh như “cỏ rác” và đã là “cỏ rác” thì không bao giờ đem phúc về cho ai. Cái mất trật tự xưa kia đã gắn với tín ngưỡng, với tục lệ, còn cái mất trật tự hiện nay là một hiện tượng “trần trụi”, “dục vọng”, là một biểu hiện mang tính cá nhân với quyền lợi đậm chất tuần tục.

Dẫm đạp cướp lộc chẳng khác gì coi thần linh như ‘cỏ rác’ ảnh 4

“Suy cho cùng, những điều tốt đẹp của lễ hội cần phải được giải thích cho người dân hiểu, chứ không thể để cho sự tự phát dẫn đến tranh cướp vô lối ấy. Nhiều khi những người đi tranh cướp thường đem “ma” về nhà nhiều hơn đem lộc về nhà. Giả dụ như họ đi lấy lộc vào giữa giao thừa, có những người hỉ hả đem cả một cành cây to, vặt trụi cả những cây ở ven đường đem về nhà, nhưng họ đâu biết rằng những cái “lộc” ấy khi chưa được thánh thần chứng giám thì không có giá trị tâm linh, bẻ bừa bãi cây cối về nhà thì chỉ có thể là “đem ma” về mà thôi. Hay những thứ cướp được mà không hiểu ý nghĩa của nó làm cho vật cướp được mất thiêng. Nó chỉ còn là nó (vật chất đơn thuần) chứ không phải mang tính chất tâm linh nữa” – Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền nói.

Khi được hỏi về giải pháp để loại bỏ những sự phản cảm trong lễ hội hiện nay, GS. Trần Lâm Biền cho hay: Chúng ta cần phải có sự giải mã về những hiện tượng ấy. Ông mong rằng các cơ quan có chức năng với lễ hội và các nhà nghiên cứu để tâm hơn trong vấn đề này.

TIN LIÊN QUAN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.