Hình phạt cho lái xe sử dụng rượu bia ở một số nước trên thế giới

Hình phạt cho lái xe sử dụng rượu bia ở một số nước trên thế giới ảnh 1
Nếu như mức phạt từ vài triệu tới hơn chục triệu đồng sau khi uống rượu lái xe tại Việt Nam chưa đủ sức “răn đe” thì tại một số nước trên thế giới, tiền phạt dành cho người lái xe sau khi sử dụng rượu bia có thể lên đến hàng nghìn USD ngay từ lần vi phạm đầu tiên. Người lái xe trong tình trạng say rượu thậm chí có thể vào tù.

______________

Trung Quốc

Nếu tài xế bị phát hiện trong máu có nồng độ cồn từ 80mg/100ml máu trở lên thì sẽ bị khép vào hành vi lái xe trong trạng thái say rượu, bị tạm giữ 15 ngày, tước bằng lái xe và trong 5 năm không được cấp bằng trở lại. Tài xế say xỉn gây ra tai nạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và suốt đời không được cấp bằng lái xe. Thậm chí, nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể bị tử hình.

Mỹ

Mặc dù mỗi bang có một quy định khác nhau nhưng nhìn chung các mức phạt này khá nghiêm khắc và tất cả đều đánh vào kinh tế của người vi phạm. Cụ thể, nếu mức độ cồn trong máu của tài xế chỉ cần từ 50-80mg/100ml máu sẽ bị tước bằng lái xe đến 6 tháng, bị phạt ngồi tù từ 1-60 ngày; phạt tiền từ 300-1.000 USD cho lần đầu tiên vi phạm, lần tiếp theo là 15.000 USD trở lên… Nếu ở mức nặng hơn, tài xế sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 1 năm, 10 năm, thậm chí bị tước bằng lái vĩnh viễn. Đáng chú ý, sau thời hạn giam còn phải tham gia chương trình giáo dục, cải tạo dành cho người vi phạm lái xe trong tình trạng có nồng độ cồn.

Nhật Bản

Đây là quốc gia có khung hình phạt nghiêm khắc bậc nhất thế giới với các tội liên quan đến uống rượu bia và lái xe.

Hình phạt cho lái xe sử dụng rượu bia ở một số nước trên thế giới ảnh 2

Với nồng độ cồn từ 0,15mg/lít khí thở (tương đương với 1 ly bia), người điều khiển xe bị quy vào lỗi “lái xe trong điều kiện không tỉnh táo” bị phạt tù lên tới 3 năm và 500.000 Yên (khoảng 4.500 USD hay 104 triệu đồng). Ở nồng độ cồn cao hơn, người điều khiển xe bị quy vào lỗi “lái xe trong tình trạng say rượu” có thể bị phạt tới 5 năm tù và 1 triệu Yên (khoảng 200 triệu đồng). Đáng chú ý, người đi cùng xe, người cung cấp rượu bia cho tài xế có thể bị phạt tới 300.000 Yên (tương đương 62,8 triệu đồng).

Những tài xế không tuân thủ yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, họ có thể bị quy vào tội chống người thi hành công vụ với mức phạt tương đương hoặc hơn tội lái xe trong tình trạng say rượu.

Nhật Bản quy định những hình phạt cho tội lái xe say rượu gây tai nạn là 20 năm đối với tai nạn chết người và 15 năm đối với tai nạn không chết người. Thậm chí, vì số lượng người đi xe đạp rất lớn, nên ở Nhật, người đi xe đạp cũng chịu những chế tài về rượu bia như người lái ôtô để đảm bảo an toàn cho người đi bộ.

Anh

Lái xe trong tình trạng say xỉn có thể khiến tài xế chịu tổng hợp các hình phạt tù giam, phạt tiền và truất quyền tham gia giao thông trong một thời gian nhất định. Phạm tội lần 2, lần 3... thì mức hình phạt sẽ được tăng lên. Thậm chí, tài xế còn chưa kịp điều khiển phương tiện đã bị phạt nếu phát hiện ra có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.

Một người sẽ bị phạt ngay nếu sau khi uống rượu bia mà có ý định điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tức là chỉ cần ngồi trong ôtô mà hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép cũng sẽ bị phạt.

