Đừng ngoảnh mặt với vắc-xin cho trẻ

Đừng ngoảnh mặt với vắc-xin cho trẻ ảnh 1
Ở một số nước trên thế giới, tư tưởng “tẩy chay vắc-xin cho trẻ” đã len lỏi vào nhận thức của không ít phụ huynh thiếu thông tin. Cho tới khi sức khỏe của chính con em họ bị ảnh hưởng và dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng, nhiều người mới giật mình nhận ra rằng “không thể ngoảnh mặt với vắc-xin cho trẻ”. 

_______________

1. Tara Hills – một phụ nữ có 7 con ở ngoại ô thủ đô Ottawa, Canada – từng là người theo phong trào “tẩy chay vắc-xin cho trẻ”. Với ba đứa con đầu tiên, Hills đưa đi tiêm phòng đầy đủ theo lịch. Nhưng khi mang bầu đứa thứ tư, Hills không chắc chắn rằng việc cho con tiêm vắc-xin là đúng đắn.

Sự nghi ngờ của Hills về tính hiệu quả tiêm phòng vắc-xin bắt đầu từ những cuộc trò chuyện ở công viên và giữa những người bạn về chuyện không cần tiêm vắc-xin cho trẻ. Tiếp đó, sau khi đọc những thông tin thiếu căn cứ ở các website và mạng xã hội, cô bắt đầu đặt câu hỏi: “Có rất nhiều tiền được đổ vào để quảng cáo vắc-xin. Vậy làm sao tôi có thể tin tưởng các công ty dược phẩm?”. Từ đó, Hills lo lắng về sự an toàn của vắc-xin và quyết định không tiêm thêm bất kỳ mũi vắc-xin nào cho bốn đứa con sau này.

Năm 2015, khi dịch sởi tấn công khu dân cư gần nhà, Hills luôn sống trong sợ hãi vì không tiêm phòng đầy đủ cho các con. Lúc đó, cô tìm hiểu kỹ về vắc-xin và lên lịch tiêm phòng lại cho con. Nhưng quá muộn bởi cả 7 đứa con của Hills đều đã mắc bệnh ho gà. Trong sự hối hận muộn màng, Hills thừa nhận: “Đó là thời điểm khó khăn nhất đời tôi. Bởi không chỉ tôi đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế mà cả gia đình, người thân và những đứa trẻ bị đặt vào tình trạng kháng thuốc bất định. Điều này thực sự khủng khiếp, bẽ bàng. Tôi đã sai khi không tiêm phòng cho con”. Cuối cùng, một người bạn lắng nghe những trăn trở của Hills, khuyến khích cô thận trọng đánh giá những câu chuyện về vắc-xin trên Internet và thay đổi nhận thức.

Đừng ngoảnh mặt với vắc-xin cho trẻ ảnh 2

Đến nay, Tara Hills được truyền thông toàn cầu chú ý khi cô quyết định lập Blog, tham gia nhiều cuộc diễn thuyết để kể lại hành trình “từ bà mẹ tẩy chay vắc-xin đến bà mẹ khoa học”; tham vấn cho các bác sỹ và nhân viên y tế cách tiếp cận những bà mẹ “chống vắc-xin” như cô trước đây. Thông điệp của Hills là: “Những người chống vắc-xin không ngu ngốc mà có lý do để lo ngại. Vì vậy, hãy cẩn thận lắng nghe mối quan tâm của các bậc phụ huynh về vắc-xin và phản hồi họ một cách nhẹ nhàng với thái độ tôn trọng, không phán xét”.  

Nhà nhân loại học Ève Dubé – người nghiên cứu về “do dự vắc-xin” tại Canada – cho rằng, một trong những “thủ phạm” của tình trạng thiếu niềm tin về hiệu quả vắc-xin là internet và mạng xã hội. Bà Ève Dubé nói: “Trên các mạng xã hội, cha mẹ dễ dàng đọc được những câu chuyện tiêu cực về vắc-xin hơn là thấy mặt tích cực của vắc-xin. Những câu chuyện tiêu cực ảnh hưởng rất lớn tới suy nghĩ của họ bởi nó chạm vào cảm xúc. Ví dụ: khi một bà mẹ kể rằng con mình vẫn bình thường cho tới trước khi tiêm chủng và sau đó mọi thứ trở nên tồi tệ, bạn sẽ liên hệ ngay đến con mình”. Trong khi đó, các hội nhóm với xu hướng “tẩy chay vắc-xin cho trẻ” đã xuất hiện tại nhiều nước, phát tán nhiều thông tin sai lệch trên mạng như khả năng tai biến, tổn thương não sau tiêm cao; tiêm vắc-xin phối hợp sởi, quai bị và rubella (MMR) gây chứng tự kỷ… Tara Hills khẳng định: “Với ai đang thắc mắc về vắc-xin, thảo luận trực tuyến đúng là độc hại”.

