Nhật Bản dành vị trí đặc biệt cho môn 'Đạo đức'

Nhật Bản dành vị trí đặc biệt cho môn 'Đạo đức'

Mỗi quốc gia có phương pháp riêng trong việc dạy và học, nền tảng giáo dục cũng đang dần trở thành một nét văn hóa độc đáo của từng quốc gia. Nền giáo dục ở Nhật Bản đang là “kho tàng” mà nhiều quốc gia khác muốn khám phá.
* * *

Cornelius Phanthanh - một người Đức gốc Việt từng làm giáo viên tiếng Anh tại Nhật Bản đã có những chia sẻ thú vị về hệ thống giáo dục của đất nước “Mặt trời mọc”: “Tôi đã dành 4 năm làm việc trong Hội đồng Giáo dục thành phố Nishinoomote. Quãng thời gian đó cho phép tôi có cơ hội khám phá và là một phần của hệ thống giáo dục rất khác so với việc đi học ở Mỹ. Tôi đã được mở rộng tầm mắt về sự khác biệt một cách đáng ngưỡng mộ của đất nước Nhật Bản trong việc thúc đẩy sự phát triển của trẻ em và dạy dỗ chúng nên người. Tôi làm việc chủ yếu với học sinh tiểu học và trung học cơ sở, vì vậy mọi chia sẻ của tôi là những cảm nhận riêng về thời kỳ trẻ em Nhật Bản ít phải đối mặt với hệ thống kiểm tra, thi cử gắt gao như khi bước vào cấp trung học, đại học”.

HỆ THỐNG GIÁO DỤC TẠI NHẬT BẢN ĐƯỢC CHIA THÀNH 5 CẤP HỌC

Yōchien (Trường mẫu giáo) từ 3 đến 6 tuổi.

Shōgakkō (Trường tiểu học) từ 6 đến 12 tuổi.

Chūgakkō (Trung học) từ 12 đến 15 tuổi.

Kōkō (Trung học) từ 15 đến 18 tuổi.

Daigaku (Đại học) hoặc Senmongakkō (Trường dạy nghề) nói chung với thời gian từ 2- 4 năm.

Sự khác biệt rõ nét mà tôi thấy thú vị giữa các trường tiểu học tại Nhật Bản và Mỹ là các trường tại Nhật nhấn mạnh đặc biệt vào việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Các môn học tiêu chuẩn như Toán học, Khoa học, Âm nhạc và Giáo dục thể chất tất nhiên vẫn được coi trọng, nhưng Đạo đức là một môn học quan trọng, riêng biệt hoàn chỉnh với sách giáo khoa và thời gian dạy trong nhà trường được ưu tiên. Môn học này thường không dạy trẻ em nên hoặc không nên làm những gì, mà là những giờ học tạo điều kiện cho trẻ thảo luận về những tình huống khó xử liên quan đến đạo đức. Học sinh sẽ phản ứng thế nào với một tình huống nhất định, những vấn đề xảy ra trong cuộc sống... Không bao giờ có câu trả lời sai hoặc đúng, chỉ có chuyện thảo luận, dành thời gian cho trẻ nói ra những cách mà chúng quyết định xử lý tình huống khi đặt trong những câu chuyện cụ thể.

Nhật Bản dành vị trí đặc biệt cho môn 'Đạo đức' ảnh 1

Đến trường là điều bắt buộc với trẻ em Nhật Bản cho đến 15 tuổi; thường có 99% học sinh tốt nghiệp Chūgakkō đăng ký vào trường trung học để tiếp tục học lên cao. Những người đăng ký vào các trường công lập không phải trả phí đăng ký hoặc học phí. Các gia đình chỉ phải trả chi phí bữa ăn và các chuyến đi ngoại khóa của trường.

“ĐỊA NGỤC THI CỬ”

Các kì kiểm tra, sát hạch đầu năm, đặc biệt là các kỳ thi tuyển sinh, Nhật Bản luôn có sự nghiêm túc tuyệt đối. Học sinh muốn chuyển cấp lên trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc đại học phải vượt qua các kỳ thi vô cùng khắc nghiệt. Trên thực tế, Nhật Bản được gọi là  “địa ngục thi cử”. Học sinh phải trải qua thời gian ôn luyện cực khổ với vô số đêm không ngủ cùng những đợt thi thử khắc nghiệt không kém.

Nhật Bản dành vị trí đặc biệt cho môn 'Đạo đức' ảnh 2

Theo lời kể của Cornelius Phanthanh, “hồi tôi còn làm việc, khi những học sinh của tôi chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh trung học, chúng hoàn toàn “biến mất” trong thời gian này để ôn tập với mức độ tập trung cao độ. Nhiều học sinh đã bắt đầu chuẩn bị cho các kỳ thi này từ năm hai trường cơ sở. Điều đó có nghĩa rằng chúng dành 2 năm chỉ ôn tập để đỗ được vào ngôi trường trung học mong muốn. Vào đại học cũng khó khăn không kém. Yêu cầu tuyển chọn thường rất khó khăn, chỉ khoảng 56% thí sinh vượt qua trong lần thi đầu tiên. Những người thi trượt trở thành thí sinh tự do và phải tự học 1 năm ròng để chuẩn bị cho kỳ thi lại vào năm tới”.