Hình phạt cho lái xe sử dụng rượu bia ở một số nước trên thế giới ảnh 3

Nước này phạt từ 3 đến 6 tháng tù, phạt tiền từ 2.500 bảng (khoảng 3.100 USD hay 74 triệu đồng) và tước bằng lái một năm (hoặc 3 năm nếu tái phạm) cho hành vi lái xe hoặc có ý định lái xe sau khi uống rượu bia.

Ở trường hợp gây tử vong cho người khác do lái xe bất cẩn dưới ảnh hưởng của bia, rượu, chất kích thích thì người vi phạm có thể phải 14 năm tù giam, cấm lái xe 2 năm và buộc phải vượt qua một kỳ thi lái xe kéo dài để có thể lái xe hợp pháp trở lại.

Ngoài ra, ở Anh, nếu bị kết tội liên quan đến các hành vi lái xe uống rượu, tài xế cũng gặp rắc rối lớn, rất khó được nhập cảnh vào các nước khác ở châu Âu hay đến Mỹ.

Singapore

Nổi tiếng là quốc gia có những luật lệ hà khắc từ hút thuốc lá tới uống rượu bia, không khó hiểu khi Singapore cũng có mức phạt cực kỳ nặng với những tài xế uống rượu khi lái xe.

Nếu bị phát hiện có nồng độ cồn trên 0,35mg/lít khí thở, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền lên đến 5.000 SGD (tương đương 3.600 USD hay 85 triệu đồng) và đối diện với 6 tháng tù giam.

Hình phạt cho lái xe sử dụng rượu bia ở một số nước trên thế giới ảnh 4

Đối với các hành vi tái phạm, hình phạt cũng sẽ tăng thêm: tài xế phạm lỗi lần thứ 2 bị phạt tù từ 6 đến 12 tháng và phạt tiền từ 3.000-10.000 SGD (tương đương khoảng 50-130 triệu đồng); tài xế phạm lỗi lần thứ 3 sẽ bị phạt 30.000 SGD (tương đương hơn 500 triệu đồng) và 3 năm tù, tước bằng lái vĩnh viễn; nếu tiếp tục tái phạm, mức phạt sẽ tăng tới 1 triệu SGD (tương đương hơn 16 tỷ đồng), 1 năm tù giam, bị cấm lái xe và bị đánh bằng roi.

Theo quy định hình phạt roi chỉ áp dụng đối với người phạm tội là nam giới, ở độ tuổi dưới 50. Hình phạt roi của Singapore sẽ thực hiện bằng cách đánh vào mông trần của tội phạm. Họ dùng roi bằng dây nho trước khi ngâm nước nhưng quan trọng nhất là sẽ không để cho người phạm tội bị tổn thương vùng thận bằng cách đệm những tấm đệm ở giữa lưng và thắt lưng để ngăn ngừa chấn thương. Hình phạt cao nhất lên tới 24 roi.

Ở Singapore, việc xử phạt sẽ dựa vào từng vụ việc. Các mức phạt sẽ được quy định dựa trên 2 yếu tố, đó là sự nguy hiểm của hành vi và nồng độ cồn của lái xe. Những lỗi nặng nhất sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đối diện với các hình phạt tù và lao động công ích.

Hàn Quốc

Là quốc gia tiêu thụ không ít đồ uống có cồn nên Hàn Quốc cũng đưa ra mức phạt cực kỳ nặng với tài xế uống rượu lái xe.

Cụ thể, chỉ cần uống 3 ly rượu này và ngồi lên xe, người lái xe lập tức đối diện với 3 năm tù giam. Còn với nồng độ cồn vượt mức 0,05mg/lít khí thở, tài xế sẽ bị quy vào tội hình sự và có thể phải đối diện mức án 3 năm tù kèm theo 10 triệu Won tiền phạt (tương đương khoảng 8.800 USD, xấp xỉ 206,5 triệu đồng). Đồng thời, tùy từng mức độ nghiêm trọng mà người lái xe có thể bị thu hồi bằng lái.

