Hẹn hò có thù lao - Một kiểu lạm dụng trẻ

Hẹn hò có thù lao - Một kiểu lạm dụng trẻ


Vào những kỳ nghỉ lễ như năm mới, hiện tượng người lớn tuổi, các trung niên “hẹn hò có thù lao” (compensated dating) với trẻ vị thành niên lại làm dấy lên “hồi chuông cảnh báo” ở một số nước châu Á. Khi hai bên trao đổi thân xác, nó trở thành một kiểu mua bán dâm và lạm dụng tình dục trẻ.

_______________

1. Momo – nữ sinh trung học 15 tuổi ở Hồng Kông (Trung Quốc) – sử dụng mạng xã hội để quảng cáo cho dịch vụ “hẹn hò có thù lao” của mình. Cô nhận 350 đôla Hồng Kông (hơn 1 triệu đồng) cho 1 tiếng đi chơi, mua sắm với khách hàng, thêm 50 đôla Hồng Kông (gần 150.000 đồng) cho mỗi cái ôm. Mono cho rằng bản thân không làm gì sai trái vì dịch vụ của cô “tuyệt đối không tình dục”. Mono chỉ nhận lời hẹn hò với khách trong giờ học và ở vài khu vực mua sắm tại Hồng Kông để tránh bị bè bạn và gia đình phát hiện.

Hẹn hò có thù lao - Một kiểu lạm dụng trẻ ảnh 1

Giống Momo, năm 17 tuổi, Crystal cũng thử làm “bạn gái bán thời gian” cho các đàn ông trung niên với nguyên tắc “không tình dục”. Nhưng đến nay, trước sự cám dỗ của vật chất, Crystal sẵn sàng rao đổi tình lấy tiền, quà tặng qua một tài khoản Instagram. Cô kiếm được khoảng 2.000 – 3.000 đôla Hồng Kông mỗi ngày (hơn 5.900.000 – 8.900.000 đồng).

James Wong – một đồng tính nam 18 tuổi – từng làm nghề massage trong các khách sạn cũ ở khu Mong Kok, Tsim Sha Tsui, Causeway Bay thuộc Hồng Kông. Wong hồi tưởng: “Một số đàn ông lớn tuổi cố ép buộc tôi quan hệ tình dục khi tôi massage cho họ”.

Do công việc massage gò bó về thời gian, nguy hiểm vì dính líu tới các đường dây đánh bạc, Wong quyết định bỏ nghề và chuyển sang làm “bạn trai bán thời gian”, thậm chí chấp nhận quan hệ tình dục với các khách hàng lớn tuổi cả nam lẫn nữ. Tìm kiếm khách hàng trên các ứng dụng và website hẹn hò, James Wong có thể kiếm tới 10.000 đôla Hồng Kông/tháng (gần 30 triệu đồng), mức tiền ngang ngửa lương của một kỹ sư thực tập.

James Wong tâm sự: “Đây là công việc thực sự đặc biệt. Tôi không phải trả tiền cho các bữa ăn và giải trí. Nhưng tôi nhìn thấy mặt trái của hành vi này. Tôi mất đi sự trong trắng. Không ai dạy tôi về những hiểm nguy của kiểu hò hẹn có thù lao”.

Hẹn hò có thù lao - Một kiểu lạm dụng trẻ ảnh 2

Từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, “hẹn hò có thù lao” là một hiện tượng gây tranh cãi ở các nền kinh tế phát triển tại châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Thông thường, các đôi chat trên Internet, thỏa thuận đi xem phim, sau đó ăn tối với nhau. Những cuộc trò chuyện bắt đầu, rượu bia ngập tràn cùng tiếng cười. Phía nữ thường là những cô gái trẻ, nhỏ nhắn, xinh đẹp. Phía nam là các đàn ông già hơn và giàu có, sẵn sàng tặng “bạn gái” những món quà đắt tiền.

Nhưng có một “góc khuất” trong những cuộc hẹn hò kiểu này: Cô gái được trả tiền cho cuộc vui. Nếu chấp nhận qua đêm và lên giường cùng “bạn trai”, cô gái sẽ được trả nhiều tiền hơn nữa. Đáng báo động, một số nữ sinh trung học hẹn hò với “khách hàng” của họ, trao đổi thân xác để lấy tiền phục vụ nhu cầu mua sắm quần áo, điện thọai di động, trang sức....