Tuy nhiên đến bây giờ, mọi thứ đã thay đổi. Các công ty nước ngoài nhảy vào Nhật Bản và mang theo văn hóa làm việc riêng, tiêu chuẩn lựa chọn nhân tài chỉ dựa vào kết quả thi nên cuộc đua bằng cấp đã đỡ nặng nề hơn. Dù thế, bằng cấp vẫn là điều quan trọng với người Nhật. Đối với các công ty phương Tây, họ thường nhìn vào những kỹ năng, kinh nghiệm của mỗi người. Khi các doanh nghiệp này gia nhập xã hội Nhật Bản, hệ thống giáo dục của đất nước này cũng phát triển hơn.

LỊCH HỌC DÀY ĐẶC

Thời gian sinh hoạt ở trường của học sinh Nhật Bản luôn dày đặc với các lớp học từ thứ Hai đến thứ Sáu và thêm nửa ngày mỗi hai ngày thứ Bảy trong tháng. Nhiều học sinh còn tham gia các lớp sau giờ học để luyện thi hay bổ sung kiến thức cho các môn mình học yếu. Những người không học thêm thì tham gia các câu lạc bộ sau giờ học như bóng chày, bóng chuyền, kendo hoặc bất kỳ môn thể thao nào khác. Có thể nói, lịch học của học sinh Nhật Bản kín mít.

Các trường học tại Nhật Bản không có bảo vệ. Học sinh tự chia thành các nhóm để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường học. Một số sẽ dọn vệ sinh sàn nhà, một số lau bảng và một số khác sẽ làm việc trong vườn trường. Đó là một hoạt động xây dựng đội nhóm tuyệt vời, khiến bọn trẻ phải tự chịu trách nhiệm trong trường học của mình và tất cả cùng làm việc để xây dựng môi trường chung, gây dựng không gian chung. “Tôi cho rằng đây là một hoạt động đặc biệt bổ ích, giúp học sinh trở nên có trách nhiệm và giao tiếp, giúp đỡ nhau nhiều hơn sau giờ học”.

Nhật Bản dành vị trí đặc biệt cho môn 'Đạo đức' ảnh 3

Sau tất cả giờ học và làm việc thêm trong trường là những lễ hội của bọn trẻ. Ở Nhật, học sinh luôn là đội ngũ chuẩn bị các lễ hội thể thao, lễ hội văn hóa, triển lãm, vở kịch và các bài hát kỷ niệm. Tất cả thời gian thực hành này thường được chuẩn bị chu đáo vào giờ giải lao hay sau giờ tan học.

ÁP LỰC

“Không có gì ngạc nhiên khi hệ thống giáo dục Nhật Bản được công nhận là một trong những hệ thống tốt nhất trên toàn thế giới. Lũ trẻ được dạy đạo đức, được tạo cơ hội tự lập, lao động bằng chính sức của mình… Điều đặc biệt nhất ở Nhật là ngoài những kiến thức trên sách vở, trường học luôn tìm cách dạy đạo đức cho lớp trẻ trở thành những con người tốt bụng, biết giúp đỡ người khác, biết yêu thương lẫn nhau. Khi làm việc tại Nhật, tôi đã từng mong muốn nhiều bài học bổ ích ở đây có thể được thực hiện trong hệ thống trường học của Mỹ” - Cornelius Phanthanh cho biết.

Nhật Bản dành vị trí đặc biệt cho môn 'Đạo đức' ảnh 4

Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều hoàn hảo, mặc dù Nhật Bản tự hào khi có một hệ thống giáo dục vững chắc thì mặt hạn chế cảu nó là vẫn chỉ xoay quanh quỹ đạo của học và kiểm tra. Học sinh bị bó buộc vào những áp lực vô hình. Điều này được gọi là gakureki shakai. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các học sinh để vào các trường trung học và đại học nặng nề đến mức đôi khi trẻ em dành phần lớn thời gian chỉ để học, đóng cửa trong bốn bức tường để luyện thi. Thi thoảng có một vài học sinh bỏ cuộc, một số trở thành những kẻ bắt nạt vì không vào được trường tốt, một số thậm chí thu mình khỏi xã hội... Đó là những hệ quả tất  yếu của guồng máy cạnh tranh gắt gao trong giáo dục. Tuy nhiên ngày nay, nền giáo dục Nhật Bản đang dần định hình lại với hệ thống trường học ít gây áp lực hơn cho học sinh. Hệ thống giáo dục của Nhật đã tạo ra những giá trị giáo dục mạnh mẽ, tạo ra một xã hội tốt đẹp với những học sinh biết tự lập và giỏi xử lý tình huống.

TIN LIÊN QUAN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.