Hình phạt cho lái xe sử dụng rượu bia ở một số nước trên thế giới ảnh 5

Bên cạnh đó, các lỗi chống lại yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn cũng bị coi là tội hình sự. Nếu không có lý do chính đáng, người lái xe không tuân thủ yêu cầu của cảnh sát sẽ bị bắt ngay lập tức hoặc bị truy nã nếu bỏ trốn.

Na Uy

Giới hạn mức cồn trong máu cho phép là 0,02%. Người vi phạm lái xe dưới tác động của rượu lần đầu bị phạt nặng, bao gồm đình chỉ lái xe trong 1 năm cùng bản án lao động công ích trong 3 tuần. Người phạm tội nhiều lần có thể ngồi tù và bị cấm lái xe suốt đời.

Đức

Dù công dân Đức được coi là những người chấp hành Luật Giao thông tốt nhất châu Âu nhưng là một nước tiêu thụ rượu hàng đầu thế giới với 1,6 triệu người nghiện rượu, pháp luật Đức cũng xử lý rất nghiêm hành vi lái xe sau khi uống rượu.

Ở Đức, nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 0,05mg, người cầm lái sẽ bị phạt 500 Euro, tạm giữ 4 phút và cấm lái xe trong 1-3 tháng tiếp theo. Mức độ nghiêm khắc của hình phạt sẽ tăng dần lên cùng với số lần vi phạm và trong trường hợp nghiêm trọng nhất, người lái xe sẽ bị cấm lái suốt đời.

Điều đáng lưu ý là nếu bị cấm lái xe ở Đức, người vi phạm cũng sẽ không được lái xe ở bất cứ nước nào ở châu Âu.

Trên thực tế, đại bộ phận người Đức đều chấp hành tốt các quy định liên quan đến việc cấm lái xe sau khi uống rượu và ở đây hành vi này bị coi là cực kỳ không tôn trọng tính mạng con người.

Hình phạt cho lái xe sử dụng rượu bia ở một số nước trên thế giới ảnh 6

Colombia

Đây là quốc gia có hình phạt nặng nề nhất đối với những người lái xe trong tình trạng say rượu, bia. Pháp luật nước này sử dụng chính sách “không khoan dung” với loại vi phạm này. Cụ thể, nếu lái xe điều khiển phương tiện ô tô trong tình trạng có nồng đồ cồn từ 20 đến 39mg/100ml máu thì họ sẽ bị treo giấy phép lái xe trong 1 năm, buộc phải nộp phạt 914 USD (khoảng hơn 20 triệu đồng) và 20 giờ lao động công ích phục vụ cộng đồng.

Ở mức hình phạt cao, nếu lái xe có nồng độ cồn vượt quá 150mg/100ml máu thì sẽ bị tịch thu bằng lái trong 10 năm, buộc phải trả số tiền phạt tương đương 165 triệu đồng và lao động công ích 50 giờ đồng hồ. Nếu một người lái xe trong tình trạng say xỉn gây tai nạn, thương tích và tử vong cho người khác thì họ sẽ phải đối mặt với án tù từ 2 năm rưỡi đến 18 năm.

Ba Lan

Giới hạn nồng độ cồn cho phép tài xế lái xe ở Ba Lan là 20mg/100ml máu. Nếu bị phát hiện lái xe ở mức nồng độ cồn giữa 20 -50mg/100ml thì tài xế sẽ bị phạt và tịch thu bằng lái. Nếu trên mức 50mg/100ml, người lái sẽ bị coi là tội phạm, lưu trữ trong hồ sơ tội phạm quốc gia, tịch thu bằng lái và có thể bị giam. Cảnh sát cũng có thể tịch thu phương tiện của người vi phạm. Thủ tục tòa án được đơn giản hóa cho phép cơ quan tư pháp có thể đưa ra mức phạt trong vòng 24 giờ. Việc thắt chặt các giải pháp, kết hợp với thủ tục tòa án đơn giản đang là giải pháp cơ bản để xử lý vấn đề uống rượu bia quá mức khi lái xe tại quốc gia này.

Hình phạt cho lái xe sử dụng rượu bia ở một số nước trên thế giới ảnh 7
TIN LIÊN QUAN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: