Giáo dục ở Đức qua trải nghiệm của mẹ Việt

Giáo dục ở Đức qua trải nghiệm của mẹ Việt

Ngày 28/8 vừa qua là một ngày trút được gánh nặng của mẹ con tôi. Sau 7 năm theo đuổi chuyên ngành Anh ngữ và Sinh học, con gái lớn của tôi đã chính thức nộp bài luận án tốt nghiệp thạc sĩ ngành Giáo dục dày 4cm với hy vọng đạt được điểm cao để dễ chọn nơi giảng dạy hoặc công tác.
* * *

Tôi có ba đứa con, hai đứa gái lớn hôm nay vừa tròn 26 và 24 tuổi, và một cu con sắp 14. Các con tôi đều vào lớp 1 khi vừa tròn 7 tuổi, cái tuổi mà người Đức cho rằng các con đã đủ sinh lực để có thể gánh vác những viên gạch đầu tiên trong cuộc đời. Tất nhiên cũng có những đứa trẻ ngoại lệ được đi khai giảng với độ tuổi lên 6 hoặc thậm chí năm tuổi rưỡi, điều này phần lớn là nguyện vọng của gia đình.

  Nước Đức rất khuyến khích người dân sinh đẻ vì tương lai ích lợi xã hội chung, các bé có thể đi nhà trẻ từ lúc vài tháng tuổi. Nhà nước cũng khuyến khích, tạo điều kiện mọi mặt cho người mẹ hoặc người bố có thể thay phiên nhau “nghỉ đẻ” trong vòng 3 năm đầu đời để em bé được chăm sóc một cách tốt nhất. Với người Đức, không có gì thân thiện và ân cần hơn là sự yêu thương của cha mẹ.

Giáo dục ở Đức qua trải nghiệm của mẹ Việt ảnh 1
Gia đình chị Võ Hạnh với nhiều trải nghiệm giáo dục ở Đức.

Trước khi đến trường, hầu hết trẻ em ở Đức sẽ đi mẫu giáo từ lúc 3 tuổi. Ở Đức rất đông người nước ngoài nhưng người ta không nghe thấy tên “Trường quốc tế” bao giờ. Trong nhà trẻ, các bé phải học và giao tiếp bằng tiếng Đức. Nơi con tôi đi mẫu giáo, trường còn có câu lạc bộ sinh hoạt cho các cháu có nguồn gốc nước ngoài để các cháu trau dồi tiếng mẹ đẻ và tiếng Đức, học hỏi và làm quen những cái hay, cái đẹp của các nên văn hoá trên thế giơi, mục đích chính đó là tạo điều kiện cho người nước ngoài hoà nhập và trở thành công dân Đức.

Ở mầm non, mỗi sáng buổi học bắt đầu là bài đạo đức, cả lớp ngồi quây vòng tròn và hát đồng ca bài hát chào buổi sáng, sau đó là ăn sáng. Các con được tự chọn đồ ăn, nhưng chỉ được lấy vừa ăn, đói lấy thêm, không phí phạm nếu không hợp khẩu vị. Trong giờ học, muốn nói thì giơ tay nhưng không phải thưa gửi. Xưng hô giữa thầy cô và các bạn luôn bình đẳng trong quan hệ luôn tôn trọng lẫn nhau. Hầu như chiều nào các phụ huynh đón con cũng thấy con mình lem luốc bùn, cát hoặc màu vẽ vì chúng nó được chơi tự do như chăm sóc gia cầm, trèo cây, đào đất, chạy nhảy... Người Đức muốn các con tiếp xúc với môi trương tự nhiên để tăng đề kháng cơ thể cho các cháu, để làm quen và tôn trọng thiên nhiên. Tháng 6 hàng năm là các nhà mẫu giáo tổ chức “đuổi” trẻ lớn lên cấp tiểu học.

Giáo dục ở Đức qua trải nghiệm của mẹ Việt ảnh 2
Giáo dục tại Đức khác với các nước châu Á.

Ngày khai giảng hàng năm của Đức không đồng nhất vì nó phụ thuộc vào lịch nghỉ hè của từng tiểu bang. Trẻ con đi học được phân bổ theo vùng và trường gần nhà nhất. Đến hết lớp 7, những trẻ ở làng nhỏ không có trường học hoặc ở xa cách trường học từ 2km trở lên thì thành phố, huyện sẽ cấp vé thông hành cả năm miễn phí xe buýt đưa đón hàng ngày. Các con đi học không mất phí, chỉ phải mua sách vở đồ dùng học tập và đóng tiền in  những bài học cần thiết.