“Người ta muốn chọc kim tiêm vào da thịt đứa trẻ bé bỏng của tôi, đưa các loại hóa chất vào cơ thể trẻ. Nhưng người ta thậm chí không nói được với tôi về nguồn gốc thành phần vắc-xinKristina Kruzan

Tương tự Tara Hills, trong suốt 15 năm, Kristina Kruzan – nữ hộ sinh ở thành phố Seattle, tây tiểu bang Washington, Mỹ - từ chối tiêm chủng cho 3 đứa con. Khi con trai út lên 3 tuổi, cô mới bắt đầu tìm kiếm thông tin về vắc-xin trên Internet. Cô nhận ra có quá nhiều điều bản thân không hiểu về các loại vắc-xin. Nhưng khi tới gặp các bác sỹ nhi khoa, cô cảm thấy họ dường như phớt lờ các câu hỏi thắc mắc của mình.

Đừng ngoảnh mặt với vắc-xin cho trẻ ảnh 3

Kristina Kruzan tâm sự: “Người ta muốn chọc kim tiêm vào da thịt đứa trẻ bé bỏng của tôi, đưa các loại hóa chất vào cơ thể trẻ. Nhưng người ta thậm chí không nói được với tôi về nguồn gốc thành phần vắc-xin”. Kristina Kruzan cho biết do thiếu thông tin, cô luôn cảnh giác về tác dụng phụ của một số vắc-xin. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi Kristina Kruzan gặp Elias Klass – bác sỹ trị liệu chuyên khoa nhi – tại một hội thảo cho các nữ hộ sinh. Klass đã dành thời gian để trả lời mọi thắc mắc của Kruzan, dần thuyết phục Kruzan rằng “vắc-xin là đặc biệt quan trọng để bảo vệ sức khỏe trẻ và cộng đồng”. Kruzan nói: “Klass không bao giờ phớt lờ sự quan tâm của tôi đối với vấn đề vắc-xin cho trẻ. Cuối cùng, tôi đã tìm thấy một người sẵn sàng chia sẻ”.

Sau khoảng một năm trò chuyện với bác sỹ Elias Klass, Kristina Kruzan đã cho cả 3 đứa con sử dụng vắc-xin. Các nhà nghiên cứu vắc-xin cho rằng những nhân viên y tế biết “sẻ chia, lắng nghe, thấu hiểu” như Klass đóng vai trò quan trọng trong việc cố vấn và là người ảnh hưởng đáng tin cậy nhất để cha mẹ quyết định tiêm chủng cho trẻ; những người mẹ như Kruzan phải được cung cấp thông tin đúng, đáng tin cậy về vắc-xin.

2. Đầu năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã coi việc “do dự vắc-xin” (miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm vắc-xin dù có sẵn) là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu năm 2019. Theo WHO, tiêm vắc-xin là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh - hiện đang giúp ngăn ngừa 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm và có thể ngăn thêm 1,5 triệu ca tử vong nếu phạm vi tiêm chủng  trên toàn cầu được mở rộng. “Do dự vắc-xin” là nguyên nhân khiến nhiều dịch bệnh quay trở lại. Theo thống kê của WHO, số ca mắc bệnh sởi trên toàn cầu đã tăng 30%; việc dịch sởi bùng phát tại một số nước hiện nay là do tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng sởi không đạt yêu cầu.

Đừng ngoảnh mặt với vắc-xin cho trẻ ảnh 4

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), số lượng trẻ em không tiêm vắc-xin phòng bệnh ở Mỹ hiện lên tới khoảng 100.000 trẻ, tăng gấp bốn lần so với năm 2001. Sau gần 20 năm công bố xóa sổ bệnh sởi, ngay đầu năm 2019, Mỹ đã ghi nhận hơn 150 ca mắc sởi ở 10 bang, trong đó có 4 bang  Colorado, Oregon, Texas và Washington - những nơi cho phép miễn tiêm chủng. CDC cho biết, hầu hết những ca mắc sởi là trẻ em dưới 10 tuổi và tất cả đều không tiêm phòng. Canada đã thanh toán được bệnh sởi từ năm 1998 song đầu năm 2019, dịch sởi lại bùng phát ở thành phố Vancouver.

Theo Cơ quan Y tế Vancouver, tỷ lệ trẻ mẫu giáo tiêm vắc-xin sởi ở Vancouver chỉ đạt 83,1%; chỉ có 27 trong tổng số 127 trường mầm non Vancouver đạt tỷ lệ tiêm chủng hơn 90% - mức miễn dịch cộng đồng đối với sởi. Tại Philippine, chỉ trong 6 tuần đầu năm 2019, dịch sởi mới nhất đã khiến 70 người thiệt mạng, phần lớn là trẻ em. Ở Việt Nam, một trong những vụ dịch bệnh nặng nề nhất trong 20 năm qua là vụ dịch sởi năm 2014 khiến hơn 100 trẻ em thiệt mạng. Vụ dịch sởi này xuất hiện ngay sau khoảng nửa năm tỉ lệ tiêm chủng xuống thấp (do các bậc cha mẹ lo ngại tai biến sau tiêm vắc –xin). Trong 3-4 năm gần đây, một số căn bệnh đã có thời tưởng chừng không còn ở Việt Nam như ho gà lại gia tăng trở lại và năm nào cũng có trẻ tử vong do ho gà.

Các chuyên gia y tế cho rằng cách hiệu quả ngăn chặn dịch bệnh bùng phát là ban hành luật bắt buộc tiêm chủng cho trẻ. Tại Ý, chính quyền đã thông qua Luật Lorenzin buộc trẻ phải tiêm chủng trước khi đến trường; theo đó, nhà trường có thể từ chối không nhận trẻ dưới 6 tuổi hoặc đình chỉ học nếu phụ huynh không trình giấy chứng nhận đã cho con tiêm phòng thủy đậu, bại liệt, sởi, quai bị và rubella. Các phụ huynh ở Ý có thể bị phạt khoảng 560 USD (gần 13 triệu đồng) với hành vi “do dự vắc-xin”. Thăm dò dư luận (tháng 2/2019) của Viện Angus Reid tại Canada cho thấy, 70% phụ huynh Canada ủng hộ việc bắt buộc tiêm chủng cho trẻ trước khi đến trường; 83% cho biết sẽ không do dự đưa trẻ đi tiêm vắc-xin.

Đừng ngoảnh mặt với vắc-xin cho trẻ ảnh 5

Ngày 8/3/2019, hai nghị sỹ New York (Mỹ) Patricia Fahy và Liz Krueger đã đệ trình dự luật cho phép trẻ em từ 14 tuổi được quyền quyết định tiêm vắc-xin mà không cần sự đồng ý của phụ huynh. Dự luật được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ethan Lindenberger – một học sinh trung học 18 tuổi ở bang Ohio- có bài phát biểu hùng hồn trước Ủy ban Y tế - Giáo dục- Lao động và Lương hưu Thượng viện Mỹ về phong trào “chống vắc-xin” ở nước này.

Lindengerger đã kể về việc suốt 18 năm không được tiêm bất kể mũi vắc-xin nào vì mẹ cậu bị tiêm nhiễm  các thông tin “chống vắc-xin” trên mạng xã hội. Lindenberger phải lập chủ đề thảo luận trên mạng để nhờ mọi người chỉ cách tự đi tiêm chủng. Cuối cùng, cậu cũng đã có những mũi tiêm phòng đầu tiên để ngừa 6 bệnh, trong đó có quai bị và viêm gan. Cậu tuyên bố: “Mẹ tôi đã đọc thông tin từ các nhóm trên mạng xã hội chứ không phải từ các nguồn tin chính thống. Với tình yêu và sự tôn trọng dành cho mẹ mình, tôi cũng không thể đồng tình với bà”.

Nhằm ngăn chặn những trường hợp không hiếm thấy như trường hợp của gia đình Lindenberger, Hội đồng tư vấn trong Ủy ban Thượng viện Mỹ kêu gọi các nhà lãnh đạo liên bang tăng cường phản ứng chống lại các phong trào “chống vắc-xin” đang lan truyền thông tin sai lệch về tiêm chủng, đồng thời đẩy mạnh tài trợ bền vững cho các nghiên cứu về an toàn vắc-xin để xóa đi sự ngờ vực bấy lâu của công chúng.

Theo trang BuzzFeed News, gần đây YouTube đã gỡ bỏ tất cả quảng cáo khỏi các kênh/video chứa nội dung chống tiêm vắc-xin để tránh tiếp tay cho các video kiểu này kiếm tiền và chia sẻ các thuyết âm mưu, thông tin sai lệch… Nhằm ngăn chặn những trường hợp không hiếm thấy như trường hợp của gia đình Lindenberger, Hội đồng tư vấn trong Ủy ban Thượng viện Mỹ kêu gọi các nhà lãnh đạo liên bang tăng cường phản ứng chống lại các phong trào “chống vắc-xin” đang lan truyền thông tin sai lệch về tiêm chủng, đồng thời đẩy mạnh tài trợ bền vững cho các nghiên cứu về an toàn vắc-xin để xóa đi sự ngờ vực bấy lâu của công chúng. Cuối cùng, một số chuyên gia y tế cho rằng chính sách tốt nhất vẫn là giáo dục phụ huynh về sự an toàn và tầm quan trọng của vắc-xin.

Đừng ngoảnh mặt với vắc-xin cho trẻ ảnh 6
TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.