Nhiều trẻ vị thành niên có nhu cầu mua sắm, vui chơi lớn mà không muốn ngửa tay xin cha mẹ. Điều đó lý giải việc có những trẻ vị thành niên xuất thân trong gia đình gia giáo, trung lưu song vẫn bị cuốn vào trào lưu “hò hẹn có thù lao”.

Các nhà xã hội học cảnh báo hiện tượng này đang trên đà gia tăng do sự “hà hơi tiếp sức” của mạng xã hội và ứng dụng thông tin được mã hóa. Các nhà tâm lý học lưu ý “hẹn hò có thù lao” thường bùng nổ vào các kỳ nghỉ lễ, khi cảm giác cô đơn xuất hiện ở những người đàn ông, trong khi các nữ sinh cần tiền để vui chơi, mua sắm.

2. Trong suy nghĩ của nhiều trẻ vị thành niên, “hẹn hò có thù lao” hay “bạn gái, bạn trai bán thời gian” chỉ đơn giản là dùng tiền đổi lấy quan hệ bầu bạn khi không phải lúc nào nó cũng kèm điều kiện tình dục. Nó là một biến thể mới của xu hướng “cha nuôi” (sugar daddy) tồn tại từ phương Tây cho tới châu Á và châu Phi.

Các đối tượng “sugar daddy” cô đơn, giàu có ở độ tuổi từ 50 trở lên, trả tiền hàng tháng và lo mọi thứ từ A-Z (túi xách, quà cáp hàng hiệu, các bữa tiệc xa xỉ…) cho các cô “con gái nuôi” trẻ trong một khoảng thời gian theo thỏa thuận. Có những “cha nuôi” trả tiền chỉ để được bên cạnh, tâm sự, được chăm sóc, quan tâm đến “con gái nuôi”… Nhưng cũng có những “cha nuôi” lợi dụng xâm hại tình dục trẻ vị thành niên. Chính vì thế, mối quan hệ “cha nuôi – con gái nuôi” này luôn đứng trước làn ranh tình cảm – tình dục và gây tranh cãi trong xã hội.

Hẹn hò có thù lao - Một kiểu lạm dụng trẻ ảnh 3

Trong con mắt của cảnh sát, người làm công tác xã hội Hồng Kông, “hẹn hò có thù lao” không khác gì mấy so với mãi dâm và nó chính là cửa ngõ dẫn tới lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Thực tế là khi bỏ ra cả đống tiền cho một tối ra ngoài, thường thì các khách hàng mong đợi nhiều hơn sự đồng hành đơn thuần như nói chuyện hay nắm tay. Rất nhiều khách hàng, “bạn gái, bạn trai bán thời gian” sợ bị cảnh sát “chìm” bắt giữ nếu thảo luận về vấn đề tình dục trên mạng.

Tại Hồng Kông, gạ gẫm, môi giới các hành vi phi đạo đức ở nơi công cộng có thể bị tù tới 6 tháng và phạt 10.000 đôla Hồng Kông (gần 30 triệu đồng). Bất cứ ai quan hệ tình dục với trẻ dưới 16 tuổi đều bị coi là phạm tội và có thể bị phạt tù từ 5 năm đến chung thân. Tháng 3/2018, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 13 đàn ông và 6 phụ nữ, trong đó có 1 trẻ 16 tuổi, vì nghi ngờ cung cấp, sử dụng dịch vụ trực tuyến “hò hẹn có thù lao” vào mục đích trao đổi tình dục. Các đối tượng bị buộc tội hãm hiếp, ép buộc người bán dâm, quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên…

Trước đó, tháng 4/2017, cảnh sát cũng đã bắt giữ 23 người, gồm 5 cô gái độ tuổi từ 17 – 29, trong đường dây hẹn hò đổi tình lấy tiền trị giá 2,5 triệu USD.

Linda Chan – một cựu nhân viên xã hội, người có 2 năm điều hành chương trình hỗ trợ các nữ sinh liên quan tới “hẹn hò có thù lao” – cho biết, nhiều trẻ ban đầu thấy sự đổi chác quá dễ vì chỉ cần đi xem một bộ phim cùng khách hàng mà chúng có thể kiếm được nhiều tiền và quà. Nhưng sau đó, khách hàng ngày càng đòi hỏi và trẻ trở nên “mắc kẹt”.

Linda Chan nói: “Cái chúng tôi lo lắng là việc các cô gái quá trẻ. Họ rất dễ bị lạm dụng. Một số cô gái tự trọng có thể nói không với những lời đề nghị khiếm nhã. Nhưng phần lớn khó cưỡng lại yêu cầu tình dục của khách hàng”. Bà Chan ước tính 60% cô gái mình từng gặp đã bị lạm dụng khi là trẻ vị thành niên.