Trong trường cấp một, ở môn Đạo đức, các bé được học về nhân quyền nhiều hơn. Các tiết học xen kẽ các môn văn hoá và vui chơi, thủ công. Từ lớp 3 trẻ sẽ phải tập làm quen với Anh ngữ, và từ lớp 4 Ngoại ngữ sẽ được đánh giá bằng điểm như các môn khác. Ở lớp bé, các con không học đánh vần và đếm, nhận nhớ mặt chữ và toán tư duy là cách học năm đầu của trẻ cấp một. Bài tập về nhà thường rất ít bởi cô giáo đòi hỏi sự tập trung cùng tham gia hoàn thành giờ học, khi giờ học kết thúc, trẻ con có thể ăn trưa và sau đó làm bài tập ở trường dưới sự quản lí và giúp đỡ của các nhân viên giáo dục.

Đối với các gia đình Đức nói chung, các trường học cả ngày thường rất được quan tâm và ưa chuộng, không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà cho tất cả học sinh lớn đến hết cấp 3. Kết thúc các giờ học chính, học sinh có thể tham gia hoạt động nhiều Câu lạc bộ khác nhau như: Ngoại ngữ, Thể thao, vi tính và phụ đạo do các em học sinh khá của trường đảm nhiệm giúp các em yếu kém. Thù lao cho những em học khá này do Bộ giáo dục trả theo mức lương tối thiểu của Đức đã đề ra, khoảng 10€/giờ học.

Chương trình giáo dục nói chung của Đức là do Bộ Giáo dục và Đào tạo của tiểu bang quyết định chứ không thống nhất toàn quốc. Chủ trương của Bộ GD tiểu bang sẽ được Ban giáo dục mỗi thành phố hoặc huyện triển khai xuống từng trường, sau đó, hiệu trưởng của từng trường sẽ quyết định cho trường mình thực hiện yêu cầu chủ trương bằng cách nào, với bộ giáo khoa nào và sẽ lại tiếp tục phổ biến tới các chủ khoa từng bộ môn trước khi  tới giáo viên giảng dạy. Chuyện soạn giáo trình và giảng dạy của giáo viên thì tuỳ thuộc vào thói quen và khả năng của từng giáo viên, hoặc dưới sự thống nhất của toàn khoa, miễn là đạt chỉ tiêu giảng dạy đúng hiệu quả mà nhiều khi không cần đúng quy trình với sách giáo khoa.

Điều đáng ngạc nhiên với người Việt Nam như tôi đó là cùng ở trong một thành phố huyện nhỏ, cho dù thành phố có bao nhiêu trường cấp 1, 2 hay 3 thì hầu như học sinh đều phải mua hoặc mượn sách giáo khoa (có phụ phí) khác nhau, chương trình học rất khác nhau nhưng mục tiêu đào tạo kiến thức thì như một. Sách vở của anh chị do vậy phần lớn các em không còn dùng được.

Giáo dục ở Đức qua trải nghiệm của mẹ Việt ảnh 3

Kết thúc cấp I, những đứa trẻ nào có điểm khá giỏi và có chứng chỉ chuyển tiếp của trường sẽ được vào trường “Gymnasium” tạm dịch là Trung học phổ thông, (THPT), còn những trẻ khác sẽ đi về các trường “Realschule” tạm dịch là Trung học cơ sở, (THCS) hoặc “IGS” là Trung học tổng hợp. Còn một loại trường nữa dành cho các em yếu kém gọi là “Hauptschule” - trường “Chung chung”!

Mỗi thành phố cấp huyện phải có ít nhất một trường dành cho các cháu bị hạn chế về phát triển trí não. Còn các bạn chỉ bị tật bẩm sinh nhưng trí não bình thường thì sẽ được đi học ở trường bình thường.

Trường Hauptschule sẽ mang lại kiến thức giao tiếp xã hội bình thường, những kiến thức cơ bản cần thiết nhất cho cuộc sống mà một công dân cần và nên biết. Ở đây, các bạn trẻ sẽ học hết lớp 9 và sẽ phải làm bài tốt nghiệp để có thể xin đi học nghề hoặc chuyển ngang sang các trường dạy kiến thức cao hơn.

IGS - trường tổng hợp là loại trường giảng dạy kiến thức trung bình cho tổng hợp các tầng lớp học sinh, từ bình thường đến khá giỏi vì học sinh được tự do lựa chọn trường này. Nhưng trong trường cũng được phân loại học sinh theo trình độ thực tế để được truyền đạt kiến thức khác nhau, một phần học sinh trường Tổng hợp này cũng được dạy và học hướng nghiệp vào đại học, thi tốt nghiệp như các bạn trường THPT.

Realschule- trường THCS là trường cho học sinh trung bình khá. Tất cả kiến thức được học sẽ được nâng cao hơn trường Hauptschule, nhưng trẻ con sẽ phải học hết lớp 10, sau đó cũng phải thi lấy bằng tốt nghiệp, trừ học sinh tiểu bang Rheinland Pfalz là không phải thi lấy bằng tốt nghiệp THCS.

Với bằng tốt nghiệp Tổng hợp và THCS, các em có thể xin đi học nghề. Trong thời gian học nghề, chúng sẽ phải đi làm cho hãng xưởng để thực hành những lí thuyết được học trong trường học nghề. Có những cá nhân học sinh có điểm tốt nghiệp IGS và THCS cao nếu có nguyện vọng muốn vào đại học, các em có thể xin chuyển lên trường THPT hoặc trường bổ túc để học và luyện thi trong vòng 3 năm như các bạn ở trường THPT lớp 11,12,13.

Trung học phổ thông “Gymnasium” là trường đào tạo học sinh để lên thẳng Đại học, trẻ con thường phải học hết lớp thứ 13 (hệ mới). Mặc dù kiến thức học có chênh nhau nhưng khi kết thúc lớp 10 ở đây, trẻ con sẽ được chứng nhận có bằng học lực giá trị giống bằng tốt nghiệp THCS mà không cần phải thi tốt nghiệp. Trong suốt thời gian học trong trường Gymnasium THPT, nếu học sinh quá yếu kém sẽ bị nhà trường chuyển xuống hệ trường thấp hơn như THCS hoặc IGS, học sinh có thể học lại một năm trong trường nếu học lực không phải là quá yếu kém.

Một điều cần biết ở Đức, đó là: dù không khai giảng cùng một ngày, dù chương trình và thời gian học có khác nhau nhưng khi tốt nghiệp thì học sinh toàn quốc phải thi viết tốt nghiệp cùng một ngày, giờ, phút với đề thi do Bộ giáo dục từng tiểu bang ra đề và niêm phong.

May mắn cho tôi là cả ba đứa con đều có nguyện vọng lên thẳng đại học nên những năm phổ thông cơ sở chúng nó học hành tới nơi tới chốn.

Là bà mẹ của 3 con, sợ mình có thể sai lầm trong phương pháp dạy con nên tôi mạnh dạn hỏi ý kiến của gia đình chồng người Đức (cả bố mẹ và anh chị chồng đều là giáo viên THPT) về hướng giáo dục mới. Tôi nhận được câu trả lời: Hãy tạm gác sự giáo dục kiểu châu Á lại và để các con tự nhiên phát triển theo môi trường sinh hoạt. Nếu con học kém, hãy để nó học lại, không có gì độc hại cả. Dù có giải thích trăm lần, chỉ cho nó thấy chục con đường nhưng khi nó không muốn thì nó sẽ luôn chống đối mà thôi.Vì vậy, tôi học cách chỉ khuyên nhủ con, còn lại cho chúng tự quyết định. May mắn là con trai tôi qua tuổi dậy thì vô cùng ngoan ngoãn, hai chị nó vào thẳng đại học. Kinh nghiệm bản thân tôi có phần dày lên theo thời gian, nhìn các con vui, khoẻ và cảm thấy hạnh phúc là niềm an ủi lớn nhất.

Có những đứa trẻ đi đường vòng vì không lên thẳng được đại học nhưng nếu tay nghề khá thì các công sở ở Đức vẫn cho đi học đại học tại chức để nâng cấp, tăng lương. Ở Đức, hầu như người ta không thấy tình trạng học gạo mà chỉ có học vì gạo. Con đường nào rồi cũng sẽ đến đích, bởi xã hội tư bản thực dụng chỉ rõ xã hội chỉ giàu và mạnh khi hãng xưởng không những có kĩ sư giỏi mà còn có nhiều công nhân tay nghề cao. Một cỗ máy chỉ hoạt động trơn tru khi các răng chạy khớp khít với nhau. Giáo dục ở Đức cho trẻ em được phát triển theo sở thích và sở trường của từng đứa. 

TIN LIÊN QUAN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.