Hẹn hò có thù lao - Một kiểu lạm dụng trẻ ảnh 4

Esther là một nạn nhân hiểu rõ mặt trái của “hò hẹn có thù lao”. Sau khi cha mẹ ly hôn, Esther về ở với cô và bị người anh họ hãm hiếp nhiều lần. Bước vào độ tuổi teen, cô uống rượu, hút cần sa và lao vào các cuộc “hò hẹn có thù lao” kèm tình một đêm. Esther và các khách hàng đều không coi cô là gái bán dâm. Tuy nhiên, những mối nguy hiểm hiện hữu rõ ràng.

Esther nói: “Bạn không biết mình sẽ gặp ai. Bạn có thể gặp những khách hàng bạo lực. Khi bước vào phòng, bạn không có sức mạnh. Một số khách hàng không cho sử dụng bao cao su, một số lại tìm cách chụp ảnh bạn để khiêu dâm. Esther không dám kể sự thực cho gia đình và bè bạn. Hai lần cô mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và một lần phải phá thai.

Sau khi biết về nghề nghiệp bí mật của Esther, bạn trai cô đã rời bỏ cô một cách không thương tiếc. Ở tuổi 35, Esther quyết định rời khỏi thế giới “hò hẹn có thù lao” và tìm cách khuyên bảo các nữ vị thành niên khác không mắc sai lầm như cô. Esther khẳng định: “Hò hẹn có thù lao giống sự nô lệ. Bạn sẽ mất đi tính nhân văn và trở thành món đồ”.

Ngoài việc đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm hơn là một số trẻ vị thành niên rơi vào lối sống buông thả, khiêu dâm, thậm chỉ trở thành gái bán dâm trong các hộp đêm.

Báo cáo của tổ chức “Chấm dứt mại dâm trẻ em, khiêu dâm trẻ em và buôn bán trẻ em cho mục đích tình dục” (ECPAT) từng cảnh báo rằng một số trẻ em bị cuốn vào kiểu bóc lột, lạm dụng như kể trên đã bị hãm hiếp, đe dọa, bị tống tiền, thậm chí bị giết hại. Năm 2008, Hồng Kông từng chấn động trước vụ việc Wong Ka-mui – một cô gái 16 tuổi – bị khách hàng sát hại vì “hẹn hò có thù lao”.

Tháng 4/2017, sự an toàn của hơn 1.000 cô gái tham gia “hẹn hò có thù lao” đã bị đe dọa sau khi một tin tặc tung ảnh của họ lên một diễn đàn trực tuyến.

Hẹn hò có thù lao - Một kiểu lạm dụng trẻ ảnh 5

Theo quan niệm đạo đức Á Đông, rất nhiều chỉ trích dồn vào trẻ vị thành niên tham gia “hẹn hò có thù lao” khi cho rằng các em là những kẻ “đào mỏ”. Tuy nhiên, các nhà xã hội học cho rằng đây không phải là vấn đề của một cá nhân mà là vấn đề của cả xã hội, trong đó có trách nhiệm của các bậc phụ huynh.

Thực tế có nhiều lý do khiến trẻ vị thành niên tham gia “hẹn hò có thù lao” như: rảnh rỗi không biết làm gì; buồn chán vì thất tình; cần tiền trang trải nợ nần cho gia đình; phản ứng trước kiểu nuôi dạy con độc đoán của cha mẹ; bị ảnh hưởng bởi lối sống chú trọng vật chất của cha mẹ…

Để ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, nhiều ý kiến cho rằng cần đẩy mạnh các chương trình giáo dục trong nhà trường. Từ năm 2011, Cơ quan Giáo dục Hồng Kông đã đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh từ lớp 1 – lớp 6 về mối nguy hiểm của “hò hẹn có thù lao”, cũng như tác hại của Internet. Giáo trình giáo dục công dân cho học sinh trung học giải thích rõ về tình yêu, tình dục và hôn nhân, giới hạn của các cử chỉ thân thiết…

Bên cạnh đó, cần trừng phạt nặng những người dùng tiền, vật chất để dụ dỗ trẻ vị thành niên quan hệ tình dục. Cuối cùng, đối với những trẻ tham gia “hẹn hò có thù lao” kèm tình dục, cần để các em nhận thức rõ sự trao đổi này chính là hành vi mua bán dâm.

Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.